Tiếng Việt
NovelToon NovelToon

Hành Lang Không Mặt Trời

Chương 1- Nhà Đào Tạo

Kinh Lâm là anh trai tôi.

Buổi kiểm tra chất lượng đầu năm, tôi vô tình bắt gặp anh vui vẻ trò chuyện cùng Trung Khắc, một giáo viên trẻ mới về trường hồi cuối năm ngoái.

Trung Khắc năm nay khoảng hai lăm, hai sáu tuổi, vóc người nhỏ nhắn, tóc bổ luống, một năm qua được rất nhiều nam sinh, nữ sinh trong trường ái mộ. Trung Khắc về trường chưa bao lâu, lại rất có tiếng nói. Một tiếng yêu cầu cái này, hai tiếng thay đổi cái kia, Hiệu trưởng không những không nhăn mặt, trái lại còn nhiệt tình đáp ứng.

Bởi vì, thầy là cháu cưng của ông!

Cô chủ nhiệm chép miệng, bà đùa với chúng tôi thế này:

“Tiếc cho tụi em thật, năm nay ra trường rồi, chắc sẽ không thấy được sân vận động của trường mình đâu!”

Một cậu bạn đô con trong lớp hưởng ứng theo, la toáng lên:

“En có thấy cái bản thảo của trường mình trong năm sau ấy. Lần này trường đập nát xây lại hết, so với bệnh viện Trung ương cũng không khác là bao nhiêu.”

Nói xong cậu liền cười lớn, cả lớp nghe theo cũng không nhịn được phì cười.

Kinh Lâm thân thiết với thầy, chẳng biết chó ngáp phải ruồi kiểu gì lại may mắn được nhận vào trường, nghiễm nhiên trở thành nhân viên Y tế. Cả ngày chỉ ngồi lướt máy tính, lâu lâu có học sinh trốn tiết, thì cấp cho vài viên thuốc dỏm là hoàn thành bổn phận.

“An? Đi đâu đó?”

Giọng Kinh Lâm đột ngột vang lên ở sau lưng, làm tôi hoảng hết cả hồn. Hai người nọ từ bao giờ đã đứng ngay ngưỡng cửa, dùng ánh mắt hiếu kỳ dò xét biểu hiện bất thường của tôi.

Đúng rồi, mình tính làm cái gì nhở?

Đãng trí thật. Ban nãy định là tìm người trong Ban tổ chức, hỏi lại xem về vụ việc một bạn trong lớp sao vô cớ bị gạch tên ra khỏi danh sách biểu diễn hôm nay.

“Áo em dính cái gì kìa!”

Cả hai nhìn nhau cười khúc khích. Tôi với lấy cái tà áo lên xem thử, thì ra là dính một ít bột màu. Vừa nãy có đi ngang qua lớp 12-F, chắc là ngay lúc bọn họ hả hê nên xui xẻo bị vây trúng đây mà.

Hôm nay là Lễ kỷ niệm mười năm thành lập trường.

Không giống như những ngôi trường khác, trường tôi đối với những buổi họp mặt đông đủ thành phần cấp cao thế này, luôn tiên phong trong việc bày vẻ, khoa trương biến nó trở nên vô cùng long trọng, so về mức độ xa hoa với yến tiệc triều đình xưa chỉ hơn chứ không kém.

Hiền Nhân là trường tư thục lớn nhất trong Thành phố, do chính tay Hiệu trưởng sáng lập. Hiện tại, tuy đã bàn giao hết mọi công việc cho thầy Luật phụ trách, song, không vì thế mà ông mất hết quyền hạn của mình. Thường thì thầy sẽ xuất hiện trong mấy dịp hội họp đặc biệt, đơn cử như buổi tề quy mọi người hôm nay, chính nhằm cải thiện quan hệ của mình với các đại biểu sau một thời gian dài vắng mặt.

