Tiếng Việt
NovelToon NovelToon

Đại Việt Đế Quốc

Nguyễn Hồng Thanh

Tại đường ray ga tàu vang lên những hồi còi dài báo hiệu xe lửa bắt đầu chuyển động, khi còi dừng những âm thanh chói tai thì những bánh xe bằng thép bắt đầu chuyển động trên hai thanh kim loại dưới mặt đất được đặt song song với nhau gọi là đường ray. Tại đầu máy xe lửa, các anh nhân viên lái tàu cho đầu xe lửa di chuyển kéo các toa xe hành khách phía sau tiến về phía trước, những loa thông báo được đặt trên khắp các toa xe được bật lên, âm thanh trong loa phát đi thông báo:

"Xe lửa đã chạy, xin quý khách hãy ngồi yên tại chỗ và chuẩn bị vé tàu trên tay, sẽ có nhân viên kiểm soát vé đi kiểm vé lại của quý khách. Mong quý khách có trải nghiệm vui vẻ trên chuyến xe lửa, xin cảm ơn".

Toa 1, một trong những toa xe lửa hạng sang, tôi ngồi bàn số 4 nhìn ga tàu qua cửa  sổ. Tôi đã để vé tàu trên bàn sẵn cùng một cuốn sổ tay, tôi là thường đi tàu nên những điều cơ bản này tôi đã biết. Số trên vé chuyến Hà Nội đi Huế mã vé 13, sau đó tôi thở một tiếng dài rồi ngồi bắt tréo hai chân với nhau, lưng thì dựa vào một cái đệm ghế. Vì đây là toa hạng sang nên chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất sẽ tốt hơn, tôi cho gọi nhân viên chuẩn cho mình một ấm trà nóng. 

Không lâu sau nhân viên chuẩn bị cho tôi ấm trà và tách trà, tôi ngồi thẳng lưng lại rồi rót trà ra tách và nhâm nhi tách trà được chuẩn bị. Dù tôi không nhìn ra cửa sổ nhưng những đường nét thoải mái trên khuôn mặt tôi được ánh nắng mặt trời xuyên qua cửa kính làm bừng sáng. Sau đó tôi đặt tách trà lên bàn rồi lấy một cuốn sách lịch sử trong túi sách lên tay rồi mở sổ tay ghi chép những thông tin cần thiết vào cuốn sổ.

Tôi là mẫu người hướng nội và tôi có đam mê với hai môn địa lý, lịch sử nhưng bản thân lại thích lịch sử hơn. Tôi là sinh viên năm cuối đang học tại khoa lịch sử của trường đại học Sư Phạm Hà Nội và tôi trên đường tới thành phố Huế để nhận công việc đầu tiên tại viên nghiên cứu khảo cổ di tích lịch sử cung đình Huế và khai quật một số di tích cần thiết để nghiên cứu. Mà quên nữa tôi chưa giới thiệu cho mọi người biết tên, tên tôi là Nguyễn Hồng Thanh, năm nay tôi vừa tròn hai mươi tuổi đang sống tại Hà Nội cùng với gia đình. Nhà tôi chỉ có ba người, cha tôi là cựu phóng viên chiến trường giờ đang làm trong tòa soạn nhà nước Báo Nhân Dân, còn mẹ tôi là nữ quân nhân trên còn đường huyền thoại đường mòn Hồ Chí Minh và giờ mẹ tôi làm nội trợ ở nhà để lo lắng cho gia đình.

Chính vì cha mẹ có liên quan tới cách mạng nên tôi lại không thích đi theo con đường mà cha mẹ tôi đã chọn. Lúc tôi học lớp mười hai cha mẹ tôi hướng tới vào ngành báo chí nhưng tôi lại chọn học khoa lịch sử tại trường đại học sư phạm Hà Nội vì tôi rất mê lịch sử và nhớ rất rõ mọi chi tiết của tất cả các sách có liên quan tới lịch sử nhất là về sử Việt trong đó có cuốn Đại Việt sử ký toàn thư hay các bản đồ cổ. Khoảng thời gian đó tôi và cha tôi chiến tranh lạnh với nhau, mẹ là người đứng giữa hai bên để khuyên và tâm sự. Vì một lý do nào đó mà tôi không biết vào một buổi tối thứ bảy không lâu sau đó trong bữa cơm chiều cha tôi nói: 

"ăn xong ra phòng khách cha có việc muốn nói".

"Dạ con biết rồi" nhưng tôi biết cha định nói chuyện gì rồi.

