Tiếng chuông báo thức vang lên với tiết tấu sôi động, xóa tan sự yên tĩnh trong căn phòng trọ bình dân. Đưa tay tắt chiếc điện thoại cũ đã trầy xước khá nhiều. 6:30 sáng! Mở mắt ra đầy mệt mỏi vì hôm qua đã phải tăng ca đến 10h đêm. Cô xuống nệm, vệ sinh cá nhân rồi vội lên đường đến công ty.
Cô là Ngọc Lan, một cô gái bình thường với một tuổi thơ bất hạnh. Cha Ngọc Lan đã mất khi cô chỉ mới 2 tháng tuổi. Cô sống cùng mẹ cũng chẳng sung sướng gì. Mẹ cô từ khi lấy cha chỉ ở nhà nội trợ nên khi cha mất bà ta cũng chẳng biết làm gì ra tiền. Cô cũng chẳng nhớ những năm tháng ấy lấy đâu ra tiền để hai mẹ con sống đến bây giờ. Nhưng rất may khi cô vẫn được đi học cũng không lang thang đi bán vé số.
Chẳng biết thế nào nhưng cô vẫn sống khỏe mạnh cho tới năm 8 tuổi. Sự lựa chọn này có lẽ đã giúp cuộc đời cô. Mẹ cô quen được một ông thợ hồ nhà cửa cũng chẳng khá giả gì. Ông ấy cũng đã có 2 người con riêng với vợ trước. Họ gặp rồi sống với nhau, không có cưới hỏi gì, rồi mẹ cô có thai đứa em gái cùng mẹ khác cha với cô.Trong lúc sống cùng với cha dượng, mẹ cô giấu bên nhà nội cô, có lẽ là sợ đàm tiếu. Nhưng rồi cây kim trong bọc cũng lòi ra. Bà nội đã biết trong một lần ghé thăm cháu gái của mình. Bà nội thương cô sẽ phải chịu cảnh cha dượng không yêu thương nên muốn cô về sống với bà. Một cô bé 8 tuổi không biết cách từ chối, muốn được ở với mẹ nhưng phải nói thế nào đây. Cô hỏi ý mẹ, cô muốn mẹ từ chối thay cô. Nhưng câu nói của mẹ khiến cô nhớ mãi. Mẹ cô đã nói: " Nếu con Lan chịu thì mẹ đưa nó đi đi! " Vậy là cô đã về sống với nội, nhà nội cách nhà mẹ cô khá xa, cô chỉ nhớ như vậy!
Cô sống với nội mà đúng hơn là sống với cô hai . Cô là chị gái của cha, chồng cô cũng đã mất, cô còn hai người con gái đều đi làm ăn xa. Ngọc Lan về sống với cô, sáng đi học chiều về phụ cô bán đồ ăn khuya. Chỉ có hai cô cháu cùng bà nội nên vất vả vô cùng. Có khi phải đến 1-2h sáng mới về tới nhà.
Đến năm cô 15 tuổi, cái tuổi đáng ra phải chịu áp lực học tập để lên cấp ba thì cô phải chịu áp lực từ việc bỏ học đi kiếm tiền. Cô học rất giỏi không thua kém ai và rất ham học, cô chưa bao giờ muốn bỏ việc đèn sách. Nhưng buôn bán không còn thuận lợi, cô hai phải gửi nội cho chú út, em trai của cha chăm sóc. Cô hai đi theo hai người con của mình làm ăn. Ngọc Lan một lần nữa được gửi về mẹ. Trong suốt 7 năm sống xa mẹ, Lan rất ít khi được gặp mẹ, nếu gặp thì cô cũng là người chủ động đi thăm. Những cuộc gọi hỏi thăm cũng không nhiều, nhưng giờ cô được về ở với mẹ rồi! Cứ tưởng ở với mẹ sẽ được đi học tiếp nhưng người cô luôn nhớ mong đến bật khóc mỗi đêm lại không chiều theo ý cô. " Mẹ không có dư tiền cho học tiếp đâu, hay con lên Bình Dương làm với chị họ đi kiếm tiền con sài, con để dành mình con rồi kiếm nghề gì học, chứ giờ đi học tiếp uổng tiền còn chưa chắc học xong đã có việc làm, nha Lan!" Câu nói ấy lại đưa cô vào lựa chọn thay đổi cuộc đời. Một đứa con gái mới lớn bước chân lên nơi phồn hoa đầy cám dỗ. Cô đến ở với chị họ rồi bắt đầu với những công việc chân tay, phục vụ. Quán bia, tiệm tạp hóa, quán cơm, shop quần áo,... Là những công việc cô đã làm trong suốt 3 năm. Bị sàm sỡ, bị chửi mắng, bị quỵt tiền, bị dụ dỗ,... Là những thứ cô phải gánh chịu một mình để nhận lấy đồng lương ít ỏi. Nhưng may mắn Ngọc Lan là cô gái thông minh đều tránh xa được những cám dỗ. Thông minh, mạnh mẽ là vậy thì đêm đêm cô vẫn bật khóc cô cũng muốn có cha. 3 năm trôi qua cô đã được 18 tuổi cô dọn ra ở riêng và chọn một công việc an toàn, văn minh hơn. Nhưng làm gì với cái bằng lớp 9 giờ? Làm công nhân!