“…”

Quốc Trường kín đáo bước ra từ phòng nghỉ của giáo viên, thấy tôi liền làm mặt hòa hảo, thổi bay cái nét bối rối ban đầu. Xã giao một hai câu, cậu ta gấp gáp tiến về Hội trường chuẩn bị cho tiết mục sắp tới.

Quốc Trường học lớp 12-A, một trong ba lớp chọn. Ba lớp này là đại diện vẻ vang cho những cuộc chạy đua thành tích của Hiền Nhân xuyên suốt từ những ngày đầu thành lập. Hầu hết giáo viên ưu tú có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, nhận nhiều bằng khen hoặc là nổi tiếng về mức độ giảng hiểu cho học sinh, đều được chọn lọc kỹ càng để mà đứng lớp.

Thế nên, đám học sinh lớp A so với thường dân như chúng tôi, càng khác biệt rõ rệt!

Phương châm của Hiền Nhân là chỉ cần đào tạo thành công cho những nhân tài này, các lớp khác có hay không, không cần thiết. Nếu không thể vào lớp chọn, coi như tài năng bao nhiêu cũng khó mà bật lên.

Lại nói, đám học sinh giỏi của trường tôi, không như những cô cậu mọt sách khác thường thấy đâu đó ngoài xã hội này, bọn họ đích thị là minh chứng cho hai từ ‘nhân tài’ mà tôi luôn miệng đề cập đến.

Như Quốc Trường, chẳng những thiên tài Vật Lý, mà còn là trưởng câu lạc bộ văn nghệ, vũ đạo vô cùng uyển chuyển, nhạc cụ nào cũng biết chơi, từng lên sóng truyền hình vài lần, trên mạng xã hội có hẳn một trang fan hâm mộ riêng.

Hay điển hình là Thụy Miên, xinh đẹp như tên, học viên ưu tú của lớp Ngoại ngữ, còn là thần đồng Toán học, một lớp trưởng gương mẫu không hề có một điểm trừ.

“An phải không?”

Từ xa, thầy Bình gọi, rất nhanh liền tiến đến cạnh tôi.

Thầy Bình là chủ nhiệm cũ của tôi hồi năm lớp mười, trưởng bộ môn Tiếng Anh, còn nổi tiếng là giáo viên mẫu mực. Lâu rồi không học tiết Anh của ông, cũng hiếm khi thấy ông có mặt trên trường, sau sự việc xúi quẩy của Thái My năm ngoái.

Thái My là bạn tôi, cô ta bị gắc mác là vô lễ, chỉ vì buổi chiều hôm đó cô ấy thiếu lễ phép với một giáo viên trong trường. Kỳ thực, sự tình thế nào, người trong cuộc hiểu rõ. Hôm đó, đèn hành lang không bật, trong một chút ánh sáng le lói từ cái nắng chiều, việc Thái My có hay không gật đầu chào đôi phương cũng khó lòng mà phân bua được.

Cũng may lúc đó, cạnh chúng tôi là thầy Bình, ông làm chứng cho Thái My, nếu không cô ta hẳn là bị ăn ngay một đòn hạnh kiểm xấu.

Thầy Bình rất quan tâm đến học sinh chúng tôi, hầu như chưa thấy ai từng trách thầy bao giờ, vì nhà thầy ở xa, số tiết dạy trên trường khá ít, cho nên đã nhiều năm nhưng thầy chưa từng tham dự bất kỳ một cuộc thi cán bộ xuất sắc nào, tuy nhiên không vì thế mà thầy không được tôn trọng.

“Phải rồi, bạn nữ hôm trước sao rồi thầy? Ngất vậy có làm sao không?” – Tôi buộc miệng hỏi một câu về vụ sinh hoạt dưới cờ tuần trước.

Thầy thở phào, gương mặt phúc hậu hiện càng thêm rõ nét:

“Không. Con bé lần đó không ăn sáng, cả lớp bị phạt đứng, đuối sức nên ngất thôi!”

