Tiếng Việt
NovelToon NovelToon

Bình

1. THỜI THẾ ĐỔI THAY VÀ GẶP GỠ

Từ bao giờ mà “Người đàn bà hà tiện của huyện Lâm Triều” lại ngồi trên chiếc trường kỉ khảm ốc xà cừ,  búi tóc con ốc đính ngọc trai, hai bàn tay nặng trĩu vòng vàng, đôi khuyên ngọc xanh lấp lánh trên tai, bà giờ đã nom như một vị phu nhân quyền quý, chẳng mảy may dính dáng đến cái vẻ bần hàn trước kia. Tà áo của bà cũng mượt mà bằng chất lụa tơ tằm, nhưng đôi tay lại in hằn dấu vết trai sạn, khắc khổ. Chị và Tý đang đợi bà giao việc, bữa nay là ngày đẹp nên nhà bà sắm sửa đồ đạc mới, chồng bà- một vị Lệnh Uý yêu dân như con đã thuê Tý và nhờ nó tìm thêm vài ba người nữa giúp ông tân trang lại nhà cửa, ông hứa rằng sẽ trả cho nó tiền thưởng xứng đáng. Thật may mắn là chị cũng là một trong số vài người ít ỏi ấy. Bà lớn hất cằm về phía Chị:

-Cái Thanh làm sao thế? Nhìn mày có chút sức sống nào không? Mày mà ốm ra đấy thì bà lại mang tiếng, có đảm bảo không thì bà mới dám nhờ?

Trông mặt mày Chị trắng toát nhợt nhạt, đôi mắt thâm quầng như nhiều đêm không ngủ, nhưng dường như nó không ảnh hưởng gì đến Chị, Chị rõng rạc đáp lại bà:

-Dạ thưa bà! Con làm được ạ!

Bà nghe thì lấy tay che miệng cười:

-Thế mà ông bảo thích cái mặt mày hồng hào cơ đấy, haha, ông nhầm to quá rồi!... Thằng Tý làm chứng cho bà , cái Thanh có cơ sự gì thì đừng đổ vạ bà đấy nhé!

Tý đáp nhanh không cần suy nghĩ:

-Dạ thưa bà, con rõ ạ!

Bà gọi với hướng chỗ chị đang cắm hoa ngoài sân nhà:

-Kiêm ơi vào têm cho bà miếng trầu!

Thấy có tiếng chị gái vọng lại:

-Vâng! Con lên ngay bà ạ!

Thì Bà quay sang nhìn Tý và Thanh xua tay:

-Thôi, chúng bây ra xếp mấy chậu hoa rồi bê cái tủ kia vào phòng của bà, mấy đồ lặt vặt khác thì chúng mày giao cho hai thằng ngoài cửa kia đi.

Tý nhận việc:

-Thưa bà thế chúng con đi ngay ạ!

Bà lớn gật đầu thì Chị và Tý cũng nhanh nhảu ra sân phân việc cho Trương, Phong. Phong thay giường, bàn ở phòng bà hai,  Trương đặt mấy cái bình gốm ở chỗ đã được đánh dấu, chị cắm hoa vào bình để Tý  đem đặt trên gian chính, gian phụ và các phòng khác. Sau khi xử lý xong số hoa thì chị bảo cả 4 đứa hộ nhau khiêng cái tủ cồng kềnh của bà lớn, bởi nó quá sức so với hai người. Bốn đứa hô hào nhau “2,3”, khí thế cũng chẳng kém ai, loáng cái là là tủ đã nằm gọn trong phòng.Quay lại sân chuyển đồ thì gặp được Lệnh Uý mới  xong công vụ về,  cả bọn niềm nở chào:

-Chúng con chào ông!

Lệnh Uý cũng trông khác hẳn, không dùng chiếc áo xỉn màu ngày nào nữa, đôi hài cũng chỉ mới dính vài hạt bụi, có vẻ cũng bớt đi phần nào vẻ ân cần:

-Ừ,Tý xong việc thì báo ông, ông lấy tiền cho bây… Mà cái Thanh nhìn mày hôm nay chán(gớm) thế!

Tý đáp lại ông:

-Vâng, đương nhiên chứ ạ!

Thanh cũng nhỏ giọng:

-Dạ thưa, mấy bữa nay con ốm, nhưng chốc nữa là khỏi ngay ấy mà!

Ông chằm chạp nhìn Thanh  vẻ không tin tưởng:

-Ông không ngờ mày lại dễ ốm thế đâu Thanh ạ! Thôi chúng bây cứ tiếp tục đi!