Cô xin vào làm tại một công ty may mặc, ở đây cô gặp được người bạn thân nhất đời mình. Lúc mới vào làm cô còn rất lúng túng trong việc làm quen với máy may cũng may có Quế Vân. Vân là một người hoạt bát và hòa đồng, cô gái này đã chỉ dạy cô từng bước một để cô thành thạo hơn trong công việc . Hai người cùng trở thành bạn từ lúc đó. Quế Vân sống với ba mẹ và rất được yêu thương, vì hầu hết mọi người trong công ty đều đã có gia đình nên Quế Vân và cô gần như lập tức trở thành bạn thân. Vân hay đưa cô về nhà chơi cùng gia đình nên ba mẹ cô bạn cũng rất quý mến cô. Cuộc sống gần như bình dị không phải lo lắng gì nhưng không có gì là hoàn hảo.
Câu nói tự làm tự để dành của mẹ cô gần như không đúng. Tháng lương đầu tiên của cô chưa kịp mua sắm cho bản thân thì mẹ đã mượn mất nửa phần tiếp theo những tháng sau là những câu nói: " cha làm ăn không được!...Tháng này em nó bị bệnh!.... Chủ ruộng chưa trả tiền cho cha con!... Con được nhiêu cho mẹ mượn được không? ......." Mượn sao? 3 năm rồi cô đã được mẹ trả đâu! Cô cam chịu chỉ nghĩ là mẹ khó khăn, coi như gửi mẹ để dành, cho đến khi...!
22 giờ!
- Lan Lan về thôi nào!
Quế Vân vừa vương vai vừa nói một cách mệt mỏi. Ngọc Lan đáp:
- Ừm, đợi mình xí! Hình như có chuyện gì, mẹ mình cứ gọi trong giờ làm.
Quế Vân nhìn cô bằng nửa con mắt, giọng có chút chán ghét:
- Cậu vừa gửi về 5 triệu còn gì, chưa đủ sao mới lãnh lương 10 bữa thôi mà!
Ngọc Lan chỉ cười nhẹ rồi vừa đi vừa bấm gọi lại.
- Lan ơi! Hic... Hic... Sao giờ mày mới nghe máy, cha mày mất hồi chiều rồi, ... Hic... Hic..... Giờ còn mẹ với em mày làm sao đây..... Lan ơi là Lan....!
Giọng mẹ nức nở! Làm sao? Cô biết làm sao! Ông ta bệnh đã lâu, bác sĩ khuyên bỏ thuốc ông không nghe, dạo gần đây sức khỏe yếu đi hẳn bác sĩ cũng đã báo trước việc này rồi còn gì! Cô hít một hơi thật sâu, nhẹ giọng:
- Được rồi mẹ bình tĩnh đi con về ngay đây, bình tĩnh mà lo tang ma, mai con bắt xe về ngay!
Đầu bên kia chỉ có tiếng khóc rồi tắt máy! Cô thở dài, quay sang nói cho cô bạn, Vân hơi lớn tiếng:
- Cậu về làm gì có phải cha ruột đâu cũng đâu có thân thiết hay ở chung ngày nào! Bao nhiêu năm cậu gửi tiền về có lời hỏi thăm nào không, giờ còn đòi cậu về làm gì? Đeo tang à? Nhà đó khùng hết chắc!
