An Mạn Nhu - 18 tuổi quyết tâm rời quê hương đến thành phố lớn.
Từ thuở bé, cô đã có một khát khao với biển. Có lẽ do quê hương cô nằm cạnh biển. Quanh năm sóng vỗ rì rào. Cũng có lẽ biển là nơi chứa đựng người đã sinh thành ra cô. Giữa cô và biển, vốn từ lâu đã có một mối liên hệ mãi chẳng thể tách rời.
Với niềm đam mê ấy, An Nhu mang theo hành lý đăng kí nhập học tại một trường đại học không quá nổi bật nhưng lại có ngành mà cô yêu thích. Hải dương học. Thật ra ở quê nhà chẳng mấy ai ủng hộ giấc mơ trở thành nhà nghiên cứu khoa học biển của cô. Bởi ở nơi cô sinh ra, họ vẫn chỉ ăn dầm nằm dề với mớ tư tưởng lỗi thời rằng con gái thì nên cưới chồng sinh con. Vậy mới là theo đúng lẽ của trời. Người duy nhất không có tư tưởng ấy là bố cô. Nhưng tiếc là ông ấy cũng không ủng hộ cô. Bởi biển đã cướp đi người ông ấy yêu nhất trên đời. Người đàn ông ấy sợ, cô cũng sẽ bị ngọn sóng ấy nuốt trọn mất. Nỗi sợ sâu trong đáy lòng, thật khó nhọc để bày tỏ.
Nhưng cô vốn chẳng để tâm đến những sự phản đối ấy. Cô là An Mạn Nhu và đời của cô cũng chỉ có An Mạn Nhu mới có thể quyết. Còn lại dù là ai cũng đừng hòng cản trở.
Ngày đầu tiên học tại môi trường mới. Cũng là ngày đầu tiên cô sống với đam mê của mình. Giảng đường đại học quả nhiên vô cùng rộng mở. Vô cùng nhiều sắc màu. Lần đầu tiên cô biết được biển hoá ra rộng lớn đến thế. Lần đầu tiên cô biết sinh vật biển lại phong phú đến vậy. Có lẽ đây là những điều mà An Nhu muốn khám phá, muốn tìm tòi và học hỏi.
Kết thúc ngày đầu tiên trong niềm vui sướng, cô quên luôn cả mệt mỏi chạy thật nhanh về kí túc xá của mình. Chung phòng với cô còn có 3 người bạn khác. Tất cả họ đều là những người xinh đẹp và học thức. Họ luôn vui vẻ, chia sẻ cho cô những gì cô muốn biết. Đời sinh viên còn gì hơn nữa?
Thật ra cuộc đời của An Mạn Nhu trước giờ luôn là một cuộc sống viên mãn. Trừ việc mẹ cô không may qua đời khi chết đuối trên biển khi cô 4 tuổi ra thì cô chẳng gặp khó khăn gì khác. An Nhu khi còn bé được đánh giá là một đứa trẻ ngoan. Bởi cô chưa từng khóc nhè hay mè nheo đòi kẹo. Chưa từng làm gì sai trái với đạo đức lương tâm. Bản tính hiểu chuyện ấy không phải sinh ra vì hoàn cảnh.Bởi hoàn cảnh của cô chẳng phải nghèo khó hay thiếu thốn gì cho cam. Có lẽ nó được sinh ra bởi bản chất con người Nhu Nhu là một người ngoan ngoãn. Cũng chính vì loại tính cách ngoan ngoãn này mà khi còn trung học, cô được bạn bè yêu quý rất nhiều. Và lên đại học, cũng chẳng có gì thay đổi.
Hết thời sinh viên, cô trở thành nghiên cứu sinh tại một trạm nghiên cứu bên bờ biển T. Nơi đây cách quê nhà của An Nhu cả một đất nước. Thế nhưng cô chẳng hề sợ hãi, trái lại trong lòng cô lại dấy lên một loại cảm xúc vui vẻ đến kì lạ.
- Em là An Mạn Nhu phải không?
