Tiếng Việt
NovelToon NovelToon

Vùng Đất Trù Phú

Máy in và Máy ảnh

Tối về hoàng cung, tại thư phòng tôi băn khoăn về tên già chiều nay nên tôi cho gọi Cẩm y vệ vào. Khi họ vào tôi lên tiếng: “điều tra gã đã tấn công ta và cô gái đó, đặt biệt chú ý bảo vệ cô gái đó có thông tin gì phải báo trực tiếp cho trẫm”.

“Dạ rõ, chúng thần tuân chỉ” rồi cẩm y vệ lui ra ngoài.

Sau đó tôi ngồi dựa lưng vào ghế suy nghĩ về một số vấn đề trong đó có việc tạo ra máy in và máy ảnh để phục vụ cho nhiều thứ. Ngành giáo dục cần có sách vở, giáo trình, còn ngành báo chí rất cần máy ảnh để truyền những tin tức tù triều đình hay các vấn đề của người dân. Dù đã có máy hơi nước và cải cách nhưng máy in chúng tôi cũng chưa có và tôi phải lên kế hoạch cụ thể để tạo máy in, máy ảnh. Sáng hôm sau tôi đích thân tới khu nghiên cứu rồi đưa mẫu thiết kế và công dụng của máy in và máy ảnh cho họ xem, bọn họ cũng nêu lên ý kiến chính sửa để hoàn thiện bản thiết kế. Sau mấy ngày bàn bạc, chỉnh sửa chúng tôi cũng quyết định được ngày tạo ra mẫu thử nghiệm đầu tiên cho máy in và máy ảnh.

Buổi sáng mới bắt đầu, dù tối qua tôi có ân ái cuồn nhiệt với Ngọc Châu thì cơ thể tôi sáng nay vẫn rất là khỏe. Tôi vẫn tập luyện mỗi sáng tại khu vườn phía sau hậu cung và tới chỗ nàng ấy để ăn sáng cùng nhau, trong bữa sáng tôi gắp miếng chả cá vào chén của nàng ấy rồi mở lời:

“Đâu phải lần đầu tiên hay lần hai chúng ta làm đâu mà mỗi lần làm xong nàng cứ tránh mặt ta vậy? Để ta phải đuổi theo nàng rồi ôm, hôn rồi nàng mới bình tỉnh nhìn ta”.

Nàng ấy đỏ mặt ngại ngùng lén nhìn tôi rồi nhìn sang nô tì nói: “Sao chàng nói chuyện đó khi có người khác chứ”.

Tôi hiểu ý của nàng ấy liền nhìn sang nô tì rồi bảo nói tì lui ra rồi tôi nói thêm: “Vậy trả lời câu hỏi hồi nảy của ta đi hoàng hậu bé bỏng của ta” rồi nở một cười tươi rói.

“Chàng lại vậy rồi, tại… tại thiếp… tại thiếp mắt cỡ thôi” nàng ấy không dám nhìn thẳng mặt của tôi.

Tôi bật cười với độ dễ thương của nàng ấy, nàng ấy nghe tôi cười liền đánh tôi vài phát vào người: “Chàng còn cười thiếp à, thiếp sẽ đánh chàng tiếp”.

Tôi đỡ mấy cú đánh rồi nựng má nàng ấy một cái, sau đó nói: “nàng đừng bận tâm, chuyện đó là chuyện bình thường ai cũng có. Ta rất quan tâm nàng dù nàng có ra sao, vì vậy nàng đừng có mắc cỡ nữa hiểu không?”.

“Thiếp hiểu rồi” rồi nàng ấy bình tỉnh lại rồi ăn tiếp.

Cửa phòng mở toang, giọng nói hồn nhiên đáng yêu thốt lên làm chúng tôi phải ngước nhìn ra cửa: “Huynh và tỷ chỉ yêu nhau thôi, không ai yêu Ngọc Bảo cả”.

“Huynh/Tỷ yêu muội mà, lại đây” cả hai buông chén xuống rồi cùng đồng thanh nói.