Mười hai năm đi học, mỗi sáng thứ hai ngồi dưới nắng không kể được số lần, nhưng buổi chào cờ cách đây mấy hôm, phải là nói là ngày đặc biệt nhất trong ký ức mỗi thành viên ở trường này.

Cô Hiệu phó sáng sớm đã phạt toàn bộ học sinh chúng tôi đứng nguyên buổi phê bình, chỉ vì hôm nọ cô có một chút bất mãn với đám học sinh mới. Bà ta mặc kệ cái nắng gắt vào buổi sáng, dùng hết vốn từ cay nghiệt mà chì chiết chúng tôi, phớt lờ đi bộ mặt khó chịu của mọi người.

Thình lình, một cô bé khối mười khuỵu xuống. Cả trường tức khắc nhốn nháo, sôi động hẳn.

Thầy Bình ngồi gần đó nhất, nhanh chân xuống khán đài, vội vã bế cô bé vào phòng Y tế. Cũng bởi vì gấp gáp, mà chân bị vấp vào sàn, khi đi có chút khập khiễng.

Cô Hiệu phó thấy vậy lại còn chỉ trích nặng nề hơn. Luôn miệng bảo chúng tôi không biết tự quý trọng sức khỏe mình, cứ vậy mà liệt kê lý do cô gái kia ngất xỉu, nào là thói quen sinh hoạt xấu, nào là thức khuya, nào là tụ tập la cà đêm muộn,… Nên mới xảy ra tình huống vừa rồi.

Điểm này rất nhanh đã khiến một bộ phận học sinh không hài lòng, bọn họ liếc mắt nhau, cứ thế mà ngã thêm, một, hai, ba người… Sân trường bắt đầu hỗn loạn, vài kẻ còn giả vờ nôn ói sau đó là ngất đi, vô cùng chân thật.

Thầy Luật tức giận không thôi, nhưng ngữ điệu vẫn đầy ngọt ngào nói vào tai bà, song vẫn hung hăng giật micro kết thúc buổi sinh hoạt, phần còn lại, huy động các lớp cử người đưa những bạn kia về phòng Y tế.

“Cô Hiệu phó quá đáng thật thầy nhỉ? Suy đi tính lại thì, chỉ mỗi thầy là thương học sinh thôi.” – Tôi nịnh, kỳ thực khơi chuyện ra rồi lại không biết phải duy trì sao nữa.

“Haha! Không thương tụi em, thì thầy dạy bằng gì cơ chứ?” – Thầy trêu, nhưng gương mặt lại có chút buồn man mác, tựa như trong lòng có một tảng đá đè nặng nào đó: “Nói chung thì, ai mà chẳng có mấy lần sai, giáo viên cũng có cảm xúc, chẳng qua họ là biểu tượng của mẫu mực, nên định kiến cũng rất nhiều…”

Tôi khó hiểu chỉ biệt ậm ừ, thầy thấy vậy cũng lãng đi, chốc sau không nhắc lại mấy chuyện đâu đâu nữa.

Chương 2- Sân Trường

Sự đòi hỏi của Trung Khắc, năm nay đã dẫn đến một vấn đề nan giải cho Hiền Nhân: Học phí.

Học sinh khối mười mới vào, ngày đầu hăng hái không thôi, truyền tai nhau Hiền Nhân sẽ cải thiện cơ sở vật chất, nâng tầm chất lượng, hồ bơi, sân khấu nghệ thuật,… Liền tranh thủ mà đi khoe trên mạng xã hội.

Cuối cùng thì, học phí tăng cao ngất ngưỡng, ai ai bước ra từ phòng tài chính mặt mày cũng méo xệ.