Ông đưa túi thuốc cho anh Cấn rồi dặn:

-Thuốc bổ đấy mày mang hầm gà cho ông, bà bảo dạo hay đau đầu , cho phân nửa thôi còn để bữa sau.

Anh Cấn ngó cái túi thuốc một lát, nhìn ông hỏi:

-Dạ vâng! Nhưng sao dạo này ông hay ra tiệm thuốc thế, ông không dẫn con theo cho đỡ đần ạ!

Mặt ổng đanh lại, giật lấy tay anh Cấn, liếc bọn Tý rồi lên giọng:

-Cái thằng này, ông đã bảo bao nhiêu lần rồi! Ông đi

đâu thì báo cáo với mày làm gì, ông mua thuốc bổ cho cái nhà này khỏe chứ không

để ốm yếu bệnh tật mà đi à!

Anh Cấn luống

cuống gật đầu:

-Vâng ông nói trí phải! Để con xuống bếp ngay ạ!

Ho hai tiếng rồi lại liếc bọn Tý, ông quay người tiếp bước vào nhà, anh Cấn cũng không dông dài nữa, cắm mặt cắm mũi chạy vào bếp. Bọn Tý lại tiếp tục công việc, vì còn kha khá đồ phải xê dịch, nên không ai muốn xao nhãng nữa.

Mới sáu tháng trước khi chị ghé qua, khuôn viên rộng rãi chỉ trồng tạm vài khóm thủy tiên, mào gà , râm bụt… cái ghế chị từng ngồi long cả đinh, nghiêng ngả như thể muốn làm chị bổ nhào ra đất, còn bà cả thường hay cấy thuê,chạy các việc lặt vặt như tụi Tý bây giờ mà với cường độ cao hơn, thường xuyên hơn. Bà vẫn luôn siết chặt chi tiêu trong nhà,thắt lưng buộc bụng, đến việc mướn chị dạy cho con gái mà còn chửi đổng xối xả mất ba ngày, dẫu hà tiện như vậy, chung quy vẫn không đủ miếng ăn, miếng mặc . Đời người không ai lấy hết của ai thứ gì, may ra gia đình đầm ấm, đùm bọc lẫn nhau. Con gái nhà này chỉ mới 7 tuổi, lễ phép, hiểu chuyện. Chị đã rất quý nó từ lần đầu gặp mặt, lần đầu cầm tay nó viết chữ giống việc được thấy mình trong gương thủa còn non dại. Tiếc là Chị chỉ được nhìn thấy một lần và chưa thể thấy được lần hai. Đến nay, đã sáu tháng kể từ khi đó, nơi đây như được khoác lên một chiếc áo mới, gột rửa nét bình phàm trước kia. Sự bình phàm được thay bằng sự sang giàu, những chậu Lan: nào là Lan bò cạp tía, Phi Điệp, Trầm Vàng,… những cây nhìn ngạo nghễ, oai hùng, phát ra sức hấp dẫn của đồng tiền: Mai Chiếu Thủy, Trực Quân Tử, Sanh,… Thật là vạn vật xoay chuyển, thời thế đổi thay, chỉ một cái chớp mắt cảnh vật tưởng chừng như đứng yên lại xoay chuyển khôn lường.

Dẫu đổi thay thế nào, người ta cũng chỉ lo được phần của người ta, đơn cử như thằng Tý, nó còn mừng xiết bao khi nhà Lệnh Uý này cơ ngơi lên, vì nó được mướn, thuê làm việc nọ, viêc kia, lại có đồng tiền

để dành cưới vợ. Làm sao nó suy xét đến cơ sự, nguyên do tại sao nhà ấy lại đột ngột giàu lên cho được. Cũng như việc khiêng vác, bưng bê của cả bọn đang làm đây, chỉ cố hết sức làm tốt việc mình thôi, hơi đâu mà tọc mạch như anh Cấn.

Do đầu  giờ Mùi cả hội đã khởi hành nên xử lí công việc khá nhanh, đến giờ Thân thì hoàn tất. Tý nghĩ là hỏi bà hay ông cũng như một, càng sớm lúc nào hay lúc đấy, để nó còn về sớm thổi cơm, mua bánh sừng bò cho

em nó, nó đi qua gian chính thấy bà bèn nói:

-Thưa bà, thế cho con hỏi còn tiền công của chúng con, bà cho con xin ạ!

