Một buổi sáng trời se se lạnh, trên một con đường quê
quanh co, cây cối xanh mát rợp bóng hai bên đường. Những đám mây trắng bay nhẹ
trên đỉnh núi xa xa, tạo nên một cảnh sắc thanh bình và thơ mộng. Tiếng chim
ríu rít kêu, như muốn hòa vào bản giao hưởng thiên nhiên của buổi sớm mai. Những
bác nông dân lái những chiếc xe cày ra đồng, hăng hái bắt đầu một ngày làm việc
mới. Bất chợt, một chiếc xe hơi lướt nhanh trên con đường làng nhỏ hẹp, phá vỡ
sự yên bình ấy.
“Ba coi kìa, đường xá gì mà thấy ghê, ba đưa con xuống
đây chán thấy mồ, nơi đây nhìn đâu cũng thấy những người nghèo khổ thôi, chẳng
hợp với con tí nào cả!” – Lý Huyền Nhã ngồi trên ghế sau của chiếc xe hơi,
gương mặt cau có, giọng nói chảnh chọe, trách móc.
“Con đừng nói vậy. Ngày xưa nhà mình từng ở đây, đây
là quê hương của mình. Con không thể chê bai nơi mình từng sinh ra như vậy. Với
lại lâu quá ba chưa về thăm quê, nay ba đưa con về đây là muốn con biết về nguồn
cội” – ông Lý Khoa Phúc, người đàn ông trung niên với gương mặt hiền hậu, dịu
dàng nói với cô con gái đang bực bội.
“Con không có thích biết và cũng không cần biết mấy
cái chỗ khỉ ho cò gáy này đâu!” – Lý Huyền Nhã tiếp tục mở miệng với giọng đầy
chanh chua, ánh mắt liên tục liếc nhìn xung quanh đầy khinh thường.
Chiếc xe vẫn tiếp tục chạy bon bon trên con đường quê
buổi sớm. Cùng lúc đó, trên con đường ấy, một cô gái mặc đồng phục học sinh cấp
3, tay ôm chiếc cặp đựng sách, đang đi bộ sát vào ven đường đầy cỏ. Thấy chiếc
xe hơi chạy vụt qua mình, cô nhìn theo chiếc xe đang chạy xa dần, thầm nghĩ:
“Ai mà đi xe hơi xuống chỗ này vậy ta? Chắc là người ở
thành phố về thăm bà con.”
Chiếc xe dừng lại ở một cánh đồng trồng trà xanh thơm
ngát. Tài xế quay xuống nhìn ông Lý Khoa Phúc, báo cáo tình hình: “Đường này nhỏ
quá, xe mình chạy vào không lọt, ông chủ ơi.”
“Cậu ngừng ở đây đi. Để tôi và Huyền Nhã đi bộ vào. Cậu
ở lại coi chừng xe rồi tranh thủ nghỉ ngơi, cậu chạy xe đường xa từ sớm chắc
cũng mệt rồi” – ông Lý Khoa Phúc nhẹ nhàng nói.
Sau đó, ông và Lý Huyền Nhã mở cửa xe bước xuống. Cô
nàng vốn tính tiểu thư, từ nhỏ đã được người đưa kẻ đón, nay phải đi bộ càng
khó chịu hơn, cô đóng cửa xe “rầm” một cái. Ông Lý Khoa Phúc cầm theo giỏ quà
thật to, cùng cô con gái đi vào con đường nhỏ len lỏi trong cánh đồng trà rộng
lớn.
“Cái nơi quê nghèo khổ gì đâu mà kỳ cục quá, đường gì
mà khó đi gần chết! Lần này thôi, mai mốt ba có năn nỉ con cũng không thèm đi nữa
đâu, bực bội quá đi!” – Lý Huyền Nhã cau có, nhăn nhó vừa đi vừa phàn nàn.
“Gần tới rồi con, chịu khó một chút nữa thôi” – ông Lý
Khoa Phúc vẫn giữ vẻ bình tĩnh, nhẹ nhàng nói với cô con gái.
Hai cha con đi bộ trên con đường nhỏ gần 2km, cuối
cùng, một căn nhà nhỏ hiện ra nơi cuối con đường. Căn nhà ngói lụp xụp, phía
trước trồng vài loại cây cảnh, bên hông nhà có giàn cây leo cho hoa, xung quanh
trống vắng, chỉ có vài căn nhà hàng xóm xa xa.
