CHAP 1
Trong căn nhà nghèo nàn, với những mái tôn cũ đang lụp sụp như đến mức muốn ngã xuống. Ấy vậy, qua bao năm tháng đã che nắng, che mưa cho chúng tôi. Bên trong sự nghèo đến lụi tàn này vọng ra tiếng chửi rủa
* Má! Tiền đâu mau đưa tiền cho tao. Không tao phá hết cái nhà này. Nhanh lên cho tao!
Gương mặt bừng bừng sát khi ông Phi Hùng cũng chính là ba tôi khiến tôi và mẹ càng sợ hãi và đau đớn vô cùng.
Lúc này, mẹ tôi liền đi lại và quỳ xuống trước mặt chồng mình:
* Ông ơi! Tôi xin ông mà, tiền trong nhà không còn. Ông đừng phá mẹ con tôi nữa, tiền trong nhà ông đem đi đánh bạc, cá độ và rượu bia hết rồi. Làm gì mà còn nữa. Ông thương con Nhi với tôi thì tỉnh lại đi ông đừng như thế này nữa ông Hùng ơi!
Vừa nói bà vừa khóc khiến đứa trẻ đang núp ở góc tường càng òa khóc to.
* Mày im miệng cho tao. Chẳng phải tao cờ bạc bê tha, rượu chè bê bết là vì cái nhà này sao. Không nói nhiều nữa. Nếu hôm nay không đưa tiền cho tao tao quậy banh ngôi nhà này.
Lời nói càng lúc đầy hung dữ và hành động tát vào mặt vợ mình “Chát! Chát!”
* Đưa đây! Đưa tiền đây!
Không chịu nỗi nỗi đau của mẹ nữa cũng như thấy được sự bất lực và mệt mỏi của mẹ.Tôi liền chạy lại và chắn cho mẹ cũng như nói to:
* Ông không được đánh mẹ tôi nữa. Ông cút đi! Tiền mà ông muốn đây, cầm tiền và biến đi. Đừng đến đây mà phá nhà rồi đánh mẹ tôi nữa. Không tôi sẽ giết ông!
Lời nói đầy rẫy sự căm hận và ghét đến tận xương tủy phát ra từ cô gái 5 tuổi với gương mặt đầy khả ái, hiền lành ấy vậy mà đôi mắt lúc này như có lửa nóng rực khiến người cha đáng trách này nhìn vào phải rùng mình.
* Ngỗ nghịch như cái mẹ mày. Dám hỗn láo với cha mày hả! Không có tao thì làm sao có cái thứ như mày ra đời.
Lời nói tục tĩu ấy cùng với hành động đá mạnh vào người cô gái nhỏ bé ấy đã khiến sự nó càng ghét cay ghét đắng cha mình.
Cũng lúc đó, nói xong câu ấy ông Hùng cũng rời đi để lại ngôi nhà lụp sụp có hai mẹ con đang ôm nhau và khóc to
* Mẹ ơi! Đi nơi khác sống đi mẹ ơi! Con không thể ở đây nữa đâu mẹ ơi! Con không muốn mẹ đau khổ nữa đâu, con ghét ông ấy, con chán cái nơi này lắm mẹ ơi!
Giọng của đứa trẻ vẫn còn chưa thành thạo ấy vậy mà lại khiến người mẹ càng lúc khóc to và ôm con mình chặt vào.
* Nhi Mẹ xin lỗi! Chúng ta không ở đây nữa, ông sống chỗ này nữa cũng không để cha con đánh mình nữa! Chúng ta sẽ đi sẽ rời xa cái thành phố đau thương này đến nơi khác sống. Mẹ sẽ không để con phải chịu khổ nữa. Xin lỗi con gái của mẹ
Những lời bộc bạch ấy của hai mẹ con nói lên như chút bỏ đi những đau khổ mà mình đã chịu đựng và giờ đây là lúc họ phải gồng mình để thoát khỏi gia đình về người chồng “bạo hành” người cha “độc ác” này.
