Tiếng Việt
NovelToon NovelToon

Khán Tri Âm

Chương một: Quốc Mẫu Lạc Thần Băng Hà rồi

Ngày mười hai tháng giêng, không khí vừa sang xuân mà trời đất đã phủ màu trắng xóa, cây cỏ chưa kịp vươn mầm, lộc non còn đương e ấp, ấy vậy từ trong cung không giấu được tin dữ, lệnh ban xuống toàn thiên hạ:

"Quốc mẫu Lạc Thần băng hà, hậu tán theo quốc lễ Cổ Lan, toàn dân nghe theo luật không mặc áo màu sặc sỡ, không sát sinh, không tụ tập tiệc tùng. Tất cả phường mua vui đều đóng cửa, trong vòng ba ngày tỏ lòng thành kính cùng quốc chủ và dân chúng Lạc Thần."

Lệnh vừa ban xuống đã truyền khắp Cổ Lan, dân chúng Lạc Thần ủ rũ thảm thương, trong khi dân Cổ Lan ầm ỉ một phen từ đâu tòi ra thêm một ông một bà, việc làm ăn vốn đã bấp bênh này lại trì trệ ba ngày, đóng cửa lỗ vốn.

Chuyện vốn chẳng có gì, chẳng qua nhiều gia đình chỉ làm đủ ăn một ngày, nay từ đâu rơi xuống cái hoạ xem như nhịn đói ba hôm, trong lòng không khỏi muộn phiền than thở. Xong lời than thở này dân chúng Lạc Thần nghe khó mà lọt tai, ba hôm ăn ít lại cũng không chết đói được, nghĩa tử là nghĩa tận dân chúng Cổ Lan cũng quá xấu tính rồi. 

Nói qua nói lại, xảy ra xô xát Cổ Lan lại chửi mắng Lạc Thần:

 "Bọn vong quốc không chốn nương thân lại kéo nhau đến Cổ Lan ăn bám, ăn bám thì thôi đi lại còn bày đặc chết."

Câu nói này quá ư là…

Có người bên Lạc Thần đã nghe không nổi nữa bèn chạy vào nhà vác gậy gộc, cả đám thấy vậy vội lao đi cầm chày, cầm xẻng nghênh chiến. Hai bên lao vào nhau hỗn chiến hồi lâu, đến khi quan binh nhảy bổ vào tách họ ra, bên Cổ Lan tử vong năm mạng, trong khi bên Lạc thần đi bán muối bảy người. 

Cuộc chiến này tưởng chừng như đã dàn xếp ổn thỏa thì bên ngoài ngoại ô thành An Lạc lại xảy ra xô xác, một vài phần tử từ lâu đã ấp ủ thời cơ chống đối triều đình Cổ Lan, nhân cơ hội này phát động đông đảo dân chúng đứng lên khởi nghĩa, ép thành chủ An Lạc thành giết hết đám người di cư Lạc Thần. Thành chủ An Lạc thành là Lý Thanh Thư không dám tự ý quyết định vội vã dân tấu vào triều, trong lúc chờ triều đình trả lời loạn dân đã ùa vào đập phá phủ thành. Lý Thanh Thư cho toàn quân đóng cửa thành tránh loạn dân tràn ra ngoại ô, trong đám loạn dân có kẻ hô to:

"Tên chó Thanh Thư này cấu kết với lũ Lạc Thần ức hiếp chúng ta, phải giết tên chó Thanh Thư."

Lại có kẻ:

"Đừng sợ giết tên chó này đi, chúng ta đông như vầy giết chết nó biết truy ra ai làm. 

 

Lý Thanh Thư mặt mũi biến sắc, tình thế nguy cấp, loạn dân hết sức hung hãn, y chạy vào nhà kéo vợ con trèo lên nóc:

"Nằm xuống, dù xảy ra chuyện gì cũng đừng lên tiếng."

An bày cho vợ con xong y một thân áo mũ chỉnh tề bước ra cho đám loạn dân đánh chết, trước đó có vài người lính muốn bảo vệ y đều bị bắt trói đánh đập tàn nhẫn cho nên những người còn lại chỉ trơ mắt nhìn y bị đánh chết tại chỗ.

