Tiếng Việt
NovelToon NovelToon

Ai Đó Gọi Là Thanh Xuân

CHƯƠNG 1 : TAI NẠN BẤT NGỜ

Thổ Thành.

Đã bốn giờ ba mươi phút sáng, Mộc Anh mơ màng, mò mẫm tắt báo thức trên điện thoại, mệt mỏi xuống giường,

vệ sinh cá nhân xong, xuống nhà dắt xe đi chợ, về nấu bữa sáng cho cả nhà. Lạch cạch lạch cạch tiếng chén bát va vào nhau trong bếp:

“Bố, mẹ. Đồ ăn sáng xong rồi, con đi học đây.”

Tiếng người phụ nữ đáp lại:

“Không ăn sáng rồi đi hả, để bụng trống đi học là...”

Còn chưa dứt lời thì Mộc Anh nói chen vào:

“Không kịp.”

Miệng nói nhưng chân đã đạp xe đi rồi. Giọng người đàn ông không vui nói :

“Bà kệ nó đi, mau kêu Uyển Uyển xuống ăn sáng kẻo trễ, nay ngày tựu trường tôi đưa con bé tới trường luôn.”

Người phụ nữ gọi với lên tầng:

“Uyển Uyển à, mau xuống ăn sáng rồi đi học con. Mau nào! Mẹ yêu.”

Mộc Uyển từ trên cầu thang nhìn mẹ bất lực:

“Nữa rồi.”

Người đàn ông bực bội nói:

“Bà có để cho con nó ăn sáng không?”

Ông nhìn lên con gái bảo:

“Nào, mau xuống ăn đi con.”

Cô gái quay ngang dọc hỏi:

“Chị đâu rồi mẹ, chị không ăn sáng à?”

Người phụ nữ khinh khỉnh trả lời:

“Người ta lúc nào cũng gấp gáp, nó đi trước rồi, kệ nó, con ăn đi kẻo muộn.”

Ngày ngày khi mọi người trong nhà còn đang say giấc, Mộc Anh đã phải dậy từ bốn giờ ba mươi phút sáng,

để đi chợ, nấu bữa sáng cho cả nhà, đúng sáu giờ mỗi ngày cô phải ra khỏi nhà để tới trường, vì rất nhiều lí do,

nào kẹt xe, nào lủng bánh xe, rất rất nhiều lí do, nhưng lí do chính đó là, cô không hề muốn ăn sáng chung với gia đình, hai chữ “gia đình” với cô rất xa xỉ. Thật chua chát!

Sau khi ra khỏi nhà, Mộc Anh đạp xe được một quãng thì bánh xe bị lủng, cô phải dắt bộ một đoạn mới có tiệm sửa xe, đi thẳng tới tiệm sửa xe quen thuộc:

“Chú ơi vá dùm con cái bánh xe, chú mau dùm con với, con muộn giờ mất.”

Cô dường như là khách quen ở đây, vừa thấy cô, chú sửa xe đang ăn tô bún cũng bỏ ngang ra vá xe cho cô, chú nói:

“Nay lại lủng nửa hả con, nói bố mua cho cái xe đạp hẳn hoi mà đi học, tiền vá xe của con chắc cũng mua được cái xe đạp mới rồi đó.”

Cô cười ngại ngùng nhẹ nhàng nói:

“Con thấy xe này vẫn còn chạy tốt chán chú ạ.”

Miệng thì nói thế, nhưng trong lòng cô đầy chua xót. Tiếng chú sửa xe cắt ngang dòng suy nghĩ của cô:

“Nay ruột xe của con hư lắm rồi nha, chú vá con đi tạm, chứ đúng là phải thay ruột đó.”

Cô lễ phép thưa:

“Dạ, vậy chú vá kỹ kỹ dùm con với nha chú.”

Khoảng mười phút sau:

“Của con hết mười ngàn, con chạy từ từ may ra nó chưa kịp bục lại đâu.”

Cô lễ phép đưa tiền cho chú:

“Dạ con gửi chú tiền, con cám ơn chú!”

Sau khi cô đi, chú sửa xe quay qua nói với mấy người ngồi đó:

“Con bé này mười bữa hết chín bữa vá bánh xe rồi, nhìn mặt mày sáng sủa, sạch sẽ, chắc nhà cũng khá mà sao không mua nổi cái xe đi học cho đàng hoàng."

