Một buổi sáng thật thanh bình ở làng quê , nắng xuyên qua từng hàng tre, từng chiếc lá, chiếu xuống khu chợ ồn ào náo nhiệt người mua người bán tấp nập .trong đám đông có một cô bé khoảng 15 tuổi tay cầm vài đồng xu miệng lắp bắp nói gì đó , người thì ốm nhôm da hơi đen quần áo dơ bẩn không có nổi chiếc dép để mang
" ê Mi, mày có mua hay không mà đứng nhìn quài vậy, sáng sớm tao chưa mở hàng nha mày " bà chủ bán bánh bao bực bội lên tiếng chửi bới cô bé
cô bé không cha không mẹ cộng thêm không người thân không nhà không cửa chỉ biết được tên mình là Mi còn lại chẳng biết hay có thông tin gì về ba mẹ ngày ngày chỉ biết đi gôm củi ở sâu trong rừng đem ra chợ bán kiếm tiền ăn qua ngày , hôm nay cô bé chỉ bán được 3 xu nhưng bánh bao tận 5 xu, bụng đang réo ình ỏi tay thì chỉ có 3 xu cô cứ nhìn cái bánh bao miệng thèm chảy nước miếng
" có 3 xu thôi " cô chìa bàn tay có 3 xu đưa cho cô bán bánh bao nhìn
" 5 xu mới bán , không đủ thì biến đi cho tao buôn bán đứng đây sàn gàn sàn gàn quài bực cả mình" bà chủ tức giận nạt nộ cô bé , thẳng tay đẩy mạnh cô ra
" ây da" cô ôm chiếc mông bị đau của mình xoa xoa
Từ xa nảy giờ có cô gái diện mạo xinh đẹp mặc đồ sang trọng quan sát cô bé từ xa,khi thấy cô bé bị xô mạnh cô gái không còn kiên nhẫn nhào tới đỡ cô bé dậy
" em có sao không" cô gái phát ra giọng nói nhẹ nhàng ôn nhu
" dạ con không sao cảm ơn mợ hai" cô bé bị hút hồn bởi sắc đẹp của cô gái trước mặt thì ra là mợ hai con gái lớn của gia tộc nhà họ Đỗ mợ là Đỗ Thanh Vy một người vừa xinh đẹp giỏi giang nữ công gia chánh nhất cái xứ này trai trong xứ ai cũng thầm thương trộm nhớ mợ chỉ nhắc tới hai chữ mợ hai ai cũng mê đắm mê đuối mợ nhưng tiếc là mợ đã có chồng rồi , chồng mợ là người lạnh lùng, hung hăng tàn nhẫn Anh là con trai duy nhất của gia tộc nhà họ Nguyễn ,Anh là Nguyễn Văn Trọng nhan sắc anh đẹp tới mức nữ nhân trong xứ ai cũng đỗ rầm rầm mợ hai cũng không ngoại lệ, mợ và anh là thanh mai trúc mã từ nhỏ đã thân thiết với nhau hai gia đình có hôn ước với nhau nên anh chỉ cưới mợ theo lời cha mẹ nói thật sự trong lòng anh không hề thương mợ chỉ coi mợ là em gái mình còn mợ thì ngày đêm thương nhớ về anh
" con bé nó đói muốn mua bánh sao cô không bán còn xô con bé té vậy" mợ hơi lớn tiếng với cô bán bánh bao khiến bả sợ hãi vì biết là mợ hai vợ của Văn Trọng là chủ đồn điền cao su lớn nhất xứ này ai cũng sợ Anh vì khi ai đụng vào mợ người đó đều bị đập một trận nhừ tử
" dạ ..dạ mợ hai không phải tôi không muốn bán mà là bánh tôi bán là 5 xu, nhỏ này nó đưa 3 xu à , mong mợ hiểu cho " bả lấp bắp giải thích mong mợ không làm lớn chuyện nếu mà tới tai Cậu hai thì bả khó sống
" nè 10 xu nè , đưa tôi hai cái bánh đi"
" dạ của mợ đây , con cảm ơn mợ nhiều " bả mừng gỡ cảm ơn mợ rối rít
" của em nè " mợ cầm 2 cái bánh đưa cho nó nảy giờ nói chuyện có đứa bụng cứ reo ầm ỉ miệng nuốt nước miếng thèm bánh
" mợ ..mợ cho em hả " nó bất ngờ khi mợ đưa bánh cho nó
" em đang đói mà phải không, mau ăn đi mợ cho em " mợ mỉm cười khi thấy gương mặt sáng gỡ của nó khi cầm hai cái bánh bao
" dạ cảm ơn mợ nhiều" nó nhận bánh từ tay mợ ăn ngấu nghiến
" lên ghế ngồi ăn nè " mợ chỉ chiếc ghế bên cạnh "
" dạ mợ" nó ngoan ngoãn đứng dậy đi lại ngồi lên chiếc ghế kế mợ miệng còn nhai bánh .