Phòng tuyến An Lạc thành vỡ trận, loạn dân như đê vỡ lũ, ngày càng tàn ác hung hăng đối với lưu dân Lạc Thần vốn đã an cư già trẻ không tha, giết hết toàn bộ.

Sớ của Lý Thanh Thư chưa lên tin An Lạc thành bạo loạn đã đến trước. Trong hoàng thành hiện nay rối như tơ vò, trước điện Lạc Thần kẻ khóc, người cười kể lể hòa cùng tiếng kinh, tiếng trống Liên hồi đinh tai nhức óc.

 Quốc chủ Cổ Lan lo đợt lũ bên bồi sông Dục Thủy chưa xong, lại đến quốc mẫu Lạc Thần mất đột ngột, quốc khố vốn chi một phần lớn chống thiên tai, lại một phần to lo hậu sự. Nói đến hậu sự này không thể không làm lớn bởi vì nó là bộ mặt của Cổ Lan cũng như an nguy bá tánh, nếu để cho ngoại quốc lân ban biết Cổ Lan suy yếu ắt xảy ra đại hoạ.

Quốc chủ Cổ Lan lo đến tóc tai rối bời, đôi mắt thâm quầng, nếu lần này lấy quốc khố ra trấn áp nội loạn chỉ e trống rỗng. 

Bên ngoài có người thiếu niên tuổi chừng mười bảy mười tám tuổi, dáng người cao gầy mặt mũi sáng ngời, trên người mặc một bộ quần áo xanh sẫm bước vào. Y nhìn thấy quốc chủ lộ rõ vẻ mệt mỏi trên mặt, lại dỏng tai nghe tiếng trống viếng tang rầm rầm, nét mặt khẽ đanh lại. Y bước đến hai tay chắp trước ngực, khom người thưa:

"Phụ vương con đã về."

Quốc chủ trước khi cho y lui nói:

"Cao Lãng con đến nói chuyện với Hi Hòa đi, ta thấy nó suy sụp nhiều."

Người thiếu niên này chính là thái tử Cổ Lan, tên gọi Cao Lãng. Cao Lãng ngẩng mặt lên nhìn quốc chủ nói:

"Con thấy phụ vương không được khỏe, hay còn dìu người đến dưỡng tâm điện nghỉ ngơi."

Quốc chủ đáp:

"Ta vẫn ổn, con nên lo cho Hi Hòa thì hơn. Nó đã mất cha nay lại mất mẹ thật đáng thương."

Cao Lãng không đành lòng xong không biết làm gì hơn, ngơ ngẩn hồi lâu bèn lùi ra, y dừng một chút như đang suy nghĩ gì đó, cuối cùng vẫn rời đi.

chương hai: loạn loạn hết rồi.

Hi Hoà mặt một bộ áo tang xám trắng, hắn ngồi trong góc cạnh quan tài, ánh mắt xám xịt tròng mắt đỏ hoe, cả người tiều tụy đi không ít, chẳng còn nhìn ra thiếu niên tươi trẻ ngày nào. Bên cạnh hắn là một cụ ông mặc trên người chiếc áo cà sa vàng sậm, đầu cạo trọc nhìn thấy rõ vết đồi mồi. Cụ ông đó chính là Ngộ Giác thiền sư, Cao Lãng bước đến nhìn thấy Hi Hòa đang lắng tai nghe thiền sư giảng dạy, hắn thi thoảng bất giác gật đầu như hiểu ý thiền sư nói gì đó. Cao Lãng không muốn làm phiền họ cho nên lại vòng lên trên làm lễ viếng tang, đưa tiễn. Lát sau nhìn thấy Ngộ Giác thiền sư vén màng bước ra y mới lại đi vào, y đến ngồi cạnh Hi Hòa, chỉ ngồi như vậy không ai nói lời nào, cuối cùng Hi Hòa dùng giọng run rẩy nói:

"Huynh mới vừa về?"

Cao Lãng nói:

"Ta vừa về đến đã sang đây, đệ đừng quá đau buồn ."

Hi Hoà nói:

"Sư phụ, sư tôn không ai xuống núi cùng huynh sao? Người có việc gì gấp à?"