Muội ấy nhìn cả hai rồi dùng tốc độ nhanh nhất đi lại ngồi vào lòng của Ngọc Châu nói: “Muội biết tỷ yêu muội nhất mà, muội yêu tỷ nhất nhất”.

“Còn huynh thì sao?” Tôi lên tiếng.

“Muội cũng yêu huynh nhưng không bằng tỷ” Muội ấy dùng đôi tay nhỏ ôm lấy eo Ngọc Châu.

Cả ba cùng cười rộn rã và cùng ăn bữa sáng với nhau rất vui, khi ăn xong tôi nói với nàng ấy: “ta phải đi làm việc, nếu nàng rảnh hay cảm thấy buồn thì chơi với Ngọc Bảo nhe”.

“Thiếp biết rồi, chàng đi làm việc đi”.

Sau đó tôi bước ra ngoài nói với thái giám lệnh cho tất cả các quan tập chung lại tại xưởng chế tạo. Gần một khắc tất cả các quan đã tập trung tại xưởng gần bến cảng, xưởng này rất rộng rãi được xây dựng thêm để phục vụ việc nghiên cứu, luôn nằm trong sự bảo vệ nghiêm ngặt vì mọi phát minh mới sẽ bị lộ nên không được bảo vệ.

Tôi rất kỳ vọng vào xưởng nghiên cứu này và tôi chính tôi là người luôn theo sát quá trình xây dựng và đưa vào hoạt động của nhà xưởng này. Trước những ánh mắt tò mò của các quan đại thần, tôi từ từ lắp phần cuối cùng của thiết bị này, một cỗ máy hiện ra trước mặt mọi người. Một cái máy in hiện ra, tôi lên tiếng:

“Cái máy này được gọi là máy in, trẫm đã đặt tên cho nó là máy in JGVN-40. Công dụng của nó như tên gọi, sẽ in trên giấy rất tiện lợi”.

Máy in dựa trên nguyên lý của máy in Johann Gutenberg xuất hiện từ những năm 1440, đã thay đổi cách cục toàn bộ ngành in ấn Châu Âu và cũng rất thịnh hành đến tận bây giờ. Tôi đang cho các quan xem máy in thì tôi thấy một người đang cầm xem một cái máy, tôi liền nói:

“Cái máy mà khanh kia cầm được gọi là máy ảnh, trẫm cũng đặt tên cho nó là Dubroni 64. Nó có thể chụp và lưu giữ hình ảnh của bất cứ thứ gì, khanh ấn nút thử đi”.

Khi chụp xong một lúc sau tấm ảnh đi ra làm các quan bất ngờ. Máy ảnh có quá trình một quá trình phát riển lâu dài và máy ảnh này có độ nhạy sáng bên trong máy thay vì cấu trúc phòng tối rời, rút ngắn thời gian tạo ra tấm ảnh. Mặt khác tôi đã để dành một số động cơ hơi nước vì nó còn hạn chế và tôi dùng toàn bộ động cơ vào việc sản xuất lẫn chế tạo nên đành phải như vậy.

Máy in mới này dựa trên phương pháp chữ tách rời cùng cơ chế trục vít và bàn ép, khiến tốc độ lên tới một trăm tờ/giờ. Việc phổ biến chữ quốc ngữ cũng là cách Nguyễn Toản hiện thực hoá máy in, tiếp sau đó là báo chí. Mực in được công bộ đung bồ hóng và một dung dịch từ nhựa của cây keo (gummi arabicum) khiến chữ viết rõ ràng, được tôi chỉ dẫn kỹ càng và cẩn thận.

Còn máy ảnh có cấu tạo gồm có các bộ phận sau: Buồng tối máy ảnh; Ống kính máy ảnh; Tốc độ chớp (màn trập); Khẩu quang (cửa điều sáng). Muốn có một bức ảnh phải có nguồn sáng kết hợp với độ nhạy của phim (DIN,ASA) qua hai bộ phận là tốc độ chớp và khẩu quang bắt hình ảnh vào phim (bản âm), qua khâu in phóng thành tấm ảnh (bản dương). Thông số độ nhạy bắt sáng của phim là một định chuẩn, được tiêu chuẩn hoá theo máy đo sáng (MĐS) kết hợp với cửa điều sáng và tốc độ chớp (cũng được tiêu chuẩn hóa) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.