Bà chưa vội đáp, cười nhẹ một cái:

-Mày đi mà hỏi ông, từ gian này qua qua hai cái phòng nữa thì ông đang ở đấy.

Bà chỉ qua hướng tay phải, thằng Tý cũng gật gù chạy đi luôn.

Trong lúc Tý loay hoay với tiền nong, thì Chị đi dạo quanh một vòng, ở tít sau các dãy nhà có một cái kho chứa khóa chốt cẩn thận, nền đất được quét sạch sẽ, cánh cửa cũng sạch bụi, dường như người ta vẫn thường xuyên lui tới. Chị đang bận suy nghĩ thì nghe có tiếng Phong gọi:

-Chị Thanh ơi về thôi! Ở lâu chốc nữa ông lại chửi, em còn phải về chăn lợn!

Chị vội vàng quay lại, hỏi Phong:

-Thằng Tý lại làm ông phật ý à?

Phong gật đầu than thở:

-Trời ơi, còn hơn thế! Ông đang dỗ bà hai thì nó đùng đùng xông vào, để bà hai lại càng giận ghê hơn! May ra nó vẫn còn khôn, biết nói là “ lúc nãy ông bảo con xong việc thì lên thưa với ông, con không biết mong ông bỏ quá cho”. Ông cũng kiềm lại để lấy tiền cho nó, rồi bảo cút ngay cho khuất mắt ông. Chị nói có khổ không?

Chị cười xòa bảo Phong:

-Nó như thế mà sắp cưới vợ rồi! Chú cũng phấn đấu đi, nó thẳng tính lại có lợi phần nào đấy!

Phong cũng cười nhưng có chút rụt rè, ấp úng:

-Đâu chỉ có mỗi nó, em cũng thế mà!

Chị nhìn phong rồi mừng rỡ:

-Ôi thế thì tốt quá! Chúc mừng chú nhé! Phải phấn đấu hơn nhiều đấy!

Lần này Phong rõng rạc hẳn, đôi mắt cũng óng ánh vẻ mong trờ, quyết tâm:

-Vâng! Cái này thì chị không cần phải nói, em sẽ cố gắng ạ!

Hai người chuyện trò đến cổng nhà Lệnh Uý, chỉ thấy mặt Tý tối hẳn đi, hai lông mày cứ nhíu chặt lại với nhau, tay cầm tiền mà mặt không tươi tỉnh được. Trương đã chán nản lắc đầu nhìn chị, chị liền an ủi nó:

-Thôi đi, về chị may cho mày bộ hỷ, như thế bõ tức chưa?

Thằng Tý có vẻ nguôi ngoai:

-Phải may cho Liên bộ đẹp nhất đấy bà chị!

Chị gật đầu,Tý lấy 50 văn cho chị để chị chia, nó được phần nhiều nhất: 14 văn vì là người kiếm được việc, còn lại là bằng nhau:12 văn:

-Có ai thắc mắc không?

Cả ba đứa đều lắc đầu, mọi người bắt đầu tản ra để về nhà.

Trên bầu trời, những gợn mây lăn tăn luyến tiếc không muốn rời đi, thành thử chị cũng thư thả được chút đỉnh, chị rủ Tý ghé qua tiệm sách, bởi để tìm được một cuốn sách hay không bao giờ được qua loa, nên chị đã định hình sẵn là phải mua quyển nào từ tối qua, sự háo hức của chị cũng được đền đáp,trên tay chị đã có sách rồi. Chị là khách quen ở đây, bữa qua chị có nhắn là chiều sẽ qua, ông chủ đã chuẩn bị sẵn mực, nghiên mực, bút mà chị hay viết:

-Đây! Vẫn như cũ nhé!

Chị lấy 15 văn ra trả cho ông, và cười vui vẻ đáp:

-Vâng! Cho cháu gửi tiền ạ!

Sau khi chị viết xong, kịp chào ông chủ rồi vội vàng rời đi. Thằng Tý còn gấp đi mua bánh sừng bò, không thì chả có cái gì sất. Nó kéo chị nhanh quá, thành ra chả thấy rõ ai với ai, đường nào với đường nào, bỗng “bộp”, chị ngã lăn ra đất, người tông phải chị cũng ngã theo. Chị chỉ thấy một nam nhân bảnh bao, áo quần nhẵn bóng, loại vải mượt nhất mà chị từng thấy, mặt cũng tuấn tú khôi ngô, chị đứng dậy  liền xin lỗi:

-Cho tôi xin lỗi! Có thất thoát chỗ nào tôi xin bù lại!

