Tiếng Việt
NovelToon NovelToon

Tự Kính Ái Ngọc Nha

Chương 1: Tự Kính

Trấn Vọng Giang phía đông giáp biển, người dân ở đây kiếm kế sinh nhai chủ yếu từ nghề chài. Vào sâu trong đất liền một chút, đất đai tuy không màu mỡ, khí hậu có chút bất thường nhưng dân chúng Vạn An từ lâu gắn bó với trồng lúa vẫn là chủ yếu, tính đi tính lại, thiếu nhất vẫn là người đọc sách.

Trấn Vọng Giang sinh tồn khắc nghiệt, thế nhưng nuôi ra toàn những bậc hiền tài. Thuở ấy, tỉnh Hoan Châu một kỳ thi cho ra mười vị cống sinh, thì ắt hẳn cái trấn Vọng Giang nhỏ nhoi lấy được một, hai danh ngạch rồi. Đều là các bậc tinh túy trong tinh túy.

Thôn Quỳnh Phương giáp biển, nơi đây càng nhiều người theo nghề chài, nghèo khó từ đời này sang đời khác học sinh mỗi năm ít lại càng ít. Nhà họ Tự cũng là gia truyền nghề ngư phủ, lão gia họ Tự may mắn mò được dạ minh châu, vật ấy vô cùng sang quý, sang hôm sau lập tức được thương gia mua tiến cống cho quan gia. Bởi thế, năm đó cả một thôn, có một mình nhà họ Tự có tiền cho con trai độc đinh đi học viện trấn trên học con chữ.

Tự Kính từ nhỏ đã thông minh vô cùng, quanh làng khắp ngõ ai cũng khen hắn là Văn Khúc chuyển thế. Bởi hắn một tuổi đã biết nói, mười bốn mùa trăng nói còn sõi hơn đứa nhỏ hai, ba tuổi trong thôn. Lớn hơn chút biết giúp mẹ chăm gà, giúp cha đan lưới, lên bốn đã biết nhận chữ, làm vè. Hẳn ông trời thương hắn hiếu thảo, mới đem dạ minh châu cho cha của hắn, để hắn có cơ hội đến học đường.

Tự Kính cũng không phụ cái danh Văn Khúc chuyển thế của hắn. Hắn ở học viện cũng là người vô cũng ưu tú, học tới năm thứ ba, trình độ siêu việt, học phí của hắn cũng được trường miễn cho, còn phụ cấp cho hắn ít tiền giấy bút. Với người trấn trên một quan tiền một tháng cũng không cao, nhưng thôn Quỳnh Phương của hắn, một quan tiền cha hắn đi biển nửa năm mới để dành được.

Năm mười một tuổi, phu tử trong lớp cho hắn thi thử đồng sinh. Dù sao hắn học vượt lớp,  mọi người trong lớp hắn đều thi, hắn cũng không thể lạc loài. Ấy thế mà chỉ mang danh thi thử cho biết, hắn một đường đi lên, thế mà đậu luôn Giải Nguyên, làm Tú Tài lão gia.

Thôn Quỳnh Phương nhỏ xíu, lần cuối có người đậu tú tài cũng là hơn một trăm năm trước. Cả thôn mừng rỡ khôn xiết, nhà ai có của đều mang đến nhà hắn chục quả trứng gà, miếng thịt, có tệ lắm cũng là vài cân khoai. Trên dưới Tự gia nở mày nở nở mặt, cha hắn cũng nhờ thế được quan trên cho làm trưởng thôn.

Phụ thân Tự Kính nói ra cũng là người từng học đồng sinh, chẳng qua cha Tự không yêu thích học tập. Năm ấy gia đình từ bên ngoài chạy nạn đến, gia cảnh cũng nghèo nàn, cha Tự cũng bỏ bút cầm lưới mưu sinh. Nhưng thân phận đồng sinh vẫn rất hiếm lạ, bởi thế dù trong thôn bài ngoại, cha hắn vẫn lấy được mẹ hắn.