Quay đầu lại, cô thấy một vị giáo sư với mái tóc đen. Thật hiếm thấy có vị giáo sư nào mà tóc vẫn còn đen được như vậy. Trong kí ức của cô, mọi vị giáo sư cô gặp đều có màu tóc bạc hết. Vị này thật lạ lùng quá đi…
-Vâng em là An Mạn Nhu. Còn thầy có lẽ là giáo sư Chu?
-Đúng là tôi. Rất vui được làm việc với một cô nàng nghiên cứu sinh hoạt bát như em.
Giáo sư Chu - người mà cô âm thầm đặt biệt danh là giáo sư đen hoà nhà mỉm cười. Cô vui vẻ theo ông, nghe ông kể về những câu chuyện tại trạm, gật gù trước những phát hiện từng làm rúng động giới nghiên cứu biển của ông. Càng nghe cô càng thấy nể phục con người này. Thật quá đỗi tài giỏi.
Đi một đoạn dài, ông dẫn cô đến một khu vực cách trạm nghiên cứu không quá xa. Chỉ vào đó, ông nhẹ nhàng giới thiệu:
- Bên đó là trường dành cho cảnh sát biển. Trong đó có nhiều người rất giỏi. Họ và trạm của chúng ta thường xuyên giao lưu.
-Ra là vậy ạ.
Cô gật gật đầu tỏ vẻ hiểu ý. Ba từ “cảnh sát biển” từ đó dần dần khắc sâu một cách voi thức vào tâm trí cô. Trước đây mẹ cô cũng là một nữ cảnh sát biển tài năng. Cô từng nghĩ sẽ theo gót mẹ làm một nữ cảnh sát, nhưng tiếc là tại thời điểm thi, cô không đậu. Nghĩ lại có chút buồn nhưng không vấn đề gì. Chẳng phải nghiên cứu biển cũng rất hay ho sao?
Cô ngoan ngoãn đi đi về về giữa biển và trạm nghiên cứu. Làm đủ chuyện cho mọi người trong trạm. Tính cách vốn tốt đẹp, dù thế nào vẫn sẽ là một người tốt đẹp. Ca nghiên cứu thường sẽ kết thúc lúc 8 giờ tối. Sau đó cô thường sẽ dành 1 tiếng để dạo quanh bờ biển hoặc chỉ đơn giản là ngôi xây xây đắp đắp lâu đài cát. Như một cách giải toả.
“Mẹ à. Mẹ thấy không? Bây giờ tuy con không phải một nữ cảnh sát như mẹ nhưng con đang trên hành trình gắn liền sinh mạng mình với nơi mẹ dành cả mạng sống để gắn bó. Và con thấy lòng mình nhẹ nhàng lắm”
Cô thường vừa đi dạo biền vừa nghĩ như vậy. Mỗi lần suy nghĩ ấy trồi lên, lại một lần lòng cô man mác buồn. Nhưng chẳng sao cả, có lẽ mẹ vẫn luôn dõi theo cô từ biển rộng lớn. Càng nghĩ vậy cô lại càng muốn đem sinh mệnh mình hoà làm một với nhịp sóng của biển cả.
-Học trò An, cuối tuần này sẽ có một buổi giao lưu nhỏ giữa trạm của chúng ta và Học viện cảnh sát biển. Em có thể cùng chị tổ chức không? Mọi lần chỉ có chị làm thôi. Thật sự rất mệt mỏi đó.
Đàn chị Ân Tĩnh vừa nhờ vả vừa như thể than vãn. Cũng phải thôi, Ân Tĩnh và An Nhu là hai cô gái duy nhất ở trạm này. Vì thế trước khi có An Nhu, mọi việc về giao lưu tổ chức đều do Ân Tĩnh một tay đảm nhận.
-Được ạ.
Ân Tĩnh nhảy cẫng lên vì vui mừng. Đưa cho An Nhu một danh sách những thứ cần phải chuẩn bị. Đưa quỹ cho cô căn dặn rõ ràng. An Nhu ngoan ngoãn nghe hết và ghi nhớ tất cả. Chiều hôm ấy, cô được đặc ân nghỉ cả nghiên cứu chiều để đi đặt trước một số thứ không có sẵn. Khi trở về trạm đã là 10 giờ tối. Trạm đa phần là những giáo sư già nên sớm đã im lìm tối đèn.
