Tiếng Việt
NovelToon NovelToon

Ánh Trăng Và Gió Tây

Chương 1: Dưới mái nhà Hội Đồng.

Sài gòn, năm 1920

Hai Khiêm và ba Khánh bước xuống tàu sau 3 năm du học Pháp về. Cả hai thấy bến cảng hôm nay đã có ít nhiều thay đổi so với ngày cả hai bước lên tàu sang Pháp.

Ngày đó, sau khi mợ hai Thùy, vợ của cậu hai Khiêm mất do khó sinh, một xác hai mạng, dù đây là hôn nhân sắp đặt nhưng tình nghĩa vợ chồng cũng khiến cậu hai Khiêm buồn bã. Sau mãn hạn 49 ngày, ông bà Hội Đồng quyết định để hai Khiêm và ba Khánh sang Pháp du học, một là để cả hai học hỏi được thứ hay ho của người Tây, hai là để cậu hai phần nào vơi được nỗi lòng.

Ba Khánh hít một hơi thật sâu cái không khí vừa lạ vừa quen của Sài Gòn.

-Cảnh vật ở đây thay đổi nhiều quá anh hai.

-Ừm, hồi trước cha đề thư kêu là có gia nhân lái xe đến rước mình về nhà, em ngó chừng xem có thấy ai không?

Cả hai đứng lóng ngóng thì có một chiếc Renault Type EF chạy đến, đây là loại xe mua từ Pháp về thuộc loại sang trọng bạc nhất lúc thời bấy giờ, chiếc xe trông như một con thiên nga đen nổi bật giữa đường xá Sài Gòn, thân xe dài, phủ màu đen huyền, sắc nét dưới ánh nắng ban trưa, nắp capo xe phía trước nhô cao, phía trên là logo được mạ bạc sáng loáng, hai chiếc đèn pha lớn phía dưới tạo thành một điểm nhấn độc đáo cho xe. Chiếc xe dừng trước mặt hai người, tài xế bước xuống cúi người chào:

-Dạ để hai cậu đợi, hai cậu để con chất hành lí lên xe, ông bà Hội Đồng đang mong hai cậu lung lắm!

Cả hai đưa hành lí cho tài xế sắp xếp, còn bản thân thì ngồi vào xe. Ba Khánh chậc lưỡi:

-Hình như người quê mùa ở đây là hai anh em mình, cha dạo này chịu chơi thiệt!

Hai Khiêm nghe cậu em nói vậy cũng buộc miệng bật cười:

-Haha, lâu quá chưa bị cha cho ăn roi nên móc mỉa cho ổng nghe đi he.

-Thôi tha. Ba Khánh nhún vai, ra vẻ giả vờ sợ hãi.

Xe bắt đầu lăn bánh, nhà cửa phố thị bắt đầu thưa thớt dần, độ chừng chạy cũng mấy tiếng xe rẽ vào con đường đất đỏ, khói bụi tung phủ mù mịt. Chẳng mấy chốc những cánh đồng bạt ngàn dần hiện ra trước mắt cả hai. Cái khung cảnh thanh bình quen thuộc của vùng quê.

Dưới cái năng oi ả của mùa hè, vùng Long Xuyên vẫn là mảnh đất màu mỡ, lúa gạo bạt ngàn. Chiếc xe băng băng trên đường, thoáng đã thấy dinh thự Hội Đồng Hoàng nằm tách biệt giữa đồng lúa bát ngát. Cái cổng sắt cao vút được sơn màu đen tuyền, hàng cau thẳng tắp như những lính gác vô hình, bảo vệ gia sản và danh tiếng nhà họ Hoàng qua nhiều thế hệ.

Chiếc xe hơi Renault cổ kính từ từ dừng bánh trước cổng chính của nhà ông Hội Đồng Hoàng. Từ xa, căn nhà gạch đỏ với mái ngói âm dương vẫn nổi bật trên vùng đất rộng lớn được bao quanh bởi vườn cây ăn trái. Hai hàng cau trước sân đứng thẳng tắp, bên dưới là luống hoa mười giờ tím hồng nở muộn.

Bà Hội Đồng đứng trên bậc thềm cao, dáng vẻ uy nghi trong tà áo dài the màu thiên thanh thêu nhẹ chỉ bạc ở tà. Mái tóc được búi gọn sau gáy, đôi mắt sắc sảo lướt qua chiếc xe vừa dừng, bên cạnh bà là hai gia nô đang đứng đợi sẵn. Bà khẽ bảo chị bếp đứng cạnh:

“Ra mà gọi tụi nhỏ coi, cậu Hai, cậu Ba về tới rồi. Dặn tụi nó lo hành lý cho gọn, coi bộ trời cũng muốn tối.”

Cửa xe vừa mở, cậu Hai Khiêm bước xuống trước. Bộ âu phục may đo khéo léo càng làm nổi bật vóc dáng cao lớn, nét mặt điềm đạm, ánh mắt nghiêm nghị nhưng có phần mỏi mệt sau chuyến đi dài. Khiêm tháo găng tay trắng, bước lên bậc thềm, cúi đầu chào:

“Thưa má, con mới về.”

Ngay sau Khiêm, cậu Ba Khánh bước xuống, mái tóc hơi chải lệch bóng mượt, chiếc nơ cổ ngay ngắn trên bộ vest kẻ sọc trẻ trung. Gương mặt tươi tắn của Khánh thoáng nét tinh nghịch nhưng vẫn lễ phép:

“Thưa má, tụi con về trễ. Má có đợi lâu không?”

Bà Hội Đồng nhìn hai đứa con, đôi mắt thoáng qua niềm tự hào khó giấu. Bà bước xuống, giọng ân cần nhưng vẫn giữ sự đoan trang:

“Má đợi cũng đâu có lâu. Về được là mừng rồi. Cha bây ở trong nhà, coi bộ trông bây lung lắm.”

Những gia nhân trong nhà đã tụ lại, người đỡ hành lý, người mang thùng quà từ Paris mà hai cậu đem về. Họ thầm trầm trồ về hai cậu chủ: một người thì chững chạc, nề nếp; một người thì lanh lợi, hoạt bát, cả hai đều tỏa ra phong thái của những người từng “ăn học Tây”.

Gian nhà chính được xây kiểu Pháp kết hợp kiến trúc truyền thống Nam Bộ. Bộ trường kỷ khảm trai đặt giữa nhà, trên bàn là ấm trà cổ và hộp thuốc lào. Ông Hội Đồng Hoàng ngồi tựa lưng vào ghế, tay cầm tẩu thuốc bằng gỗ mun, ánh mắt chăm chú nhìn ra cửa chính.