Tôi chép miệng, Hiền Nhân từ khi được thành lập, được biết đến là một ngôi trường quy mô tầm cỡ…

Học phí mỗi năm không tính đơn giản bằng sáu con số không, khi toàn bộ mọi cơ sở vật chất ở đây đâu đâu cũng là hàng xa xỉ cả. Đó là chưa kể đến hàng loạt các phụ phí phát sinh, mà đại bộ phận giáo viên ở trường đều là những người có trình độ cao, tiền bỏ ra thuê còn ngang bằng tiền lương họ có.

Ấy vậy, lượng học sinh nộp đơn nhập học không hề có dấu hiệu giảm đi. Thậm chí một hai năm trở lại đây, trường phải tăng độ khó cho kỳ thi tuyển sinh, hy vọng có thể giảm bớt lượng đăng ký quá tải này.

Không rõ lý do chính nằm ở đâu, nhưng một phần là bởi Hiền Nhân dạo này nổi lên nhiều vụ bê bối ‘đặc sắc’, đặc biệt là cái ‘HN forum’ chất chứa một loạt những thị phi mang đầy tính kịch.

Ban đầu khi mới khởi tạo, diễn đàn đơn thuần là nơi lưu trữ thông báo, tin tức học vụ bình thường, giúp học sinh giáo viên thuận lợi trong việc tiếp cận và trao đổi thông tin, cũng như là nơi giao lưu học tập giữa mọi người.

Ấy mà mới một năm trở lại đây, mục ‘Thảo luận ngoài lề’ bắt đầu trở nên có sức hút lạ kỳ, được đông đảo mọi người đón nhận. Cứ cách một phút là một bài tin giật gân được post lên, cách một giây liền có người vào bình luận, thâu đêm suốt sáng vẫn không hết chuyện bàn.

Ban đầu cũng chỉ xen kẽ mấy vụ yêu đương nhảm nhí, bóc mẻ nhau chuyện đố kỵ học hành…Về sau, những chuyện đâu đâu không liên quan cũng được nhắc đến.

Đến độ bây giờ, số lượt xem thông báo về học vụ - tài chính còn không bằng một phần mười cái tin bạn học A hôn bạn học B bị bắt gặp ở sân thể thao, nói chi là những cái khác!

“Này muốn nghe tin sáng nay không?” – Một vài nữ sinh ngồi dưới nhà ăn lướt lướt điện thoại: “Thầy Khắc quen với Xuyên đấy.”

Lại một người ngồi cạnh lắc đầu, xua tay:

“Phải không, sao tôi thấy thầy quen với người nào ngoài ở khu chung cư, còn thường xuyên đi ăn ở nhà hàng đó.”

Một vài nữ sinh ngồi xa xa, nghe vậy khinh khỉnh bĩu môi:

“Người ta đi ăn với bạn, mấy người cứ làm quá lên?”

“Chúng tôi nói chuyện, liên quan đến bạn sao? Hay không phải là bạn viết thư tỏ tình người ta không thành, nên giả bộ tốt bụng ở đây?”

Bọn họ quen biết nhau, thế là không nể nang ai mà lấn tới, nhà ăn rất nhanh trở thành một mớ bát nháo.

Là học sinh của trường ba năm, không khi nào là không bắt gặp mấy màn đấu khẩu quen thuộc này, tôi nghe riết mà thuộc lòng từng chữ, đoán được kế tiếp sẽ phát sinh chuyện gì.

Nói chung, tin đồn thất thiệt này đăng lên diễn đàn chủ yếu lấy lượt xem và kéo tương tác, sau đó bị quản trị viên kiểm duyệt rồi xóa sạch. Bằng không, lỡ như sự việc tiến triển ngày càng xa, thiết nghĩ phía trường sẽ tức ói máu cho mà xem.

Thật tình thì, tuy tôi có chút thành kiến với trường, ấy mà lúc đọc mấy cái thông tin thất thiệt kia có khi còn phát điên nữa là đằng khác. Phải chăng, vì chưa từng trải đời nhiều như Hiệu trưởng, nên đối với mấy trò bịa chuyện đặt điều, bôi nhọa làm xấu hình tượng, rất dễ hay để bụng?