Lan vuốt ve cô bạn:
- Nghĩa tử là nghĩa tận, không thể nói vậy được. Dù gì mẹ mình cũng ở đó mình cũng nên về với mẹ, em mình nữa. Không đeo tang gì đâu, bà nhỏ! Chỉ về thắp nén nhang cho trọn tình thôi!
Quế Vân nói vậy cũng vì bực thay cô thôi! Bao năm qua bậc cha mẹ ấy không gửi gì cho cô dù chỉ là một câu hỏi thăm vậy mà lúc bệnh hoạn hay khó khăn gì là lại mượn tiền cô. Người mà mẹ cô xưng là " cha mày" đấy chưa một ngày yêu thương cô cũng chưa từng cười với cô một cái, giờ cô nói hai từ 'trọn tình', tình cảm gì chứ!
- Nói vậy là cậu nghỉ vài ngày phải không?
Vân dịu lại!
- Ừm! chắc v..
- Bà chằn tinh đó lại làm khó làm dễ cho coi!
Không kịp hết câu Quế Vân lại gắt lên! Bà chằn tinh trong lời của Vân chính là tổ trưởng khắt khe của cô.
- Thôi kệ, nhà có tang mà!
Vừa đi vừa dỗ dành cô bạn tính tình thẳng thắn. Cô lấy xe chở Vân về nhà. Tới nơi đã thấy cô Mơ (mẹ Vân) đứng chờ trước cửa.
- Hai đứa về rồi à! Khuya vậy! Hay ngủ lại đi bé Lan, con gái chạy về khuya nguy hiểm lắm con! Hôm nay chú Thắng (cha Vân) đi công trình rồi, con cứ thoải mái!
Cô Mơ luôn ân cần như vậy, Lan rất biết ơn cô. Chú Thắng thì luôn bận rộn vì những công trình xây dựng, chú phải đi khắp nơi nên ít khi ở nhà. Nhưng có chú ở nhà cũng không sao chú ấy cũng rất quý cô, cả gia đình Vân xem cô như người nhà vậy.
- Cha dượng nó mất rồi, mai nó về quê sớm, nhỏ này số nó sao á mẹ!
Quế Vân lại cằn nhằn! Cô cười nhẹ, nụ cười thường thấy khi nhắc về mẹ cô.
- Dạ con về soạn đồ, mai về quê luôn, để mẹ với em con ở dưới một mình cũng không được.
Cô Mơ thở dài rồi dặn dò:
- Bắt xe về đi đừng tự chạy, biết chưa! Sáng sớm mắt mũi tèm nhem chạy về nguy hiểm. Thôi vậy tranh thủ về đi con, chia buồn với gia đình con. Nè cầm cái này về quê chứ tiền đâu mà về, không lấy thì đừng nhìn mặt cô!
Cô mơ lấy ra hai tờ 500 nghìn đưa Lan kèm lời hăm dọa. Cô không lấy cũng không được rồi, mà giờ cô cũng còn tiền đâu, gửi về mẹ hết rồi còn gì. Cô cầm tiền rồi nói cảm ơn và vài câu khách sáo xong thì chạy về phòng trọ. Soạn vài bộ đồ để sáng mai về quê. Cô đặt vé xe trên điện thoại, không có, cô gọi cho vài hãng xe mà cô nhớ, chuyến sớm nhất cũng phải 7h sáng. Thôi thì tự chạy xe về vậy!
Cô không cười cũng không khóc. Tâm trạng rối bời, có lẽ đã cạn nước mắt. Ngủ không được nhưng thức thì không vui. Cô nhắm mắt lại hy vọng mai sẽ là một ngày tốt hơn. Rồi tiếng báo thức vang lên! 4h sáng! Cô dạy chuẩn bị về quê. Không hiểu sao Ngọc Lan cảm thấy giống như sắp đối mặt với điều gì khó khăn lắm. Và linh cảm của cô đã đúng!
9 Giờ sáng!
Cô vừa về đến nơi đã thấy rất đông người, tiến xì xào bàn tán, tiếng khóc than rất ồn ào nhưng không khí lại ảm đạm. Cô bước vào nhà, khoanh tay gật đầu thay cho lời chào. Mọi người cũng gật đầu nhìn lại, có vẻ như đang thắc mắc cô là ai. Bước vào đến giữa nhà thấy mẹ và Tuyết Hạnh đang khóc lóc thảm thương, cô bước tới đỡ mẹ đến bàn, cho mẹ ngồi xuống, cô nhẹ nhàng an ủi:
- Mẹ bình tĩnh! Đừng khóc nữa! giữ sức còn lo cho cha có mồ yên mã đẹp!