Khi ăn xong tôi ra phòng khách, cha tôi đã đợi sẵn ngoài đó. Tôi ngồi xuống cằm ấm trà rót vào tách trà mời cha tôi: "cha muốn nói gì với con ạ?".

Cha tôi ôn tồn cất lời: "con nói con đam mê lịch sử? Vậy nói cho cha biết nước Vạn Xuân do ai thành lập, tồn tại bao lâu và thuộc thời kỳ nào?".

Tôi biết cha đang thăm dò tôi, tôi nhất định phải chấn minh được cho cha thấy đam mê của bản thân: 

"Nước Vạn Xuân do Lý Nam Đế sáng lập với huý là Lý Bí, nước Vạn Xuân tồn tại trong 58 năm truyền được ba đời vua và nước Vạn Xuân trong hai thời kỳ Bắc thuộc lần 2 và lần 3".

Ánh mắt cha tôi nhìn thẳng vào hai mắt tôi:

"Con có chắt những gì con nói là đúng không?".

Tôi không e sợ ánh mắt đó, kiên định với những gì mình nói:

"Cha muốn con nói thêm thông tin liên quan không? Nhưng con chắc chắn những câu hỏi đó liên quan tới vấn đề chính".

Cha tôi cười đáp lời tôi:

"Tốt tốt, cha không còn gì để hỏi con nữa? Cha sẽ cho con học khoa lịch sử, cho con theo đuổi đam me".

Tôi ngơ ngác một lúc rồi cũng hiểu được những gì cha tôi vừa nói. Tôi vui mừng hò hét như một tên thần kinh:

"Vui quá, vui quá".

"Rồi rồi, có gì đâu mà con vui quá vậy?"

Tôi cười một lúc rồi tôi cũng bình tĩnh quay sang cha nhìn với đôi mắt đầy quyết đoán:

"Cha đã tin tưởng con thì con sẽ không phụ sự kỳ vọng của cha".

Quay lại tình hình trên tàu, vé của tôi đã được nhân viên kiểm tra xong vì tôi ngồi hàng ghế hạng sang nên mọi thứ đều được làm nhanh chóng. Sau khi kiểm tra vé xong tôi đóng cuốn sách lại, đặt viết xuống và ngủ thiếp đi vì tối qua tôi mãi làm một đồ án tốt nghiệp với chuyên đề kinh thành Huế. Đang liêm diêm và chìm sâu vào giấc mộng đột nhiên lao trên tàu thống báo:

"Kính thưa quý khách xe lửa mang biện số A-1413 đang tiếp nhiên liệu tại ga Vinh trong vòng một tiếng, quý khách có thể mua sắm hay giải tỏa mệt mỏi trong thời gian này mong quý khách thông cảm và tàu sẽ được khởi hàng sau 1 tiếng nữa, xin cảm ơn quý khách đã đồng hành trên chuyến tàu".

Lúc đó tôi từ từ mở mắt ra, tôi ngáp lên thành tiếng rồi cất quyển sách và sổ tay vào ba lô rồi đeo ba lô lên vai rồi từ từ đi xuống toà tàu và đi tới một tiệm sách cổ trong nhà ga chuyên bán các loại sách cổ thời Pháp và thời Nguyễn, tôi đi từng bước vào bên trong và đập vào mắt tôi là tấm bản đồ cổ thời Pháp vẽ về bán đảo Đông Dương và một vài phụ kiện thời Nguyễn.

Tôi rất thích và tôi đã dùng số tiền để dành mua tấm bản đồ đó và một vài món phụ kiện nhỏ, sau một hồi tranh cải với chủ tiệm để được giảm giá và tôi cũng đã sở hữu được tấm bản đồ đó vì tôi có sở thích sưu tầmđồ cổ nhưng đây là lần đầu tiên đi mua. Lúc đó tôi còn mua thêm vài đồng xu cổ để làm kỷ niệm và tôi còn ép chủ tiệm để có được những thứ với mức giá rẻ nhất rồi tôi quay về toa tàu, tôi chỉ cười và cầm các món đồ trên tay để xem tấm bản đồ thật kỹ càng.

Khi tôi trở về toa tàu ngồi tôi vẫn cứ tỏa ra vẽ vui sướng vì đã sở hữu món đồ quý nhưng không ngờ tấm bản đồ và vài đồng xu cổ sẽ giúp ít rất nhiều cho tôi khi tôi làm đồ án tốt nghiệp. Loa thông báo:

"Xin quý khách hãy chú ý, tàu sẽ khởi hành sau vài phút. Sẽ có người tới kiểm tra lại vé".