Cao Lãng đáp:

"Gần đây yêu ma hoành hành ở nước Hùng Hoàng, quốc chủ nước đó cho người đến mời sư phụ cùng sư tôn đi trước rồi."

Hi Hoà cúi mặt:

"Thì ra là vậy."

Cao Lãng lại nói:

"Đệ đừng buồn, tất cả chúng ta đều biết quốc mẫu là người tốt, chính vì người là người tốt người sẽ được vãng sinh cõi an lành, sống đời an lành."

Hi Hoà gượng cười nói:

"Tất cả chúng ta đều là người tốt."

Hắn nói xong liền òa khóc, hắn khóc vì mẹ con hắn gặp phải người tốt, một quốc gia tốt cho nên mẹ hắn mới được an táng long trọng, nếu không, nếu không đầu đường xó chợ không biết nơi nào…

Cao Lãng nắm lấy tay y, suy nghĩ mông lung đáp:

"Đệ cứ tin ở hiền ắt gặp lành."

Loạn dân An Lạc thành hoành hành lộng quyền trong thành, phát sinh thành một đám ô hợp, tự ý lập căn cứ trước cổng thành làm tắc ngõ giao thương. Lương thực cứu trợ hạ lưu Dục Thủy đi ngang lưu vực An Lạc thành, Đông Đa đều bị mất tích không còn dấu vết. Dân chúng ở các thành khác manh nha khởi nghĩa, sớ khẩn về triều liên tiếp đua về, chỉ mới một ngày, một đêm đã xảy ra liên tiếp các sự kiện trọng đại.

 Quốc chủ Cổ Lan dự định hạ tán quốc mẫu Lạc Thần xong mới giải quyết loạn dân, nhưng hiện nay không lo không được, quốc khố cạn kiệt khó mà điều binh. Quốc Chủ Cổ Lan lo đến mất ăn, đêm không thể ngủ, chỉ mới một đêm đã tiều tụy thấy rõ, tính tình ông ta lại hay lầm lì chuyện lớn như này nhất định ôm khổ một mình.

Quốc mẫu Cổ Lan nhìn thấy chồng bà như vậy lo lắng không yên, xong không ai hiểu quốc chủ hơn bà cho nên bà ấy không cố gặng hỏi cũng không làm phiền, tự mình len lén khóc lóc sưng cả hai mắt.

Giữa đêm, gió ầm ầm kéo đến, vài canh giờ trước trăng còn treo trên bầu trời, khí trời quang đãng không gợn áng mây đen, mà bây giờ đây gió từ đâu thổi tung lớp mái ngói lưu ly, sét đánh điện Cần Chánh bùng lên cháy dữ dội. Cao Lãng nghe tiếng thét chói tai bật ngồi dậy, vài cung nhân khóc lóc ầm ỉ, la lói thất thanh:

"Điện Cần Chánh cháy rồi, quân thượng còn ngự trong đó."

Cao Lãng lao ra khỏi điện Lạc Thần, y quay đầu nhìn Hi Hòa vừa mở mắt, áo y bay phần phật trong gió, tóc bám loạn xạ trên mặt chẳng biết y đang có biểu cảm gì, Hi Hòa chỉ nhìn thấy đôi mắt y mở to trừng trừng. 

Cao Lãng chạy như bay đến điện Cần Chánh, gió lớn thổi lửa to cháy rực cả một góc hoàng thành. Mắt Cao Lãng nhòa đi, quay đầu nhìn lại một đống hỗn loạn, vừa mới canh trước hoàng cung còn giữ được hình ảnh uy nghi tráng lệ, chợp mắt một khắc mở ra đã không lưu được chút gì. Y thừa biết mình không thể cứu được phụ vương, vội vàng chạy đến Tê Phượng cung. 