Mang theo bữa tối, An Nhu nhẹ nhàng ngồi trên bờ biền lặng lẽ ăn. Cô thích được ăn bên bờ biển thế này. Cảm giác gần gũi đến lạ.
- Mẹ ơi, hôm nay con đi rất nhiều nơi, tiêu tiền quỹ cũng không ít nhưng con tuyệt đối trung thực. Giống mẹ. Con không tiêu tuỳ tiện cho bản thân.
-Mẹ ơi, hôm nay con gặp một chuyện rất hay trong siêu thị…
- Mẹ ơi, hôm nay con…
An Nhu cứ vừa ăn vừa kể ra nỗi lòng của mịn với biển. Cũng như đang kể cho người mẹ yêu quý của mình. Bất giác nước mắt cô rơi. Từ khi đến trạm cô rất ít khi ra biển ngồi khóc. Vì cô không muốn mẹ đau lòng nếu bà có thể nhìn thấy cô, chỉ mong bà nhìn thấy sự hạnh phúc.
Bận rộn cả một tuần, cuối cùng ngày giao lưu cũng tới. An Nhu và Ân Tĩnh tất bật chuẩn bị từ đêm hôm trước cho đến mãi chiều hôm sau mới xong. Và nhờ dịp này, cô và đàn chị mới thân với nhau hơn một chút. Cô biết được qua lời kể của Ân Tĩnh rằng học viện có rất nhiều anh chàng đẹp trai. Nam thần nếu xếp hàng có lẽ trải dài cả bãi biển mất. Cô chỉ mỉm cười phụ hoạ theo. Bởi cô vốn chưa từng yêu đương. Hồi đại học chỉ mải để ý đến học hành, chẳng còn kẽ hở nào cho chuyện trai gái nam nữ.
-Xin phép bắt đầu buổi giao lưu!
Giọng một nam sinh thuộc học viện cảnh sát biển vang lên đầy hứng khởi. Vậy là tất cả mọi người đều vui vẻ cười nói, nhảy múa. Cô cũng vậy. Mỉm cười nhìn thành quả mà mình và đàn chị cùng chuẩn bị.
-Tiểu Nhu, em thấy người đàn ông đó không?
Ân Tĩnh vừa chọc chọc vào người cô, miệng thì hỏi tay lại nhẹ nhàng mà rụt rè chỉ trỏ.
Theo hướng tay Ân Tĩnh, cô nhìn thấy một người đàn ông cao ráo, mặc quân phục chỉnh tề đang chăm chú nhìn mọi thứ xung quanh. Anh ta vừa đẹp trai lại trông rất có uy. Nơi anh ta ngồi lại là bàn danh dự cho những người có quân hàm cao cấp. Thật quá tài giỏi.
- Em thấy
- Có phải trông rất đẹp trai không?
Cô gật gật đầu tỏ vẻ đồng tình.
- Anh ấy là Thiệu Bác Văn. Một thượng tá đấy. Chẳng mấy ai mà mới 26 tuổi đã ngồi ở chức vị cao như anh ta đâu. Nhiều người nói anh ta…
Chưa để Ân Tĩnh nói hết, bạn trai cô ấy - Cao Húc một Binh nhất nhẹ nhàng cắt lời rồi kéo cô ấy đi.
26 tuổi? Thượng Tá?
Chẳng phải quá tài giỏi rồi sao? Chỉ hơn cô 4 tuổi mà đã giỏi giang như vậy. Phải biết bạn trai của Ân Tĩnh, 25 tuổi vẫn là binh nhất. Anh chàng Bác Văn này phải có tài cán hay gia đình hiển hách cỡ nào mới có quân hàm cao như vậy? Vừa nghĩ, lông mày An Nhu vừa hơi nhăn lại.
Kết luận của cô là: Có lẽ bố anh ta là Đại Tướng hoặc tổng thống gì đó.
Một kết luận hết sức sơ sài nhưng tự An Nhu lại cho rằng thật thuyết phục hơn việc anh ta tự cố gắng biết bao.