Ra khỏi tiệm sửa xe, cô lại đạp xe tới trường với sự hồi hộp, gần như đã trễ học rồi, Mộc Anh muốn đạp thật nhanh, nhưng lại sợ bánh xe bể,

cô mang theo sự tủi thân, cay cay nơi khóe mắt, chua xót cho sự hiểu chuyện của mình, chua xót cho số phận của mình, tại sao cô lại không muốn một chiếc xe đạp mới chứ,

cô muốn chứ, thích chứ nhưng như thế thì làm sao, ai hiểu cho cô? Ai cần quan tâm tới cảm xúc của cô chứ.

Chỉ còn hai khúc cua nữa là tới trường rồi: “Cố lên.” Cô tự nhủ.

Lưng áo đã ướt đẫm, hai mắt nhòe nhòe không biết là nước mắt hay mồ hôi, mắt kiếng cũng vì do cô thở dốc làm bốc hơi lên mà bị mờ,

và...rầm một tiếng, cô và xe đều té. Cô lững thững bò dậy vừa dựng xe lên, nước mắt ngân ngấn trực chờ trào ra,

điều đầu tiên cô nghĩ tới là, thôi song, xác định cổng trường chắc đóng rồi, toi rồi.

Nghĩ rồi cô nhìn về phía người đụng trúng mình, chính thức vỡ òa gào lên với đối phương, nước mắt ko ngừng tuôn ra, miệng mếu máo nói:

“Cái chú này, chú làm sao vậy, tôi đã trễ giờ học rồi, chú còn đâm xe vào tôi, bây giờ tôi phải làm sao đây? Tôi phải làm sao đây? Cái chú này!”

Mộc Anh khóc với sự tủi thân, mang theo bao lo lắng, thấp thỏm pha lẫn oan ức. Quay sang thấy xe cũng cong niềng, bánh xe thì móp méo.

Cặp thì lại rớt xuống vũng nước gần đó, áo dài cũng bẩn cả rồi, cô vỡ òa hơn, vừa khóc vừa cúi xuống gom cặp, phủi áo dài cho đỡ bẩn.

Cô hoàn toàn không quan tâm là mình đang ở đâu, không quan tâm bao nhiêu con mắt đang nhìn mình, cô chỉ biết cô quá mệt mỏi, đã quá sức chịu đựng rồi, cô ko quan tâm đến hình tượng hay bất cứ gì nữa cả.

Cô như một quả bom nổ chậm, và sự va xe như mồi lửa châm cho quả bom tủi thân bao ngày kìm nén của cô nổ tung ra.

Cô khóc nghẹn ngào, đưa tay vén tóc lau nước mắt nhễ nhại. Chậm rãi đứng dậy, nhìn về phía người đâm xe.

Về phía người đâm xe, hôm nay là ngày anh chàng đi nhận xe, trên đường về đã cố gắng chạy chậm nhưng dù chậm thế nào đi nữa thì vẫn không né được ai kia,

vừa ôm cua quẹo thì…rầm do thắng gấp nên cả anh và xe đều đo đường, anh thầm kêu trời trong lòng, quay qua thì thấy cô nhóc khóc la um sùm,

anh càng bực mình nhưng dù gì cũng là đàn ông, không nổi nóng mà chờ cô vơi vơi nước mắt rồi mới nói chuyện.

Nhưng không ngờ, anh biết điều như thế, cô nàng vừa mở miệng ra đã ông chú thế này, ông chú thế nọ.

Quan sát cô gái nhỏ trước mặt một lúc, cô cao tầm một mét sáu, hình ảnh áo dài thướt tha, tóc thắt bím gọn về một bên, vài cọng tóc mai lưa thưa rơi trước trán,

dù vừa bị té nhưng vẫn không kém xinh chút nào, chiếc cổ cao, đôi vai thon gầy, mặc áo dài trắng vừa vặn với cơ thể,

đã bao lâu anh chưa được nhìn thấy hình ảnh áo dài thướt tha như này nhỉ, rất đẹp, thật sự hình ảnh ngay trước mắt khiến anh mê mẩn. Nhưng rõ là cái miệng này rất lợi hại.

Một giọng lơ lớ vang lên:

“Con nhỏ này, khóc đủ chưa, em có biết lí lẽ không, ai đâm xe ai còn chưa làm rõ, mà em khóc cái gì, tôi đi đúng luật,

cua quẹo không sai hướng, không sai đường, là do em cắm đầu cắm cổ chạy, rồi va vào tôi,

giờ tính ăn vạ sao, học sinh bây giờ toàn như vậy thôi hả, trường học dạy em va vào người rồi ăn vạ à.”