Tôi cuốn lại bản đồ để vào ba lô rồi lấy mấy đồng xu cổ ra xem, tôi nhìn kỹ và lật sách ra xem lại thì ra đây là xu cổ Gia Long thông Bảo. Tôi cũng lục tìm các loại xu khác thì có xu thời Minh Mạng và Tự Đức, tự nhiên tôi thấy có đồng xu lạ không có trong lịch sử nhưng tôi lại không nghĩ nhiều rồi tôi cũng chìm vào giấc ngủ.

Tôi đang ngủ thì tôi cảm thấy toa tàu rung lắt rất mạnh làm tôi tỉnh giấc, chưa kịp định hình thì có một vụ nổ lớn và có lửa bốc lên từ đầu tàu. Sau một vài phút toa tàu lật khỏi đường ray; đầu tôi va vào cửa kính trên toa tàu làm tôi bất tỉnh do cú và chạm mạnh. Trong đầu tôi trước khi bất tỉnh nghĩ thôi mình chưa làm gì giúp ích được gì cho đất nước, mình muốn một lần giúp ích cho quốc gia rồi cũng liệm đi và tôi đã buông tay. Trên tay tôi là vài đồng xu cổ thời nhà Nguyễn rớt xuống sàn tàu, có một đồng xu lăng ngược về chỗ tôi và phát sáng lên giữa đống đổ nát trên toa tàu.

Ngay ngày hôm sau trên đài truyền hình VTV thông báo:

"Đêm qua một toa tàu từ Hà Nội đến Huế vừa va chạm với một xe tải băng qua khi rời khoải thành phố Vinh, số người tử vong càng tăng cao và công an đã vào cuộc tìm ra nguyên do, mọi tình tiết sẽ được chúng tôi ghi nhận và thông báo vào tin tức tiếp theo".

Trở về quá khứ

Tôi đang mơ màng sau cú va chạm mạnh đó, đầu tôi đau như búa bổ. Tay tôi ôm đầu, hai mắt cố găng mở ra từ từ, tôi đang định hình mớ hỗn độn còn đọng lại trong đầu của tôi. Lúc ý thức và mọi thứ của tôi đã ổn định thì việc đầu tiên là tôi nhìn xung quanh thì thấy bản thân đang ở trong một khu rừng rậm rạp, tôi run như cầy sấy thầm nghĩ không biết đây là chỗ nào và tôi cũng không biết tại sao tôi lại ở đây, không phải tôi đang ở trên tàu sao? Tôi ngồi phịch xuống dựa lưng vào gốc cây rồi ôm đầu, đầu tôi cũng đỡ đau rồi nên tôi cố gắng bò dậy.

Đang phủi bụi trên quần áo thì tôi cảm giác có gì đó rất lạ, tôi liền sờ lại bộ quần áo đang có trên cơ thể lúc đó bản thân mới phát hiện là đang mặc một bộ đồ thờ xưa, đúng ra là một bộ đồ bà ba màu nâu, tôi nhảy cẫng lên nói rõ to:

"Cái quái gì vậy trời".

Tôi bực mình vì mớ hỗn độn này, tôi cũng ngơ ngác không hiểu gì và sợ có thú dữ. Tôi nhìn kỹ xung quang thấy cái ba lô nằm lăng lóc cách tôi không xa nên tôi đi lại cầm lên xem thử nó có mất mát gì không.

Kiểm tra xong không có gì tôi cũng thở phào nhẹ hơn, tôi ngó kỹ lại khu rừng một lần nữa. Tôi phát hiện thấy có một con đường mòn nên tôi cố gắng men theo con đường mòn đó để đi xuống bên dưới, lúc đó tôi chỉ biết vị trí tôi đi là sườn đồi. Lòng tôi cũng cảm thấy hoang mang vì trong ký ức sót lại thì tôi đang trên xe lửa, sau đó tôi ra khỏi khu rừng đó để xem tình hình. Tôi đã xuống đồi được một lúc, nhìn xung quanh là một thị trấn nhỏ.

Đang không biết làm gì tiếp theo, tôi lại thấy một nhóm người cũng ăn mặc như tôi chạy tới chỗ tôi đang đứng. Một chàng trai với thân hình vạm vỡ chạy tới lên tiếng đầu tiên:

"Có phải Thanh không?".