Ông mặc chiếc áo dài gấm đen, đầu đội khăn đóng, nét mặt nghiêm nghị nhưng không kém phần uy quyền. Khi hai người con bước vào, ông đặt tẩu thuốc xuống bàn, toan đứng dậy, ánh mắt sắc sảo quét qua hai người, giọng trầm ấm:

“Về rồi hả bây? Đi đường xa có mệt không?”

Cậu Hai Khiêm đưa tay đỡ ông Hội Đồng đứng dậy, giọng kính cẩn:

“Thưa cha, tụi con khỏe. Chuyến đi không gặp khó khăn gì, chỉ có hơi lâu vì đường tàu.”

Cậu Ba Khánh nhanh nhẹn đáp lời, nụ cười thường trực trên môi:

“Thưa cha, tụi con cũng sắp xếp xong mấy mối làm ăn ở bên Pháp rồi, họ nói đợi chuyến buôn tới là họ xuống nhà mình bàn chuyên buôn bán.”

Ông Hội Đồng khẽ gật đầu, nét mặt thoáng nét hài lòng nhưng không tỏ lộ quá rõ. Giọng ông vẫn giữ vẻ nghiêm nghị:

“Thuận lợi thì tốt rồi, nhưng mà chuyện gì khi làm bây cũng phải coi trước ngó sau cẩn thận, người Tây nết ăn chốn ở khác dân An Nam mình nghe con.”

Bà Hội Đồng đứng bên, nghe lời chồng nhắc nhở thì khẽ cười, dịu dàng nói:

“Ông à, tụi nó về cũng mừng rồi, mình đừng nhắc chuyện lớn liền. Để tôi bảo chị Năm dọn cơm nước. Hai đứa đi đường xa, bụng dạ chắc đói lắm rồi.”

Ông Hội Đồng hơi nghiêng đầu đồng ý, nhưng vẫn không quên nhắn nhủ:

“Bây ăn uống nghỉ ngơi đi, đường xá xa xôi cũng mệt lung rồi. Ở nhà ông bà tổ tiên nhớ làm sao cho tươm tất, đừng có giống như cái nếp bên Tây mà quên lễ nghĩa dân mình.”

Hai anh em đồng thanh:

"Dạ tụi con nhớ rồi"

Bữa cơm tối

Mâm cơm nhà Hội Đồng bày biện đầy đặn, từ món canh chua cá lóc, thịt kho tàu, cá rô kho tộ đến dĩa rau lang luộc chấm mắm. Dưới ánh đèn dầu dịu nhẹ, bữa cơm gia đình hiện lên trọn vẹn sự ấm cúng và giản dị của nếp nhà Nam Bộ.

Bà Hội Đồng gắp thức ăn cho hai con, giọng ân cần:

“Má biết tụi con bên Tây ăn đồ Tây, giờ về đây chắc lạ miệng. Nhưng phải nhớ, cơm nhà vẫn là cơm nhà, tụi con ăn mà nhớ nguồn cội nghe chưa.”

Cậu Ba Khánh vừa gắp miếng cá, vừa nói đùa:

“Má, con ở Tây ăn chán bánh mì với bơ lạc rồi, có cơm nhà mình thì ăn hoài không ngán. Thịt kho tàu của má không chỗ nào sánh được.”

Cậu Hai Khiêm ít nói hơn, chỉ khẽ gật đầu, giọng trầm ấm:

“Má nấu thì vẫn ngon nhất. Con đi xa, chỉ nhớ cơm nhà thôi.”

Ông Hội Đồng nhìn hai đứa con, ánh mắt sắc bén nhưng ẩn chứa sự trìu mến:

“Nhớ thì được, nhưng nhớ là một chuyện. Làm sao để giữ được gia sản này, bây lo nổi không mới là chuyện lớn.”

Hai người con trai kính cẩn đáp lại:

“Thưa cha, tụi con hiểu.”

Bà Hội Đồng nhìn sang, ánh mắt có phần hài hước vờ gắt gỏng:

"Ông từ độ sớm giờ thấy tụi nó về nó cứ sản nghiệp này sản nghiệp nọ, còn ở nhà với tui là ông cứ chậc lưỡi ra cửa ngóng quài"

"Cái bà này không để chút mặt mũi nào cho tui với con hết đi"

Cả hai nhìn nhau chỉ biết cười trừ. Ba Khánh đảo mắt ra dấu :"Cha vẫn dưới quyền má, không khác miếng bào"

Hai Khiêm cố nhịn cười, chớp mắt ý bảo :"lo ăn cơm lẹ đi"

Trăng bắt đầu lên cao, nhà ông Hội Đồng đã đi đi ngủ, Hai Khiêm nằm trong phòng suy nghĩ về những ngày bên Pháp, đoạn gác tay lên trán rồi ngủ lúc nào không hay. Còn bên phòng Ba Khánh đã sớm chìm sâu vào giấc nồng, trong giấc mơ ấy vẫn là cảnh khu phố nơi anh sống ở Paris, buổi chiều se se lạnh của trời châu Âu, bên kia đường có một bóng hình mà anh thầm thương nhớ, làn da trắng ngần dưới ánh nắng chiều, giọng hát du dương ngân nga giai điệu của vở kịch "Romeo và Juliet", khi người ấy quay sang nhìn cậu mỉm cười là lúc gà đã gáy sáng, cậu Ba bật dậy với sự tiếc nuối giấc mơ đêm qua. Vùi mặt xuống gối với phía dưới ướt đẫm, thầm nghĩ:"để ai thấy cảnh này chắc là bỏ xứ đi luôn quá, sao mày có thể mộng tinh khi mơ thấy người ta vậy Khánh ơi"

Còn tiếp....

Chương 2: Hồi ức Ánh Trăng Paris-Lần đầu gặp gỡ dưới nắng làng quê

Ba Khánh nằm ngửa trên giường, tay gác lên trán, ánh mắt nhìn xa lên trần nhà. Anh đã cố gắng quên đi bóng hình đó, nhưng càng cố quên lại càng khắc sâu đậm hơn, bóng hình của người con trai anh chưa biết tên.

________________________________

Năm ấy, tại Pháp, Ba Khánh cùng Hai Khiêm sống trong một căn hộ nhỏ ở giữa những con phố lát đá sỏi của thủ đô Paris. Buổi sáng, anh vùi đầu vào những lớp học kinh tế nặng nề, còn buổi tối thì Khánh thường ngồi học bài ở cửa sổ tiện thể hít thở không khí trong lành của trời Tây yên tĩnh.