Tôi chỉnh lại một số thứ qua vài động tác rồi đứng thẳng nhìn các quan, khung miệng mỉm cười lên rồi nói với mọi người: "Đây là máy in, giúp công việc in thuận tiện hơn. Còn bên này là ,áy ảnh giúp việc thu được hình ảnh tất nhất”.

Nhìn sắc mặt vẫn còn ngờ vực của các quan đại thần, tôi ôn tồn nói tiếp: "Có thể mọi người không tin, vậy ta sẽ thực hiện cho mọi người xem công dụng của hai loại máy này".

Tôi vừa dứt lời, hai người phụ nữ thành thục điều khiển, đầu tiên dùng những chữ cái được tách, ghép thành một đoạn văn, gắn vào khung, sau đó đặt vào bàn ép, mực in được bơm vào bàn ép, một người điều khiển hạ xuống, một đoạn văn được in lên giấy, liên tục như vậy. Tôi cũng lại tiếp tục sắp xếp thành một đoạn văn khác, rồi tiếp tục làm tiếp phần việc của tôi. Chỉ trong vòng nửa khắc, có hơn năm mươi tờ giấy đã được in ra hoàn tất, tôi cũng đưa cho mọi người xem, không ngừng có tiếng xuýt xoa:

"Thật đều, thật rõ nét a" một quan đại thần lên tiếng.

"Đúng vậy, đúng vậy, in nhiều như vậy mà vẫn tốt. Đó là điều mà trẫm rất ân ý" rồi cười kha khã. Rồi tôi nói tiếp: "Các khanh có nhận thấy không, rất nhanh nữa phải không?".

“Dạ đúng” nhiều tiếng tách cùng ánh sáng lóa lên một cái làm mọi người giậc mình.

“Đừng lo đó là máy ảnh” nói xong một người đưa tôi tấm ảnh.

“Đây là những tấm ảnh tất cả mọi người đanh nhìn các giấy in”.

“Trời ạ, đây là hình ảnh ư. Nó rất rõ nét”.

“Tuy nó là ảnh trắng đen nhưng trong tương lai nó sẽ có màu và nhỏ gọn hơn”.

Những ngày tiếp theo là mọi người gấp rút mỗi người một tay, gấp rút chế tạo những máy in, đồng thời tuyển nhân công vào làm ở nhà máy in. Còn máy ảnh thì sản xuất hành loạt và tôi cho thành lập ra các tòa soạn trên toàn quốc tuyển và đào tạo các nhà báo, phóng viên, nhân viên để xuất bản phẩm định kỳ nhằm báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay con người nổi bật trong ngày mà xã hội cần quan tâm. Bởi công nghệ in phát triển nhưng phải có thời gian để năng suất sản xuất giấy được tăng cường, lên ban đầu vừa để công nhân làm quen, vừa có thêm thời gian, lên các tòa soạn để phát hành.

Bài báo

Khi mọi thứ bắt đầu ổn định, bên trong thư phòng tôi cố gắng suy nghĩ nên in những thứ gì và đăng tin tức gì. Ngoài trời chim bồ câu đáp cánh đậu trên thành cửa, con chim bồ câu có gắn nơ màu vàng. Bồ câu đưa thư có ba loại nơ, nơ đỏ là khẩn cấp đích thân tôi phải giải quyết, nơ cam là những thông tin cần xem xét và nơ màu vàng là những thông tin tôi lệnh phải tìm hiểu. Tôi rút lá thư ra có các ký hiệu mật mã, đối với nhiều người thì nó khó nhưng đối với tôi thì chuyện này khá đơn giản, mất tầm mười lăm phút tôi cũng giải mã xong rồi tôi mở ra đọc.