Vừa đến Tê Phượng cung mây đen kéo đến xoắn vào nhau tạo ra hình hình xoắn ốc cực lớn phủ lấy hoàng thành, khắc sau mưa ầm ầm như trút nước đổ ào xuống dập tắt ánh lửa cao vài trượng, xung quanh chìm vào bóng đêm vô tận. Cao Lãng ngửa đầu nhìn trời sấm chớp đùng đoàn, cả người y ướt như chuột lột, mưa xối lên mặt y, y cũng không rõ mình có đang khóc hay không, y chỉ chỉ biết rằng mắt y cay xòe không mở ra nổi nữa, y ngã lăn ra sân nấc lên nghẹn ngào "sao mưa không đến sớm hơn, tại sao?". Trong ánh sáng sấm chớp lập loè Quốc mẫu từ trong Tê Phượng cung bước ra, bà cầm lấy cái ô đỏ bước đến che trên đầu y, y mở mắt nhìn bà, như con cún nhỏ lạc đường nhìn thấy mẹ liền nhảy bổ vào lòng mẹ khóc lóc. Quốc mẫu ôm lấy đầu y vỗ về:

"Đừng khóc, đừng khóc."

Bà khuyên nhủ y nhưng bà lại khóc, nước mắt bà nhỏ lên trán y lạnh buốt.

Quốc tang quốc mẫu Lạc Thần quả đúng hoành tráng đi, người vừa mới liệm đêm hôm qua đến sáng hôm sau đã có gần một nghìn người dân Lạc Thần bồi tán cùng bà, cả quốc vương Cổ Lan.

Nói cho cùng vẫn không thể đổ lỗi bà ấy, người đã chết như ngọn đèn đã tắt, có chăng Cổ Lan đã đến buổi suy tàn, lòng người lạnh giá, sống chết do trời, huống chi vạn vật có thịnh ắt suy, thịnh thịnh suy suy, suy suy thịnh thịnh một vòng luân hồi. Không phải ngươi cai trị tàn bạo nước mới suy, cũng không phải nhất định là ngươi đối với dân hiền lương nước mới thịnh, ví như quốc chủ Cổ Lan quốc ngươi nhìn xem ông ấy đã làm những gì, cưu mang vong quốc, đối xử với hoàng tộc Lạc Thần như anh em, còn cháu ruột thịt, làm bao điều thiện lương vẫn đi đến kết cục suy tàn.

chương ba: hai người bạn nhỏ của ta từ Kinh Sư đến thăm ta.

Đỉnh Tái Nguyệt là một trong bảy ngọn núi lớn của dãy Thất Sơn, Thất Sơn chia cắt hai tỉnh lớn nhất của nước Hoa Tư là tỉnh Đông Đa và hạ lưu sông Hà Lưu. Trên đỉnh Tái Nguyệt có ngôi miếu nhỏ nằm ẩn bên trong hang Nguyệt Kiến, hang Nguyệt Kiến có hai đầu, đầu trước có miếu nhỏ nằm phía bên trái, sau khi bái hai vị thần ở miếu xong đi vòng sang phía bên phải, đi sâu vào khoảng một trăm bước không gian mở rộng ra có thể nhìn thấy toàn cảnh hạ lưu sông Hà Lưu, đêm xuống đây chính là nơi ngắm trăng đẹp nhất Hoa Tư.

Trăng lên khuất sau mây, trăng cùng mây hợp rồi tan, trăng lại hiện ra sáng trong như hạt ngọc giữa trời đêm, có kẻ lãng khách tức cảnh ngâm hai câu thơ, đặt tên cho hai câu thơ đó là Tái Nguyệt, từ đó về sau cả đỉnh núi này gọi là đỉnh Tái Nguyệt.

Trăng trở lại như được tái sinh

Khiến cho kẻ si tình trong chốc lát thất thần

Những tưởng người con gái đẹp e lệ không thèm ra khỏi cửa,

Ngờ đâu nàng vô tình lướt qua ô cửa chốc lát, lại cứ như muốn tránh né người quân tử khiến cho y hồn xác đảo điên.

Gió thổi mây tan người con gái mang tâm hồn y trở lại, cách nhau rất xa lại ngỡ như ôm trọn vào lòng.

Hai vị thần trong miếu nhỏ nhìn kỹ ra chính là mẫu tượng Địa Thần và Thủy Thần của nước cũ, trải qua mấy trăm năm nhìn phục trang, kiểu dáng, người có nghiên cứu văn hóa sâu rộng đều tấm tắc khen quả đúng đi không sai đi đâu được. Trước đây các loại tượng đất như thế này hầu như đều bị đập bỏ, không biết là ai đã mang hai vị lên núi này tiếp tục thờ phụng. 