Tôi cũng không biết gì chuyện gì nhưng họ nói đúng tên tôi nên tôi gật đầu lại, người thanh niên đó cũng mặc đồ y như tôi không biết đây là đâu? Có phải họ đang đóng phim cổ trang không? Những câu hỏi cứ lần lượt xuất hiện trong đầu tôi. Ngoài tên kia có thêm ba bốn tên thanh niên trai tráng ngang tuổi tôi đi tới cũng lên tiếng:

"May quá bọn tôi đi tìm cậu mãi" một tên cao to lực điền thản nhiên vỗ vai tôi vài cái:

"Tốt rồi, cậu làm tôi lo lắng quá trời" rồi cười phá lên.

Vẽ cười đó không làm tôi khó chịu nhưng hành động của cậu ta làm tôi khó chịu, tôi câu đôi chân mày lại tỏ vẻ khó chịu đáp lời:

"Đừng có vỗ vai tôi nữa, có chuyện gì vậy?" tôi nhìn họ với đôi mắt nghi hoặc.

"Cậu bị sao vậy? hôm nay là ngày chúng ta gặp quân đội chúa thượng để bọn họ dẫn chúng ta vào đất liền đi lính. Tôi tìm cậu cả ngày không tìm được là để cậu lại rồi".

"Cái gì?" Tôi hét to.

Còn cậu ta cũng bịch tai lại rồi dùng lực đánh vào vai tôi một cái rõ đau rồi dẫn tôi theo cùng bọn họ. Tôi cũng đi theo nhưng trong đầu tôi bắt đầu suy nghĩ về tình hình hiện tại của tôi, nhớ lại những gì trước khi tôi bất tỉnh, vấn đề đi lính mà đi lính đánh với ai và từ thông tin của chàng trai kia nói về quân đội chúa Nguyễn. Tôi muốn có thêm thông tin chính sác để sát định mốc thời gian cụ thể, rồi tôi quay sang cậu thanh niên có vóc dáng khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng:

"Mà cậu tên gì vậy? Năm nay là năm thứ bao nhiêu? Đây là chỗ nào vậy? Vậy chúng ta đi lính để làm gì vậy? Cậu trả lời hết cho tôi được không?".

Những câu hỏi dồn dập làm đầu thanh niên đó cứ xoay vòng vòng nên cậu ta vội cản tôi lại đặt hai tay lên vai tôi rồi nhìn với mặt lo lắng:

"Hôm nay cậu bị làm sao vậy? Tôi là Kiên bạn thân của cậu đây. Còn năm bao nhiêu thì tôi chịu thua vì chúng ta không biết đọc, mà tôi nghe được đám lính kia nói thì chúng ta đi lính để tấn công thành Bình Định (Quy Nhơn) gần đầm Thị Nại và đây là đảo Phú Quốc thuộc trấn Hà Tiên".

"Cậu nói thật chứ?" Tôi Kinh ngạc nắm vai kiên lật tới lật lui vài lần.

"Hình như đúng là vậy? Nhưng cậu có thể bỏ tay ra khỏi vai tôi được không?".

Mặt Kiên đơ ra vì chưa hiểu những gì tôi làm lúc này. Vậy là tôi biết hiện tại tôi đang ở đâu và năm bao nhiêu rồi, đầu tiên tôi phải chiếm được lòng tin của Nguyễn Ánh. Tôi quay sang Kiên nói:

"Tôi giỡn với cậu thôi, chúng ta đi thôi".

Kiên có chút nghi hoặc nhưng cũng dẫn tôi đi. Sau đó chúng tôi cũng tới bến cảng trên đảo Phú Quốc để vào bờ. Sau 3 ngày đi trên biển chúng tôi cũng tới được thành Gia Định, tôi thấy kiến trúc mang nhiều hình thức khác nhau và điều tôi chú ý nhất là khu chợ lớn của người hoa đang sinh sống.

Tôi nhìn ngó xung quanh một hồi cũng phải thực hiện được kế hoạch của bản thân. Tôi lấy tự tin hít một hơi thật sâu rồi bắt chuyện với tên chỉ huy trưởng đang đứng ngay đó:

"Hạ nhân mạng phép đưa ra một thỉnh cầu với nài được không ạ?".