Hôm đó là một tối tháng năm, hôm nay Hai Khiêm ra ngoài do có cuộc gặp gỡ với bạn bè nên không mở máy hát loa kèn như mọi hôm. Khánh lười biếng nằm dài trên chiếc bàn cạnh mấy quyển sách mở tung. Đang trong mơ màng thì tiếng piano từ căn nhà bên kia đường từ đâu vang lên trong đêm khuya tĩnh mịch. Khánh cố lắng tai nghe xem: "là "Clair de Lune" của Johanm Debussy" nhủ thầm rồi nhìn ra cửa sổ. Ánh trăng dát bạc lên vách tường gạch rọi thẳng khung cửa sổ tầng hai nhà bên. Ánh sáng dịu dàng chiếu qua khung cửa kính, phủ một lớp màn bạc mờ ảo. Ở khung cửa sổ ấy, một hình ảnh thanh mảnh được ánh sáng dìu dịu ôm trọn lấy, những ngón tay thon dài lướt trên phím đàn. Mỗi phím đàn vang lên là một nốt nhạc hòa quyện vào không gian tĩnh lặng, tạo ra một khung cảnh huyền ảo đầy lãng mạn. Ánh mắt anh dán chặt vào hình bóng đó: "Đẹp quá" mái tóc đen có phần hơi rối phủ trước trán, gương mặt thanh thoát, gò má thoáng ửng đỏ vì tiết trời se lạnh buổi đêm, đôi môi căng mọng, chiếc mũi thẳng ngay ngắn, chiếc áo sơ mi đơn giản. Tất cả như hiện ra trước mắt như một tuyệt tác điêu khắc thần thoại. Người thiếu niên ấy như nàng Aphrodite bước ra từ sóng nước, đẹp đến mê mẩn tâm hồn.

________________________________

Tiếng gọi từ gia nhân cắt ngang dòng suy nghĩ miên man của Khánh: "Cậu Ba ơi, bà gọi cậu ra ăn sáng"

Khánh lười biếng ngồi dậy chỉnh trang lại đầu tóc, làm vệ sinh và bước lên nhà trước. Ông Bà Hội Đồng đã chờ sẵn, Hai Khiêm đang từ tốn uống trà.

"Bây chắc hồi hôm đuối lung lắm nên ngủ quá ngủ he" Bà Hội Đồng nhìn Khánh."Thôi ăn đi, nay cha bây định bụng dẫn bây đi ra kho lúa để dạy việc"

"Dạ" Khánh đáp và ngồi vào bàn

Bữa sáng dọn lên chỉ có vài món đạm bạc, Khánh có phần ngái ngủ vì thiếu mùi cà phê quen thuộc. Ông Hội nhìn bà khẽ nhếch miệng, bà Hội biết ý chồng kêu gia nhân bưng lên. Cái mùi quen thuộc kéo Khánh khỏi cơn buồn ngủ. Khánh thoáng bất ngờ:

"Sao cha má biết con đang ghiền cà phê"

"Không biết thì đâu phải cha má bây" Ông mỉm cười "Tao cũng là dân buôn mà ba cái đồ này dân Tây nó chuộng lắm, mà té ra đất An Nam mình trồng đầy trên Tây Nguyên chứ có đâu ra mà xa lạ, nhà mình cũng bắt đầu giao thương cà phê từ hai năm trước rồi"

Khánh không nói mà làm ra vẻ mặt trầm trồ, đúng là gừng càng già càng cay, tầm nhìn của một người nửa đời làm kinh doanh đúng là không có trường lớp nào có thể dạy ra được.

_______________________________

Bữa sáng cũng kết thúc, cậu hai cậu ba theo chân ông Hội lên xe đi ra kho lúa. Hai chiếc xe ngựa đã chờ sẵn. Do đường đất nên phải đánh xe ngựa đi. Người phu xe chỉnh lại dây cương cho ngựa, ông Hội mặc áo dài the sẫm màu, tay cầm cây gậy gỗ gụ đen bóng bước lên chiếc xe phía trước, còn hai cậu mặc áo sơ mi trắng cổ đứng cộc tay, đầu đội mũ fedora, chân mang giầy da buộc dây rồi bước lên chiếc xe phía sau. Cả ba ngồi lên xe.

Chiếc xe ngựa băng qua những cánh đồng bát ngát. Lúa đương vào vụ gặt, mùi rơm rạ nồng nàn trong không khí. Những tá điền đầy đội nón lá, tay thoăn thoắt gặt từng bó lúa vàng óng. Ánh mắt Khiêm nhìn suy tư như đang muốn nhẩm tính sản lượng lúa sản lượng lúa chuẩn bị nhập kho tới đây. Khánh thì ngược lại, tựa lưng vào ghế nhìn xa xăm. Vốn không hứng thú với đồng ruộng nhưng tay vẫn khẽ nhịp nhịp trên đùi, mặt thoáng cười khi nghe tiếng hát vọng về từ xa xa.

Hai Khiêm nhìn sang Khánh đang lơ mơ, nói:

"Điệu dân ca mộc mạc quê mình kiêu sa sao bằng Clair de Lune đâu he"

Khánh như quay về thực tại

"Anh Hai nói gì trời, ai biết gì đâu"

"Thôi mày đừng có đánh trống lãng, một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày, anh thấy mày cứ ngồi ngẩn ngơ ở cửa sổ khi thì nghe người ta đàn, lúc thì nghe người ta hát, mày rình mò cả năm hơn lộ liễu vậy mà còn bày đặt"

"Em là ngồi học chứ bộ"

"Học mà có hôm ngóng tới rớt nước miếng, mê người ta mà cả năm trời đợi đến tận lúc về mới dám qua gõ cửa đưa cho người ta bức thư rồi chạy biến vào phòng"

Khánh lườm Khiêm, bị Khiêm nói trúng tim đen nên đứng hình không nói lại được câu nào. Khiêm tiếp lời:

"Thì ra là cậu em tôi mê “hương bạch trà”*dưới trăng"

*Bạch trà hay còn gọi là Camellia japonica, là loài có hoa trắng gần giống hoa hồng, nở vào mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 hoặc từ tháng 3 đến tháng 5. Hương thơm thoảng thoảng tinh tế. Thời gian nở hoa kéo dài từ 2 đến 4 tuần, mỗi hoa tồn tại từ 5 đến 7 ngày. Bạch trà chỉ nở trong điều kiện tiết trời se lạnh 10-20 độ, lúc độ ẩm từ 60-80% và vào lúc ánh sáng yếu hay cụ thể là ánh trăng. Ở đây câu Hai Khiêm đang ám chỉ thiếu niên mà cậu Ba Khánh thầm thương trộm nhớ, một phần vì nhà bên có trồng một luống hoa bạch trà, một phần vì đêm nào ba Khánh cũng ngóng ở cửa sổ như người muốn đi xem hoa bạch trà nở ban đêm*

Khánh mặt hơi đỏ.