“Nhà này mà là nhà của bạn ba đây hả?” – Lý Huyền Nhã
nhăn nhó, mệt mỏi sau đoạn đường đi bộ và nắng chiếu.
“Ừm” – ông Lý Khoa Phúc gật đầu.
“Trời, căn nhà tồi tàn vầy mà có người ở được sao? Gió
quật một cái là nó rã rời như khăn giấy nhúng nước ngay” – Lý Huyền Nhã chề môi
dè bỉu.
“Con không được nói bậy! Bớt lời khinh thường người
khác lại cho ba” – ông Lý Khoa Phúc quay qua nghiêm khắc chỉnh đốn con gái.
Hai cha con đứng trước cửa nhà, cất tiếng gọi: “Chị Lệ
Mỹ ơi! Có ai ở nhà không? Chị Lệ Mỹ ơi!”
Trong nhà, một người phụ nữ trung niên, ăn mặc giản dị,
khuôn mặt hằn lên vài vết chân chim, hiện rõ nỗi lo âu và vất vả của một người
mẹ. Nghe tiếng gọi, bà bước ra, nhìn hai người trước cửa, một người đàn ông trạc
tuổi bà và một cô gái có vẻ trạc tuổi con gái bà, bà bối rối đứng nhìn mãi.
“Dạ chào chị” – ông Lý Khoa Phúc thấy bà Lệ Mỹ bước
ra, liền bước lên thềm nhà, chào hỏi.
“Dạ chào anh, có phải anh là…” – bà Lệ Mỹ dường như đã
hình dung ra ai đó trong đầu, nhưng chưa chắc chắn nên hỏi ngược lại.
“Chị Lệ Mỹ, chị không nhớ tôi sao? Tôi là Phúc, Lý
Khoa Phúc đây mà” – ông Lý Khoa Phúc mỉm cười nói.
Bà Lệ Mỹ nghe vậy, khuôn mặt dần sáng lên với nụ cười:
“Trời ơi, anh Phúc! Lâu quá rồi không gặp. Mời anh vào nhà, mời cháu vào nhà.”
Ông Lý Khoa Phúc và Lý Huyền Nhã bước vào căn nhà nhỏ,
những kỷ niệm xưa cũ ùa về, làm ấm lòng người đàn ông xa quê bấy lâu. Còn Huyền
Nhã, cô nàng tiểu thư, không khỏi bỡ ngỡ trước sự giản dị và mộc mạc của nơi
đây.
Câu chuyện bắt đầu từ cuộc về quê và gặp gỡ của hai người
bạn già lâu ngày mới gặp lại này, cùng với lời hứa ngày xưa của hai người chiến
hữu. Mọi chuyện rồi sẽ đi về đâu, các bạn cùng đón chờ các tình tiết diễn biến
trong những chương tiếp theo nhé!
Chương 2: Cuộc Hội Ngộ Của Phụ Huynh
“Trời đất ơi, anh Phúc, hơn cả chục năm rồi tôi mới gặp lại anh, mời anh vô nhà chơi” – hai người bạn già nhận ra nhau, cười nói vui vẻ, cùng nhau đi vào nhà.
Lý Huyền Nhã từ nãy đến giờ vẫn đứng ngơ ngác, không chào hỏi, cũng không nói gì, chỉ đứng nhìn ngó rồi chề môi liếc mắt.
“Dạ, mời anh và cháu ngồi chơi, để tôi xuống bếp pha ấm trà nóng lên dùng” – bà Lệ Mỹ cười nói vui vẻ chào đón, mời hai cha con ông Phúc ngồi.
Lúc này, trên con đường quê, cô gái mặc đồng phục cấp 3, tay ôm cặp sách, vẫn đang tung tăng trên đường về. Cô vui vẻ đưa tay lướt qua vài khóm hoa dại mọc ven đường. Khi đi gần đến con đường vào nhà, cô nhìn thấy chiếc xe hơi ban nãy đang đậu ngay lối vào đường nhà mình. Cô ngỡ ngàng nhưng rồi cũng nhanh chóng dẹp đi nỗi tò mò và đi vòng qua chiếc xe để vào con đường nhỏ kia.
“Đi học về hả người đẹp?” – tài xế của ông Lý Khoa Phúc thấy cô đi vòng qua xe liền cất tiếng
hỏi.
“Dạ” – cô gái ngượng ngùng lên tiếng.
“Nhà em ở đâu vậy?” – tài xế nhìn cô bé với dáng người nhỏ nhắn, mặc đồng phục cấp 3, liền hỏi han.