Mẹ hắn cũng là đệ nhất mỹ nhân thôn Đào Thiển bên cạnh, gia cảnh cũng xem như khá. Coi như là trai tài gái sắc trong mấy thôn xung quanh. Cha tuấn tú, mẹ xinh đẹp, đủ hiểu hắn cũng không thể nào xấu được, nếu không phải nhà hắn làm ngư phủ, có khi còn được gọi là thiên kiêu chi tử. Hơn nữa hắn đậu Tú tài quá sớm, tiền đồ vô lượng, liền được huyện lão gia hứa gả con gái chính thất cho.

Nhưng cuộc đời cũng không hoàn hảo vô khuyết như vậy, năm đó hắn đậu Trạng Nguyên trên đường cùng cha mua sắm đồ chuẩn bị làm mâm cỗ đãi thôn dân thì gặp giặc cỏ. Cha hắn thì chết. Hắn bị thương ở đầu, khi tỉnh lại đã là ba ngày sau. Mắt. Cũng không còn nhìn thấy được nữa.

Chức quan không thể làm, cái nghề làm quan này kiêng kị nhất người có tật trong mình. Hôn sự cũng bị hối. Mẫu thân lo tang ma cho phụ thân xong, còn phải bán tháo của cải cho hắn chữa trị đôi mắt. Chỉ trong một năm, hắn biết cái gì  gọi là lòng người ấm lạnh, cái gì là ngựa ngã người đổ. Sau hai năm, mẹ hắn cũng mắc bệnh, hắn người mù còn luôn chìm vào đau khổ nên cũng không phát hiện, bà chưa kịp nhìn con trai lấy lại ánh sáng cũng nối bước theo cha của hắn. Ngoài cái công danh ra, hắn chẳng còn cái gì.

Mắt hắn chẳng nhìn thấy, con người càng trở nên u ám, nhà cửa đất đai cũng bán tất chỉ còn một ngôi nhà ba gian ở ngoài rìa thôn. Những cô nương mến mộ trước kia đều chê bai hắn, hắn thực sự trở thành kẻ vô dụng rồi. Từng là chim đại bàng vươn rộng sải cánh giờ đây ngã xuống, cựa mình cũng khó mà làm được.

Nhưng Tự gia trước nay độc đinh, mẹ hắn trước khi mất đã dặn hắn phải tìm được người nối dõi cho Tự gia. Bất hiếu quá tam, vô hậu vi đại. Hắn cho dù không chữa mắt nữa cũng nhất định phải để ra một khoảng tiền cưới vợ sinh con.

Thôn Thiên Sơn quanh vùng đều là vùng núi đất đai cằn cỗi, trồng lương thực thu chẳng được bao nhiêu. Trên núi lại có lão hổ cùng sài lang, dù có sơn trân dị bảo người dân cũng chẳng dám lên núi kiếm. Bởi thế mà quanh năm nghèo đói. Tự Kính nghe vị đại phu vẫn hay chữa trị cho hắn nói, thôn Thiên Sơn có một tiểu hài tử ngũ quan xinh xắn ngọc mài nhưng lại có tật. Chính là bán nam bán nữ trong truyền thuyết, số phận vô cùng đáng thương, sinh ra đã được xem là mang phận đê tiện. Dù có thông minh đáng yêu cách mấy sau này cũng gả làm thiếp cho mấy lão thương nhân hoặc bán làm tiểu quan mà thôi.

Mẹ đứa nhỏ lớn tuổi lại lâu có thai, sinh ra cậu cũng nhiều năm không sinh được thêm con. Cứ thế nuôi một năm lại một năm, giờ cũng đã được bảy tuổi. Giờ mẹ đứa nhỏ lại mang thai, bụng nhọn lại thèm chua, hẳn là con trai. Gia cảnh nghèo khó không thể nuôi được hai đứa, dù cha mẹ cậu không muốn bán, sau này cũng bị trưởng thôn ép bán mà thôi. Dù sao thôn dân ít học lại thích nghe lời đồn, cho rằng trẻ con sinh ra là song tính nhân là vô cùng xui xẻo, sẽ khiến vận mệnh cả thôn ảnh hưởng. 