"Ừ mê thì mê, tui là tui mê bạch trà chứ không biết chừng sau này có người lại mê bông súng bông bụp"

Khiêm phì cười

"Lo bản thân mình đi"

Chẳng mấy chốc xe ngựa đã đến kho lúa, kho lúa đặt gần bờ sông, dưới sông đã có mấy chiếc ghe lớn đợi sẵn, tấp nập tá điền hối hả ngược xuôi. Ông Hội Đồng bước xuống xe, hai cậu cũng bước xuống. Một tá điền đứng tuổi nhanh nhảu chạy ra:

"Dạ con chào ông, dạ con chào cậu hai, chào cậu ba, dạ lúa năm nay chắc mà tốt lung lắm"

"Ừ, vậy thì tốt, năm nay mà trúng giá ông thưởng thêm"

"Dạ con thay mặt tá điền cảm ơn ông"

Ông nhìn một lượt độ chừng tất cả đều ổn định rồi quay sang căn dặn:

"Bây coi ở đây tình hình ra làm sao đi, cha có việc đi lên huyện, về nhà nói lại chuyện ở kho hôm nay cho cha"

"Dạ, con nhớ rồi" Khiêm đáp

"À Dạ" Khánh cũng đáp

Nói rồi ông lên xe, chiếc xe ngựa chạy đi.

Hai người được tá điền dẫn đường vào kho lúa.

"Dạ chào cậu hai, cậu ba"

"Dạ cậu hai, cậu ba"

"Cậu hai, cậu ba"

Tiếng chào của các tá điền khi nhìn thấy hai người đi tới, cả hai đi vào trong, ở khoảng sân lớn có mấy gia đinh đứng gác, có mấy cái bàn ghi sổ sách và bên cạnh là hai đòn cân lớn dùng để cân lúa. Người thủ kho và gia đinh đang cẩn thận cân lúa và ghi chép lại vào sổ. Thấy hai cậu, các gia đình và thủ kho đứng lên cúi chào rồi tiếp tục công việc của mình. Gia đinh lấy ra hai cái ghế lau sạch sẽ rồi mời hai cậu ngồi ở cái bàn trong mát.

*Ngày xưa cứ 1 sào đất(360m2) trồng được 100kg lúa thì tá điền phải trả cho nhà hội đồng 50-60kg, nhưng ông Hội Đồng Hoàng chỉ yêu cầu tá điền trả 30-40kg cho 1 sào đất, vì thứ nhất ông bà Hội thương tá điền nghèo, thứ hai là vì đất trải dài ngút ngàn có đánh xe ngựa chạy một ngày trời chưa chắc đi hết nên là cứ thư giãn*

"Nhà của ông hai Sáng thuê 3 sào ruộng, thu được 3 tạ lúa"

"Nhà của hai Thêm thuê 5 sào ruộng thu được 5 tạ lúa"

Tiếng đọc của gia đinh cứ vang lên dưới nắng trưa, Khiêm chăm chú nhìn vào người thủ kho ghi chép cho đến khi tiếng trò chuyện của gia đinh làm anh dời sự chú ý.

"Ủa Hữu, nay bác tư đâu sao không đi mà để em đi với bác tư gái vậy?"

"Dạ nay, cha em bệnh rồi nên em chở lúa lên với mẹ" một thanh âm trong trẻo vang lên.

Dưới ánh nắng vàng rực rỡ, một bóng hình nhỏ con trong bộ bà ba nâu bằng vải thô. Mái tóc cháy nắng tuy không chải chuốc nhưng cũng gọn gàng, bên dưới là gương mặt non nớt, làn da rám nắng, cặp mắt sáng tinh anh, cái mũi nhỏ nhắn hai hòa với khuôn miệng. Nếu gọi người trong mộng của Khánh là ánh trăng huyền ảo trời Tây, thì người thiếu niên này lại có mang dáng dấp của cái nắng của đồng quê bình dị, chân chất. Ánh mắt Khiêm như dán vào hình bóng dưới ánh nắng vàng ấy, Khánh lơ đễnh một hồi chợt chú ý sáng ánh nhìn của của anh trai mình, nhìn theo chậc lưỡi rồi nhếch mép cười, nhủ thầm "Rồi tới luôn, mình đúng là thầy bói mà, phán đâu trúng phốc đó, nói mê bông súng bông bụp, giờ có người mê bông súng thiệt rồi kìa"

Khiêm hơi nhíu mày nhìn về phía người con trai đang loay hoay vác những bao lúa lên bàn cân. Ánh nắng ban trưa hắt lên những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán dính vào vài lọn tóc hoe vàng cháy nắng, ánh nắng như phủ một lớp màn rực rỡ lên thân hình ấy, như thể mặt trời cố tình chọn cậu trai ấy là trung tâm. Cái thân hình thấp bé nhưng sao mà rắn rỏi nhanh nhẹn, đôi tay thoăn thoắt vừa đặt bao lúa xuống, vừa trả lời các câu hỏi của thủ kho mà không chút ngập ngừng.

Khiêm ra hiệu cho gia đinh gần đó bước đến gần:

"Thằng nhỏ bộ coi lanh lẹ đó là con nhà ai vậy?"

"Dạ cậu hai, thằng nhỏ đó là thằng Hữu, con của bác tư cuối xóm, nhà ổng nghèo lắm mà ổng cứ bệnh tật quanh năm, nên nó hay chở lúa ra đây cân phụ cha nó. Cậu thấy nó chút éc dị đó chứ mà mạnh lung lắm, có khi nó vác bao lúa bự hơn người nó nữa"

Khiêm cứ tẩn ngẩn mà dán mắt vào Hữu, anh nhẩm so sánh, anh cao độ hơn một thước tám, ba Khánh cũng tầm tầm đó thì khi đứng gần cái đòn cân, thì cái đòn cân cai độ cỡ tới vai hai người, quay sang Hữu thì độ chừng thêm mấy phân nữa mới cao bằng cái đòn cân.

Trong lòng gợn chút xao động khó tả. Khác hẳn với những người quyền quý, cao sang mà anh thường gặp, trong mắt anh bây giờ hình ảnh lam lũ đó lại trở nên bình yên đến lạ lùng.

Khánh ngồi bên cạnh, như đi guốc trong bụng, khóe miệng có chút nhếch lên:

"Đúng là gu Hai có khác, mở mang tầm mắt"

"Mày nói bậy cái chi đó?!"

"Thì nãy giờ ông anh tui dán mắt nhìn người ta quài!"