-Xin lỗi đã cắt ngang suy nghĩ của em nhưng tôi có thể hỏi một chút được không?
Cô giật mình quay lại. Nhanh chóng thoát khỏi suy nghĩ mơ hồ về người đàn ông kia. Trước mắt cô, một chàng trai trông có vẻ còn trẻ, chỉ khoảng 21. Nước da ngăm khoẻ khoắn, nụ cười tươi. Trông rất điển trai. Nhìn vào quân hàm chắc anh ta cũng khá có chức vị.
- Anh gọi tôi sao?
An Nhu chỉ vào mình, giương ánh mắt ngờ vực về phía người gọi.
- Đúng là gọi cô.
-Có chuyện gì sao?
Hình như cô không quen người này mà nhỉ?
- Xin tự giới thiệu, tôi là Trung tá Lục Quân Thuỵ. Rất vui được gặp cô.
-Tôi là An Mạn Nhu. Nghiên cứu sinh tại trạm này. Rất vui được biết anh.
Cô vui vẻ mỉm cười.
Qua một hồi nói chuyện vui vẻ, Lục Quân Thuỵ và cô trao đổi phương thức liên lạc. Sau đó anh ta rời đi. Ân Tĩnh thấy thế mắt mở to nhìn An Nhu chằm chằm. Phải biết học viện đó trước giờ luôn nổi tiếng tại khu vực. Chất lượng giảng dạy chỉ là phụ. Điều then chốt khiến nó nổi tiếng là vì trong học viên có 2 người đàn ông rất đẹp trai, phóng thái lại uy nghiêm. Chẳng ít cô gái từng lao mình vào đăng kí học tại đây chỉ để ngắm họ.
Hai người đó chính là chàng trai vẫn đang ngồi ở phía bàn danh dự:Thượng tá Thiệu Bác Văn và cấp dưới của anh ta Trung tá Lục Quân Thuỵ.
Vậy mà hôm nay một trong hai người đó lại chủ động kiếm tìm An Nhu. Quả thật là khó tin. Bởi hai bọn họ không chỉ nổi tiếng vì vẻ đẹp mà còn nổi tiếng vì trước giờ chưa từng rung động hay yêu đương với bất kì ai. Dù cho trong học viện, cảnh sát nữ xinh đẹp thì chẳng bao giờ thiếu. Người xinh đẹp mà thích họ thì thừa đến bao la.
Hơn 11 giờ khi tiệc tàn, những người thuộc học viện đã quay trở về khu vực của mình, bên bãi biển chỉ còn An Nhu đang cặm cụi dọn nốt một số thứ còn được bỏ lại. Phần việc của Ân Tĩnh cô ấy đã được bạn trai phụ giúp dọn xong trước khi anh ta về vị trí nên cô ấy đã sớm nghỉ ngơi. Giờ đây ngoại trừ tiếng sóng vỗ, An Nhu sớm đã chẳng nghe thấy thanh âm gì khác. Khi dọn dẹp nơi bàn danh dự, cô thấy ghế đã được gấp lại bỏ gọn gàng. Khăn trải bàn cũng được xếp lại ngay ngắn. Như thể đã có người lặng lẽ thu vào giúp cô.
- Nàng tiên ốc sao?
Cô buột miệng nhưng rồi lại tự bật cười. Gì mà nàng tiên ốc chứ. Thật hoang đường quá đi.
- Vẫn chưa dọn dẹp xong sao?
- Chưa ạ.
Cô theo phản xạ trả lời rồi bất giác giật mình quay lại. Mắt cô mở to đầy vẻ kinh ngạc
-Thượng tá Thiệu Bác Văn?
Anh hơi bất ngờ nhưng rồi nhanh chóng lấy lại vẻ bình tĩnh. Người khác biết anh vốn dĩ là quá bình thường. Với mức độ ảnh hưởng chính trị của anh, không biết thật là quá uổng phí. Mà cho dù mờ mịt về chính trị thì với nhan sắc có thể kiếm cơm như Thượng tá Thiệu, chẳng có lý do gì để không biết tới.
Anh chậm rãi bước gần về phía An Nhu, chạm rãi lên tiếng:
-Thật vui vì cô An biết tôi. Rất hân hạnh.