Nội dung bên trong lá thư như sau: ‘những gì bệ hạ lệnh cho chúng tôi tìm hiểu chúng thần cũng tìm hiểu xong, những gã gây sự đêm hôm đó là thành viên của một nhánh hội Tam Hoàng tại nam bộ, hội bọn chúng lớn nên chỉ biết được nhiêu đó thông tin. Còn cô gái đó tên Ngọc Hà là người Minh Hương và gia đình cô ấy đã rời Hội An di tản vào nam nhưng lúc đó bệ hạ đang tấn công các thành trì nên mỗi người một ngã, chúng thần đang tìm người thân của cô ấy và cô ấy vừa tròn mười tám tuổi đang ở khu người hoa của phường phú Hậu, chúng tôi cũng cử người bảo vệ cô ấy”.

Tên Minh Hương (chữ Hán: 明香) có nguồn gốc từ tên Triều đại mà những người này đã sinh sống: nhà Minh. Đến khi nhà Thanh thay thế nhà Minh ở Trung Quốc, xáo trộn chính trị khiến họ phải lưu vong sang đàng Trong. Cùng với người Việt, người Minh Hương là một bộ phận người Hoa có công rất lớn trong công cuộc khai phá vùng đất phía nam. Trong đó có tướng Mạc Cửu. Ban đầu chữ "hương" dùng chữ 香 có nghĩa là "hương hỏa" (香火), đến năm 1827 đổi sang chữ 鄉 nghĩa là "làng". Như vậy Minh Hương có thể hiểu là "làng của người Minh" và cũng có thể hiểu là "làng sáng sủa", sau được dùng để gọi cộng đồng người Hoa.

Hội Tam Hoàng (giản thể: 三合会) được hình thành từ thời phong kiến Trung Hoa, theo kiểu một tổ chức liên kết bí mật giữa một số gia đình hoàng tộc chịu ơn nghĩa của nhau và bảo vệ lợi ích cho nhau. Hội Tam Hoàng xuất phát từ phong trào chống lại nhà Thanh của người Hán vào thế kỷ mười bảy mà các vị tỉ-khâu chùa Thiếu Lâm ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) lãnh đạo. Tam Hoàng cứ thế lớn mạnh từ hết đời này đến đời khác cho đến thế kỷ mười chín, khi triều đình quyết định xử tử các thành viên của tổ chức này. Theo một số nguồn tin, sau khi thất bại, bị trấn áp một số phần tử đã di cư sang Đông Nam Á và mang theo cơ cấu tổ chức của Hội Tam Hoàng hoạt động tại quốc gia sở tại.

Lúc giao đấu tôi ngờ ngợ biểu tượng hình tam giác có chữ trên bắp tay của tên thủ lĩnh, ai ngờ đó là người của hội Tam Hoàng và may sao tôi chưa bị nhấm vào. Đó là những thông tin giúp cho tôi và tôi cũng muốn có tay chân trong hội đó nên gửi một lá thư với nội dung: ‘cho người trà trộn vào hội đó’. Sau một tuần vất vả làm việc, xưởng in đã tiến vào hoạt động, tôi quyết định lựa chọn cuốn Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ để in với một trăm cuốn. Cuốn sách này bao gồm hai mươi truyện, truyện nào cũng thể hiện một quan điểm chính trị, một thái độ nhân sinh, một ý tưởng đạo đức. Đó là những mong muốn về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng, trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người... Những giá trị nhân văn đó khiến tôi phải lựa chọn cuốn sách này.

Đến đầu tháng 6 năm 1805, việc xuất bản coi như xong và phân phối thử nghiệm tại kinh đô và bài báo đầu tiên cũng được xuất bản với sáu bản được ghi rõ chi tiết kèm hình ảnh. Tin thứ nhất tòa soạn và xưởng in cung đình chính thức hoạt động phục vụ người dân, tin thứ hai là xưởng in và tòa soạn sẽ thuê người lao động trả lường, tin thứ ba là giảm bớt đất phong của các vương và quan, đất sẽ trở lại của vua và cho mọi người thuê, tin thứ tư là cuốn Truyền kì mạn lục của danh sĩ Nguyễn Dữ được xuất bản một trăm cuốn đầu với giá hai mươi tiền Hồng Thanh bán tại kinh đô, tin thứ năm là triều đình thông qua quyết định ban hành Luật bảo vệ sự tự do cho báo chí, luật bảo vệ người lao động và luật sở hữu đất, tin sáu là triều đình mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây nhưng nhà vua tuyên thệ không gây ảnh hưởng tiêu cực tới văn hóa truyền thống dân tộc và lần đầu tiên hình ảnh nhà vua được chụp lại đăng trên báo ở trang tin thứ sáu.