Cậu chàng chưa ngay trả lời, nhặt quyển sách rơi xuống đất trước rồi chỉnh lại mũ, một người nam nhân khác phủi  xiêm y cho cậu ta. Cậu ta vẫn đang phủi bìa sách thì người nam đi bên cạnh nói:

-Biết điều đấy, biết cậu nhà này là…

Cậu nam nhân che miệng cậu đi bên cạnh, thay lời nói tiếp:

-Cô đây không có bề gì là phúc phận của tôi! Mong cô bỏ quá cho!

Chị nhặt sách lên và tiếp lời:

-Vậy hân hạnh! Cho tôi xin phép đi trước.

Cậu ta nhã nhặn đáp:

-Vâng! Tạm biệt cô!

Thằng Tý ban nãy mặc kệ chị ngã  mà đi mua bánh, bấy giớ mới thấy ló mặt quay lại tìm.Thấy váy chị nhăn bẩn, nó gặng hỏi thêm, sau khi rõ sự tình liền đưa cho chị vài cái bánh sừng bỏ, coi bộ áy náy.Kết thúc một ngày dài, chị và nó cùng tiến bước theo con đường làng quanh co dẫn lỗi về nhà.

2

Đôi bàn tay run rẩy bám chặt cây gậy để khỏi ngã, đôi mắt híp lại đầy những nếp nhăn ngoằn nghòe, đôi chân đau nhức cố tiến lên nhanh phía trước, đó là cảnh một người bà đã cửu tuần đón tiếp đứa cháu ngoại. Nhưng lại được hai con ở đỡ hai bên tay cho vững, đứa cháu cũng chạy lại ôm bà:

-Thưa bà!

Bà đẩy nhẹ đứa cháu ra để cố nhìn cho rõ, nhìn từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, cuối cùng bà lắc đầu:

-Đẹp mã đấy! Nhưng mà gầy hơn lần trước! Anh mà không chịu ăn uống cẩn thận… ừ bà bắt luôn cho cô vợ về mà chăm! Haha! Chí phải!

Cậu cười tươi đáp lại:

-Thế thì lời cho con quá!

Bà quay lại ghế ngồi, cậu thay hai cô ở đỡ bà, bà chậm rãi nhưng không khỏi che đi sự niềm nở, vui mừng:

-Anh cứ nói thế thôi chứ đã chịu ưng cô nào đâu, toàn làm đau đầu mấy người già cả này. Mấy người tôi gửi tranh ấy, anh đã ngó qua chưa?

Cậu cẩn thận đưa ly trà cho bà:

-Bà ơi, là người ta không ưng con thôi chứ con nào dám từ chối ai!

Cụ uống ngụm trà và đưa lại cho ly trà cho cậu:

-Cái ngữ của anh thì muốn bao cô chả được, anh cầu công danh thế nào, tưởng tôi chẳng biết gì cho  được à?

Cậu cũng ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh, đưa tay ra hiệu với Tránh, Tránh lấy hộp quà gói một lớp lụa đỏ ra trước mắt cụ, cậu nói:

-Dạ! Bữa nọ cha con đem về một viê mã não, con nhờ người đúc cho bà một cái khánh.(  đoạn cậu

đương nắm tay bà), đã lên chùa cầu phúc rồi ạ!

Cậu đứng dậy gỡ lớp lụa đỏ, mở nắp hộp gỗ, nâng tay lấy chiếc khánh long lanh đeo vào cỏ cho bà,  đầu bà gật mãi không thôi, bà cười đến nỗi chẳng còn thấy đôi mắt nghiêm nghị sắc sảo nữa:

-Anh lớn cả rồi đấy! Mọi năm chỉ đòi quà tôi, đâu nghĩ có ngày tôi được nhận quà từ anh đâu nào!

Chỉ thấy cậu cũng cười rất tươi:

-Con cũng 18 rồi chứ ít gì, phải biết phân ưu cho bà chứ!

Bà gật nhẹ đầu:

-Đi đường dài mệt rồi, anh đi nghỉ đi!

Cậu cũng gật đầu thưa:

-Dạ, con xin phép!

Nói rồi cậu chào bà ra khỏi cửa, đồ đạc trên xe ngựa đã được chuyển vào phòng của cậu. Dải lụa đen  che kín khắp bầu trời, chỉ còn lại những đốm nhỏ vì sao xa, ánh nguyệt e thẹn lấp lửng đôi nửa, trên những con đường quanh co khúc khủy chả nơi đâu cậu ngủ yên giấc. Nhân đây cậu muốn đưa bản thân thư thái một vài khoẳng khắc, để ít ra không quá căng thẳng với đống sổ sách sắp phải tiếp nhận. Cậu đến phòng Lan, em họ của cậu, cô em đang rất chăm chú đọc sách:

-Đầu dường ánh trăng sáng/ Ngỡ mặt đất phủ sương..