Dù sao nếu lên tiếng phân trần hay là bênh vực thì trong mắt mọi người chính là đi ngược lại số đông, liền sẽ bọn họ nhắm vào mà công kích, gạch đá đủ xây một ngôi trường.

Thái My là một kẻ săn bài sôi nổi nhất. Mọi chuyện lớn nhỏ trong trường không có khi nào là qua được mắt cô ta cả. Thậm chí, so với đám người trên diễn đàn kia, tin tức của đối phương độ chính xác còn cao hơn hẳn.

“Đến rồi hả?”

Thái My thấy tôi chuẩn bị bước vào hội trường, vui vẻ chạy đến choàng vai, mắt cô để ý vào vết bẩn ở tà áo, tiện tay giúp tôi phủi phủi hộ. Bất ngờ, lại không biết từ đâu moi ra một cây bút mà ban nãy tôi giấu trong lưng quần, Meisterstuck, liền thản thốt kêu lớn.

Tôi nhăn mặt, nhanh tay giựt lại, xoay xoay:

“Nhặt trên đường. Tôi không có giàu như vậy đâu.” – Tôi rướng người, nhìn vào không khí căng thẳng bên trong, thắc mắc: “Chuyện gì xảy ra vậy?”

Thái My vòng tay hừ hừ mấy tiếng:

“Mày coi giải quyết rắc rối được rồi đấy.”

Nhã Khanh lớp tôi là một hoa khôi.

Hôm nay cô tham gia một tiết mục văn nghệ đặc biệt, mặc dù không có tên trong danh sách chính thức, nhưng có lẽ vì độ nổi tiếng, nên Nhã Khanh được trường lựa chọn làm tiết mục truyền thông, coi như là quảng bá hình ảnh. Bởi thế, nên phần dàn dựng sâu khấu riêng được trang hoàng công phu như một show diễn của

minh tinh, cô ta mặc một bộ áo dài hiện đại, tông màu trắng, phối với quần đỏ, cổ áo vuông được tô điểm bởi những viên granat tinh xảo tạo điểm nhấn, trông vô cùng cuốn hút.

Tôi mĩm cười, Nhã Khanh chính là hấp dẫn như vậy, giống như trời sinh đã là mỹ nhân, tuy chỉ vừa mười tám tuổi như lại khiến mọi người không khỏi xuýt xoa, thật không tưởng tượng được cô ta của những năm tháng sau này sẽ trông tuyệt vời như thế nào nữa.

Càng vì lẽ đó, mà hiện tại càng khiến không ít người giở trò phía sau để vùi dập cành hoa ngàn năm nở rộ này.

Bộ áo dài kia bị người ta cắt sạch. Lúc theo Thái My lại tìm hiểu sự tình, đã chứng kiến một màn đẫm nước mắt.

Đám bạn Nhã Khanh nãy giờ tra khảo mấy người từng có mặt trong hội trường, đến mức không còn nói vấp một từ nào cả. Vi Tú là kẻ xui xẻo tiếp theo, lập tức bị gọi tên, khi đang lửng thửng bước vào.

Vi Tú, cô bạn này, đầu năm nay mới chuyển vào lớp tôi thôi.

Ấn tượng của tôi về cô ta chính là, bị cà lăm!

“Mì… Mình là Cao, Cao… Vi Tú…”

Lần đó, ngay khi vừa được cô chủ nhiệm giới thiệu, lập tức đã bị bọn con trai không ngừng bỡn cợt chê bai, khó nghe một chút là miệt thị. Có đứa quá quắt còn kêu đối phương bằng cái tên láy tục tĩu. Chính vì phần phước này, cô ta chẳng có thể kết bạn được ai, lúc nào cũng cứ lầm lũi một mình, sợ mất lòng nên ai

nói gì nghe nấy, cuối cùng qua được mấy hôm đã đã thuần thục trong tay cái nghề ‘bưng nước’.