Sống trong những năm tháng tuổi thơ với mọi điều xấu xa vây quanh khiến cho tôi chỉ mới 5 tuổi phải tự mình trưởng thành. Nhìn những khoảnh khắc mẹ bị đánh đập, chửi mắng, thấy những lúc mẹ khóc tim tôi lại đau và ôm chầm lấy mẹ dù biết tôi cũng đang phần gánh nặng cho mẹ khi thời đại "trọng nam khinh nữ" mãi là một điều khắc sâu trong suy nghĩ cỗ hủ của con người trước đây, chính ba tôi ông ấy cũng bị điều ấy tiêm nhiễm vào.
Tôi bất lực khi bản thân chẳng che chở được cho mẹ và mọi lúc như thế tôi đều tự mình hiểu chuyện cố lớn nhanh để bảo vệ được mẹ mình. Đôi khi, với độ tuổi của tôi những đứa trẻ trong xóm có được điều đẹp đẽ, được ăn ngon mặc đẹp tôi nhìn buồn lắm, xót lắm nhưng chiếc kẹo thơm ngon tôi từng ao ước có được có lẽ, sẽ chẳng ai cho tôi cả. Tôi bắt buộc phải tự mình hiểu về cuộc đời này.
Giật mình tỉnh giấc chiếc gối đầu tôi nằm đã ướt đẫm một mảng nước mắt. Có lẽ, nỗi ám ảnh về năm tháng tuổi thơ không mấy tốt đẹp đã ăn sâu trong tiềm thức của tôi khiến cho dù có uống bao lần thuốc ngủ, làm biết bao cách quên đi nhưng chắc quá khó để làm được điều này.
Bước chân xuống giường tôi đi lại phía bức ảnh chụp hình hai mẹ con tôi đang treo ở phía tường kia. Đôi tay mảnh khảnh sờ lên gương mặt đang vui vẻ nở nụ cười của mẹ làm tôi bất giác cũng tự thấy vui lòng đến mức lại rơi lệ.
Ngủ lại từ bao giờ tôi nghe tiếng mẹ kêu thức dậy.
* Mệt mỏi quá đi mất! Cứ mãi như tối qua chắc mình chịu không nỗi quá.
Đôi môi chúm chím với giọng nó ngà ngà say ngủ ấy càng khiến cho tôi thêm phần đáng yêu và dễ thương hơn rất nhiều.
* Nhi à! Dậy đi con. Nay nhà mình có khách đến này.
Giọng mẹ tôi ở ngoài cửa vọng vào
* Con biết rồi ạ. Con dậy rồi!
Đáp lại lời tôi là một tiếng tĩnh lặng chắc mẹ tôi đã xuống dưới lầu rồi. Vươn người thức dậy và đi ra cửa sổ kéo rèm ánh sáng bên ngoài hắt vào khiến tôi càng thêm tỉnh táo hơn rất nhiều. Nhìn những dòng xe phồn thịnh ở phía dưới lại khiến tôi nghĩ giây phút tôi đang được sống nơi đây cứ như là giấc mơ.
Đã 13 năm rồi từ ngày mẹ tôi và tôi bỏ trốn lên thành phố “hoa lệ” Hồng Châu này cuộc sống của chúng tôi đã tốt hơn rất nhiều. Có lẽ, có được ngày hôm nay công lớn là sự giúp đỡ của chú Tuấn Anh – mối tình đầu của mẹ tôi và khách hôm nay đến chơi là chú ấy.
Không nghĩ ngợi nhiều nữa tôi liền vào phòng tắm vệ sinh cá nhân và xuống nhà phụ mẹ nấu ăn.
“Reng, reng”
Chuông cửa vang lên tôi đang phụ mẹ dọn đồ ăn ra bàn nghe vậy định đứng lên ra mở cửa thì mẹ bảo:
* Con cứ dọn giúp mẹ đi. Để mẹ ra mở cửa cho.