“Dạ ở trong kia” – nói xong cô liền bỏ đi mất, để lại tài xế nhìn theo mỏi mắt.
“Không ngờ ở nơi đồng quê này mà vẫn có người đẹp vậy sao ta?” – tài xế thầm nghĩ.
Trong nhà lúc này, bà Lệ Mỹ đã nấu nước pha xong ấm trà nóng. Ông Lý Khoa Phúc đang đứng trước bàn thờ, thắp nén nhang cho ông bạn già quá cố của mình. Lý Huyền Nhã vẫn giữ thái độ như ban đầu, mắt nhìn xung
quanh rồi liếc mắt tỏ vẻ không thích nơi đồng quê cũng như căn nhà lụp xụp này.
Thắp nhang xong, ông Phúc quay lại ghế ngồi đối diện với bà Lệ Mỹ, xoay qua nói với đứa con gái cưng mình: “Ngồi xuống đi con”.
“Cám ơn chị” – ông Phúc đưa tay nhận chén trà nóng của bà Lệ Mỹ rót cho.
“Con dùng trà đi” – bà Lệ Mỹ đưa chén trà qua cho Lý Huyền Nhã.
Cô ngồi im, đợi bà để chén trà ngay trước mặt mình chứ không chịu đưa tay ra nhận.
“Cảm ơn” – Lý Huyền Nhã nói bằng giọng cộc cằn.
“Chị cứ kệ nó, cứ coi nó như con cháu trong nhà mà đối xử, cứ mặc nó đi chị” – ông Phúc ngượng ngùng vì thái độ của con gái, bèn lên tiếng.
“Dạ, mời chị” – ông Phúc nâng chén trà lên miệng nhấp một ngụm.
Ở chơi một lúc với gia đình bà Lệ Mỹ, gần trưa, hai cha con ông Lý Khoa Phúc và Lý Huyền Nhã đứng lên chuẩn bị ra về. Bà Lệ Mỹ đứng lên định tiễn hai cha con ông Phúc ra tới cổng. Ông Phúc quay lại nhìn bà Lệ Mỹ sau đó nhìn lên bàn thờ nơi tấm hình của ông bạn chiến hữu đang ở đó, rồi đưa tay vào túi áo khoác, lấy ra một phong thư dày cộm, đưa cho bà Lệ Mỹ.
Lúc này, cô gái mặc đồng phục cấp 3 lúc nãy đang vui vẻ bước vào nhà. Ông Lý Khoa Phúc đang nói chuyện với bà Lệ Mỹ thì nghe tiếng bước chân ai đó đi vào sân, bèn đưa mắt ra nhìn. Lý Huyền Nhã cũng quay lại nhìn theo ba mình.
“Thưa mẹ, con đi học mới về” – cô gái cất tiếng chào bà Lệ Mỹ.
“Dạ, thưa bác” – cô gái nhìn người đàn ông đối diện mẹ mình, cất lời chào hỏi.
“Lệ Chi đây phải không? Chà, cháu lớn quá, bác nhìn không ra cháu luôn rồi. Cháu còn nhớ bác không?” – ông Lý Khoa Phúc quay qua nhìn cô gái trạc tuổi con mình, cười hỏi.
Thấy cô gái ngơ ngác nhìn mình, ông nói tiếp: “Bác là bác Phúc nè”.
Cô gái bước đến đứng sau lưng mẹ mình. Bà Lệ Mỹ bèn lên tiếng: “Dạ, lúc gia đình anh chuyển lên thành phố sống, cháu còn nhỏ quá nên chắc là không nhớ anh đâu”.
“Không sao, từ từ rồi cháu cũng biết thôi. Trước lạ sau quen mà. À, còn đây là Huyền Nhã, con gái bác. Đây là Lệ Chi, con của bác Lệ Mỹ. Hai đứa làm quen với nhau đi” – ông Phúc vui vẻ giới thiệu.
“Dạ chào chị” – Lệ Chi cất tiếng chào Huyền Nhã.
“Chào” – Lý Huyền Nhã mở miệng chào lại.
“Lệ Chi hơn Huyền Nhã 2 tuổi, vậy là con phải gọi Lệ Chi bằng chị” – ông Phúc nhắc nhở.
“Chào chị Lệ Chi” – Lý Huyền Nhã cất giọng chào cho có lệ, vì sợ ba sẽ đóng thẻ ngân hàng lại.
“Dạ” – Trần Lệ Chi đáp.