Theo quy tắc của một cảnh sát cấp cao , anh hơi cúi người như thay cho một lời chào trân trọng. Cô luống cuống cúi người theo mặc dù điều đó chẳng ăn nhập chút nào với chiếc váy biển mỏng manh. Cơ mà anh ấy vừa gọi cô là gì nhỉ? Cô An sao? Bằng cách nào mà anh ta lại…?
-Tôi có thể mạn phép hỏi một câu được không?
-Tất nhiên là được.
-Sao Thượng tá Thiệu lại biết tên tôi?
-Vô tình thôi. Mong cô An đừng quá để tâm.
Cô gật gật đầu tỏ ý đã hiểu. Quay lưng về phía anh tiếp tục dọn dẹp. Dù sao cũng muộn rồi. Ngày mai cô còn phải báo cáo một nghiên cứu rất quan trọng. Thật là sao đêm nay lại lạnh thế cơ chứ. Nếu biết thời tiết khắc nghiệt như vậy, cô đã mặc ấm hơn rồi. Váy đi biển mỏng thêm mái tóc nâu được búi cao lên thật là trái ngược với loại thời tiết mười mấy độ tại vùng biển này.
Đang vừa âm thầm than vãn vừa nhanh tay dọn dẹp thì bỗng cô thấy cơ thể như được một vật gì đó phủ xuống. Nhiệt độ ngay lập tức tăng lên, đạt đến độ cân bằng hài hoà. Nhìn lên vai mình, cô thấy chiếc áo ngoài trong bộ cảnh phục của cảnh sát biển. Chiếc áo khoác này trước đây cô đã lén mặc của mẹ. Ngày ấy cô mặc để tìm sự vỗ về của mẹ trước kì thì quan trọng. Bây giờ đột nhiên lại thế này… cảm giác có phần khác lạ.
Chiếc áo này mang mùi hương nam tính của đàn ông. Hoàn toàn khác xa với hương hoa nhè nhẹ trên áo của mẹ. Thêm nữa trên ngực và vai áo, cảnh hàm dưới ánh trăng trở nên lấp lánh, sáng rực. Trông vô cùng thích mắt.
- Cô An. Ban đêm trời rất lạnh. Mặc như cô thế này, tôi e rằng mai cô sẽ cảm đấy. Khoác đỡ áo của tôi đi. Đừng ngại.
Bất chợt hai má cô ửng đỏ. Quay người lại, Thiệu Bác Văn bây giờ chỉ mặc áo sơ mi trắng điển hình thắt thêm cà vạt. Trông lại có phần thư sinh, thoải mái. Người đàn ông này, đẹp trai đến chết người.
-Cô ốm rồi sao?
Tay của Thiệu Bác Văn khẽ chạm vào trán cô. Gương mặt hiện rõ sự lo lắng. Cô lại giật mình. Không hiểu sao mỗi lần đứng trước người đàn ông này cô lại không kìm được để bản thân lạc vào một miền toàn là suy nghĩ vẩn vơ. Khẽ cười gượng, cô nhẹ nhàng nói:
-Tôi không sao. Cảm ơn anh vì chiếc áo và sự quan tâm. Muộn thế này rồi, anh không về học viện sao?
-Tôi là người ngồi ở đây đấy.- Anh chỉ vào chiếc bàn vừa nãy được đặt làm bàn danh dự- Để tôi giúp cô thu dọn. Muộn rồi.
Anh nhanh chóng sắn tay áo, giúp cô. Chỉ một thoáng, mọi thứ đã được dọn ngăn nắp. Cô cảm ơn anh, anh chỉ nhàn nhạt bảo cô về trạm. Rồi sau đó hai người hai ngả. Chẳng trao đổi bất kì phương thức liên lạc nào.
Trên đường về trạm, lòng cô cứ lâng lâng. Có lẽ người chưa từng yêu ai như cô đã sớm rung động vì sự lịch thiệp của người trên bàn danh dự. Hoặc đã rung động từ ngay giây đầu tiên nhìn thấy anh dưới ánh đèn sân khấu Thôi bỏ đi, dù sao anh ta như thế cũng không phải người cô có thể chạm vào.