Cô cũng xoa đầu em gái kêu nó lên ghế mà ngồi.Mẹ cô ngồi xuống ghế, vừa đấm ngực vừa than khóc:
- Sao ông đi bỏ mẹ con tôi ở lại đây? Giờ chỉ còn tôi với con Hạnh thì phải sống làm sao? Giờ còn có hai mẹ con tôi thì làm sao đây mấy cô mấy chú ơi?
Nghe câu đó cô nhói một cái trong tim!"Chỉ còn hai người thôi sao? Cô không phải là gia đình của mẹ hay sao?" Cô buồn bã bước ra sau nhà, vừa buồn vừa mệt, cô đi ra bờ sông. Đi ngang qua bếp, gặp một số người, cô cũng gật đầu chào rồi bước thẳng ra sau nhà, ra bờ sông. Bờ sông cũng không xa nhà là bao. Cô nghe thấy tiếng bàn tán về mình!
- Con nhỏ đó là ai vậy?
Một người khác lên tiếng:
- Chắc là họ hàng gì đó!
- Nó là con của bà Tuyết Mai! Con của bả với chồng trước!
Đó là tiếng của cô Út Hoa em gái của cha dượng.
-Con riêng hả! Vậy về đây làm gì?
- Thì dù sao cũng là chồng của mẹ nó, nó về thì coi như cũng có tình đi!
- Tình cảm gì! Không chừng về đây để giành nhà giành đất!
Nghe thấy vậy cô út Hoa lớn tiếng như muốn cho cô nghe thấy:
- Giành gì chứ! Mẹ nó sống với anh Hai có hôn thú hay gì đâu mà đòi giành! Đất hay nhà thì cũng là của con Hạnh, giờ thì để cho mẹ nó giữ, sau này nó lớn lên phải đưa lại cho nó! Chứ người dưng nước lã ở đâu ra mà xông vào giành!
Có người đàn ông lên tiếng:
- Út ơi mày nói vậy mà nghe được? Cái nhà nhỏ bằng cái lỗ mũi, dành làm gì cho mang tiếng! Con Lan nó là đứa hiền lành từ nhỏ, nó đi làm tháng nào cũng gửi tiền về cho chị hai, chị hai lấy tiền đó cho anh hai thuốc men. Chứ mày cho được mấy đồng mà mày nói nó!
La cô út xong người đó quay sang nói với mấy người hàng xóm:
- Nhà con đang tang ma, mấy cô mấy thím bớt bàn tán lại một chút giúp con, nhà con đã đủ lu bu rồi!
Nói xong rồi người đó bước ra sau nhà tiến đến gần cô, ngồi xuống đưa cho cô nắm xôi cùng chai nước rồi nhỏ nhẹ nói:
- Sáng giờ chưa ăn gì đúng không? Ăn đi! Cô út là con gái duy nhất lại là út nên được cưng chiều, nhiều lúc nói chuyện không suy nghĩ! Con đừng có để bụng làm gì mấy câu nói đó! Để chú ba la lại nó, cô út cũng chỉ là thương em con mất cha thôi!
Cô nhìn sang mỉm cười vẫn là nụ cười nhẹ nhàng nhưng lần này trong mắt có chút yêu thương.
- Dạ, con biết rồi! Khi nào thì mới đưa cha ra đồng hả chú?
Cô nói lảng sang chuyện khác!
- Ngày mai! Khi nào thì con lại đi làm ?
-Dạ, chắc con cũng nghỉ được ba, bốn ngày!
- Ừ, vậy được rồi, ăn đi chú lên nhà tiếp khách!
Chú đi được vài bước thì ngừng lại, nói thêm với cô một câu rồi mới quay hẳn đi:
- Mẹ con chỉ đang đau buồn quá thôi, không có ý ruồng bỏ con hay gì đâu, đừng đau lòng rồi buồn bã!