Mộc Anh bất ngờ với giọng nói của anh, rõ là tiếng Việt, nhưng lại lơ lớ, hay hay. Nhưng ko trôi chảy lắm, cô lầm bầm nói:

“Nói không trôi, bày đặt mắng người.”

Nhưng anh ta nói đúng cả, tự cô biết mình trễ giờ, tự cô biết mình chạy xe không xem đường,

bắt đầu than trời trong lòng, nhưng cứ tỏ ra mạnh mẽ trước đi, kiếm cớ chuồn trước đã, quay sang cô nói:

“Chú sao mà nói nhiều thế, lại còn bảo tôi ăn vạ, ừ, ăn vạ đấy, chú kêu công an bắt tôi đi.

Trường tôi ngay kia, hai ngã rẽ nữa là đến, tôi đi đường này thường xuyên, chả lẽ còn đi sai đường, chú va vào tôi, xe tôi móp méo hết rồi,

còn may tôi sắp đến trường rồi, không bắt đền chú đó, trễ học rồi, không tính với chú nữa đâu.

Xem như xui xẻo đi, trường tôi ngay kia thôi, chú đừng có mà thấy học sinh muốn nói gì thì nói, tôi kêu thầy cô đó.”

Miệng nói, tay thì dắt xe chuồn êm. Tới khi người bị va xe nhận ra, thì không thấy bóng dáng cô đâu nữa.

Anh ta cười trừ, lắc đầu ngán ngẩm, cũng không thèm đuổi theo, cứ vậy để cô đi. Anh nghĩ thầm:

“Lại còn thách thức báo công an sao, học sinh bây giờ sao lại ngạo mạn như thế chứ!”

Nhưng trước khi cô đi, anh vừa kịp nhìn lên phù hiệu trên áo, cười đắc ý, lẩm nhẩm:

“Lâm Mộc Anh, lớp mười một A hai trường Thổ Bình. Sắp tới bận rộn đây!”

Anh dắt xe vào lề đường, lấy điện thoại ra bấm một dãy số, chỉ một chút thôi đầu dây bên kia đã có người bắt máy, không biết họ nói gì đó, trước khi cúp máy anh đáp:

“Dù gì cũng chỉ vài tháng, xem như mình giúp cậu đấy, về nước khao mình một chầu là được, thôi nhé.”

CHƯƠNG 2: CUỘC GỌI QUEN THUỘC

Có lẽ do gào khóc một trận tâm trạng Mộc Anh cũng vơi đi một chút, cứ thế một người một xe dắt bộ về phía trường học.

Chợt nhận ra sắp đối mặt với phòng giám thị, lòng cô lại nặng trĩu.

Dắt xe vào bãi, gửi xe xong, cô bạn nhấc từng bước chân nặng nề đi về hướng phòng giám thị trình diện. Dường như đã quen với gương mặt của Mộc Anh, cô giám thị khinh khỉnh nói:

“Bấm số điện thoại phụ huynh đi.”

Cứ giờ này, nếu có điện thoại gọi tới, là mẹ của cô, bà Bạch Tú Kỳ sẽ biết rằng là ai gọi, không gọi đi trễ thì gọi mắng vốn đủ điều.

Bấm dãy số quen thuộc, chuông đổ ba lần bên kia đã có một giọng nói lanh lảnh vang lên:

“Alo!”

Mộc Anh từ từ mở miệng nói:

“Alo! mẹ, con đi trễ, cô giám thị muốn nói chuyện với mẹ.”

Bà Kỳ mỉa mai đáp:

“Sáng lại còn gấp gáp lắm cơ mà, không kịp ăn sáng nữa đấy, bây giờ lại đi trễ à, hay nhỉ.”

Mộc Anh lí nhí đáp:

“Con bị tai nạn, xe hư nên phải dẫn bộ một đoạn, nên bị trễ.”

Bà Kỳ lại dửng dưng nói:

“Cô nói thế thì tôi biết thế, chứ tôi không đi cùng cô, đi đâu hay làm gì, sao tôi biết được,

lúc nào cũng biết kiếm cớ, tôi còn bận lắm việc, không có rảnh đâu mà suốt ngày tiếp điện thoại nghe người ta chửi,

chỉ có học thôi mà cũng không xong, thì làm gì sống.”