Mỗi hôm đến lớp, Cẩm Thoa qua loa cọ tấm bảng, nghe tiếng giày lẹp xẹp của Vi Tú nhích từ ngoài cửa vào, liền hung hăng ném cái giẻ ngay trúng mũi chân đối phương, hất tóc nói:

“Biết mấy giờ rồi không? Canh hay nhỉ? Cứ trực là đi trễ. Lỗ tai cây hay sao nói mãi cũng chẳng tiếp thu?”

Mắng xong, Cẩm Thoa phe phẩy về chỗ ngồi, tiện tay bóc điểm tâm nóng hổi, rồi vứt vỏ nhựa xuống sàn, còn hơn ba mươi phút, giám thị chắc cũng chưa đến lập biên bản đâu.

Tâm đen vào lớp, cười gian xảo, gã chắp tay sau mông, mon men lại gần Vi Tú đang cặm cụi cọ hết vết phấn bám chặt mà không biết đứa nào cố tình viết. Gã vờ chỉnh chậu hoa giả, nhưng bàn tay không ý tứ, khẽ chạm vào lưng đối phương. Mảnh giấy trắng ‘Tôi bị thiểu năng tránh xa ra’ thoắt đã nằm y lên áo. Vi Tú nửa điểm cũng chẳng hề hay biết. Mãi cho đến hết tiết thứ hai, ra khỏi lớp, giáo viên hừ hừ mấy cái, mới nhắc nhở:

“Sau lưng trò có gì kìa!”

Cả lớp phá lên cười, Vi Tú chộp được tờ giấy, đánh vần một hồi lâu, rồi bắt chước theo đám đông, cơ mặt vặn vẹo gượng gạo cười mấy tiếng.

Cũng có lần, hai thằng đang đùa, ném giẻ ném vớ, chẳng biết có ác ý không, ba bốn lần chuyền qua chuyền lại như vậy, cuối cùng lại nằm ngay trên vai áo của cô ta. Tôi bất bình, nên có ra mặt thay, đổi lại chỉ là cái cười ngốc đầy thích thú của người nọ.

Thế mới nói, Vi Tú này rất có năng khiếu trong cái vai bị bắt nạt này. Có khi giải lao, bọn tiểu thư, công tử huýt sáo một cái, cô ta đã vội vã mua đồ ăn, không thiếu không thừa một món. Thậm chí là mỗi ngày sự quá quắt càng tăng cao, người người yêu cầu khác nhau, nhưng Vi Tú đều nằm lòng cả.

Hiền Nhân là trường giàu nức tiếng, không có nghĩa đám ăn chưa no, lo chưa tới chúng tôi không được tiết kiệm. Nhưng Vi Tú lại chi rất mạnh tay khi mua đồ cho thiên hạ!

Tôi cũng không nhận mình là người tấm lòng bồ tát, kỳ thực tự dưng ở đâu lại xuất hiện người tự nguyện để người ta sai bảo như vậy, cảm thấy tiện lợi vô cùng. Huống hồ, trường tôi so với một hoàng cung chẳng khác là bao, thêm một người hầu hạ đáng lý nên rất là yêu thương, trân quý.

“Tú, tiệm photo cạnh trường đóng cửa. Tôi thấy bạn hay về ở đường X, gần đó có tiệm photo. Tí nữa giúp tôi in ra ba mươi hai bản, khỏi in cho tôi. Hết bao nhiêu tiền thì nói tổ trưởng thu!”

Nhớ không lầm, Vi Tú vì muốn lấy lòng tụi trong lớp, nghe đâu mà còn đăng ký tham gia một tiết mục văn nghệ, chả hiểu sao, hôm nay không thấy lên biểu diễn.

Thế nên với tình cảnh trước mắt, cô ta rất nhanh trở thành ‘tội đồ’ thế mạng.