Ngày hôm đó, toàn bộ người dân lẫn thương nhân cả nước đều kinh ngạc và thích thú với việc tin tức từ triều đình được cập nhật để lan truyền tới tay người dân, lúc này Ngọc Hà khi đọc báo cũng kinh ngạc: “Người cứu mình đêm đó là nhà vua ư”.

Các thương nhân cũng bất ngờ không kém với điều này, Tom thương nhân người Anh: “Vị vua này thật là thú vị”.

Tại bến cảng, thủy thủ của Bình nói chuyện với nhau về người hôm trước cho họ thuê đất là nhà vua. Bình thấy họ không làm việc nói: “Tâm trung làm việc đi”.

“Thuyền trưởng, anh đọc báo hôm nay chưa?”.

“Có báo rồi à”.

“Đại Nam mới có báo và có điều bất ngờ, người mà giúp chúng ta thuê đất là nhà vua đó”.

Bình kinh ngạc dựt tờ báo trên tay thủy thủ đọc, Bình cười: “Cậu ta là vua, hèn chi cái cảm giác của mình là đúng rồi” và vẫn để đọc báo cũng trở thành thói quen hằng ngày của người dân.

Chiều hôm đó tôi ăn cơm với Ngọc Châu, bình thường nàng ấy sẽ không hỏi tôi trước nhưng chiều đó nafnfng ấy hỏi tôi trước: “thiếp đọc qua bài báo hôm này rồi, nó rất tuyệt và thiếp thấy nó cũng giúp cho người dân nắm được thông tin”.

“Đùn rồi, mục đích của ta là vậy mà. Để người dân có thể đọc được những tin tức đó mà ta cảm thấy rất vui”.

“Nhưng xưởng in và tòa soạn chỉ có tại kinh đô thì làm sao có thể cung cấp đủ và truyền thông tin được”.

“Ta biết điều đó và mỗi thành và thị trấn ta đã lệnh phải có ít nhất một xưởng in và tòa soạn để xung cấp thông tin. Còn thông tin truyền đi ta dùng bô câu đưa thư nhưng trong tương lai ta sẽ thay thế bằng máy”.

“Chàng thật tuyệt vời”.

“Ta tuyệt vời mà” đang vui tôi nhớ ra sao hôm nay nàng ấy hỏi tôi trước vậy ta.

Tôi quay sang nàng ấy hỏi: “Hôm nay nàng có chuyện gì vui à”.

“Sao chàng biết vậy?”.

“Bình thường nàng vui nàng mới hỏi ta trước”.

“Thật ra không vui gì mấy, thiếp mới mở tìm được nhà cung cấp trà tân cương và một số loại trà từ các thương nhân”.

“Nàng thương lượng với họ”.

“Đúng rồi, thiếp thương lượng thành công một tấn trà các loại”.

Hèn chi nàng ấy vui ra mặt luôn mà nói không vui mấy: “Nàng thích là được rồi miễn đừng gây tổn thương cho bản thân”.

“Cảm ơn chàng”.

Ngành quảng cáo

Tối đó tôi cũng soạn thảo rồi duyệt các tấu chương, miền trung quanh năm bão lũ nên tôi rất chú ý. Mặt khác tôi cũng phải mua thêm các động cơ hơi nước hoặc chỉ ích phải tạo nhà máy lắp ráp động cơ hơi nước để phát triển ngành công nghiệp và quy hoạch để phát triển Nam bộ vì Nam bộ là vùng nông nghiệp lơn của cả nước. Hôm sau khi thượng triều tôi đi thẳng vào vấn đề chính:

“Việc in ấn đã được giải quyết nên việc cung cấp thông tin cho người dân sẽ được thuận tiện hơn. Mặc khác các loại giấy tờ in ấn hoặc các giấy tờ liên quan sẽ dùng song song chữ Nôm và chữ quốc ngữ trong mọi lĩnh vực. Các khanh phải chú ý".