Không nghe nói gì nữa, chỉ có tiếng thở dài. Mộc Anh đưa điện thoại cho giám thị, rồi lùi ra sau lủi thủi đứng trong một góc,

dường như cũng đã quen với cái góc đó rồi, khuôn mặt cũng không có cảm xúc gì, chỉ là cứ đứng im đó.

Cô giám thị bắt đầu nói một tràng như kịch bản viết sẵn dành cho các học sinh đi học trễ:

“Alo, chị là phụ huynh Mộc Anh lớp mười một A hai phải không, tôi là giám thị khối mười một thuộc trường Thổ Bình,

nay ngày đầu đi học, mà đã đi học trễ rồi, lớp mười một rồi còn gì,

nếu học sinh không tự giác được thì phụ huynh phải nhắc nhở Mộc Anh chứ."

Đầu dây bên kia nói gì đó, có lẽ là chối đây đẩy trách nhiệm, cô giám thị lên giọng một chút:

"Phụ huynh nói như vậy đâu có được, đến trường thì thuộc trách nhiệm trong trường, còn con em mình đi học trễ,

mình phải có trách nhiệm nhắc nhở nó chứ, năm sau lên mười hai cũng trễ như vậy sao phụ huynh."

Cô giám thị lại nói tiếp, cứ như cô là cái đứa rất hay đi trễ vậy:

"Tôi còn lạ gì với Mộc Anh chứ, các thầy cô bộ môn khác ai cũng nói Mộc Anh lúc nào cũng đi học trễ, không sót một môn nào hết.

Phụ huynh xem lại, nhắc nhở con em mình nha, cứ trễ hoài vầy là bị hạ hạnh kiểm nha phụ huynh.

Ừ, ừ, cũng thông cảm lắm nên mới gọi điện thoại chứ không là mời phụ huynh lên đó,

nhưng đi trễ ba lần thì phụ huynh phải chịu khó lên dùm nhé. Rồi, vậy tôi giải quyết cho Mộc Anh lên lớp.

Phụ huynh nhớ nhắc nhở con em mình nha. Rồi, xin phép phụ huynh tôi cúp máy đây.”

Cúp máy, giám thị quay sang liếc Mộc Anh một cái thay cho câu nói “bó tay” quay về bàn viết viết gì đó, rồi kí rẹt rẹt, ngẩng đầu về phía Mộc Anh, nói:

“Lên lớp đi, giải quyết cho lần này thôi đó, lần sau mời phụ huynh lên cho tôi,

hiền với các anh các chị, thì các anh các chị làm tới đúng không. Hiền thì không để cho hiền mà, toàn ưa nặng.”

Cũng như một thói quen Mộc Anh tiến tới nhận tờ giấy nói:

“Cám ơn cô, thưa cô em lên lớp.”

Cầm tờ giấy ra khỏi phòng giám thị, Mộc Anh nhìn chua chát vào tờ giấy với dòng chữ và nét ký quen thuộc “GIẤY VÀO LỚP.”

Cô thầm nghĩ:

“Gì mà các bộ môn khác cũng thế chứ, mình canh đi trễ cao lắm chỉ hai lần, mà nói riếc thì thôi rồi, đi trễ đến quen mặt thì có mà bị đuổi rồi.”

Đặt mông xuống ghế ngồi rồi, lấy tập vở ra thầm thở phào:

“Thế là hết buổi sáng, cuối cùng cũng vào lớp rồi.”

Đôi khi, tự thâm tâm cô nhủ rằng:

“Chỉ đi trễ hai bữa thôi, ba bữa sẽ bị mời phụ huynh.”

Vì hoàn cảnh của cô khá đặc biệt, nên việc mời phụ huynh sẽ rất phiền phức, cô tự nói với lòng:

“Phải làm sao bơi qua được mấy năm cấp ba này, chỉ còn một năm nữa thôi, rồi cô sẽ…sẽ tự do sao? Hay sẽ được học đại học?”

Nghĩ tới đây, cô không biết sẽ thế nào nữa:

“Aiyo, sao mà phiền quá, không biết đến bao giờ mới vượt qua được đây.”

Nhưng lại tự an ủi mình rằng:

“Cái gì mà chả có kết thúc, khi kết thúc rồi, xem chừng mình còn nể mình đó, sao khi đó, mình lại có thể vượt qua được quãng thời gian học sinh kia chứ.”