* Vâng!
Nói rồi tôi tiếp tục công việc gian dỡ của mình. Vừa làm vừa trầm tư.
Đúng thật đấy không phải lần đầu chú ấy đến nhà nhưng lần đến này tôi cảm thấy sẽ là sợi dây gắn kết nhau nhiều hơn. Nói thích chú Tuấn Anh không thì bản thân tôi cũng không thích mấy nhưng không ghét tôi chỉ cảm thấy chú rất tốt và gia đình tôi nợ chú rất nhiều. Tôi biết chú thích mẹ tôi và mẹ tôi cũng vậy nhưng thật lòng tôi vẫn chưa dám bước chân mình vào hai từ “gia đình” có cha và mẹ. Bởi bóng ma tâm lí của tuổi thơ quá lớn trong tôi.
Đang mãi suy nghĩ nên tôi cũng chẳng nghe tiếng mẹ gọi.
* Nhi! Chào chú đi con. Nhi! Nghe mẹ nói không con.
Tiếng ồn ào và lời nói to của mẹ đã cắt dòng suy nghĩ của tôi và đưa tôi về thực tại. Ngước lên nhìn thấy chú Tuấn Anh và mẹ tôi mới ngớ người và thấy mình thật thất lễ.
* Xin lỗi chú. Tại con lo suy nghĩ quá nên không để ý đến chú ạ. Chú đừng trách con nhé!
Lời nói có phần áy náy và nụ cười như mong được nhận lời tha thứ từ chú hiện rõ trên nét mặt của cô gái xinh đẹp này.
Nhìn tôi như vậy chú liền đi lại và nói:
* Không sao. Chú có giận đâu. Đừng lo lắng như vậy chứ. Thôi cùng ăn sáng đi nào.
* Phải. Vào ăn sáng thôi. Không đồ ăn nó nguội mất.
Mẹ tôi thấy vậy cũng nói thêm.
Buổi ăn diễn ra khá thoải mái đa phần là sự đối đáp của mẹ tôi và chú là nhiều. Tôi cũng có nói nhưng chỉ đáp những gì chú hỏi về việc học hành cũng như cuộc sống dạo gần đây. Đang chăm chú ăn thì chú nói:
* Nhi này! Thật ra nay chú đến đây là muốn nói với con và mẹ con chuyện này. Chú với mẹ con, con cũng biết là mối tình đầu của nhau. Chú rất yêu mẹ con và mẹ con cũng vậy. Nên hôm nay chú muốn ngỏ ý với con là CHÚ VÀ MẸ CON SẼ KẾT HÔN VỚI NHAU!
Nghe câu nói ấy xong bản thân tôi cũng không quá bất ngờ vì tôi thật sự đã có chút dự đoán về điều này sẽ diễn ra nên lúc này gương mặt tôi vẫn không hề thay đổi. Nhìn chú ấy và mẹ tôi quả thật cả hai người đã độ tuổi 40 nhưng ở họ vẫn mang nét đẹp của năm tháng đôi mươi với khao khát hạnh phúc của mối tình đầu dang dỡ. Và có lẽ, tôi chẳng có lí do gì để từ chối cả.
* Thật ra chú có biết rằng mẹ con đã hằng mong câu nói ấy của chú rất lâu rồi không? Con biết chuyện tình cảm là điều gì đó rất khó để giải bày nhưng cháu hiểu được tình yêu mà hai người dành cho nhau lớn đến nhường nào. Ở hai mươi năm trước cả hai người không thuộc về nhau có lẽ là không duyên không nợ nhưng lần gặp lại này qua bao sóng gió cháu nghĩ cháu chẳng thể chia rẽ được sợi dây hồng mà ông tơ bà nguyệt đã gắn kết với hai người.