Tự Kính lúc ấy nghe mà vô cùng thương xót, cảm giác cả hai có cùng số mệnh bị ông trời bỏ rơi, nghĩ chẳng bằng mình mua đứa nhỏ về làm vợ nuôi từ bé. Bản thân hắn hiện giờ không có cô nương nào muốn gả, đứa nhỏ sinh kia cũng không thể nào lấy thân nam nhi mà đi cưới vợ được. Đều là thân bất hạnh hơn nữa đứa nhỏ còn có thể sinh con cũng có thể giúp Tự gia nối dõi tông đường có khi chính là tuyệt phối. Hắn cũng không thiếu một chén cơm để nuôi đứa nhỏ lớn.

Nghĩ thông suốt Tự Kính nhờ bạn nối khố cầm năm quan tiền đến thôn Thiên Sơn hỏi vợ, nói thẳng ra chính là mua vợ. Phụ nhân không muốn bán con đi nhưng thà rằng bán cho cử nhân lão gia làm vợ còn hơn là bán làm tiểu quan, nàng rơm rớm nước mắt cầm lấy túi bạc tiễn con trai đi.

Chương 2: Người nhà

Ta tên Đậu Đậu, sinh ra ở Thiên Sơn thôn. Trong thôn nhân khẩu có gần ba trăm người, nhà ta nhân khẩu có ba người. Nương ta năm nay hai mươi chín, cha ta ba mươi mốt tuổi, còn ta, tháng sau thì được bảy tuổi rồi. Lão Hoa hàng xóm nói nương sắp sinh cho ta một đệ đệ, đệ đệ là như nhà Minh Minh vậy, vậy là nhà ta sắp tới, nhân khẩu bốn người.

Ta không có bạn, từ rất lâu rồi khi ta còn nhớ được, nương không cho ta ra khỏi nhà, cũng không cho ta chơi với người khác. Ta cũng không biết tại sao lại như thế, cha nương rõ ràng vẫn thật thương ta, sao lại không muốn ta vui vẻ được chứ. Nhưng hôm nay một vị thúc thúc từ thôn khác đến đây, nói muốn mang ta đi, ta mới hiểu tại sao ta không được gặp người khác, bởi vì ta không giống Minh Minh, Minh Minh sẽ lấy vợ, còn ta chỉ có thể gả đi, giống như nương bây giờ, mang thai con của người khác.

Ta không muốn đi, rõ ràng là ta vẫn còn nhỏ, còn một tháng nữa mới được bảy tuổi, các tỷ tỷ trong thôn, sớm nhất lấy chồng là mười bốn tuổi, còn rất lâu rất lâu. Ta còn muốn ở với cha nương, còn muốn nhìn thấy đệ đệ trong bụng nương ra đời, gọi ta ca ca. Nhưng nương khóc thật nhiều, mắt đều vừa sưng vừa đỏ. Mắt cha cũng đỏ. Lão Hoa hàng xóm nói, phụ nhân mang thai không được khóc, nếu không sẽ hỏng bụng. Ta không muốn mẹ khóc, cũng không muốn đệ đệ bị hỏng. Ta nghe nương, vào phòng xếp quần áo, đi theo vị thúc thúc lạ kia.

***

Sáng nay Tự Kính đưa cho bạn nối khố Đại Hổ năm quan tiền, nhờ hắn qua thôn Thiên Sơn hỏi giúp đứa nhỏ Đậu Đậu của Lê gia làm vợ nuôi từ bé.

Đại Hổ bất ngờ lắm, tuy là bạn cùng trang lứa, hai người vẫn khác nhau cả một bậc. Tự Kính chính là Cử nhân lão gia, gặp quan có thể miễn quỳ, còn từng diện kiến Chúa thượng. Trong lòng hắn Tự Kính cao cao tại thượng, đến lấy công chúa cũng không có chuyện gì hiếm lạ. Chỉ qua một hồi tai nạn, không ngờ lưu lạc đến độ phải lấy đứa nhỏ bất nam bất nữ.

Đại Hổ vẻ mặt phức tạp cầm theo túi tiền, cuối cùng vẫn theo thói quen nghe lời lão đại mà đi đến Thiên Sơn thôn, rước vợ nhỏ của lão đại về.