" em đây rồi ba mẹ em đâu, nhìn em lạ quá không phải người ở đây " nhìn nó là mợ biết ngay không phải người xứ này vì mặt mài nhem nhuốc tóc thì chỉ buộc bằng cọng dây nhỏ , quần áo thì khá dơ , dân ở đây nghèo gì nghèo cũng có việc ổn định quần áo 3_4 bộ còn nó thì không có việc gì làm cả quần áo thì chắc lâu rồi nó chưa tắm quá
"Em không có ba mẹ , em ở ngôi chùa trên núi , giờ lớn rồi được thầy thả xuống núi sinh sống thầy nói nếu thấy không được thì cứ trở về, mà em không về đâu" vừa kể nó vừa ăn bánh bao
" sao lại không về, nếu hôm nay không gặp mợ thì em lấy gì mà ăn đây, uống miếng nước vào mắc nghẹn bây giờ " mợ rót nước đưa nó nhìn nó ăn mà mợ thấy nghẹn dùm
" ở đây được ăn bánh bao ngon , ở trên đó em chỉ được ăn rau không được ăn gì khác" nó cần ly nước uống một hơi một
" hiện tại em ngủ ở đâu " nhìn nó mà mợ thấy thương không cha mẹ sống ở chùa chỉ được ăn rau giờ xuống đây nó lại ghiền món bánh bao không chịu quay lại ở đây chịu khổ chịu cực thân gái yếu đuối mợ thì có lòng thương người gặp hoàn cảnh khó khăn mợ phải dơ tay ra giúp đỡ nhờ có mợ người dân ở đây có việc làm cũng có cái ăn sống qua ngày
" em dựng một cái chồi ở trong rừng đó đa " nó chỉ về phía rừng cách khu chợ cả ngàn dặm , trong khu rừng mợ cũng nghe người dân nói thú dữ rất nhiều còn có hổ nữa sao nó lại chọn nơi nguy hiểm như vậy để ngủ chứ, mợ nghe xong muốn tá hoả sợ hãi
" sao lại ngủ ở đó em có biết nơi đó nguy hiểm lắm không" mợ vừa thương vừa trách nó
" chứ ở đây ngủ bị la đó đa, em phải ở đó để sáng đi lấy củi về bán cho người ở đây để em kiếm cái ăn "
" em về nhà mợ đi , làm con hầu cho mợ , mợ trả em 50 xu chịu không " mợ không kiềm lòng được mà đưa ra lời đề nghị muốn nó về nhà mợ làm việc để nó ở đây kẻo lại xảy ra chuyện lớn
" 50 ..50 xu là được 10 cái bánh bao luôn, em làm em làm " nó nghe 10 cái bánh bao liền sáng mắt đồng ý , kèo thơm thế không đồng ý mới lạ
" giờ đi theo mợ về nha" mợ bật cười với thái độ ngây thơ của nó trả số tiền lớn vậy mà không chịu ăn món khác nó chỉ nghĩ tới việc mua bánh bao
Mợ dẫn nó đi dọc theo đường chợ đi đến cuối chợ thì mợ ghẻ trái đi thẳng tiếp, được một hồi cả hai cũng tới nơi nó cứ lẻo đẻo theo sau mợ mà đi mắt nhìn xung quanh thích thú vì con đường này nó chưa đi bao giờ nó chỉ lẩn quẩn quanh khu chợ và khu rừng nơi nó ở