Những lời nói phát ra từ tận đáy lòng của tôi đã khiến chú Tuấn Anh bất ngờ và mẹ tôi đã rơi lệ. Tôi biết mẹ đã chịu khổ quá nhiều, đã hi sinh quá nhiều. Người phụ nữ ấy đánh mất mối tình trẻ vì hai từ “không xứng” với định kiến của xã hội, rồi lại vùi mình trong cuộc hôn nhân đầy đau thương, mệt nhọc. Hiện tại, là giây phút mẹ tôi Bảo Nghi xứng đáng có được hạnh phúc thật sự cho cuộc đời mình.
Tiệc kết hôn của mẹ tôi và chú ấy diễn ra đơn giản nhưng ấm áp vô cùng. Chỉ có tôi và hai người họ cùng nhau ăn và trò chuyện. Nhưng nhiêu đấy với mẹ tôi đã quá đủ rồi.
* Nhi. Ăn nhiều vào đi con.
Vừa nói mẹ tôi vừa gặp thức ăn vào bát tôi.
* Đúng rồi. Con phải ăn nhiều vào, ốm thế mẹ con lo lắng lắm. Với lại sống một mình bà ấy thấy con ốm lại còn lo hơn nữa.
Chú Tuấn Anh nhắc nhở và dặn dò tôi thêm.
* Được rồi ạ. Con tự lo được mà. Hai người giữ sức khỏe với đừng lo cho con nhiều. Con lớn lắm rồi. Với lại ngày nào con cũng qua ăn cơm với mọi người mà.
Tôi vui vẻ trấn an họ bằng lời nịnh nọt.
Kết thúc bữa ăn, chú ấy muốn đưa tôi về nhưng tôi từ chối:
* Không cần đâu ạ! Chút nữa cháu còn phải ghé qua nhà bạn chút nữa nên cháu bắt xe về với lại cũng gần nên chú đừng lo. Mà chú Tuấn Anh! Chú nhớ chăm sóc mẹ cháu thật tốt nha chú. Cháu tin chú sẽ làm được mà phải không ạ?
Nụ cười và lời nói của đứa trẻ như tôi đã khiến người đàn ông đứng hình hồi lâu rồi mỉm cười và lấy tay xoa tóc tôi:
* Chú hứa! Hãy tin chú nhé.
...........
* Nhi! An Nhi! Đợi tớ với.
Đang đi vào lớp học nghe tiếng đằng sau kêu mình tôi quay lại thì mới biết đó là Hà Trang. Đứng đợi hồi lâu thì cô bạn đó cũng đi lại:
* Cậu kêu tôi làm gì vậy? Nay không đi với Vũ à?
* Nay Vũ đi học trễ nên không đi cùng. Kêu để đi chung chứ làm gì nữa. Ngày nào mặt cậu cũng nghiêm nhìn đáng sợ quá.
Vừa nói Trang vừa chọc tôi.
* À phải rồi. Nghe bảo nay lớp mình có thầy giáo mới đó. Hình như đẹp lắm đó.
* Ừ!
* Này, con nhỏ này. Cậu lúc nào cũng thờ ơ vậy cả. Nói chuyện với cậu tớ tức chết.
Thật là, cậu ấy là người kêu tôi đợi vậy mà lại bỏ tôi đi trước.Thật nực cười.
……
* Chào các em. Tôi là giáo viên thực tập mới của trường – Ngô Hoàng Quân.
Giọng nói trầm ấm vang lên cả lớp tôi như bị hút hồn và bất ngờ trước nhan sắc của thầy mới này.
* Đẹp trai quá. Tớ sỉu mất.
* Trời ơi. Cái giọng ấm áp quá đi.
* Kiểu này chắc không cúp học nữa rồi.
.....
Rất nhiều lời bàn tán về thầy dạy Toán mới này. Khiến tôi cũng ngẩn đầu lên nhìn thử. Và tôi dường như đứng hình mất 5s khi thấy ngoại hình này.
* Đẹp mà phải không Nhi Nhi?
Đang bần thần trong mớ suy tư thì lại nghe Hà Trang gọi mình.