Tự Kính chờ từ ban sáng, dù biết thôn Thiên Sơn trên núi, đi không gần, nhưng qua giờ Tỵ( 11-13h) Đại Hổ vẫn chưa về, hắn ngồi chờ sốt ruột cơm khoai trên bàn cũng chẳng hạ miệng được. Cũng chẳng biết lại chờ thêm bao lâu, mắt mù rồi quả nhiên bất tiện, hắn mới nghe được tiếng gõ cửa ngoài cổng. Hắn ngồi chân tê rần không đứng dậy được, miệng lại ra vẻ cao lãnh, nâng giọng nói vọng ra: 

“Vào đi.”

Một tiếng chân mạnh mẽ có lực đạp xuống mặt đất nghe huỵnh huỵnh, còn lại tiếng chân nghe như tạp âm, là tiếng lê chân trên mặt đất của giày cỏ. Tự Kính có chút hồi hộp, nhưng vẫn vờ như bình tĩnh.

“Đại Hổ, về rồi sao. Ta nghe còn có tiếng của người khác, là ai vậy.”

Đại Hổ biết lão đại của mình lại giả vờ lạnh lùng, cười dùng bàn tay đẩy lưng đứa nhỏ vẫn lẽo đẽo sau lưng.

“Ta dẫn theo vợ của ngươi đến cho ngươi, ngươi chăm sóc người ta cho tốt. Ta cũng về với vợ con đây.”

Tiếng đóng cổng vang lên, Tự Kính lại hồi hộp. Không phải kiểu hồi hộp như muốn làm gì đứa nhỏ. Dù sao hắn đã trưởng thành, đọc qua bao quyển sách, cho dù nông thôn không quan tâm, nhưng hắn đã đi qua kinh đô, cũng hiểu tảo hôn là không đúng. Hắn chỉ là lâu rồi mới ở chung với một người như vậy, cũng không biết đứa nhỏ có đồng ý hay bị ép phải sang đây. Hắn cũng ngại ngùng bản thân hơn đứa nhỏ mười ba tuổi, chẳng biết nên xưng hô thế nào cho phải.

Yên lặng kéo dài một lúc, mãi đến khi bụng đứa nhỏ reo lên. Nó xấu níu vạt áo từ vải sợi đay, lấy can đảm mở lời.

“Thúc thúc mạnh khỏe, ta gọi Đậu Đậu, ngài là phu quân của ta sao.”

Đứa nhỏ hỏi tuy ngây ngô, lại làm hắn giật mình quên cả lo ngại. Tự Kính hướng về nơi lúc nãy phát ra tiếng nói cười, giọng trầm ấm đáp. 

“Ta tên Tự Kính. Từ hôm nay sẽ là người nhà của ngươi.”

Vẫn may hôm nay trời vừa vào đông, hơi lành lạnh, đồ ăn lúc sáng Đại Hổ nấu cho hắn vẫn còn ăn được. Hắn hướng về phía đứa nhỏ hỏi.

“Ngươi có biết nhóm lửa không?”

“Biết, ta ở nhà vẫn luôn giúp mẹ làm” - Đậu nhỏ đáp.

“Vậy người vào trong giúp ta hâm đồ ăn, giờ chúng ta ăn tối có được không?”

Đậu Đậu xấu hổ, đây là lần đầu nhóc đến một ngôi nhà khác, thế mà đã không biết xấu hổ ăn đồ ăn của thúc thúc rồi. Người trong thôn nghèo khó, thức ăn rất quý, bình thường qua nhà hàng xóm mà đang ăn cơm thì cũng sẽ không chủ động mời khách, người mà giờ ăn cơm của người khác lại đi qua mới bị xem là người xấu tính, không có cha nương dạy. Vậy mà giờ bé con lại mới vào nhà đã đòi cơm rồi.

Cậu nhóc vừa đi vừa la cái bụng hư không biết giữ im lặng gì cả vừa đi vào bếp nhóm lửa hâm cơm. Theo Hân tỷ tỷ nói, đây là bữa cơm ra mắt nhà chồng, phải làm cho tốt.