Hôm nay, chỉ mới là ngày đầu tiên của năm học mới, người ta nói “đầu xuôi đuôi lọt” cô nghĩ sao mà thấy tương lai mình một màu xám xịt thế kia. Đang còn suy nghĩ lung tung, bạn bên cạnh quay sang nói:

“Áo dài cậu sao vậy, bẩn hết tà rồi đấy, mới ngày đầu đi học đã gặp chuyện rồi, chắc khi nãy cô giám thị lại làm quá phải không?”

Mộc Anh quay sang đáp:

“Mình quen rồi, hồi sáng đi bị tai nạn, quẹt xơ xơ thôi.”

Ngoài miệng cô nói như thế, nhưng cô nghĩ:

“Xơ xơ, hư hết cái xe đạp, có lẽ mai đi xe buýt, rồi từ từ kiếm cách sửa sau vậy.”

CHƯƠNG 3: BỊ THƯƠNG

Trống trường báo hiệu giờ giải lao, thì trống bụng cũng vang lên ục ục, chợt nhận ra mình chưa ăn sáng,

Mộc Anh lặng lẽ dẹp sách vở, ra cửa cô đi thẳng tới một góc hành lang quen thuộc đứng chờ ai đó,

cũng chỉ vài giây sau có một nam sinh đi tới khoác tay qua cổ Mộc Anh, vui vẻ nói:

“Cục cưng, đi thôi.”

Đó là Triệu Cảnh Dực, cậu bạn thân từ hồi cấp hai của Mộc Anh, nổi tiếng đẹp trai,

cao to vạm vỡ, con nhà giàu, học giỏi, chuẩn con nhà người ta. Lúc nào hai người cũng như hình với bóng, còn khiến cả trường hiểu nhầm rằng họ đang yêu nhau.

Nhưng đôi bạn không giải thích, cũng chẳng thèm chứng minh, họ chỉ cần biết nhau là đủ,

tình bạn giữa họ vẫn cứ duy trì như thế, bền vững như thế, nhưng trong mắt nhiều nữ sinh khác,

Lâm Mộc Anh như một con hồ ly tinh, chỉ biết quấn lấy Cảnh Dực của họ.

Mộc Anh liếc Cảnh Dực một cái rồi hất tay cậu ta ra, hai người một trước một sau đi thẳng về hướng căn tin,

tới nơi, cô đi thẳng vào bàn ngồi vào chỗ như chỗ đấy là dành cho cô, Cảnh Dực thì không vào chỗ mà cậu bạn đi tới quầy mua đồ ăn, rành rọt gọi:

“Hai tô mì thêm xúc xích với ốp la, một xấp bánh tráng cuốn, hai chai coca.”

Gọi món xong, cậu bạn lấy tiền đặt lên quầy, rồi chờ lấy phần ăn của mình.

Bên phía Mộc Anh, cô đang ngồi, vô tình cử động chân tay một xíu,

bỗng thấy đầu gối hơi rát, chầm chậm lật tà áo dài lên xem, thì thấy một vệt đỏ dính trên quần nơi đầu gối,

rồi lại từ từ kéo ống quần lên xem, vết thương bầm tím xung quanh, loang lỗ trầy xước máu ở giữa,

có lẽ do sáng giờ bận rộn quá ko để ý, giờ mới thấy đau, tà áo dài hơi nhếch nhác lấm tấm vết bẩn.

Cô nhếch miệng cười khổ, ngay gấu tay áo cũng hơi bẩn, đưa lên xem thì lòng bàn tay cũng có vết trầy xước, xoa xoa tay.

Những hành động nãy giờ của Mộc Anh, đã vô tình rơi vào tầm mắt của Cảnh Dực, khi bưng phần ăn đi tới bàn, cậu hỏi:

“Sáng sớm ra, đã đi cắn người, ai đắc tội với cậu, lại còn trễ học nữa, có gì thì cậu phải nói với mình,

mình cùng đi cắn với cậu chứ, con gái con đứa một mình như vậy, lỡ xảy ra chuyện gì thì làm thế nào.”

Cô bạn vừa xoa tay vừa nói:

“Tuổi chó à mà cắn người, mình xui xẻo thôi, sáng sớm đã gặp phải một tên lai căng đấy,

cậu nói xem kiếp trước mình có thù với lai căng các cậu hay sao, mà bây giờ toàn gặp phải thể loại lai căng không thôi.”