Cậu rón rén đứng đằng sau cô em, vỗ vai cô em một cái:

-Một năm chưa học mà tiến bộ khiếp nhỉ!

Cô em giật thót mình rơi cả quyển sách đang cầm xuống bàn, lấy tay vuốt ngực:

-Hồn ơi về đi! Hồn về nhé!

Cậu thì ôm bụng cười, lúc này cô em mới liếc nhìn cậu, đôi mắt tròng trọc như sắp khóc:

-Anh Kim! Lan đã bảo là đừng trêu Lan kiểu đấy! Dễ chầu trời lắm!

Gương mặt nghiêm túc của cô em làm cậu phải nín nhịn cười:

-Được rồi, cho anh xin lỗi nhé! Anh có quà tạ lỗi đây!

Tránh lấy ra ba quyển sách và một hộp hoa quả khô. Cô em nhìn thấy hai mắt sáng rực, cũng dịu đi phần nào cơn tức giận , đưa tay nhận lấy hai món đồ. Cô em đưa hộp hoa quả khô cho cô ở, còn sách thì ôm lấy như vàng bạc, cô đắc ý lật trang đầu tiên:

-Xem nào “Binh Thư Yếu Lược”, em tưởng đời nào anh cho em đọc mấy quyển không vừa sức… ơ sao lại có chữ “Bình” ở trang đầu thế này, chữ này không phải của anh!

Cậu vội vàng:

-Đưa lại cho anh!

Cậu cầm lại quyển sách, xem kĩ quyển sách từ bìa, trang sách, tất cả đều mới toanh dẫu dính một vài vết bụi chiều nay, duy chỉ có chữ “Bình “ vừa  khô mực để lại dấu vết của chủ, mà nó đẹp, vừa cứng cáp lại không khuôn mẫu, nét chữ thanh thoát mềm mỏng nhưng không mềm yếu. Lần đầu cậu thấy được một con chữ thu hút đến thế!

-Anh lấy lại quyển này, đền em sau nhé!

Cô em bĩu môi:

-Em biết ngay mà, biết thế không lỡ lời!

Sự tò mò không khỏi chiếm hữu cậu, với lại cậu cũng phải đem trả người ta:

-Ở chỗ em, có cô gái nào tầm 14 15 biết chữ, quý con chữ, hay đọc sách không? À mặt hơi nhợt nhạt, thiếu sinh khí một chút?

Cô em ngay tắp lự trả lời ngay:

-Chị Thanh, chị Thanh viết chữ đẹp lắm, giống cái chữ “Bình” lúc nãy ấy! Nhưng mà mặt chị lúc nào cũng hồng hào, em chưa thấy chị nhợt nhạt bao giờ. Chị Thanh 15 tuổi mà, hơn em sáu tuổi đấy! Mà anh hỏi để làm gì?

Cậu lúc nghe cô em lúc lại nhìn chữ trong sách, nghe xong thì cậu không nán lại nữa:

-Anh nợ người ta ấy mà! Thôi thì anh phải đi nghỉ đây, cả ngày đi đường mệt lắm!

Nghe cậu cả ngày đi đường, cô em cũng không gặng hỏi nữa, cậu về phòng mình. Trong lúc chờ người ta chuẩn bị nước tắm, Tránh hối lối  xin cậu:

-Thưa cậu!

Là lỗi của con, con không phân biệt được sách nào của cậu, sách nào của cô ạ!

Cậu vẫn vui vẻ:

-Tránh đi hỏi giúp cậu cô Thanh ấy nhà ở đâu, họ là gì? Nhớ đừng để bà với Lan biết, không thì phức tạp ra. Nếu êm xuôi thì Tránh đã giúp cậu rồi.

Sau tiếng gáy liên hồi của chàng gà trống oai hung, ánh sáng đã nuốt trọn màn đêm. Một ngày mới của những người nông dân chân đất lại bắt đầu. Chị và Tý gặt lúa trên thửa ruộng nhà Chị, có cả chục người chứ chẳng ít, các cô các bác rất hăng say chuyện trò, cũng hăng say ở đôi tay. Cành lúa nặng trĩu vàng ươm, dấu hiệu của một mùa màng bội thu, năm nay có vẻ có một cái lễ ăn mừng ra trò. Tý thấy mặt Chị tươi tỉnh như mọi ngày:

-Chị khỏi ốm rồi à!