Đã vào danh ngạch cử nhân, dù không làm quan, một năm sẽ được nhận được trợ cấp hai mươi quan tiền, ba thạch gạo loại một, miễn các loại thuế và sai dịch cho gia đình trong vòng ba đời. Bởi thế dù là người mù, không làm ra tiền, miệng ăn núi lở thì Tự Kính vẫn không thiếu cơm. Bởi vậy khi Đậu nhỏ vào phòng bếp, thấy cơm nấu với khoai, khoai độn rất ít thì mồm há hốc cả lên. Nếu theo lời Hân tỷ tỷ, hẳn mình được gả vào nhà giàu rồi. Trong thôn làm gì có chuyện ăn sang như thế, bình thường bữa mà Đậu nhỏ ăn chính là khoai lang cắt nhỏ nấu với nước thành cháo, nương mang thai đệ đệ, thèm lắm cũng cho thêm một nắm gạo vào nồi cho bớt vị khoai thôi.

Tự Kính lo trước có khi hôm nay người sẽ về, trên mâm cơm có hai quả trứng luộc, một đĩa thịt xào, canh rau dại và cơm. Đậu Đậu trừ ngày Tết được nếm chút thịt, làm gì được ăn ngon như vậy. Nhưng nương dạy rất tốt, Đậu Đậu chỉ gắp thịt khi thúc thúc bảo hãy ăn thịt đi. Đây là đồ ăn của thúc thúc, vẫn là nên gắp cho thúc thúc ăn. Thúc thúc không thấy đường, cũng không có cha nương, còn tội nghiệp và đáng thương hơn Đậu Đậu nữa. Đậu Đậu vẫn còn cha nương, sắp tới còn có thêm đệ đệ. Thôi thì cho thêm thúc ấy làm người nhà mình vậy. Phu quân thì hẳn là người nhà nhỉ?

Tự Kính không biết đầu đứa nhỏ đang nghĩ gì, còn đang thương tiếc cho cậu ngoan ngoãn hiểu chuyện lại không tham ăn như đứa nhỏ bảy tuổi khác. Hắn thầm thở ra một hơi, thôi, thương đứa nhỏ này, hắn sẽ chở che cho cậu cả đời vậy.

Đã vào cửa, thì là người nhà của hắn rồi.

Một vài bối cảnh về truyện

Bối cảnh truyện để mọi người càng hiểu rõ, tiện hiểu rõ. Khi được 1000 view mình sẽ xoá chương này.

Trong truyện địa hình + khí hậu khá giống nước ta, tính chất lịch sử gần giống (không bàn luận về tính học thuật của triều đại & lịch sử, chỉ là hệ tham chiếu)

-> Phân chia thành Sĩ-Nông-Công-Thương. Chia người làm 3 loại: Thượng cửu lưu, Trung cửu lưu, Hạ cửu lưu.

-> đất nước nông nghiệp thủ công, trồng lúa nước một năm hai mùa, nuôi trâu bò (trâu quý hơn bò) Trâu là gia súc hỗ trợ nông nghiệp, người giết trâu, bò để ăn thịt; người trộm trâu bò của người khác đều phán án tử. 

 

Đất nước Vạn An, trị vì bởi Lê tộc (triều đại giả tưởng), gồm 9 Đạo (có xem như tỉnh bây giờ). Dưới Đạo là Phủ, dưới phủ là Châu, dưới Châu là Huyện, dưới Huyện là Trấn và thôn.

Trấn được xem là trung tâm của một huyện (giống như thủ đô của một nước) dù bản chất là thôn nhưng so ra về phát triển vẫn hơn thôn rất nhiều. Một huyện có nhiều thôn nhưng chỉ có một Trấn, Trấn không tương đương với huyện.