Lại kể đến khoảng một trăm năm trước có người đàn ông lên núi đốn củi vô tình tìm thấy hang Nguyệt Kiến, nhìn thấy hai tượng thần liền quỳ lạy van vái, không ngờ chỉ vài năm sau gã được giàu sang như ý, gã quay lại trả ơn hai vị thần tiên bằng cách lập miếu to bự ở trung tâm kinh sư, thuê thợ tạc tượng theo mẫu trên núi nhưng to lớn hơn rất nhiều, hương khói đều năm. 

Thường thì những câu truyện đột nhiên may mắn giàu lên rất dễ lưu truyền, câu chuyện bái thần được như ý nhanh chóng truyền khắp Hoa Tư, tính đồ hai vị ngày càng đông, từ khắp nẻo lập miếu thờ tự hương khói nghi ngút.

"Quả là rất may mắn đi, Thanh Di huynh nhìn xem huynh bây giờ chính là thần tiên giàu có nhất Thần Kinh*."

*ý nói kinh đô của Thần Tiên.

Thanh Di phe phẩy cây quạt giấy trong tay cười nói:

"Thường thôi thường thôi."

Người kia mặc áo xanh lam nhạt, điểm xuyến hoa văn sóng nước bằng sợi tơ vàng, đầu đội khăn, tóc dài búi sau đầu, khuôn mặt trẻ trung tươi sáng, tên gọi là Khang Dụ, người này khi còn sống là vị quan thanh liêm tuân lệnh vua đi khắp nơi vẽ lại bản đồ đất nước, một tất không sai, đi đến đâu giúp dân đến đấy sau khi hóa kiếp được phi thăng Địa Thần.

Người còn lại tên Thanh Di dáng người cao lớn, mặc áo vàng chóe, cổ áo, tay áo mạ vàng, đầu đội mão vàng, ngũ quan ưa nhìn, lúc còn sống làm quan chuyên về thủy lợi giúp dân đào kênh dẫn nước, nuôi cá trồng lúa sau hóa kiếp được dân lập miếu thờ phụng phi thăng chức Thủy Thần.

Cả hai đang ngồi xổm trước tượng thần của mình, miếu Thần ở kinh sư Hoa Tư thật hoành tráng đi, thật là hoa lệ đi, mỗi năm đều có tính đồ đến quyên tiền xây mới thêm, thật là hoa mắt chóng mặt nha. 

Khang Dụ cười tít cả mắt, Thanh Di xếp cây quạt chỉ chỉ người đàn bà trên tóc cài trâm vàng loạn xạ, mặc áo xanh đậm, đội cả con heo quay trên đầu, chen lấn trong dòng người, vừa vào đến đã quỳ dâng lên cả con heo quay lên, Thanh Di nói:

"Địa Thần ngươi bạn phước gì cho người đàn bà kia vậy?"

Khang Dụ mở mắt nhìn theo hướng cây quạt:

"Không có nha."

Thanh Di nhảy xuống khỏi bậc đá, lại nói:

"Ta không có tranh mối với thần mày trắng*(1), chắc chắn là ngươi ban phước cho ả."

*(1):ông tổ ngành lầu xanh.

Khang Dụ vội chạy theo nói:

"Là huynh bạn phước lung tung cho gã đốn củi năm đó, gã đi rêu rao khắp nơi cho nên tính đồ của huynh bây giờ đủ thể loại người, huynh đừng chối, là do huynh."

Thành Di bước thẳng ra cửa đáp:

"Giàu có là do phước đức tổ tiên gã, ta là Thủy Thần đó đừng có quên."

Khang Dụ cười cười nói:

"Không phải người nhân gian có câu nước đến có tiền hay sao?"

Thanh Di phe phẩy cây quạt che nửa mặt nheo mắt nhìn Khang Dụ không nói gì, đi được một đoạn Khang Dụ nói:

"Chúng ta lên đỉnh Tái Nguyệt đi, đi thăm huynh ấy."

Download MangaToon APP on App Store and Google Play

novel PDF download
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play