Quý-em trai của chị đến đưa nước trè mát cho Tý và Chị liền giành lời nói:

-Có bệnh gì đâu hả Tý, trước hôm đi nhà quan huyện chị đọc sách với thêu hoa cả đêm, có ngủ tí gì đâu. Lúc đi thì còn lấy phấn của mẹ đánh tí vào mồm. Tý xem chị anh có dở hơi không?

Thằng Tý cười khanh khách, tí là sặc nước:

-Dở hơi thật! Hahahaha

Chị cũng cười theo thằng Tý, cậu Quý lại lắc đầu:

-Đấy còn cười được, có dở hơi nhất cái huyện này không đấy chị tôi!

Nói rồi Quý đi ngay, đưa nước cho các bác, các cô khác, Tý vừa cười vừa thoăn thoắt cái tay, chị ngừng cười hỏi nó:

-Tý biết con cái nhà ai từ tỉnh về dạo này không?

Thằng Tý cũng ngừng cười để nghĩ:

-Hôm qua nghe mẹ bảo, đưa rau vào nhà bà bốn chữ thì thấy có xe ngựa lạ, với chuẩn bị nhiều món lắm, chắc con cháu nhà đấy! Năm nào chả về một lần, nhưng có thấy mặt bao giờ đâu!

Chị cũng thoăn thoắt tay:

-Nếu tử tế thì người ta sẽ trả lại thôi!

Thằng Tý kêu lên:

-Hả? Cái gì, chị đang nói cái gì đấy?

Các bà ngoảnh lên nhìn nó, chị cười khổ:

-Khe khẽ cái mồm thôi Tý ạ! Chị bảo hôm qua lúc chị ngã, Tý chạy đi đâu hả Tý? Chị động chúng một cậu nhà giàu lắm, quần là áo lượt, may là người ta không bắt đền bù gì, nếu đền thì chị làm gì còn tươi tỉnh được

như hôm nay?

Thằng Tý thấy chột dạ bèn biểu:

-Thôi chị nhắc làm gì nữa, em đang hộ chị gặt chuộc lỗi đây còn gì!

Chị chỉ cười thôi:

-Làm đi, mấy bữa nữa cưới vợ rồi, chững chạc lên!

Tý nghe đến vợ thì cũng vui đấy nhưng vẫn có gì đó tiếc cái tuổi dong chơi như này:

-Ừ! Em biết rồi mà!

3. Khi nào lấy chồng

      Giọt mồ hôi lăn tăn trên má, nóng hổi, vác trên vai bó lúa nặng trĩu, thơm tho, ngứa ngáy, ai nấy dẫu có mệt

nhoài cũng đang rất phấn khởi, vì một vụ lúa chiêm ngọt bùi, đẫy đà. Dành cả ngày trời giúp đỡ nhau, thật chẳng uổng phí công sức. Chị và Tý cũng trả công xong, thóc đã về đến nhà. Chị nấu chè đỗ đen, ngô nếp cho các cô các bác ngồi nghỉ mát dưới hiên nhà, các cô rôm rả như chợ Tết, ai ai cũng có chuyện muốn kể, quần áo ướt đẫm vị mặn của mồ hôi, ngăn sao được niềm hân hoan của các cô bác đây. Cô Trang thì thào:

-Úi giồi ôi! Các bà có thấy con Loan lần nào không? Từ hôm vào mùa chả thấy mặt nó đâu cả.

    Bác Hiền nói rõ to:

-Còn ở đâu nữa?... Nghe bảo nó sốt từ mấy bận trước rồi, không rời giường được, khổ thân con bé hay ốm đau, đã bao giờ làm được việc gì nặng nhọc đâu.

    Tiếng phe phẩy quạt nan của các cô, các bác đan với giọng cô Lai:

-Đâu như chị Thanh nhà mình nhỉ? Chả thấy ốm bao giờ, tính ra đỡ cần lo nhiều.

    Các bà cười khanh khách với nhau như công nhận điều đấy đúng, Chị ngồi trong xó bếp để múc thêm chè, tiếng nói chuyện vẫn rõ mồn một. Cô Trang lại nối tiếp câu chuyện:

-Như cái Loan là sướng nhất cái huyện này đấy, mai mốt lấy chồng chắc chắn chồng nó chiều nó lắm! Còn Thanh á…haha chỉ có khổ nữa khổ mãi, cạp đất mà ăn.