Tới nơi người hầu liền chạy ra mở cửa đón chào mợ về nó nhìn cảnh đó thích thú tưởng mọi người mừng khi nó đến , vào trong nhà có tiếng ồn ào liền vọng ra ở ngoài cửa ,mợ thở dài cảnh này ngày nào mợ cũng thấy cha con nhà họ Nguyễn này yêu thương không ai bằng cãi nhau cũng không ai bằng, Cậu thì muốn xây thêm một xưởng làm lúa tạo thêm việc làm cho thanh niên xứ này cũng như thanh niên xứ bên cạnh, ông thì phản đối việc đó cứ nhận thêm người làm thì không đủ kinh phí chi trả cho mọi người, hai người trái quan điểm với nhau nên việc này cứ thế chẳng được giải quyết
" dạ thưa cha mẹ con mới về, mình em mới về" mợ nắm tay nó đi vào
" ai đây " ông cao mài nhìn nó với vẻ mặt không vui
" dạ ..con thấy nó tội nghiệp nên đưa về làm con hầu trong nhà" mợ hơi sợ hãi giọng có phần rung khi trả lời ông
" nó từ đâu tới" nhìn sơ qua ông cũng biết được nó không phải người ở đây liền tra hỏi rõ ràng
" dạ nó ở chùa trên núi, mới xuống đây , thấy nó không có người thân hay cha mẹ con thấy thương nên ngỏ ý đưa nó về đây " mợ kể lại toàn bộ những gì nó nói với mợ khi nảy
ông cứ nhìn chầm chầm vào nó rồi suy nghĩ một hồi lâu vẫn chưa thấy câu trả lời
" được rồi cho nó làm ở bếp phụ dì tư đi " ông nhẹ giọng đồng ý cho nó vào làm
Thấy ông nhẹ giọng cậu liền tiếp lời xin xỏ
" cha cho con xây dựng xưởng làm gạo nha cha" Cậu cười tươi mong chờ câu trả lời từ ông
" không là không, tao cồng lưng xây dựng cơ ngơi kiếm nhiều tiền cho mày ăn học nuôi vợ mày giờ hai vợ chồng bây đi nuôi người dân xứ này là sao " ông bất lực trước sự thương người có tổ chức của hai vợ chồng nhà này
" cha thiên vị thế vợ con xin thì ba đồng ý còn con thì lúc nào ba cũng phản đối là sao" cậu tỏ vẻ giận dỗi ông vì vợ mình muốn gì cũng được còn mình thì không
" ăn cơm đi , cũng trưa rồi ăn lẹ ra đồn điền kiểm tra số lượng" ông không muốn cãi với cậu nữa liền bắt qua chủ đề khác
" mình à , đi ăn thôi cũng trưa rồi, cha mẹ đã đói rồi chuyện này từ từ mình bàn lại với ba nha mình" mợ nhè nhàng nan nỉ cậu vì biết cậu sẽ ở đây đòi tới khí nào được mới đi
" được rồi ăn cơm , con vẫn không bỏ ý định đó đâu " cậu dậm chân bỏ vào nhà ăn cả hai ông bà liền hết nói nổi đứa con này đã có vợ rồi 25 tuổi đầu vẫn như con nít không đổi cái tật giận hờn
" bà tư ơi dọn mấy con gà ra cho mợ hai ăn đi" bà nói vọng ra sau bếp kêu bà tư đem đồ bổ lên cho con dâu mình ăn vì cả hai lấy nhau cũng 2 năm rồi đa, những gia đình đồn điền xứ này ai cũng có cháu đích tôn hết còn mỗi gia đình ông bà chưa được nghe tin vui từ hai vợ chồng cậu mợ.