Chú nói làm cho giọt lệ trực vào trên mắt cô rơi xuống. Không ngờ chú lại biết cô đau lòng vì câu nói " chỉ còn lại hai mẹ con" của mẹ cô. Cô vội nhét nắm xôi vào miệng, cố nuốt nó xuống cùng với những giọt nước mắt. Cũng chỉ có mỗi chú là hiểu cô! Chú chính là chú ba Lương em trai của cha dượng. Chú rất yêu thương cô, có lẽ ở đây chỉ có chú là thương cô. Bởi lẽ chú cũng là một người cô đơn trên cuộc đời này. Chú ba đã có vợ nhưng vợ chú đã mất cách đây 10 năm. Lan nghe Chú kể thím ba là một người rất xinh đẹp và dịu dàng. Thím mất do khó sinh! Thím ra đi cùng với sinh linh bé nhỏ chưa kịp ra đời đem theo cả nửa cuộc đời cùng với tâm can của chú về thế giới bên kia. Từ lúc đó cho đến nay chú chưa từng quen thêm ai, không tái hôn cũng không để ý làm quen với bất kỳ cô nào.Khi có ai mai mối chú cũng đều từ chối dứt khoát. Chú chỉ vào nhà nói:" Vợ em còn trên kia em không quen thêm ai đâu!" Mỗi ngày chú đều quét dọn, nói chuyện đôi lúc lại khoe khoang một thứ gì đó với bàn thờ của thím. Có lúc Ngọc Lan từng nghĩ:" Sau này nhất định phải tìm được một người chồng giống như chú, yêu thương mình như cách chú yêu thương thím!"
Ngọc Lan ăn xong, bước lên nhà trước. Mẹ cô cũng đã ngừng khóc chỉ ngồi thút thít bên cạnh quan tài. Tuyết Hạnh thấy cô cũng đưa ghế cho cô ngồi, nó cũng rất lễ phép với cô! Tội nghiệp! Chỉ mới 11 tuổi lại phải chịu cảnh mồ côi cha! Cô út thấy cô lại lườm nguýt tỏ vẻ không ưa cô ra mặt. Khách khứa cũng đã về bớt chỉ còn lại một vài người họ hàng. Chú Ba đang sắp xếp lại chỗ cho họ ngủ. Nhìn thấy cô út như vậy Chú ba tiến đến dẫn cô xuống bếp, chú ba sai cô rửa chén, dọn dẹp vài thứ để cô Út không có cớ cạnh khóe cô. Xong xuôi tất cả cũng đã tối, chú ba kêu cô lại nói với cô:
- Qua nhà chú mà ngủ, chú dọn buồng trong cho mày rồi đó! Qua đó ngủ giữ nhà cho chú!
Cô cũng muốn ở lại với mẹ nhưng nhìn thấy cô Út lại ngại, cô cũng không đeo khăn tang. Chú thấy cô do dự lại nói:
- Đi qua đó ngủ mà giữ nhà cho chú! Tối nay chú ở lại canh quan cho cha rồi!
Cô gật đầu đi sang nhà chú. Nhà chú cách nhà mẹ cô hai căn nhà, nó đơn sơ nhưng cô lại thấy thích. Bước vào nhà thấy đã có vài người giăng mùng nằm ngủ. Bỗng có một giọng vang lên:
- Thằng Lương nó kêu nó dọn cái buồng đó cho mày, vào đó mà ngủ, mai còn đưa cha mày ra đồng!
Ngọc Lan lễ phép đáp:
- Dạ, con biết rồi bà Hai cũng ngủ đi!
Cô bước vào buồng, bỗng dưng nước mắt trực trào. Chú đã giăng sẵn mùng cho cô, đốt thêm nhang muỗi, chiếc ba lô cô để ngoài xe cũng đã được chú đem qua từ khi nào. Cô còn nhìn thấy chiếc mền mà cô thường đắp mỗi khi về thăm mẹ. Có lần cô nói vu vơ với chú là cô đắp chiếc mền này rất thoải mái, ngủ rất êm ,ngủ rất ngon. Không ngờ chú lại nhớ mà đem từ nhà mẹ qua cho cô! Từ lúc về đến giờ mẹ cô không nói với cô tiếng nào, cũng không hỏi han hay đếm xỉa tới cô. Chỉ có chú là quan tâm tới cô. Cô thương chú quá! Chú khiến cho cô cảm thấy được mình vẫn còn tồn tại trên đời. Cô nhắm mắt lại cố gắng ngủ cho qua đêm nay.
Download MangaToon APP on App Store and Google Play