Vừa nói, cô vừa bưng tô mì về phía mình, ăn cách ngon lành,

vừa ăn cô vừa kể về tai nạn hồi sáng mình gặp phải, cứ cậu một câu tôi một câu, Cảnh Dực nói:

“Nói vậy, cái ông chú đấy cứ thế để cậu đi thôi à, sao mà dễ dàng quá vậy,

chưa biết chừng ngày đẹp trời nào đấy, lại tới trường bắt đền cậu cho mà xem haha.”

Mộc Anh bĩu môi nói:

“Cậu nghĩ nhiều rồi, nếu bắt đền mình sao còn để mình đi, hơn nữa, mình là con gái, cậu chưa biết mình lợi hại thế nào đâu,

mình cứ khóc bù lu bù loa, rồi ăn vạ ngay lúc đấy, rất nhiều người còn xem thấy mà,

xe đạp của mình không còn hình thù cái xe đạp nữa rồi, mình còn chưa bắt đền ông chú đó đấy.”

Cảnh Dực ngán ngẩm nói:

“Lâm đại tiểu thơ à, là cô sai đấy, còn vừa ăn cướp vừa la làng.”

Cô làm càn đáp:

“Mình sai đấy, thì làm sao, cũng đã để mình đi rồi, giờ còn bắt đền mình,

mình còn cái mạng đây, có thì tới mà lấy, rách việc. Mình ấy à, còn ko thèm chấp ông chú đó đâu.”

Sực nhớ ra gì đó, Cảnh Dực hỏi:

“Nhưng cậu có để lại địa chỉ hay thông tin liên lạc gì của cậu không?”

Cười bất lực một cái cô nói:

“Thằng bạn thân à, mình đẹp chứ mình đâu có ngu.”

Vừa nói song thì hai người cũng đã ăn song, hai bạn cầm chai nước lên,

đi về hướng cầu thang lên lớp, vừa đi vừa uống vừa rỉ rả nói chuyện:

“Trưa mình ăn cơm đậu hũ dồn thịt, cậu mua rồi đến lớp mình ăn nha, về lớp đây.”

“Con nhỏ này, chỉ biết sai vặt.”

Cô cười vẻ đương nhiên rồi quay người về lớp.

Trên đường về, ai cũng chú ý tới Mộc Anh, thì thầm với nhau:

“Con gái gì mà suốt ngày chỉ lo đánh nhau, đi học thì lôi thôi lết thết.”

Lại có người nói:

“Chả lẽ không thấy đồ bẩn mà còn có thể mặc đi học kia chứ.”

Nhưng cô cũng đã quen với điều đó, cô là vậy, miệng là miệng thiên hạ, họ có quyền muốn nói gì thì nói, sao cô có thể cấm được họ.

Cô chỉ thương hại họ, vì họ không biết gì về cô, mà cứ nói như họ ở trong nhà cô vậy.

Mỗi ngày đi học với cô mà nói là sự cố gắng, rất cố gắng. Vì trường học là chiến trường, mà về đến nhà lại là một chiến trường khác.

Nhưng dù là ở đâu cô cũng cố gắng, để bơi qua được cuộc đời nghiệt ngã này.

Nhưng may mắn vẫn ghé thăm cô chút chút, đó là cậu bạn Cảnh Dực, cô thừa biết vì cô mà Cảnh Dực vào trường này học,

với gia thế vững trãi, và một xuất thân lẫm liệt, cậu ta có thể vào một trường học tốt hơn.

Mộc Anh nhớ lại, ngày đó khi làm hồ sơ điền nguyện vọng để thi cấp ba, cậu bạn làm biếng nên đưa cô điền, cô nói:

“Tiểu Dực à, cậu ghi các nguyện vọng ra giấy đi, rồi đưa mình, mình điền hồ sơ cho cậu.”

Cảnh Dực không thèm suy nghĩ gì lười biếng nói:

“Hồ sơ của mình ấy à, chỉ khác của cậu cái tên và ngày tháng năm sinh thôi,

mọi thứ theo cậu hết, cậu học trường nào mình học trường đó,

chả nhẽ trường cậu vào được mà mình lại không vào được sao, cậu nói xem, mình nói có phải không?”

Nghĩ tới đây, cô liền bật cười, đúng thật, trường nào mà cậu ấy không thể vào chứ,

so về học lực cậu ấy là siêu nhân, so về gia thế thì thôi rồi,

đúng là đường nào cậu ấy cũng không sợ không có trường học.

Download MangaToon APP on App Store and Google Play

novel PDF download
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play