" dạ gà của mợ hai đây" bà tư bưng nồi gà ác hầm thuốc bắc lên cho mợ đặt ngay chỗ mợ ngồi nhẹ nhàng mời mợ ăn
" dạ con cảm ơn bà tư" mợ nhẹ nhàng múc ăn
Cả nhà ăn uống vui vẻ đâu biết là có đứa nhìn con gà thèm chảy nước miếng, mợ để ý thấy nó cứ nhìn vào mợ khi ăn mợ liền hiểu, sau khi ăn xong bà tư với mấy con hầu đi đến dọn dẹp, mợ liền lấy tô cơm có gắp đồ ăn sẵn tay bợ tô cơm tay bợ thố gà khi nảy mợ dẫn nó ra sau nhà , mợ đi ra đưa cho nó tô cơm, mợ đưa cái đùi gà cho nó ăn
" nè em ăn đi, chắc đói lắm rồi phải không"
" đói lắm luôn rồi mợ ơi " nó cầm lấy tô cơm ăn ngon lành
Sau khi ăn mợ dẫn nó đến phòng bếp dặn dò người hầu ở nhà giao việc cho nó, cũng dặn nó các quy tắc ở nhà , nó cũng lanh lợi mợ bảo sao nó làm y chang, người hầu ở nhà ai cũng mến nó vì ai mần việc nặng nó cũng phụ một tay, mợ thấy nó hòa thuận với những người hầu khác cũng an tâm phần nào, ông bà cũng hài lòng khi thấy nó làm việc chăm chỉ .
Tối đến thì trời se lạnh ai cũng yên giấc nòng thì nó lại không ngủ được liền đi tìm mợ , trong bóng đêm nó nhẹ nhàng đi chậm rãi khi đến gần phòng mợ nó nghe tiếng khóc thút thít từ trong phòng, nó tiến lại gần thấy mợ ngồi khóc, nó liền đi vào ôm mợ hỏi han
" mợ làm sao thế, sao lại khóc vậy đa" nó luống cuống lau nước mắt cho mợ
" mợ không sao , sao em chưa ngủ " mợ lau giọt nước mắt, đánh trống lảng đi câu hỏi từ nó vì không thể nói là mợ nhớ cậu ngủ không được vì đêm nào cậu cũng đi tới sáng mới về, không nói một câu với mợ
" em khó ngủ, ở chợ có cô ba hát ru cho cháu ngủ em nghe riết cũng quen giờ về đây không được nghe em ngủ không được" nó chề môi kể lể ý muốn mợ hát cho ngủ
" giờ sao , không lẽ em thức tới sáng " mợ không nghĩ tới việc phải hát cho một con hầu ngủ
" mợ hát ru cho em ngủ đi ,mà mợ " nó trưng bộ mặt cún con khiến mợ mềm lòng mà đồng ý ,
" ai đã cùng tôi ngày xưa thề câu hẹn ước
ai đã cùng tôi ngày xưa thề câu thủy chung
Chàng đành ra đi
đi mãi không về......."
mợ đặt đầu nó lên chân mợ tay mợ vuốt tóc nó cho dễ ngủ, mợ cất vọng lên hay tới mức nó cứ nhìn mợ hát một hồi mới chịu ngủ , khi thấy nó ngủ mợ cũng thôi hát lấy mền đắp cho nó, nằm cạnh nó ngủ không biết sao khi ngủ cạnh nó mợ dễ chìm vào giấc ngủ cũng thấy ngủ rất ngon
Download MangaToon APP on App Store and Google Play