    Bác Hiền cũng gật đầu nguây nguẩy:

-Đúng rồi! Mấy thằng xóm mình thằng nào chả thích cái Loan, chắc nội trong năm nay nó chọn được thôi, đám nào nó ưng nhất thì cưới! Có gì đâu mà phải xoắn các chị nhỉ!

   Các bà lại cười một trận nữa, chị lên bê thêm chè lên:

-Con mời các cô, các bác xơi chè ạ!

     Các bà chỉ gật đầu, riêng cô Lai lại thích hay hỏi:

-À Thanh định khi nào lấy chồng đấy?

    Thanh đương trả lời thì cô Trang chen ngay họng để đáp:

-Bà này điên rồi à! Cái Thanh làm gì lấy được chồng, làm gì có ai thích hở bà? Phải không Thanh?

    Quý từ trong bếp mang thêm hai cái hũ để đừng chè, Chị nhìn chung quanh dò la một lượt:

-Dạ các bác, các cô muốn biết thì cũng dễ thôi, mỗi người cho con xin ba văn là đủ, bởi hễ nói ra thì tổn hại cho danh dự, cho cuộc sống cuả con, cũng như không ít người. Nó cũng có giá trị riêng của nó. Và đấy cũng là đáng cho một tin tức lâu dài.

   Bác Hiền vừa lườm vừa đanh giọng:

-Thanh chỉ khéo đùa nhỉ? Thanh có lấy chồng hay không thì làm sao nào? Ảnh hưởng gì đến bọn chúng mình? Làm gì quan trọng nào?

   Các cô, bác cũng gật đầu tán đồng với bác Hiền: “Đúng đấy! Làm gì mà quan trọng!”

   Chị lúc này cũng vừa cười vừa dọn bát:

-Vâng! Thế thì “ chúng mình” đừng đào sâu nữa, nếu không…

   Nghe có tiếng mẹ chị gọi:

-Thanh vào phụ mẹ một tay!

   Chị thưa đủ to để mẹ Chị nghe thấy:

- Vâng con vào ngay!

   Trước khi vào nhà chị không quên mời:

-Vậy các cô, bác ăn ngon miệng nhé! Con xin không tiếp nữa ạ!

   Đợi chị khuất bóng, cô Trang lại chửi đổng:

-Bố cái con dở hơi! Dã ai làm gì nó đâu mà nó phải làm mất cái không khí vui tươi của chúng mình!

   Quý đứng đấy nghe không xót chữ nào, đưa hũ chè cho cô Trang, bác Hiền:

-Con gửi chè cô, bác xin đây, cô bác dùng xong cho con xin lại cái hũ, chứ mấy bận nọ con toàn phải tự sang xin lại, như thế con cũng ngại và cô, bác cũng ngại.

   Bác Hiền đặt hũ trè xuống chõng tre, cô Trang thấy vậy cũng làm theo, bác Hiền mắt láo liên nhìn hũ trè rồi lại

nhì Quý:

-Thôi, chẳng dám! Mai nó lại sang tận nhà đòi tiền tôi thì có chết tôi không chứ hở?

   Quý thấy vậy cười trừ, cầm lại hai hũ trè:

-Vâng thế thì cho con xin lại! Nhưng mà bác cũng lo xa quá, chị làm sao dám sang nhà bác nữa cơ chứ! Tiện đây con nhờ bác bảo anh Khoan đừng hễ chiều chiều lại tìm chị con nữa, Chị con bận lắm, chả có mấy thời gian rảnh để tiếp anh mãi thế!

   Bác Hiền lúc này mặt đỏ tía tai, giục chồng bác vẫn im lặng từ rày tới giờ ra về:

-Ối giời ơi! Các bà xem chị em nó có kém cạnh nhau cái gì không? Kẻ tám lạng người nửa cân cả, giờ lại lôi cả cậu con trai quý giá của tôi vào đây này! Thôi tôi xin phép về trước không thì tôi ngất ở đây ngay chứ chả đùa!

   Bác lôi xềnh xệch ông chồng của bác ra khỏi đất nhà chị, các bà thì thầm nhau”thằng Khoan thích cái Thanh kìa”,

“ về thôi không khéo tí lại to chuyện, bà này độc mồm lắm chứ chả chơi!”. Quý

to giọng:

-Cháu chào bác, bác về cần thận nhé!