Chương 3- Tiết Mục

Vi Tú khúm núm, bị đám bạn thân Nhã Khanh hỏi dồn dập đến độ hít thở không thông, chỉ biết đứng đơ người ra không tranh không cãi, toàn thân run cầm cập. Thậm chí cái thế đứng kỳ quặc của cô ta khi bị bắt bài cũng không thèm thu lại, y sì như một pho tượng nát.

Đang tình thế căng thẳng, Tâm quát lớn, hại tôi giật mình theo:

“Mày cắt áo dài Khanh đúng không? Ban nãy tao tận mắt thấy mày đứng ở phòng thay đồ.”

Vi Tú hai mắt láo liên, muốn nói nhưng lại không. Hai bàn tay siết chặt, bên trong còn dính một chút bột đỏ au, kiểu như cũng có điều đang che đậy. Kỳ thực bên ngoài tôi sớm đã gặp cô ta, không biết bị ai đó đuổi mà tông sầm vào tôi, đồ rơi cũng không nhặt lại.

Cô ta cứ thế mà thút thít, mặt từ hồng hào chuyển sang trắng bệch. Vi Tú ngậm miệng không nói, mà có giải thích thì bị lắp bắp, từ ngữ lẫn lộn rối tung.

“Bây giờ phải làm thế nào, không có trang phục làm sao tôi biểu diễn…” – Nói xong Nhã Khanh lại rưng rưng, ánh mắt lướt nhẹ qua Vi Tú, mà một chút biểu hiện này càng khiến đám bạn của cô ta tin chắc rằng Vi Tú chính là đầu sỏ.

Cũng phải, ngày thường bọn họ là người thường xuyên bắt nạt cô ta, cho nên ngày hôm nay chính là cơ hội để cô ta dễ dàng trả đũa hết mọi ấm ức!

“Chuyện trước mắt là phải giải quyết vấn đề trang phục, mặc kệ như thế nào tiết mục phải được ưu tiên trước.”

Tôi thở dài một hơi, rốt cục cũng phải chen miệng vào giải vây.

Nhã Khanh lại biểu diễn tiết mục múa đương đại, cho nên trang phục phù hợp là vô cùng cần thiết:

“Tôi sẽ liên hệ thử với những lớp khác, trao đổi với bọn họ mượn trang phục, chúng ta chỉ cần cải tiến một chút cho khác đi, rồi biểu diễn.”

Cuối cùng Nhã Khanh theo lời khuyên cũng dùng dằng nhận lấy chiếc áo tôi chuẩn bị. Thường ngày cô ta đã xinh đẹp nên dù trang phục có thế nào, đối phương vẫn là viên minh châu tỏa sáng giữa sân khấu. Tiết mục kết thúc, mọi người chìm đắm trong nhan sắc của Nhã Khanh vẫn chưa kịp thoát ra, mãi sau khi MC vỗ tay nhắc nhở, người người mới bắt đầu choàng tỉnh, cả khán phòng vang rợp tiếng reo hò, la hét.

Ban giám khảo sau một hồi thảo luận, Bí thư Đoàn tiến lên sân khấu cầm micro khẽ ho, nói:

“Tôi rất bất ngờ khi năm nay lại có nhiều tiết mục xuất sắc như vậy, đặc biệt trong đó có một tiết mục rất tuyệt vời, chúng tôi cảm thấy tiết mục này rất xứng đáng đoạt giải nhất trong ngày hôm nay.”

Không nằm ngoài dự đoán, Nhã Khanh liền được réo tên. Tuy nhiên, lúc này một vị Ban giám khảo, bà là người của Huyện, từng công tác ở trường, hôm nay cũng có mặt tham dự, liền hỏi:

“Cô bạn này tiết mục này là cô tự biên đạo sao?”