Kiên cũng cảm thấy bất ngờ khi thấy tôi như vậy vội ngăn tôi lại bằng cách bịt mồm tôi lại. Tôi vẫn kiên quyết nhìn tên chỉ huy đó.Tên chỉ huy trưởng cũng cảm thấy được sự kiên định trong lời nói của tôi và ánh mắt tràn đầy tự tin lên tiếng ngăn Kiên lại rồi lên tiếng:

"Ngươi để tên đó nói đi, nếu không có chuyện gì hay thì nó bị chém đầu thôi mà".

Lúc đó Kiên cũng không còn cách nào khác ngoài việc bó tay ra rồi kéo tôi lên phía trước, cậu ta nói nhỏ với tôi:

"Đừng làm gì dại dột đó".

Tôi gật đầu và thông báo tôi ổn với cậu ta rồi nhiền tên chỉ huy dõng dạt lên tiếng:

"Tôi có một thông tin rất quan trọng về lực lượng thủy quân Tây Sơn và đường lui của quân Tây Sơn sau đó ạ".

"Ngươi nói cái gì? Nói rõ lại coi" tên chỉ huy đó sợ mình nghe nhầm nên hỏi lại.

Tôi nói hết sức rõ ràng và rành mạch:

"Tôi biết lực lượng thủy quân Tây Sơn và đường lui của quân Tây Sơn".

Tên chỉ huy đó có cảm giác nghi hoặc câu nói đó của tôi và hắn nhìn thẳng vào mắt của tôi rồi suy ngẫm cái gì đó:

"Các ngươi ở yên đây ta dẫn tên này đi một lúc rồi quay lại".

"Dạ rõ".

"Còn ngươi đi theo ta".

Tôi biết ngay sẽ được gặp Nguyễn Ánh mà, tên chỉ huy dẫn tôi đi gặp Nguyễn Ánh tại dinh phủ trong thành Gia Định. Tại thư phòng bên trong dinh phủ, Nguyễn Ánh đang xem các tấu trương và cách tiêu diệt thủy quân Tây Sơn một cánh nhanh nhất. Lê Văn Duyệt đi vào hành lễ rồi nói:

"Thưa chúa thượng tên chỉ huy dẫn lính từ đảo Phú Quốc muốn gặp".

Nguyễn Ánh ngẩng đầu lên nhìn tướng Duyệt đang hàng lễ rồi nhẹ nhàng cất lời:

"Dẫn tên đó vào đi".

Tướng Duyệt cho tên chỉ huy đó dẫn tôi vào và cả hai hành lễ với Nguyễn Ánh:

"Thần đây muốn chúa thượng nói chuyện với một người ạ".

Nguyễn Ánh nhìn tên chỉ huy rồi nhìn sang tôi rồi đanh giọng:

"Có phải là tên này?".

"Dạ phải, thần nghĩ cậu ta có thể giúp chúng ta có thêm thông tin của Tây Sơn và cách tiêu diệt Tây Sơn".

Nét mặt của Nguyễn Ánh không thay đổi, ánh mắt nhìn về phía tên chỉ huy:

"Dựa vào đau trẫm tin ngươi, mà trẫm chưa hiểu lắm tại sao bẩn thân trẫm phải dựa vào tên hạ dân này".

Tôi biết tính cánh của Nguyễn Ánh là người Đa nghi nhưng rất trọng những người trung thành, lúc này tôi đứng lên trước đối diện Nguyễn Ánh chấp tay cúi người lên tiếng:

"Hạ dân bái kiến chúa thượng".

Lê Văn Duyệt rút kiếm ra chỉ thẳng về phía tôi lớn tiếng:

"Tên hạ nhân kia sao ngươi giám chen lời chúa thượng".

Nguyễn Ánh giơ tay lên làm ám hiệu để Lê Văn Duyệt lui lại, tên này uy phong dám đứng lên trước không e sợ mà còn lên tiếng, một người khó lường:

"Trẫm cho phép ngươi nói, ngươi cứ nói những gì ngươi biết".

Nguyễn Ánh dựa tay lên thành ghế quang sát tôi, tôi cũng không vòng vo mà đi thẳng vào vấn đề chính luôn:

"Thưa chúa thượng, theo như thần biết thì thủy quân Tây Sơn có hai vạn tứ bạch đến hai vạn lục bạch quân (24.000 - 26.000 quân), với 3 chiến thuyền cỡ lớn (loại Định Quốc, 60 đại bác/thuyền) và có khoảng hai vạn (20.000) thuyền cỡ nhỏ, sẽ tấn công tại đầm Thị Nại".