   Các cô, bác tản dần ra, vẫn có cô niềm nở chào Qúy:

-Cô về nhé! Cháu lanh miệng đấy!

   Qúy lúc nào cũng lễ phép:

-Vâng! Con chào cô, chào các bác ạ!

   Trên đường trở về căn nhà ấm cúng nọ, bác Hiền có hỏi chồng bà:

-Sao ông không nói được câu nào thế hả?

   Bác Danh nhìn bầu trời sắp khuất bóng:

-Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Bà làm người ta khó xử, chẳng nhẽ tôi lại vào cổ bà, dồn người ta vào chân tường à?

   Bác hiền tròng trọc nhìn bác Danh:

-Cái đấy thì có gì khó xử nào? Là con nhỏ đấy không biết điều, có gì tại tôi à?!

  Bác Danh thở dài nhưng cũng chẳng nặng lời:

-Thôi thì chuyện cũng qua rồi, bà chấp nhặt gì với bọn trẻ. Từ nay cũng bớt lại đi, con bé có điểm tốt rành rành ra đấy thì thằng Khoan mới để ý chứ?

  Nghe thấy nhắc đến con trai mình, bác Hiền xửng cào cào lên:

-Ông nhắc đến con nữa làm gì?! Có bao nhiêu cô không nhìn, lại đi nhìn cái ngữ ấy. Bảo sao cái Loan cứ kề cà chưa chịu lấy, là do cái ngữ ấy phá đám cả.

   Ông hừ một cái:

-Thôi bà bị con bé đó dắt mũi mãi vẫn chưa chừa à? Bà nhìn kĩ xem dâu hảo bà chọn có cái gì quý hóa nào? Hay bà sợ không quản được đứa giỏi giang, tháo vát như Thanh? Sợ là lấy về rồi con bé leo lên đầu bà ngồi, nên bà mới hay chạnh chọe.

   Lần này là tức đến nghẹn lời:

-Ông… Làm sao mà tôi phải thèm vào cái loại đấy!

  Chỉ thấy bác Danh phóng nhanh đi trước:

-Người ta mới không thèm vào cái loại nhà mình đấy!

   Thấy chồng mình nghiêm túc như vậy, bác Hiền không dám đôi co nhiều nữa, chỉ chạy theo sau bác Danh. Đôi bóng lúc song song, lúc thấp cao, lúc đan xen, cứ thế nhanh dần cho đến khi dừng lại trong căn nhà nhỏ của họ. Khoan thấy cha mẹ về liền rót chén trà, cho ba mẹ đỡ khát. Cậu chàng là một người con rất được, hiếu thảo, chịu khó, cò đang đương lúc dùi mài chữ nghĩa chuẩn bị cho kì thi hương, là một người nuôi chí lớn. Mẹ cậu không khỏi thấy tự hào, thường hay khoe khoang cậu trước bà con chòm xóm. Trông không khí giữa cha mẹ có hơi bất thường, cậu chàng liền thưa:

-Dạ thưa! Con có gì không phải phép xin thầy,u đừng giận quá, kẻo ảnh hưởng sức khỏe. Con đã đun nước nóng, thầy,u tắm xong thì con mời thầy, u lên nhà xơi cơm ạ.

   Bác Hiền tỏ vẻ giận dỗi:

-Anh thì thương gì tôi đâu! Anh chỉ thích làm xấu mặt tôi, xấu mặt cái nhà này!

   Cậu chàng có vẻ ngơ ngác:

-Dạ xin u nói thêm!

   Mặt bác Danh có vẻ đanh lại thêm, lần này bác Hiền không làm tới nữa, đổi giọng ngay tức thì:

-Nào có việc gì đâu, anh thích ai thì cứ đường đường chính cho u, không cần lén la lén lút làm gì. Phải không ông? Phải không thầy nó?

   Cha cậu Khoan mặt dịu hẳn đi, còn cậu chàng thì lại mừng rỡ đáp:

-Dạ, thế thì tốt quá rồi!

   Bữa cơm hôm đấy có người vui mừng, có người tiếc nuối, có cả người nhìn thấu hồng trần. Thế nào cũng được, nhưng khi đã nên vợ nên chồng- một người cương thì một người nhu, đổi lại cho nhau, phải chỉnh lại cho nhau những điều chưa đúng đắn, phải lẽ. Hai người phải chân thành, tôn trọng, nhẫn nãi, nhường nhìn lẫn nhau thì mối quan hệ mới vững bền, dài lâu.

Download MangaToon APP on App Store and Google Play

novel PDF download
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play