"Thì tao quan sát tá điền coi có vác lúa đàng hoàng không mà"

"Ờ thì quan với sát, chắc là sát lại gần rồi đè con người ta ra quan...hệ...ui da, sao hai cú đầu em"

Khiêm hai vành tai đỏ bừng bẻ khớp ngón tay, rồi quay mặt ra chỗ khác giấu đi sự ngại ngùng trên mặt. Vì Khiêm cũng đã 25, là đàn ông đương tuổi sung sức, lúc nãy sợ gia đinh nghe thấy nên phải cú đầu Khánh để bịt miệng, nhưng bây giờ quả thật không nghe nói thì không nghĩ tới chứ nghe nói rồi cũng khó mà để bản thân không tưởng tượng. Thử nghĩ xem, cái giọng nói trong trẻo đó, cái gương mặt lanh lợi đó, lúc run rẫy ôm chặt lấy người anh thở dốc rồi phát ra những tiếng rên. Nghĩ cũng không dám nghĩ tới nữa. "Aisss, Khiêm ơi Khiêm mày đang suy nghĩ cái thứ đồi trụy gì dậy"

"Bộ nói trật hay gì mà hai đánh em, ở nhà bị cha đánh chưa đủ ra tới đây còn bị ông đánh"

Khiêm quay sang lườm Khánh, Khánh thấy hơi căng nên nghỉ không chọc anh mình nữa.

Trong lúc ấy thì Hữu đã vác tới những bao lúa cuối cùng. Cậu không hề hay biết rằng có một ánh mắt luôn dõi theo cậu từ đằng xa. Khi mọi thứ đã xong, Hữu phủi tay, cúi đầu chào thủ kho với mấy gia đinh rồi chạy ra chỗ mẹ, một người đàn bà đứng tuổi, quần áo có phần cũ nát lam lũ đang khệ nệ đẩy một bao lúa nhỏ lên xe bò.

"Mẹ để đó con làm cho, mẹ đang đau tay mà!"

Hữu vội chạy đến đỡ bao lúa, giọng nói trong trẻo ấy lại vang lên giữa cái oi bức mùa hè càng khắc sâu vào tâm trí Khiêm. Hữu hơi gồng người vác bao lúa để lên xe bò, rồi quay sang hỏi mẹ:

"Sáng giờ cha có đỡ mệt hơn chưa mẹ?"

"Cha bây ổng cứ than mệt miết vậy đó, chứ má thấy cũng khỏe khỏe rồi, thôi mình về để ổng trông"

Hữu gật đầu, đoạn đỡ mẹ lên xe rồi leo lên phía trước cầm cương bò, cái xe bò cũ kỹ, con bò nhìn cũng đã già, chiếc xe bò lăn bánh, để lại chút bụi đỏ mờ nhòe trong không khí. Khiêm vẫn nhìn theo, như bị trói chặt bởi một sợi dây vô hình, ánh mắt cứ mãi dõi theo mãi cho đến khi chỉ còn nghe tiếng leng keng của lục lạc vang lên xa xa xen giữa tiếng ve kêu râm rang. Dưới hàng cây rợp bóng trên con đường đất, chiếc xe bò lẩn khuất sau những đồng lúa bát ngát, khung cảnh cứ bình yên đến lạ.

Khiêm vẫn nhìn theo không rời, cho đến khi chiếc xe bò đi khuất hẳn sau con đường đất đỏ, Khánh vỗ vai anh:

"Eehh, người ta đi mất tiêu rồi, ngóng quài đi ông già, coi năm nay lúa trúng mùa chất đầy kho, lo mà coi sổ sách hồi về còn báo cho cha hay nữa"

Khiêm không đáp, mà chỉ lẳng lặng quay sang kiểm tra những sổ sách mà thủ kho đã ghi chép mà đối chứng lại xem có sai sót gì không. Nhưng hình ảnh thiếu niên ấy vẫn cứ lởn quởn trong đầu mãi không tan.

Đến chiều, cả hai về nhà, ông Hội Đồng đã ngồi chờ sẵn bên bộ bàn ghế gỗ mun ở gian chính, tay cầm ly trà, vẻ mặt thoải mái tỏ vẻ hài lòng khi nghe Khiêm kể về tình hình ở kho lúa hôm nay.

"Tốt, cha giao cho bây công chuyện mà bây làm đâu ra đó dậy coi ưng bụng lắm, vậy là cha má an tâm chắc sẽ sớm giao sản nghiệp này lại cho anh em bây để nghỉ ngơi rồi"

"Dạ, tụi con còn phải học hỏi nhiều lắm, đỡ đần cha được là con mừng rồi" Khiêm đáp với thái độ nghiêm túc.

Khánh thì đang ngồi ngả lưng trên cái ghế ngựa gỗ nhẵn bóng. Lười biếng nhìn ra ngoài sân trước, mấy con bồ câu mà má nuôi đang đậu dưới sân đang lần lượt bay về cái chuồng bồ câu được đóng trên cây, ánh chiều nhuộm đỏ rực một góc trời kèm cái gió thổi nhè nhè gợi lại cho Khánh nhớ lại khoảng thời gian ở Paris, nơi khung cửa sổ có bóng hình của người anh thầm thương nhớ. Trái tim lại thổn thức, Khánh thở dài mà không hay biết bà Hội đã đứng phía sau lúc nào:

"Khánh, bây làm gì mà ngồi đây thở dài thườn thượt dậy"

"Dạ không có gì đâu má, tại con chưa quen lại với thời tiết xứ mình nên hơi làm mệt trong người thôi"

Khánh mỉm cười, lảng tránh câu hỏi của má. Bà không nói gì, vì bà quá hiểu đứa con trai quý tử của mình.

__________________

Tối đến, Khiêm nằm trên giường, tay gác lên trán đăm chiêu suy nghĩ. Cái cửa sổ mở toang đón gió, ngoài vườn tiếng dế tiếng ve cứ liên tục râm rang. Hình ảnh Hữu thoăn thoắt vác lúa đến gương mặt non nớt nhưng lại thấp thoáng vẻ lo âu. Khiêm không hiểu sao bản thân lại bị cuống hút bởi bóng hình đó đến thế.

"Có lẽ mình nghĩ nhiều quá rồi..." Khiêm nhủ thầm rồi cố gắng nhắm mắt để đi vào giấc ngủ. Nhưng trái tim loạn nhịp vẫn phập phồng không yên.