Các quan đều xôn xao khi phải dùng song song hai chữ, tôi nói tiếp: "mọi thứ đều có mặt lợi và mặt hại, trẫm biết cân nhắc khi sử dụng nên các khanh đừng lo".

Có một quan đại thần lên tiếng: "về vấn đề tôn giáo của người Tây đang gặp khó khăn và các tu sĩ muốn in ấn các cuốn kinh thánh. Thần e sợ trong đó có vài thứ gây hại cho Đại Nam".

Các quan cũng lên tiếng: "đúng rồi ạ, không thể tin tưởng vào thứ đó được".

Tôi cũng đã nghĩ tới vấn đề này rồi nên tôi cho thái giám truyền thánh chỉ xuống lên tiếng: "việc in ấn các cuốn sách liên quan tới tôn giáo trẫm đã ghi cụ thể trong thánh chỉ nên khanh sẽ đưa cho các tu sĩ đó, các khanh quá thận trọng rồi".

Rồi các quan cũng không nói thêm gì nữa rồi các quan đồng thanh: “chúng thần tuân chỉ ạ”.

"Như các khanh đã biết trẫm chính thức mở một tòa soạn để sản xuất và phát hành báo chí, đưa tới mọi người dân các thông tin cần thiết. Các máy in sẽ thuộc quản lý của tòa soạn và tòa soạn sẽ thuộc hộ bộ".

Các quan đều gật gù với triễn vọng của tòa soạn và khen ngợi. Tôi cũng nói về vấn đề động cơ hơi nước luôn: "trẫm sẽ bàn tính với Tom về động cơ hơi nước. Trước mắt trẫm sẽ dùng vàng trong ngân khố để mua thêm động cơ hơi nước".

Thắng lên tiếng: "nếu dùng ngân khố để mua như vậy trong thời gian dài sẽ làm Đại Nam lâm vào nhiều thứ quá tầm kiểm soát".

Tôi thở dài đáp: "Trẫm biết điều đó và trẫm cũng tính mở nhà xưởng để sản xuất phụ tùng không bị phụ thuộc vào các nước đó. Hôm nay đến vậy thôi, bãi triều".

Khi thượng triều xong, tôi phải gặp phái đoàn của thương nhân Anh. Tôi cho Tom vào thư phòng, Tom cúi chào tôi: "Thần vinh dự khi gặp được bệ hạ".

"Trẫm muốn gặp ngươi bàn về một số thứ liên quan tới động cơ hơi nước, ngươi ngồi đi" rồi đưa ta chỉ vào ghế ngồi bên trái.

"Thần hiểu rồi ạ" và Tom đi tới ghế ngồi.

Khi ngồi xuống Tom cầm ly uống mọt ngụm nước rồi lên tiếng: "vậy là bệ hạ muốn mua thêm động cơ hơi nước".

"Ngươi đoán đúng rồi nhưng thiếu. Ngoài việc mua thêm động cơ hơi nước, trẫm muốn xây dựng nhà máy lắp ráp các bộ phận của động cơ hơi nước" tôi đáp lời của Tom.

"À thì ra bệ hạ muốn tiết kiệm chi phí. Bệ hạ quá sức tinh ý”.

"Ngươi cũng đâu kém gì trẫm. Với sự tinh tường đó của ngươi thì trẫm có thể tin tưởng được ngươi không?" rồi đặt ly nước xuống bàn và đưa đôi mắt nhìn thẳng vào mắt Tom.

Tom hơi lúng túng đáp: "thần không có ý gì đâu ạ".

"Trẫm chỉ nói vậy thôi. Phải ghi giấy trắng mực đen để đảm bảo đúng không?" tôi cười.

"Vậy để thần chuẩn bị ạ".