Chức quan Tri huyện (huyện lão gia được nhắc trong truyện là chỉ huyện ở bên trên) là hàng Thất phẩm quan viên. Người thi Hương đỗ dưới hạng 3 ( hạng 4 trở đi sẽ được). Trong truyện Tự Kính đỗ đầu thi Hương đạt Giải Nguyên, lại qua hai kỳ thi Hội và thi Đình. Đỗ được thi Đình bảng đầu mới được làm Đình Nguyên - hay còn gọi là Trạng Nguyên. Chính là học vị tiến sĩ chứ không phải Hương cống (Cống sĩ), nếu mắt không bị mù chức quan thậm chí còn cao hơn Tri huyện không chỉ một một bậc. (Lão Tri huyện thật biết đầu tư)

Đơn vị khối lượng:

1 đồng \= 3.78g

1 lạng \= 10 đồng (37.8g)

1 nén \= 10 lạng (378g)

1 cân \= 16 lạng (604,5g)

1 yến \=  10 cân (6kg)

1 bình\= 5 yến (30kg)

1 tạ \= 10 yến (60kg)

1 quân \= 5 tạ (300kg)

1 tấn \= 10 tạ (600kg)

1 thạch \= lượng gạo trung bình một người ăn/năm \=150kg ~ 3 tạ

1 đấu \= lượng gạo ăn trong một ngày ~ 0.4kg

1 giạ \= ~18kg

Trong truyện mình sẽ dùng lạng, cân, yến, tạ, thạch, đấu.

Đơn vị diện tích:

1 mẫu \= 3600m2 \= 10 sào

1 sào \= 360m2

1ha hiện nay \= 10.000m2 -> 1ha\= ~3 mẫu

Ruộng giống gieo 1 giạ/ công, ruộng cấy gieo nửa giạ/ công (16-20kg giống/1000m2). Ruộng tốt, lại mưa thuận gió hòa năng suất 1 ăn 70, tức 1 công đất từ 1 giạ lúa giống thu được 35 giạ lúa chín -> 1 mẫu đạt 126 giạ \= 2.268kg. (đây là đất phù sa màu mỡ nước đầy đủ ở vùng đồng bằng) còn ở nơi hai bạn nhỏ ở chỉ thu được 1000kg là cao.

 -> 1 mẫu đất/năm hai mùa thu được 13 thạch lúa. được gần 10 thạch gạo. Đó là xét đất tốt, đất xấu thu được cũng chưa tới 10 thạch lúa một mẫu.

Hiện đại năng suất trung bình là 3.060kg/ mẫu. (đây đều là nói lúa tươi chưa trải qua phơi lúa xát gạo) nếu để thành tỷ lệ hao hụt là 20% tức một mẫu cực tốt trồng thành gào được 1.814kg gạo. 

Bàn về thuế, 

Người có ruộng nộp thuế theo ruộng, người không có ruộng không phải nộp thuế. Người có 1-2 mẫu ruộng nộp 1 lượng bạc tiền thuế đất, 3-4 mẫu nộp 2 lượng bạc, trên 5 mẫu nộp 3 lượng bạc. Nộp thêm tô ruộng 3 phần trên tổng thu. 

Nam nhân 16 tuổi được xem là trưởng thành, có thể sưu binh, gia đình chỉ có một nam không phải đi sưu bình, lao dịch. Nhà có trên hai nam từ 16-50 thì khi có thông báo, một người phải đi. Không đi phải đóng 15 lượng bạc trên hộ gia đình.

Đơn vị tiền tệ:

(1 quan\= 10 tiền \=100 xu \= 1000 đồng/ văn. các đơn vị tiền đều là đồng xu có lỗ vuông ở giữa, có in chữ, phân biệt bằng kích cỡ và chất liệu, được xâu lại một xâu mười đồng xu. Cao hơn quan là bạc nén và vàng nén (lượng bạc lượng vàng chính là bạc nén cùng vàng nén). Đều là hình đồng xu nhưng không có lỗ ở giữa. 1 vàng \= 10 bạc \=10 quan(1 quan \= 1 lượng bạc) cũng in chữ để tránh người dân đúc tiền hoặc đun tiền làm trang sức - trong đây sẽ sử dụng văn nhiều hơn để tránh nhầm lẫn. 