Tôi nuốt nước một cái vì chưa tin được bản thân đang nói chuyện với một nhân vật lịch sử nhưng tôi vẫn nói những gì tôi biết:

"Ngoài ra trong chiến dịch này bên quân đội Tây Sơn có sự xuất hiện của các chỉ huy là Võ Văn Dũng, Vũ Văn Thành, Nguyễn Văn Trà, Nguyễn Hoạch, Phạm Văn Định, Nguyễn Văn Ngũ".

Lê Văn Duyệt đứng kế bên không thể tin vào tai mình lên tiếng;

"Ngươi nói cái gì? Có cả Văn Dũng trong chiến dịch này" rồi nhìn sang Nguyễn Ánh cúi đầu lên tiếng:

"Thưa chúa thượng nếu thông tin này là đúng thần xin dẫn quân đi tấn công quân Tây Sơn tại đó ạ".

Nguyễn Ánh ngồi trên ghế với vẻ mặt đã giản ra được vài phần nhưng những từ trong câu nói vững sắt như lưỡi dao:

"Từ trước tới giờ bản thân trẫm chưa từng tin hoàn toàn vào một người, chỉ có hợp tác và vì lợi ích cá nhân. Trẫm biết ngươi đưa thông tin này vì lợi ích cá nhân và hợp tác với trẫm thôi phải không?".

Nguyễn Ánh ngưng lại một nhịp, nhìn sắc mặt của tôi. Tôi biết Nguyễn Ánh sẽ thể hiện ra những tư chất đó mà, bản thân phải bình tính giải quyết thôi rồi Nguyễn Ánh nói tiếp:

"Những thứ đang xảy ra là sự tính toán của ngươi nhưng ngươi cũng nên biết hậu quả khi đưa thông tin giả và thất bại trong chiến dịch này sẽ ra sao mà phải không?".

Rồi Nguyễn Ánh quan sát kỹ phản ứng của tôi. Bên dưới, tôi dùng ánh mắt thể hiện sự chắc chắn và trong từng câu nói của tôi hiện lên sự kiên quyết:

"Hạ nhân chắc chắn vào thông tin của hạ nhân nhưng nếu thành công thần muốn cai quản đảo Phú quốc và các đảo nhỏ trong vịnh Thái Lan như một tiểu quốc chư hầu".

Nguyễn Ánh không tỏ ra một thái độ cụ thể nào mà nói với vẻ mặt giản ra:

"Trẫm rất thích những người kiên định như ngươi, nếu thắng trận trẫm sẽ đáp ứng yêu cầu của ngươi".

"Cảm tạ chúa thượng" tôi cúi chào rồi lui ra với tên chỉ huy.

Nguyễn Ánh nói với tướng Duyệt: "Khanh cho người đi điều tra thông tin thân thế của tên đó đi, càng kỹ càng tốt".

"Dạ rõ thưa chúa thượng" Tướng Duyệt rời đi.

Bên trong phòng Nguyễn Ánh trầm tư gì đó rồi cho mật thám vào phòng, Nguyễn Ánh căn dặn:

"Điều tra và xác nhận kỹ thông tin về số lượng quân Tây Sơn cho trẫm hiểu chưa?".

"Dạ rõ" rồi biến mất trong nàng đêm.

Đầm Thị Nại

Màng đêm bao trùm thành Gia Định, vừa rời khỏi phủ của Nguyễn Ánh tôi vừa đi vừa suy ngẫm về hướng vào buổi sáng của binh lính vì thành Gia Định được xây dựng theo hình bát quái theo kiến trúc hỗn hợp Đông-Tây, dựa trên một bản thiết kế của một người Pháp là Victor Olivier de Puymanel (1768-1799, tên tiếng Việt là Nguyễn Văn Tín) và thành có 8 cửa chia đều ở 4 hướng.

"À vậy là binh lính sáng nay đi qua cửa bên phải (Li Minh) ở phía Nam. Còn chỗ mình gặp Nguyễn Ánh là trung tâm thành, còn nơi ở của binh lính là ở phía Đông".

Vừa đi vừa nghĩ cách tạo thêm lòng tin với Nguyễn Ánh thì tôi cũng về tới nhà nghỉ dành cho binh lính. Tôi về phòng nghỉ của tôi, vừa mở cửa đi vào phòng tôi liền ngồi lên cái giường làm từ gỗ thông, dùng cặp mắt quan sát xung quanh phòng thì mọi thứ đều làm từ gỗ được sử dụng các khớp nối chịu lực với hệ sườn kèo mái ngói được chia làm bảy gian phòng. Phòng tôi nằm ở giữa và mọi thứ như giường, bàn, ghế, tủ đồ và một nhà kho nhỏ ở phía sau. Lúc này trong đầu tôi lại nghĩ phòng dành cho lính như thế này quá là tiện nghi rồi. Một lúc sau Kiên đi vào thấy tôi đang ngồi nhìn xung quanh liền lên tiếng:

"Ông làm tôi lo lắng quá đấy. Nhìn ông vậy chắc không sao rồi ha".