"Nếu ngươi chuẩn bị thì trẫm muốn thêm điều khoản dùng lao động Đại Nam và nô lệ da đen" tôi dặn them.

"Ngày mai sé đưa bản hợp đồng cho bệ hạ" và lui ra ngoài.

Tôi ngồi dựa lưng vào ghế nhắm mắt suy nghĩ về hội Tam Hoàng và việc phát triển vụ lúa, tôi ngồi bật dậy rồi mau chóng giải quyết các vấn đề còn tồn động. Tôi còn sai bên hộ bộ khai hoang các khu rừng và đào các con kêng để dẫn nước trồng chọt, ngoài ra còn cho nghiên cứu các giống lúa mới để thích nghi với môi trường.

Đến trưa tôi đến ăn chung với Ngọc Bảo, muội ấy cứ cười mãi khi các thiết kế của muội tạo ra các bộ đồ rất đẹp, rất hợp thời.

"Muội cười gì vậy?".

"Muộn vui lắm muội muốn các bộ đồ đó muội tạo ra sẽ được mọi người đón nhận".

Tôi gắp mực vào chén muội ấy rồi nói: "muội ăn đi, huynh sẽ giúp muội quảng cáo nó".

Muội ấy ngơ ngác nhìn tôi: "quảng cáo là gì?".

Tôi gãi đầu: "quảng cáo là việc dùng hình ảnh và chức viết để mọi người biết đến sản phẩm đó".

"Muội hiểu rồi".

Vậy là bữa ăn cũng diễn ra một cách thoải mái và vui nhộn. Tôi cũng lên kế hoạch cho việc quảng cáo sản phẩm một cách chuyên nghiệp và tôi dành một buổi để phát triển ngành quảng cáo.

Hôm sau, Tom cũng đưa tôi bản hợp đồng về vấn đề động cơ hơi nước, nhà máy lấp ráp và người lao động di cư. Phải tốn khá nhiều vàng nhưng tôi lại có nguồn thu khi bán các sản phẩm Đại Nam và cho thuê đất nhưng tôi cũng phải tính tới việc bảo vệ môi trường khi có nhà máy. Mặt khác Cẩm y vệ đã cài được người vào hội Tam Hoàng rồi và phân cấp của hội giống một quốc gia nhưng địa bàn lại rất rộng. Lúc thượng triều tôi nói những vấn đề mới cần giải quyết.

“Trẫm đã giải quyết xong vấn đề máy hơi nước, sau đây trẫm muốn phát triển ngành quảng cáo”.

Các quan đều không hiểu những từ ngũ đó và mơ hồ, tôi phải giải thích rõ cho họ hiểu: “Ngành quản cáo là khi có máy in và báo chúng ta có thể sản xuất tờ rơi và áp phích với số lượng lớn hơn. Sử dụng công nghệ mới này, mọi người có thể quảng cáo bất cứ thứ gì từ một cửa hàng đến các sản phẩm của triều đình, người dân hoặc các nghệ thuật dân gian địa phương. Mặt khác trẫm muốn tạo các bảng quảng cáo cở lớn tại bến cảng cho phép mọi thứ được phổ biến và truyền bá thông điệp từ người làm ra biển quảng cáo”.

“Nếu các hoạt động quảng cáo đó làm ảnh hưởng xã hội và vấn đề nhận thức người tiêu dùng lẫn thẩm mỹ của ngành quảng cáo đó dẫn tới nhiều hệ lụy” một vị quan lên tiếng.

“Khanh nói rất đúng và đi vào trọng tâm rồi đó, trẫm cho các khanh thời gian là một tuần góp các quan điểm, cách phòng tránh của bản thân về ngành quảng cáo rồi trẫm sẽ tổng hợp lại và soạn thành luật quảng cáo. Ngành quảng cáo sẽ thuộc hộ bộ còn việc tiến hành xây dựng các biển quảng cáo lơn thì Công bộ phải tính toán kỹ và trình lên cho trẫm”.

Vậy là việc quảng cáo cũng giải quyết xong.

Download MangaToon APP on App Store and Google Play

novel PDF download
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play