“Haha, con là chị sao? Phải ừ chứ. Cháu nhút nhát quá, không sao đâu, từ từ rồi chị em cũng sẽ quen với nhau thôi. Cháu ngồi xuống đi, đừng đứng mãi như vậy” – ông Phúc cười nói với Lệ Chi.
“Cháu biết không, ngày xưa bác với ba cháu là bạn thân. Có một lần đi rừng, ba cháu đã cứu bác. Ơn cứu mạng đó bác nhớ mãi. Vì vậy, bác coi cháu như con gái mình” – ông Lý Khoa Phúc đứng lên, đi về phía Trần Lệ Chi, đưa tay vuốt đầu cô.
Trần Lệ Chi nhìn mẹ mình như muốn hỏi xem câu chuyện ông Phúc kể có đúng không. Bà Lệ Mỹ mỉm cười, gật đầu trả lời thắc mắc của con gái.
CHƯƠNG 3: MÓN QUÀ BÙ ĐẮP
Dưới ánh mặt trời buổi chiều, những tia nắng xuyên qua tán lá tạo nên những vệt sáng lung linh trên sân. Trong không khí vẫn phảng phất mùi hương của những cánh đồng lúa chín, lẫn với hương thơm của hoa dại mọc
quanh nhà và cánh đồng trà. Bên trong ngôi nhà nhỏ, không gian yên tĩnh chỉ bị phá vỡ bởi cuộc trò chuyện đầy cảm xúc giữa hai gia đình.
“Bác tặng cháu, coi như là chút quà nhỏ bác dành cho cháu sau mười mấy năm gặp lại” - ông Lý Khoa Phúc nói, giọng trầm ấm, đưa phong thư dày cộm về phía Trần Lệ Chi.
Bà Lệ Mỹ lập tức từ chối, “Anh đừng có làm vậy, mẹ con tôi ngại lắm, không dám nhận đâu. Anh đã đem tới gia đình tôi nhiều quà lắm rồi, với lại tiền nhiều quá cháu nó cũng không dám nhận đâu anh ạ.”
Ông Phúc kiên quyết, giọng đầy cảm xúc “Mười mấy năm nay, gia đình tôi từ khi chuyển về thành phố sinh sống, tôi lại lo làm ăn, không có thời gian quay lại nơi quê hương này, càng không có điều kiện lo cho cháu nó chu toàn. Bây giờ tôi phải làm tròn bổn phận với anh Trần, phải thay anh ấy lo cho cháu nó. Chị đừng từ chối ý tốt của tôi, chị càng từ chối càng làm tôi thấy có lỗi đó chị à.”
Bà Lệ Mỹ thở dài, ánh mắt hiện lên sự đồng cảm và buồn bã, “Chuyện ngày xưa anh hãy cho qua hết đi anh à.”
“Chị có thể cho qua, còn tôi không thể nào quên được. Chị mà cứ khách sáo thế này hoài là tôi buồn lắm đấy,” ông Phúc nói, giọng nói chùng xuống, thể hiện rõ nỗi niềm day dứt trong lòng.
Bà Lệ Mỹ nhìn Trần Lệ Chi, hai mẹ con trao nhau ánh mắt thông hiểu. Sau một lúc do dự, bà nói, “Anh đã nói đến vậy thì tôi cũng khó lòng từ chối thêm. Lệ Chi, cảm ơn bác Phúc đi con.”
“Dạ, con cảm ơn bác,” Trần Lệ Chi nói, giọng nhỏ nhẹ, đưa hai tay nhận lấy phong thư từ tay ông Lý Khoa Phúc.
Ông Phúc gật đầu với Lệ Chi, rồi quay qua cô con gái Lý Huyền Nhã từ nãy đến giờ vẫn tỏ thái độ khinh thường, liếc mắt ghét bỏ với Trần Lệ Chi. Ông nhẹ nhàng nói - “Đi con.”
Bà Lệ Mỹ đưa mắt nhìn theo hai cha con ông Phúc đang khuất dần xa xa. Trần Lệ Chi mở phong thư ra, nhìn vào rồi ngạc nhiên - “Trời, tiền nhiều quá mẹ ơi, sao bác ấy cho mình nhiều tiền quá vậy mẹ?”
“Bác Phúc đang muốn giúp đỡ mẹ con mình đó con à. Thiệt tình mẹ thấy ngại quá đi mất,” bà Lệ Mỹ ôm lấy cô con gái, tỏ vẻ lo lắng.