(Bàn về giá trị của tiền. Người ta đi làm công bình thường, ví dụ bồi bàn, một ngày được mười đồng hay 30 văn, một tháng kiếm được 900 văn là gần một quan(lượng) đây là chỉ thu nhập trấn trên. Cha Tự đi làm nửa năm để dành được có 1 quan tiền đủ hiểu nghề đánh cá khi xưa rất khốn khó. Vì khi xưa quan niệm cái gì nuôi trồng ra mới có giá trị, như con heo con gà, cây lương thực. Còn cá hay trái cây dại giá rất thấp vì ai cũng hái được bắt được, muốn được giá chỉ có thể vào trấn bán vì trong trấn không có, giá trị mới cao. 

Quy đổi thực phẩm theo giá trị:

Một cái bánh bao chay giá 2 văn, bánh bao thịt giá 3 văn. 1 cân thịt lợn ~0.6kg giá 12 văn. 1 cân gạo giá 8 văn (1 thạch \=250 cân) -> 2 lượng bạc,

-> 1 nhà nếu có 2 mẫu đất tầm trung, thu hoạch một năm hai vụ được 10 thạch lương thực. Giao thuế sở hữu ruộng 2 lượng (1 thạch gạo), lại nộp lên địa tô ~ 3 thạch gạo. Vậy là một năm làm sau khi nộp thuế còn 6 thạch gạo. Đủ nuôi một hộ gia đình không đông con, chưa nói đến dành dụm. Đây mới chỉ tính là lương dân sở hữu ruộng. Người bị bán làm nô bộc, không được tư hữu, con cái đời đời làm nô. Người không có ruộng làm thuê địa tô nộp 6 phần, thuế ruộng sẽ do nhà địa chủ ra. Có thể nói người giàu càng giàu vì sở hữu trên 5 mẫu thì dù có bao nhiêu cũng chỉ đóng thuế đất 3 quan, mà cho thuê thu địa tô vẫn như cũ 6 phần, đóng thuế đất và tô xong  một năm lời hơn 1 thạch thóc/ mẫu. Đây xem như 2 quan tiền, một làm ngư dân một năm dành dụm lắm cũng chỉ được 2 quan.

Xét riêng Trấn Vọng Giang. Cả một huyện chỉ có Trấn là có học viện lẫn lớp dạy vỡ lòng. Dạy vỡ lòng một năm học phí là một quan, có thể thay bằng gạo giá trị tương đương. Học sinh trong học viện một năm học phí là hai quan, chỉ lấy phí không lấy lương thực thay thế, đây là học phí cho người trước khi thi đồng sinh, sau đó sẽ lại lấy học phí khác. (Đây là xét trấn Vọng Giang nghèo, người đến học đường ít; ở huyện tỉnh khác như đồng bằng, dân giàu đông học sinh học phí sẽ càng cao) Chi phi này còn chưa tính tiền giấy mực và sách hay quà lễ phu tử, có thể thấy nuôi được một người đọc sách đủ tốn kém.

Một mẫu ruộng tốt giá 10-12 quan. Mẫu ruộng trung giá 7-8 quan. Còn ruộng xấu thì 6 quan. (đây chỉ tính ruộng nước để trồng lúa)

Ruộng cạn trồng khoai và ngô, hay rau củ quả giá chỉ 4 quan một mẫu, loại này k phổ biến, giá cũng k cao. 

Còn nếu mua đất xây nhà, một nền đất 4 quan tiền ở xây được một căn nhà ba gian.(120m2)

THÔNG TIN PHÍA TRÊN ĐƯỢC THAM KHẢO MỘT PHẦN TỪ TƯ LIỆU LỊCH SỬ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI ĐẠI:

Chỉ mang tính tham khảo, còn sửa đổi để phù hợp với bối cảnh của truyện, không mang tính học thuật và giá trị lịch sử.

SAU NÀY NẾU MÌNH LẠI VIẾT TRUYỆN BỐI CẢNH CỔ ĐẠI, CŨNG SẼ DỰA TRÊN TRỊ GIÁ PHÍA TRÊN MÀ VIẾT.

Download MangaToon APP on App Store and Google Play

novel PDF download
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play