Đã vào độ tuổi 18 của năm cuối cấp cho việc học mà tôi lại cứ lan man thế này thì không ổn chút nào cả.
Quay mặt lại nhìn cô bạn ấy thì thấy nụ cười tà mị trong việc hỏi tôi. Khiến tôi dám chắc rằng lời nói từ Hà Trang chưa bao giờ là tốt đẹp cả. Cậu ấy đang cố ý chọc tôi ấy.
* Ừ! Cũng được.
* Cũng được?? Cái con nhỏ chết tiệt…
* Trật tự. Tuy tôi không phải người dạy các em hết năm học nhưng mong với những tháng sắp tới các em có thể hợp tác một cách tốt đẹp và tôi chỉ muốn nhấn mạnh “KÌ THI HỌC KÌ HAI CÁC EM PHẢI ĐẠT ĐIỂM TRÊN KHÁ HẾT CHO TÔI.”
Nghe câu đó xong những nụ cười vô tri và những mơ mong hảo huyễn về thầy đã vụt tắt hoàn toàn. Cả lớp chúng tôi cảm thấy được tương lai sắp tới sẽ thật khó vượt qua.
* Qủa thật, đừng bao giờ nhìn vẻ mặt ấy để rồi bị lừa. Đẹp thật nhưng thầy thật tệ.
Hà Trang ủ rủ nói. Tôi bên cạnh chỉ biết thở dài.
Pari Coffee xin chào quý khách. Xin hỏi quý khách muốn thức uống gì ạ.
- Cho tôi một phindi hạnh nhân.
Giọng nói này sao lại giống thầy dạy toán trường tôi thế nhỉ. Ngước lên nhìn quả thật không ai khác chính là thầy Hoàng Quân. Nhưng mà nhìn thầy khác thật, lúc mặc áo sơ mi kết hợp với quần tây nhìn trông thật lịch lãm còn bây giờ thầy mặc khá thoải mái áo polo cùng với quần dài trông cũng rất ra gì và này nọ nhưng khoan đã. Thầy mới order gì thế nhỉ, tôi lo nhìn thầy mà quên ngang.
- Qúy khách có thể nói lại món quý khách gọi được không? Xin lỗi vì sự không chú ý này.
Tôi e thẹn hỏi lại thầy.
- Trên lớp em đã không chú ý nghe tôi giảng bài thì tôi không nói gì nhưng làm phục vụ mà lại không chú ý món khách gọi em muốn bị trừ lương hay đuổi việc à.
Tôi nghe xong chỉ biết câm nín, phải rồi trên lớp thầy giảng tôi lúc nào cũng chán đời cả, có nghe ngóng gì đâu. Mà đâu phải tại tôi hết do môn Toán không hợp với tôi kìa. Tôi cố kìm nén cơn tức của mình.
- Thật xin lỗi quý khách về sự thiếu chuyên nghiệp này. Mong quý khách vui lòng bỏ qua cho tôi ạ.
- Tôi order một phindi hạnh nhân. Cô phục vụ đã nghe rõ chưa.
Lần này thầy ta cố ý nói to lên khiến mọi người liền chú ý về bàn bọn tôi. Thật là mất mặt quá đi mà.
10 giờ tối
Dường như mọi thứ bắt đầu ngưng lại rất nhiều, sự ồn ào tấp nập của tiếng xe cộ đã thưa dần, những ngọn đèn của thành phố cũng tắt đi theo từng giây phút chập tối và quán tôi cũng chẳng còn khách ra vào nữa. Nhân viên chúng tôi dọn dẹp lại bàn ghế để chuẩn bị đóng cửa.
Đi xuống tầng hầm để lấy xe vừa ra khỏi tôi nhìn bên đường thấy bóng dáng của thầy ấy. Người vừa khiến tôi bị sếp la đấy, thật đáng ghét nhưng sao giờ thầy ấy vẫn còn ở đó nhỉ. Tôi không định qua đường đâu nhưng máu tò mò nổi lên nên:
- Thầy Quân, sao giờ thầy còn đứng đây vậy? Thầy không có xe để về hả?