Hôm sau, ngay khi vừa hoàn thành bản báo cáo cô vội vàng cầm cảnh phục của anh đi giặt. Dù sao cũng không thể mặc xong rồi cứ thế mang đi trả được. Nhưng mà cảnh hàm và huân chương của anh ta thì phải làm sao đây? Không lẽ tháo ra rồi đeo lại. Vậy có được không nhỉ? Đắn đo mãi, cuối cùng cô quyết định nhắn tin hỏi Trung tá Lục. Liệu cô có thể tự ý tháo cảnh hàm ra không? Câu trả lời là không.
Anh ấy nói, cảnh hàm và huân chương là niềm kiêu hãnh của mọi cảnh sát. Dù ở vị trí nào, chúng cũng đếu đáng quý. Chính vì thế, hành vi tháo bỏ chúng chẳng khác nào tước đoạt đi niềm vinh dự của họ.
Nghe thật quá đỗi nghiêm trọng. Cô vốn là người ngoan ngoãn lại hiểu chuyện liền cầm áo quay vào trong. Quyết định không giặt nữa. Thay vào đó, An Nhu nhét kẹo vào đầy hai túi cảnh phục. Khiến nó phình ra trong rất buồn cười.
Tối hôm ấy cô mang theo áo đi về phía cổng học viện. Hai binh nhì canh gác khi nhìn thấy cô thì mắt sáng lên. Người xinh đẹp lại nhẹ nhàng thế này, làm gì có người đàn ông nào muốn chối từ.
-Chào cô. Cô muốn tìm ai?
Một trong hai người canh gác hớn hở rươi cười hỏi cô.
-Tôi muốn trả lại chiếc áo này cho một vị ở chỗ các anh. Thượng tá Thiệu Bác Văn.
Anh bình nhì giương mắt nhìn cô rồi lại nhìn xuống chiếc cảnh phục mà cô đang cầm. Khẽ thở dài:
-Người đẹp trên đời đều thuộc về thượng tá hết rồi. Binh nhì như chúng tôi biết phải tìm bạn gái thế nào đây?
Người còn lại thì có vẻ bình tĩnh hơn. Có lẽ việc mĩ nhân đến đây tìm cấp trên, anh ta chẳng còn xa lạ gì nữa:
-Ra là người của Thượng tá. Xin cô đợi một chút. Chúng tôi cần báo cáo với cấp trên trước. Không thể làm trái chỉ thị, mong cô thông cảm.
Cô mỉm cười, gật đầu nhẹ nhàng. Sau đó còn đưa cho hai anh binh nhì kẹo. Coi như tặng họ vì những gì họ đã cống hiến.
-Đúng là người phụ nữ của sếp lớn. Từ cách hành xử đến dung mạo đều quá xứng đáng với hai từ mĩ nhân. Con mắt nhìn người của sếp Thiệu thật đáng khâm phục.
-Cô ấy vốn là một mĩ nhân mà.
Giọng nói lành lạnh phát ra rừ đằng sao. Mang theo chút khoe khoang lại chêm thêm vài phần tự hào.
-Xin chào Thượng tá Thiệu.
Hai anh binh nhì sau khi nhìn thấy anh thì nhanh chóng đứng thẳng, nghiêm chỉnh chào. Cô cũng làm theo trong vô thức. Anh gật đầu rồi sau đó tiến về phía cô, mí mắt hơi cụp xuống:
-Hôm nay Thiệu Bác Văn tôi lại được một đại mĩ nhân như cô An đây tìm đến. Thật quá sức bất ngờ.
Anh ấy vừa gọi cô là gì? Mĩ nhân? Không đúng là đại mĩ nhân mới phải. Người đàn ông ưu tú như anh ấy, có khi những minh tinh còn phải xếp hàng chờ được gả, nhỏ bé như cô vốn chẳng là gì.
-Chào anh. Tôi đến để…
Cô chưa kịp nói hết lời, anh đã lịch sự cắt ngang:
-Để một người xinh đẹp như cô đứng ở đây thật không phải. Mời cô vào trong.