Hết thảy còn chưa kịp vui mừng vì tiết mục thành công, thì bị câu nói này làm cho đứng trân. Bà ta nhìn qua sắc mặt của từng người, ngượng ngùng một phen. Nhã Khanh không ngờ lại bị hỏi, tuy có hoảng hốt nhưng vẫn gật đầu, thậm chí trước khi bắt gặp ánh mắt bất thường của nam giáo viên trong dàn Ban giám

khảo, cô đã lên tiếng:

“Vâng ạ, là em tự biên đạo. Em… Em đã rất đầu tư cho tiết mục này, năm nay năm cuối, nên em muốn... Em muốn để lại chút kỷ niệm cho chính em và cho Hiền Nhân ạ.”

Tiếng vỗ tay lại vang lên, Nhã Khanh vì một màn ủng hộ này mà vựt dậy chút tinh thần. Có điều, lời tiếp theo của vị Ban giám khảo kia lại khiến đối phương mặt mày biến sắc:

“Có vẻ em rất được yêu thích nhỉ? Nhưng mà, em có chắc là mình không tham khảo ở đâu không? Em biết Tuyết Liên chứ? Tiết mục này là cô và em ấy sáng tác, Tuyết Liên tập luyện để chuẩn bị cho buổi diễn ở Tỉnh đấy. Ban nãy cô không thấy gọi tên em ấy, lại nghĩ đây là tiết mục trùng lặp…”

Rất nhanh, cả khán phòng đều im lặng. Mấy ngày trước Nhã Khanh còn tự tin khoe hình của mình lên mạng xã hội, mô tả một ngày tập luyện khổ cực của mình, sau đó còn không ngừng khoe khoang bản thân vì ngày hôm nay mà đã vất vả nhường nào.

Hóa ra toàn bộ chỉ là dựa vào người khác.

Tuyết Liên cùng lớp với tôi, tôi nhớ rất rõ cô ta từng đăng ký tham gia, ở buổi sơ khảo cũng đến dự thi, nhưng không hiểu sao trong danh sách hôm nay lại không thấy tên, tất nhiên là Vi Tú tội nghiệp cũng bị nằm trong danh sách bị gạch tên này. Vì tôi nhớ không lầm, bài hát mà Nhã Khanh sử dụng cho tiết mục  của mình chính là bài hát mà Vi Tú thể hiện.

Thật là, tôi còn nghĩ là vì ưu ái Nhã Khanh, nên cô ta được tham gia với tư cách quảng bá hình ảnh.

Nhã Khanh hai mắt đỏ au như ngấn lệ.

Cuối cùng, không cần thiết phải đi tìm người bên Ban tổ chức nữa.

Thật buồn cười.

Cái chiêu ma mãnh này của hoa khôi, ngay lập tức được mọi người bóc mẻ ngay lên diễn đàn. Phụng Giao là tích cực nhất. Cô ta nào giờ ghét Nhã Khanh hơn bất cứ thứ gì. Vậy là nhân cơ hội người ta gặp chuyện, Phụng Giao mở hẳn một chuyên đề ‘người đẹp’, mà xỉa xói bằng từ ngữ thô tục.

Một loạt bình luận nổi lên, có người hùa theo Phụng Giao không ngừng sỉ vả Nhã Khanh sống giả tạo, mua giải. Có kẻ thì kêu bạn bè mình vào, cùng nhau mắng ngược lại Phụng Giao là đố kỵ. Chưa đầy một tiếng, diễn đàn loạn như ong vỡ tổ.

Đầu năm chưa gì đã có nhiều thú vị, vì thế mà phải qua thêm mấy hôm, năm học thực sự mới đi vào quỹ đạo.

Cuối cấp nên số tiết học tăng lên đáng kể, chưa nói đến mấy đứa học hành chểnh mảng như tôi, còn phải học thêm ở ngoài mới hy vọng có thể đỗ vào trường.

Đại học danh giá để theo đuổi ước mơ và đam mê của mình...

Download MangaToon APP on App Store and Google Play

novel PDF download
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play