Nghe giọng nói thánh thót của tôi thầy nhìn lên. Và không một lời hồi đáp.
Tôi? Gì vậy?
Thấy không ý định trả lời tôi nói thầm:
- Mong là chẳng có xe nào đến rước thầy cả, ai ai cũng đi ngủ hết cho thầy đứng đây tới sáng luôn đi, cho lạnh chết thầy vì cái tội khinh tôi.
Đang định rời đi thì thấy phía sau xe có vật nặng tôi hốt hoảng quay lại thì thấy thầy đã ngồi lên xe mình. Ủa? Alo? Thầy đang làm gì vậy hả? Chưa kịp hỏi thì thấy:
- Nhà tôi ở khu B đường X.
Hỡi ơi, đừng nói thầy bắt tôi chở thầy về nhà đó nha. Không được đâu. Nhà tôi ở khu A mà thầy thì lại khu B. Ai cũng biết khu Bvới A quá xa, xa như cách anh ở đầu sông em ở cuối sông vậy. Nên tôi đã kiên quyết thẳng thừng từ chối với vẻ mặt hết sức nghiêm nghị
- Không được đâu thầy. Mai em còn đi học nữa thầy ơi.
Đáp lại tộ là lời mời gọi hết sức ngon ngọt khiến toi một đứa chán ghét với môn Toán đã hăng say gật đầu
- Em cứ chở tôi về còn hôm sau tôi cho em học trễ lại. Dù sao tiết đầu là tiết của tôi mà không phải sao.
Nghe vậy tôi hớn hở và nói to:
- Tuân lệnh ạ. Thầy giờ có muốn đi phượt mọi ngỏ của thành phố, hay sang nước khác và kể cả lên mặt trăng em nguyện chở thầy ạ.
Nghe vậy người phía sau tôi cũng đã chịu buông gương mặt lạnh lùng đi và thay vào đó là nụ cười nhè nhẹ.
- Em chở người mà không có nón bảo hiểm, muốn bị phạt à?
- Nón bảo hiểm, à quên thầy đợi em chút.
- Đây
Vừa dứt lời tôi đưa cho thầy nói bảo hiểm hình pikachu của Hà Trang cho thầy mà trong lòng thầm cười to không nhịn được tôi liền phụt ra ngoài:
- Haha. Thầy, nón bảo hiểm nè thầy đội đi.
- Tháo nón bảo hiểm của em đưa cho tôi.
Chưa kịp cười xong thầy nói vậy tôi liền im bắt và đáp trả:
- Em đội nón này quen rồi. Thầy một là đội nón bạn em hoặc thầy đi taxi về ạ. Em không còn cách nào khác.
Nói thật tôi không có thích ai đội nón của mình cả nên khi thầy nói vậy tôi cũng hơi tức giận.
“Cạch” chưa kịp định hình thì cái nón bảo hiểm trên đầu tôi đã được tháo ra và thầy ấy không nhanh không chậm đội vào đầu mình. Tôi bực người quát lên:
- Hoàng Quân, thầy thật quá đáng….
Chưa nói hết thì:
- Một là em đội nón của bạn và tôi chở về hai là chúng ta dây dưa tới sáng em cho cái nào?
Này, xe tôi đó, nón tôi đó và tôi cũng đâu liên quan đến thầy. Trong hoàn cảnh này tôi là người quyết định mà thầy sao lại áp đảo thành ra như vậy rồi. Nhìn gương mặt muốn đánh chết đó tôi thật sự tức điên lên nhưng vì mệt mỏi trong ngày dài nên tôi nhịn và nhịn:
- Thôi được tùy thầy.
Cuối cùng tôi ngồi phía sau và thầy ấy là người lái. Qủa thật, thầy ấy bẻ lái khiến tôi chẳng hứng kịp miếng nào.
Download MangaToon APP on App Store and Google Play