Còn Khánh lại trong trong cơn mơ, trong giấc mơ đó anh đang lạc trong một mê cung chỉ có hương bạch trà thoang thoảng. Trong lúc bối rối không thể tìm thấy lối ra, hình bóng anh thầm nhớ từ đâu chợt xuất hiện. Vẫn là ánh trăng quen thuộc như những đêm ở Paris, cậu thiếu niên ấy mỉm cười bước đến gần anh, nụ cười ấy khiến da đầu anh tê rần rồi dại đi. Cậu thiếu niên ấy không nói gì mà chỉ đưa bàn tay ra tỏ ý nói anh hay nắm lấy, rồi anh được cậu cầm tay dẫn ra khỏi mê cung. Khi ra khỏi mê cung anh quay sang thì cậu đã biến mất tự bao giờ. Anh hoảng hốt cuống cuồng lên thì RẦM!! Khánh bị ngã xuống giường, Khánh ngồi dậy xoa xoa cái lưng đau điếng. Bên ngoài trời cũng đã hửng sáng.

Chương 3: Chuẩn bị Đại Tiệc

Buổi sáng, ánh nắng len lỏi qua từng kẽ lá, chiếu lên căn nhà gỗ rộng lớn của gia đình ông Hội Đồng. Tiếng gà gáy vang vọng, kéo Khánh khỏi giấc ngủ đầy những mơ mộng rối bời. Anh lồm cồm ngồi dậy, xoa xoa lưng đau nhức sau cú ngã khỏi giường tối qua.

Khi anh bước xuống nhà, vẻ mặt bơ phờ hiện rõ. Bà Hội nhìn thấy liền thở dài:

“Khánh! Hồi hôm bây làm cái gì mà bây giờ nhìn không ra người vậy?”

Khánh chưa kịp mở miệng, Khiêm đứng gần đó đã lên tiếng trêu chọc:

“Nó ngủ mê quá té xuống giường đó má.”

“Cái thằng khỉ! Lớn rồi mà ăn ngủ không nên thân gì hết!” Bà Hội lắc đầu, ánh mắt vừa trách vừa lo.

Bà vội sai con Sen đi lấy chai dầu gió, rồi ngồi xuống ghế. “Lại đây, giở áo lên cho má coi. Té kiểu gì mà bầm dập vậy?”

Khánh khẽ vén áo, để lộ tấm lưng rắn chắc nhưng có vài vết bầm mờ mờ. Bà Hội vừa xức dầu, vừa dịu dàng nói:

“Má nhớ hồi tụi bây còn nhỏ, cái lưng bé tí, má đặt tay lên là che hết. Vậy mà giờ hai anh em lớn tướng, cao hơn má gấp đôi rồi…”

Khánh bất giác quay lại, nở nụ cười nghịch ngợm trước khi sà vào lòng bà, ôm thật chặt:

“Má ơi, mấy năm qua con đi xa, nhớ hơi má muốn chết luôn!”

“Cái thằng này, bây làm như còn nhỏ dính má không bằng.” Bà Hội cười, nhưng ánh mắt lại ánh lên vẻ xúc động.

Khiêm đứng gần đó, cố giữ dáng vẻ trưởng thành. Nhưng khi nhìn cảnh Khánh được ôm ấp, anh thoáng cảm giác không cam tâm. Bà Hội nhìn thấy, liền dịu dàng dang tay:

“Hai Khiêm, qua đây. Làm gì mà ngại với má?”

Khiêm lặng người trong giây lát, rồi bước tới sà vào lòng bà. Vòng tay của bà bao bọc cả hai anh em, mang lại hơi ấm quen thuộc mà suốt ba năm nơi đất khách quê người họ luôn thầm ao ước.

“Sau này hai đứa sẽ tìm được người mà khi ôm vào lòng, hai đứa sẽ nghe được nhịp tim của họ giống như má bây giờ. Nhớ lời má nha.”

Hai anh em không nói gì, chỉ im lặng cảm nhận từng nhịp thở ấm áp của mẹ.

Từ phía sau, tiếng tằng hắng vang lên. Ông Hội Đồng bước lên từ gian bếp, tay cầm ly trà, cười cười:

“Trời đất, sáng sớm mà mấy má con làm cái gì ôm ấp tình thương mến thương quá dậy?”

Bà Hội quay sang, giọng vừa đanh đá vừa hóm hỉnh:

“Cái ông này! Con tui, tui thương, tui ôm. Liên quan gì ông?”

Rồi bà bật cười, vỗ nhẹ hai anh em:

“Thôi, hai đứa tính ôm má quài không cho má đi ăn sáng hay sao?”

Buổi sáng hôm ấy, gia đình ông Hội Đồng quây quần bên mâm cơm đơn giản nhưng đậm tình. Tiếng cười vang lên, hòa cùng tiếng chim hót, tạo nên bức tranh yên bình của một buổi sáng làng quê. Nhưng đâu đó, những xúc cảm thầm kín trong lòng mỗi người vẫn đang chờ cơ hội để cất tiếng nói, len lỏi giữa những ngày bình  lặng.

Trước hiên nhà, nơi thường được ông bà Hội Đồng sử dụng để tiếp khách thân cận hoặc thưởng trà, đặt một bộ bàn ghế gỗ lim bóng loáng, chạm trổ tinh xảo hình rồng phượng, minh chứng cho gia thế hiển hách. Trên bàn là bộ ấm chén bằng ngà voi, món quà đặc biệt do ông Quan Tỉnh trưởng đích thân tặng. Không gian thêm phần trang nhã nhờ hàng hoa dạ lý hương leo quanh cột hiên, tỏa hương ngào ngạt mỗi tối.

Sáng hôm ấy, ông bà Hội Đồng ngồi nhâm nhi trà như thường lệ. Khiêm, mặc áo dài gấm nâu trầm, ngồi cạnh cha bàn về giống lúa mới nhập từ nước ngoài, trong khi Khánh, trong bộ quần áo lụa trắng tinh, ngồi trên ghế ngựa gỗ mun đọc báo cho bà Hội nghe.

“Ngày 10 tháng 2 năm 1910, tại Sài Gòn:

Dòng xe lửa đầu tiên từ Sài Gòn đến Mỹ Tho chính thức hoạt động, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống giao thông vận tải tại Nam Kỳ…”

Khánh đọc to, rồi quay sang bà Hội, tò mò hỏi:

“Vậy là quê mình cũng có xe lửa giống bên Tây rồi hả má?”

Bà Hội bật cười, khẽ gõ nhẹ chiếc quạt nan vào tay Khánh.

“Bây đọc báo chi vậy, tin này cũ rồi mà, ai cũng biết. Hôm trước cha bây tính cho anh em bây đi xe lửa về đây, mà má thấy ngồi tàu biển hàng tháng trời đã cực khổ, giờ phải thêm xe lửa nữa, má xót. Thành ra má mới kêu tài xế lái xe ra rước về.”

Khánh giả vờ chu môi, chọc bà Hội cười khúc khích.

“Má là thương anh em tụi con nhất. Yêu má quá trời quá đất!”