Anh mỉm cười đưa tay chỉ vào bên trong học viện, tỏ ý mời cô vào. Hai anh binh nhì cũng tròn mắt nhìn nhưng rồi nhanh chóng chỉnh lại tư thế, đứng nghiêm trang. Cô có chút do dự, chẳng phải chỉ là một chiếc áo thôi sao? Trả luôn ở đây là được có nhất thiết phải vào một nư tư mật như học viện hay không?
-Thượng tá Thiệu, tôi…
Cô có chút ngập ngừng, e dè trước lời mời của anh. Anh vẫn mỉm cười, cất lời:
-Cô An đừng ngại. Coi như tôi mời cô đi tham quan học viện. Tạo điều kiện cho cô mở mang. Không phải tốt sao?
Thật ra khi biết mẹ mình là một cảnh sát biển, cô luôn có khao khát được một lần tham quan nơi này. Nhưng đây vốn không phải nơi ai cũng có thể tự tiện ra vào thăm thú. Ngay cả những người được cấp quyền theo học ở đây đều được điều tra lý lịch chính trị lẫn gia thế hết sức khắt khe. Nếu không trong sạch sẽ được chuyển sang một địa điểm khác của trường. Một nơi như vậy, nói không muốn vào thì thật quá dối lòng.
-Vậy phiền anh dẫn đường.
An Nhu nhìn anh, đôi mắt lấp lánh. Vụng về che giấu đi niềm vui sướng, hạnh phúc của.mình. Cô sắp được bước chân vào nơi chứa đựng thanh xuân của mẹ mình, sự khát khao này chẳng dễ giấu diếm. Thêm cả việc cô là người thẳng thắn. Trong lòng nghĩ sao trên mặt chính xác sẽ biểu hiện như vậy. Anh nhìn cô, trong mắt anh, cô thật quá mức ngoan ngoãn.
Thiệu Bác Văn gật đầu, quay người đi trước đồng thời ra lệnh hai người lính cho cô qua cửa. Cô đi theo anh đến mọi ngóc ngách của học viện. Tận mắt thấy những góc nhỏ trong tấm ảnh, trong lời nhật kí của mẹ. Lòng cô dâng lên một cảm giác ấm âp. Nhìn bóng lưng của Bác Văn cô âm thầm cảm ơn anh. Cô biết cảm giác này phải nhớ anh mới có, nếu không cả đời cô cũng chẳng mong bước được vào nơi thế này.
-Đây là phòng làm việc của tôi.
Vừa nói anh vừa mở cửa. Điểm dừng cuối cùng chính là phòng làm việc của anh. Cô nhớ, trên đường vào đến đây, phải có trên dưới 20 người mang cảnh hàm cao đứng canh dọc lối vào. Điều đó chứng tỏ rõ ràng rằng, nếu học viện là nơi khó để vào thì phòng làm việc của anh chính là không thể vào. Cô theo quán tính bước vào bên trong.
Ngoài bàn trà thì còn 2 tủ sách và một chiếc bàn làm việc. Sau lưng là một giá treo cảnh phục. Còn có cả bản đồ biển đặt cạnh bản đồ đất nước. Một chiếc tủ gỗ dài vừa đủ bên dưới. Trên đó bày một số đồ vật như đồng hồ hay thắt lưng của anh. Một cánh cửa ở bên phải cờ tổ quốc. Có vẻ sau đó là một phòng nghỉ. Sau khi quan sát kĩ càng xung quanh cô mỉm cười. Quả là một người đàn ông gọn gàng. Quá có khí chất quân nhân:
-Mời ngồi.
Anh vừa ngồi vừa mời cô. Đồng thời nhanh tay rót cho cô một ly nước, đặt xuống trước tầm nhìn của cô. An Nhu ngồi đối diện anh, gật đầu:
-Cảm ơn Thượng tá Thiệu.
-Không cần quá khách khí. Cô không phải cấp dưới của tôi. Gọi sao cho bản thân thấy thoải mái là được.
-Anh Thiệu, thật ra tôi đến đây để trả lại áo cho anh. Cảm ơn anh vì đã cho tôi mượn áo, lại còn dẫn tôi đi khắp nơi như vậy. Tôi biết chuyện này không phải điều ai cũng làm được.