"Tất cả mọi chuyện đều ổn và cậu cũng biết là tớ không sẽ bị xử trảm mà" tôi quay lại nhìn Kiên nói với vẻ mặt thư giãn nhưng giọng nói biểu hiện một chút lo âu.

Kiên cũng nhận ra trong giọng nói của tôi có chút khác lạ và cậu ta cũng biết chắc chắn lúc tôi gặp Nguyễn Ánh tôi đã nói những chuyện liên quan tới quân đội Tây Sơn và trong giọng nói cũng thể hiện một phần tích cách của tôi:

"Lúc đó tôi nghe ông nói có cách tấn công Tây Sơn và tôi biết ông không có ý định nói ra nhưng ... thôi vậy tôi sẽ không hỏi ông vì tôi biết tính ông" rồi Kiên khoác vai tôi cười.

Tôi cũng không bất ngờ mấy vì theo ký ức của thân xác này thì Kiên biết tôi đang lo lắng nên tôi chỉ cười một cái rồi lên tiếng làm bầu không khí bớt nặng nề:

"Tôi biết ông lo cho tôi nên tôi quyết định sẽ nói kỹ cho ông nghe lý do tại sao tôi lại báo cho chúa Thượng có được không?" rồi tôi cố nhìn ngó xung quanh tìm cái ba lô của tôi.

Kiên thấy vậy bước từng bước vào nhà kho lấy ra cái ba lô trong đó ra để trên giường rồi lên tiếng:

"Đây cậu tìm món đồ này phải không?".

"Đúng rồi" tôi nhận lấy cái ba lô rồi lấy một tấm bản đồ Việt Nam ra để lên giường, tôi từ tốn nói rõ ý định của tôi:

"Lại đây, tôi cho ông xem cái này".

Lúc thấy tôi lôi bản đồ ra để lên giường, Kiên ngây người một lúc rồi quát lớn:

"Đây là bản đồ, ông muốn chết hả? Sao ông lại có cái này?".

Tôi nhăn mặt khó chịu đáp:

"Be bé cái miệng lại, tôi chưa muốn chết. Cái này là bí mật của tôi".

Sau đó tôi còn nói rõ lực lượng bên Tây Sơn và đường lui của quân Tây Sơn. Tôi chỉ vào khúc dưới của thành Quy Nhơn rồi nói:

"Tại đây có một cái đầm nước mặn rất lớn được tên là Thị Nại, xung quanh đầm là những cánh rừng với những tán cây lớn che phủ. Đây là nơi tập chung quân lực của quân Tây Sơn".

Sau đó tôi đã đưa ra những chiến thuật tấn công quân Tây Sơn mà tôi có thể nghĩ ra, Kiên nghe xong hết những chiến thuật đó rồi gôm chiến thuật của tôi lại bổ sung thêm vài điều trong kế hoạch của tôi, chiến thuật này được Kiên bổ sung thành ra một kế sách hoàng toàn chi tiết, kỹ càng. Cái cách cậu ta phán đón và lên kế hoạch rất giống Gia Cát Lượng, điềm tĩnh và quyết đoán làm tôi vô cùng nể cậu ta.

Khi chúng tôi đang bàn kế hoạch tôi nói rõ với Kiên về địa lý đầm: "Đầm có chiều rộng 4 km, trải dài trên 10 km, với diện tích mặt nước hơn 50.6 km², độ sâu khoảng 1,2 m. Ngoài ra đầm là nơi hợp lưu của sông Tuy Viễn (Sông Côn) và sông Hà Thanh".

Kiên không hiểu tôi nói cái quái gì và tôi nhận ra ngay sai lầm của bản thân: "À thì đầm có chiều rộng 400 trượng, dài trên 1000 trượng với  bề mặt đầm rộng hơn 10.120 ha trung bộ".

"Từ lúc còn ở đảo phú quốc tôi thấy cậu thay đổi rồi đó" Kiên nhìn tôi.