Bà Hội mắng yêu Khánh vài câu, rồi như sực nhớ ra điều gì, quay sang hỏi ông Hội:

“Mình ơi, tui nhẩm tính, độ chừng tháng nữa là tới đám giỗ cha. Tới đó mình định đãi đằng ra làm sao?”

Nghe vậy, ông Hội Đồng và Khiêm liền ngừng bàn luận về giống cây, quay sang đáp lời.

Kế Hoạch Tổ Chức Đại Tiệc

Ông Hội gật đầu, giọng dứt khoát:

“Đám giỗ cha lần này phải tổ chức lớn, cũng là dịp chào đón hai đứa nhỏ về. Tui tính mời cả họ hàng nội ngoại, quan khách lớn nhỏ. Danh sách gồm: Ông Thống Đốc Nam Kỳ, Quan Tuần Phủ, ông Đốc Học, ông Đốc Thương, ông Đốc Binh, Hội Đồng Dư, Hội Đồng Thanh, Hội Đồng Lệnh, Hội Đồng Mạc… Còn đạo Phật thì mời ngài Chưởng Ấn Phật Giáo Nam Kỳ. Thêm mấy thương gia người Pháp, để mở rộng giao thương, mời luôn gánh hát, và nhất định phải gửi thiệp mời Đệ Nhất Mỹ Nhân Sài Gòn – cô Ba Trà.”

Khánh, ngồi cạnh đó, hứng thú ghi chép danh sách khách mời, đùa:

“Đám giỗ mà cha má tổ chức như lễ hội vậy đó. Còn gì mà nhà mình không làm được?”

Ông Hội nhìn sang hai con trai, giọng nghiêm nghị nhưng không giấu được niềm tự hào:

“Cha giao cho Hai Khiêm lên thực đơn tiệc chính. Còn Khánh, phần tiệc rượu kiểu Tây ở hoa viên, cha giao cho con. Phải làm sao để không chỉ khách Việt mà cả khách Tây cũng phải trầm trồ.”

Khánh trố mắt, vờ phàn nàn:

“Cha bắt tụi con làm việc riết không nghỉ! Nhưng mà cha yên tâm, con sẽ làm cha nở mày nở mặt.”

Thời gian thắm thoát thoi đưa, chẳng mấy chốc mà chỉ còn một ngày nữa là đến tiệc giỗ nhà ông Hội Đồng Hoàng.

Cả dinh thự như sống dậy với không khí chuẩn bị. Sân chính được quét dọn sạch bóng, lát thêm gạch đỏ mới tinh. Dàn bếp phụ ngoài sân hoạt động hết công suất, nơi lửa than cháy hừng hực, từng chiếc vỉ gang lớn được dùng để quay vịt, nướng tôm. Gia nhân luân phiên nhau nấu nước dùng, hầm xương suốt đêm.

Trong hoa viên, các gánh hát bắt đầu tập dượt, tiếng đàn cò réo rắt hòa cùng tiếng hát bổng trầm. Những chiếc lều lụa trắng được dựng lên, đèn lồng giấy kiểu Nhật và đèn bão kiểu Pháp được treo xen kẽ, tạo nên một khung cảnh vừa truyền thống vừa hiện đại.

Những chiếc khăn lụa thêu tay cũng được trải lên bàn ghế, mỗi chi tiết đều phải hoàn hảo..

Dinh thự nhà Hội Đồng Hoàng vào ngày này như một ổ kiến lửa, nhộn nhịp và tất bật hơn bao giờ hết. Gia nhân ra vào tấp nập, người lo giặt giũ màn rèm, người chăm sóc hoa viên, người thì tất bật trong nhà bếp chuẩn bị nguyên liệu cho đại tiệc. Cả một góc sân lớn được dựng thêm các dãy bếp phụ, nơi lửa than cháy đỏ, khói bốc lên hòa cùng mùi thơm của gia vị và thức ăn. Dàn bếp phụ ngoài sân hoạt động hết công suất, nơi lửa than cháy hừng hực, từng chiếc vỉ gang lớn được dùng để quay vịt, nướng tôm. Gia nhân luân phiên nhau nấu nước dùng, hầm xương suốt đêm.

Khiêm, được giao trọng trách lên thực đơn, đã dành cả buổi tối để xem xét kỹ lưỡng các món ăn sẽ xuất hiện trên bàn tiệc. Sau khi cân nhắc, anh quyết định như sau:

• Khai vị: Nem công chả phụng, gỏi ngó sen tôm thịt.

• Món chính: Cá chẽm hấp Hồng Kông, vịt quay xá xíu, gà hấp lá chanh, và bò nấu rượu vang.

• Món phụ: Chả giò, canh bóng bì, và xôi gấc đậu xanh.

• Tráng miệng: Chè hạt sen long nhãn và bánh bông lan trứng muối.

“Khiêm à, món nào cũng vừa truyền thống vừa sang trọng, cha rất hài lòng,” ông Hội Đồng gật gù khi nghe Khiêm trình bày.

Còn Khánh, được giao phần tiệc rượu kiểu Tây, thì liên tục đi kiểm tra các loại rượu vang, rượu champagne nhập khẩu từ Pháp. Cậu lên danh sách:

• Rượu khai vị: Champagne Moët & Chandon.

• Rượu kèm món chính: Bordeaux đỏ và trắng.

• Rượu tráng miệng: Muscat de Beaumes-de-Venise.

Khánh không quên phối hợp với các gia nhân để sắp xếp bàn tiệc trong hoa viên thật đẹp mắt. Mỗi bàn sẽ được trải khăn lụa trắng, chính giữa đặt một bình hoa sen đá kết hợp với phong lan vàng, tượng trưng cho sự cao quý.

Trong khu hoa viên rộng lớn, gia nhân dựng thêm các dãy lều phủ vải lụa, trang trí bằng đèn lồng giấy kiểu Nhật xen lẫn đèn bão kiểu Pháp. Những chiếc bàn dài phục vụ tiệc đứng được bố trí quanh bồn phun nước, nơi hồ cá cảnh với những chú cá Koi bơi lội tạo thêm nét sống động cho khung cảnh.

Một góc khác, sân khấu nhỏ được dựng lên cho gánh hát biểu diễn. Khánh đích thân chỉ đạo sắp xếp ghế ngồi cho quan khách, đảm bảo rằng các vị trí hàng đầu sẽ dành cho những khách quý như ông Tổng Đốc Nam Kỳ và cô Ba Trà.

Nhà bếp không lúc nào ngơi nghỉ. Đầu bếp chính, một người được ông Hội Đồng mời từ tận Huế vào, đang đứng kiểm tra kỹ lưỡng từng món nguyên liệu:

• Tôm càng xanh tươi roi rói, mỗi con lớn bằng bàn tay.