“Bác ấy vui tính quá mẹ nhỉ?”
“Ừ, nhưng mà cô con gái của bác ấy kiêu kì và có vẻ khinh thường hoàn cảnh gia đình mình quá. Mẹ chẳng muốn nhận gì từ gia đình họ, mình mà tham quá họ lại coi thường mình thêm đó con à,” bà Lệ Mỹ ôn tồn nói với con gái.
Sau chuyến về thăm quê, ông Lý Khoa Phúc trở về thành phố với nhiều suy nghĩ. Trong căn phòng khách rộng lớn, ánh sáng mờ ảo từ những ngọn đèn chùm chiếu xuống, tạo nên bầu không khí nghiêm trọng.
“Cạch.”
Tiếng cửa mở ra, ông Phúc đưa mắt nhìn. Một người phụ nữ trung niên, mặc bộ quần áo sang trọng, trên tay cầm theo chiếc túi xách bước vào. Đó là Dương Linh, vợ của ông Lý Khoa Phúc.
“Tôi thấy bà càng ngày càng tệ, không chăm sóc cho cái gia đình này, càng không lo cho con cái trong nhà,” ông Phúc nhìn vợ, giọng đầy khiển trách.
“Oáp… sao, lại có chuyện gì nữa vậy?” Bà Dương Linh nhăn nhó, ngồi xuống ghế sofa gần đó.
“Bà nên coi lại cách làm mẹ của mình đi. Để con cái lêu lỏng thế đấy hả? Con Huyền Nhã thì cặp bồ, tụ tập ăn chơi, thằng Khoa Long thì đi chơi bời tụ tập gái gú suốt ngày. Con nhỏ Kim Lam đang cặp với thằng Long, nó chỉ lo moi móc tiền bạc của con trai của mình, vậy mà bà không lo coi sóc, ngăn chặn nó. Suốt ngày bà chỉ lo đánh bài với mấy bà bạn của bà thôi,” - ông Phúc tức giận, nâng giọng.
“Ông nói cái gì? Con nhỏ Kim Lam này nó đang cặp với thằng Long nhà mình mà còn cặp với thằng khác được hả? Con nhỏ này quá đáng lắm rồi,” Dương Linh giận dữ, bước nhanh qua phòng của cô con gái thứ ba, Lý Hoài
Trân, bà mở cửa bước vào.
“Con mau thay đồ đi với mẹ đến chỗ này” – bà Dương Linh nhìn cô con gái đang ngồi trên giường bấm điện thoại.
“Đi đâu vậy mẹ?” Hoài Trân mắt vẫn dán vào màn hình điện thoại, tay bấm liên tục.
“Con nhỏ Kim Lam đó, nó đang quen với anh hai con mà nó còn đi chơi với thằng khác nữa. Nó coi anh hai con chẳng là cái gì hết, chỉ là cái kho tiền để nó bòn rút thôi.”
“Mẹ nói gì? Con nhỏ đó được anh hai con để mắt tới là phước đức ba đời nhà nó, vậy mà còn dám chơi trò bắt cá hai tay nữa hả?” Lý Hoài Trân ngẩng đầu lên, mắt mở to.
“Con biết địa chỉ nhà con nhỏ đó không?”
“Biết chứ. Có lần con thấy anh hai chở nó về, con lén chạy theo rồi biết được nhà luôn.”
“Vậy thì con mau thay đồ rồi đi với mẹ. Đến nước này rồi thì mẹ không thể nhắm mắt làm ngơ được nữa rồi. Mẹ con mình đi tới đó nói chuyện rõ ràng với con nhỏ đó mới được.”
Một tiếng đồng hồ sau…
Dương Linh và Lý Hoài Trân đã tới khu nhà của cô ả nhân tình Kim Lam.
Cốc… cốc… cốc…
Bà Dương Linh đưa tay nhấn chuông cửa.
“Ai vậy? Ai to gan làm phiền lúc tôi đang ngủ vậy?” - Kim Lam từ trong nhà cất giọng bực bội, mắt vẫn lờ đờ vì buồn ngủ.
Cạch…
Cánh cửa mở ra, Kim Lam nhìn thấy hai người phụ nữ đứng trước cửa. Tóc cô xõa lù xù, trên người chỉ là chiếc đầm ngủ mỏng manh. Cô ta kênh kiệu hỏi, “Bà là ai vậy? Có biết là bà vừa phá giấc ngủ của tôi không hả?”
Download MangaToon APP on App Store and Google Play