Tôi đánh trống lãng qua chuyện khác bằng việc chỉ vào bản đồ: "Vậy chúng ta bàn tiếp đi, nước đầm thông với biển bằng một cửa hẹp có tên là cửa Giã (trong tiếng Việt cổ, giã là biển) hay cửa Thị Nại".

Địa danh Thị Nại có âm gốc tiếng Champa (Chiêm Thành) gọi đầy đủ là Thi Lị Bi Nại, tên phiên âm chữ Cri-Banoi là tên hải cảng của Vương quốc Champa; người Hoa gọi cảng này là Tân Châu (新州). Đầm Thị Nại được phù sa bồi tụ bởi các nhánh của sông Kôn, sông Hà Thanh đều chảy về đây dần theo năm tháng khiến cho đầm mỗi ngày một đầy thêm tạo thành hình dạng và kích thước như vậy.

Tại đây đã diễn ra vô số trận chiến lớn nhỏ nhất là thời vua Lê Thánh Tông năm Canh Thìn (1470), vua thân chinh cầm hai mươi vạn tinh binh vào đánh Thị Nại. Quân Chiêm Thành chống giữ kịch liệt, vua Chiêm Thành là Trà Toàn phải bỏ Thị Nại, rút quân về giữ thành Đồ Bàn. Quân Đại Việt hạ thành Đồ Bàn, giết bốn mươi vạn người, bắt Trà Toàn và hơn ba mươi ngàn tù nhân, kết thúc triều đại thứ mười bốn của Chiêm Thành. Hiện tại năm Canh Thân (1800), một phần nhỏ của đầm Thị Nại được quân Tây Sơn sử dụng làm cảng đại các chiến thuyền và là nơi đóng quân của Tây Sơn cách thành Quy Nhơn (Bình Định) 20 km.

Ngay ngoài thành Quy Nhơn, bên mạng đông nam thành đang bị quân Tây Sơn uy hiếp bằng các đợt tấn công liên tục cả ngày lẫn đêm bởi hai tướng Nguyễn Văn Trà và Nguyễn Hoạch. Bên trong thành các binh sĩ dưới sự chỉ huy của Võ Tánh chỉ còn biết cố thủ bên trong thành. Võ Tánh một tướng dưới quyền Nguyễn Ánh, Võ Tánh có công giúp chúa Nguyễn Ánh chống nhà Tây Sơn và mất trước khi nhà Nguyễn chính thức thành lập. Đương thời, ông được xếp cùng với Đỗ Thanh Nhơn và Châu Văn Tiếp là Gia Định tam hùng. Võ Tánh đứng trên cao cố trấn tĩnh sĩ khí binh lính:

"Các anh em, chúng ta phải bảo vệ được thành này, nếu thủ thành công chúng ta sẽ được ban thưởng bởi chúa thượng".

Tinh thần binh sĩ đã tăng cao và cùng tướng Tách cố thủ. Tại khu vực đóng quân tại cửa Thị Nại, quân đội Tây Sơn dưới quyền chỉ huy của Võ Văn Dũng và Vũ Văn Thành đã cho bố trí lực lượng phòng thủ dọc bờ đầm. Các binh sĩ đã đào hào và tạo lô cốt bảo vệ doanh trại cẩn thận, tận dụng địa thế cửa Thị Nại để bảo vệ chờ thêm quân lực từ Thành Hội An đến viện trợ thêm.

Cuộc chiến tại thành Quy Nhơn diễn ra vô cùng khốc liệt. Tiếng nổ từ đại bát, tiếng súng tiếng các binh khí chạm vào nhau và tiếng hô hào từ các binh sĩ từ hai bên làm cuộc chiến dù nhỏ nhưng rất quyết liệt, số quân của Võ Văn Dũng và Vũ Văn Thành phải rút về Hải đồn tại cửa Thị Nại. Quân lính trên thành Quy Nhơn đều vui mừng khi đã cố thủ thành thành, mọi người hô hào vị sự thành công này. Tướng Võ Tánh lên tiếng:

"Đừng có lơ là, quân địch có thể tấn công bất cứ lúc nào".

Mọi binh lính trong thành đều cố chứng tỉnh lại tinh thần và cùng nhau thưởng thức bữa tối. Sự vui vẻ thể hiện trên khuôn mặt của những binh lính này khi họ bảo vệ được thành, dù vui vẻ nhưng họ luôn sẵn sàng trong tư thế chiến đấu với quân Tây Sơn.

Download MangaToon APP on App Store and Google Play

novel PDF download
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play