• Cá chẽm vừa đánh bắt từ sông Tiền, còn đang giãy đành đạch.

• Thịt gà, vịt, bò đều được chọn lọc từ những nông trại nổi tiếng. Dàn bếp phụ ngoài sân hoạt động hết công suất, nơi lửa than cháy hừng hực, từng chiếc vỉ gang lớn được dùng để quay vịt, nướng tôm. Gia nhân luân phiên nhau nấu nước dùng, hầm xương suốt đêm.

Bên cạnh đó, đồ ngọt cũng được giao cho một người chuyên làm bánh từ Chợ Lớn đảm nhiệm. Những chiếc bánh bông lan mềm mại, mứt sen ngọt ngào, và các loại chè được nấu bằng đường phèn loại tốt nhất.

Khánh, tuy thường ngày có chút lười biếng, nhưng lần này lại rất chăm chỉ. Cậu liên tục kiểm tra cách bày biện bàn ghế trong hoa viên, thậm chí đích thân chỉ đạo gia nhân cách xếp ly rượu sao cho đúng chuẩn.

“Anh Hai, anh thấy bộ ly này được chưa?” Khánh hỏi Khiêm khi đang bưng một khay ly pha lê.

“Được rồi, miễn là sạch bóng và không có vết mờ. Quan trọng là lúc rót rượu, nhớ kiểm tra nhiệt độ.” Khiêm đáp, giọng điềm tĩnh.

“Biết rồi, anh lúc nào cũng kỹ tính,” Khánh vừa cười vừa đùa.

Ông Hội Đồng và Bà Hội Đồng: Giám Sát Tổng Thể

Ông Hội Đồng thì đứng ở hiên nhà, vừa nhâm nhi trà vừa quan sát toàn bộ khung cảnh. Ông gật đầu hài lòng khi thấy mọi thứ đang dần hoàn thiện.

“Mình thấy sao? Đám giỗ này phải thật rình rang để làm rạng danh nhà mình,” ông quay sang bà Hội Đồng.

“Thấy mọi thứ chu toàn, tôi cũng yên tâm. Mà nhớ bảo tụi nó cẩn thận, không được để xảy ra sơ suất gì,” bà Hội nhắc nhở.

“Đương nhiên rồi. À, nhớ bảo người chuẩn bị thêm vài chiếc xe ngựa, hôm đó khách Tây chắc chắn sẽ thích dạo quanh vườn.”

Đêm trước ngày đại tiệc, ánh đèn từ dinh thự tỏa sáng rực rỡ cả một góc làng. Tiếng gia nhân gọi nhau í ới, tiếng băm chặt trong bếp, và tiếng cười nói vang khắp nơi. Tất cả như một bản hòa ca chuẩn bị cho sự kiện lớn nhất năm của nhà Hội Đồng Hoàng.

Ông Hội Đồng bước ra hiên, quan sát không gian và hài lòng nói:

“Đây mới xứng đáng là một buổi tiệc của nhà Hội Đồng Hoàng. Lần này, phải khiến cả Lục Tỉnh nhớ mãi.

Ông Hội Đồng vừa kiểm tra việc bày trí bàn tiệc ở hoa viên vừa quay sang dặn dò vợ:

“Mình à, đám giỗ cha không chỉ là dịp tri ân tổ tiên mà còn là dịp để nhà mình đãi đằng tất cả mọi người, từ khách quyền quý đến tá điền, gia nhân. Mình coi căn dặn tụi nó lo chuẩn bị thêm phần tiệc riêng ở sân sau. Người làm cho nhà mình bao nhiêu năm, cũng phải cho họ ăn uống đàng hoàng, no say.”

Bà Hội Đồng gật đầu, quay sang quản gia và nói:

“Thím Ba, nhớ chuẩn bị sân sau thật tươm tất. Tiệc cho tá điền và gia nhân thì làm mấy món dân dã nhưng phải ngon. Mỗi người đều có phần mang về, không để ai thiệt thòi.”

Quản gia thưa:

“Dạ, thưa bà, tui tính làm ba món chính: gà nướng, cá lóc hấp bầu và heo quay. Tráng miệng thì làm chè đậu xanh nha bà.”

Bà Hội trầm ngâm một lúc, rồi dặn thêm:

“Phần chè thì nhớ thêm ít nước cốt dừa. Còn cá lóc, phải là cá lóc đồng, cho vị ngọt tự nhiên. Rồi đặt thêm vài bàn lớn, để mọi người vừa ăn vừa nói chuyện thoải mái.”

Quản gia gật đầu, cẩn thận ghi chép lại từng lời dặn.

Tại sân sau, nơi thường ngày là khu vực phơi lúa, phơi bắp, hôm nay được dọn dẹp sạch sẽ. Mấy chú tá điền trẻ được giao dựng thêm lều tranh, lợp lá dừa, tạo không gian mát mẻ. Giữa sân, chiếc bàn dài bằng gỗ mít được bày ra, ngày mai đặt lên đó sẽ là những khay thịt gà nướng vàng ươm, những đĩa cá lóc hấp thơm lừng mùi rau răm, cùng những tô chè đậu xanh óng ánh lớp nước cốt dừa.

Mấy thím bếp, tay thoăn thoắt làm việc miệng thì nói cười rôm rả:

“Bà chủ đúng là thương người. làm gì có nhà nào đám giỗ mà cũng lo phần cho tá điền như vậy đâu!”

Mấy người ngồi kế bên phụ họa:

“Phải rồi! Lần nào cũng vậy, đám nhà mình không ai bị bỏ đói hết.”

Ông Hội Đồng Nói Chuyện Với Khiêm và Khánh

Trước khi quay về, ông Hội Đồng còn dặn dò thêm với hai con trai:

“Hai đứa tụi bây nhớ chuyện này. Cha không chỉ muốn nở mày nở mặt với quan khách, mà còn muốn bà con tá điền, gia nhân trong nhà mình được no đủ. Như vậy mới là đạo làm chủ.”

Khiêm gật đầu, đồng tình:

“Cha nói đúng. Tá điền mà sống khỏe, làm ruộng rẫy mới năng suất, vậy nhà mình cũng yên tâm hơn.”

Khánh cười hì hì, đùa:

“Cha đúng là chu đáo. Tá điền ăn còn chắc ngon hơn tụi con nữa!”

Bà Hội cười nhẹ, nhưng cũng thêm vào:

“Khánh, bớt chọc cha mày. Mà mai, bây với Khiêm nhớ ra sân sau chào bà con một tiếng. Người ta thấy hai cậu chủ thân thiện, họ càng nể phục.”

Download MangaToon APP on App Store and Google Play

novel PDF download
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play