-Cô An quá lời rồi. Chỉ là chút chuyện nhỏ đối với tôi.
Cô dùng hai tay, như thể dâng chiếc áo về phía anh. Anh lại giơ tay ra nhận một cách phóng khoáng. Sau đó đi về phía móc treo định treo lên. Bỗng anh hơi khựng lại, vì anh đã phát hiện ra trong túi có kẹo.
Sao cô ấy lại tặng mình kẹo? Anh thầm nghĩ.
-Tôi muốn giặt áo rồi mới mang trả anh nhưng một người bạn của tôi ở đây nói rằng không nên làm thế vì làm thế là thất lễ. Nên tôi chỉ đành để nguyên trạng. Trong túi có chút tấm lòng của tôi, mong anh không từ chối.
Cô hơi đỏ mặt, vo vo tà váy. Thể hiện rõ sự lúng túng, ngại ngùng của mình.
-Bạn cô? Cô quen ai ở đây sao?
Cô ngước lên, thấy anh không có bất kì bình phẩm nào về việc có kẹo nên phần nào đỡ ngượng ngùng. Nhanh chóng, cô gật đầu:
-Đúng thế. Anh ấy cũng là một cảnh sát. Nhưng là cấp dưới của anh.
Anh hơi cong khoé môi:
-Ở cả vùng vịnh này liệu còn có người sở hữu cấp cao hơn tôi sao? Để tôi nói cho cô biết, tôi chính là người đứng đầu -
Anh kiêu ngạo khoe mẽ.
- Người bạn đó của cô An, có thể tiết lộ danh tính cho tôi được không?
-Là Trung tá Lục Quân Thuỵ. Anh chắc hẳn biết anh ấy đúng chứ?
Anh gật đầu tỏ ý có quen biết. Dù sao cũng là bạn bè gần chục năm, làm sao mà có thể không quen biết được. Chỉ là anh không ngờ, người này để mắt đến cô gái này nhanh đến thế. Mới đó mà đã biết nhau rồi.
Ngồi nói chuyện một chút, cô xin phép về trạm. Muộn thế này nếu cô không về thì sẽ phá hỏng giấc ngủ của anh. Điều này là không phải phép. Bác Văn cũng biết lòng cô nên không níu kéo, anh muốn đưa cô về tận trạm nhưng cô từ chối. Khoảng cách không quá xa, một mình cô đi về là đủ. Thêm người chẳng thể giải quyết thêm việc gì.
-Vậy cô An về cẩn thận. Có thể báo cho tôi biết khi cô về đến nơi không?
Anh đưa điện thoại ra:
-Đây là số của tôi. Cô An có thể lưu vào. Được không?
Là đang muốn trao đổi phương thức liên lạc sao? Cô nhập số của anh, sau đó gọi một cuộc. Anh bắt máy ngay trước mặt cô, vui vẻ trả lời:
-Xin chào tôi là Thiệu Bác Văn.
-Xin chào tôi là An Mạn Nhu.
Cô đáp lời sau đó hai người cùng cười.
Cô rời đi, anh đứng đó nhìn bóng lưng nhỏ bé hoà vào khung cảnh xung quanh. Hình như anh thích người phụ nữ này mất rồi.
An Nhu không trực tiếp về lại trạm mà cô ghé vào một con ngõ nhỏ cách trạm 2 con phố, cần thận nhìn trước nhìn sau, rồi mở cửa căn nhà cấp bốn xập xệ. Nhẹ nhàng bước vào, đóng cửa. Tiếng ổ khoá tra vào cửa kêu lên một tiếng nhỏ rồi mọi thứ im lặng. Hành động nhanh nhạy như thể đã quá quen với việc này.
-Anh Thiệu tôi đã về đến trạm.
Cô nhắn một tin. Sau khi bấm gửi, Bác Văn gọi đến. Nói vài câu rồi tắt máy. Cô khẽ thở dài sau cuộc điện thoại, nói một câu với bóng tối trước mắt:
-Tôi Lạc Thư An đến rồi đây!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play