Bầu trời mùa hè năm 1985 trải dài một màu xanh trong vắt, nhưng đường phố bên dưới lại phủ đầy bụi bặm. Những con đường nhỏ hẹp, mỗi khi mưa xuống là sình lầy, còn ngày nắng thì nóng hầm hập, hắt lên hơi oi bức của đất đá. Nhà cửa san sát nhau, phần lớn đều xây vội, tường gạch loang lổ, mái tôn bạc màu theo năm tháng. Trên đường, những chiếc xe đạp cũ kỹ len lỏi giữa dòng người, thỉnh thoảng mới thấy một chiếc xe máy vụt qua, mang theo tiếng nổ lạch bạch đặc trưng.
Ở những khu chợ, không khí nhộn nhịp nhưng chẳng hề phồn vinh, xung quanh vẫn còn phảng phất nét lam lũ, vất vả. Tiếng rao hàng vang lên giữa mùi cá tươi, rau cỏ lẫn mùi bùn đất. Trẻ con chạy nhảy trong những con hẻm tối tăm, tiếng cười đùa hòa cùng ánh đèn vàng vọt treo lủng lẳng trên các mái hiên. Cuộc sống vẫn đang chuyển mình, dù chậm chạp, nhưng ai cũng mong đợi một ngày mai tốt đẹp hơn.
Còn tôi, Trần Lập Nguyên, năm nay sáu tuổi, đứng bên rìa thế giới ấy mà nhìn. Tôi không cao lớn, so với bạn cùng trang lứa có phần nhỏ bé hơn. Người ta thường hay nói gia đình tôi giàu có, nhưng tôi chưa từng cảm thấy đó là điều đáng tự hào.
Nhà họ Trần gia tộc sở hữu xưởng vải lụa lớn nhất vùng, cung cấp hàng cho thương lái từ Nam ra Bắc. Một cái tên đầy tiền bạc, quyền thế, nhưng cũng lạnh lẽo và tàn nhẫn. Xưởng vải nằm ngay mặt đường lớn, kho hàng rộng, vải vóc chất cao như núi.
Công nhân làm việc từ sáng đến khuya, bàn tay chai sạn vì kim chỉ, vì thuốc nhuộm ăn vào da thịt. Họ bán sức lao động với đồng lương rẻ mạt, còn gia đình tôi thì vơ vét từng đồng bằng cách bóc lột họ không thương tiếc. Ai than phiền sẽ bị quản sự quất roi thẳng tay, không một lời giải thích.
Nhưng so với những gì diễn ra bên trong căn nhà lớn sau xưởng vải, sự tàn nhẫn ngoài kia vẫn còn nhẹ nhàng lắm. Gia đình tôi có bốn người bác, ba người cô, ai cũng nhăm nhe chiếc ghế quyền lực.
Tuy chúng tôi là người thân, máu mủ ruột thịt với nhau nhưng không có tình thương. Họ cười với nhau, nói chuyện với nhau, nhưng đó cũng chỉ là vẻ bề ngoài. Họ không tốt như những gì tất cả mọi người thấy,bọn họ luôn trong tình thế sẵn sàng chỉ cần đối phương lơ là một chút, liền tìm cách đạp xuống không thương tiếc.
Tôi từng tận mắt thấy bác Cả bỏ thuốc vào trà của bác Ba, khiến ông ta ôm bụng quằn quại mấy ngày liền, bỏ lỡ một thương vụ lớn. Tôi từng thấy cô Út lén lút gặp thương lái nơi khác, bán vải rẻ hơn giá ba tôi đưa ra, chỉ để giành lấy sự ủng hộ.
Người ta bảo ông nội tôi mất đi mà chưa kịp viết xong di chúc. Ngay lúc ấy, cả nhà lao vào nhau như thú hoang, tranh giành từng con số trên sổ sách, thậm chí đập vỡ cả bàn thờ tổ tiên.
Bọn họ không kính trọng ông nội. Dù chỉ một chút, dù gì ông nội tôi cũng là ba của họ, trong mắt bọn họ chỉ có Tiền. Đến cả ông nội bọn họ còn không kính trọng thì tôi đối với họ là cái thá gì đâu?
Ba tôi là đứa con thứ năm trong nhà, họ có hai đứa con, nhưng chỉ yêu thương một đứa. Em trai tôi Tên là Trần Lập Dương nhỏ hơn tôi ba tuổi. Từ lúc nó sinh ra đã thông minh, nhanh nhẹn, cho nên nó được xem như ngôi sao sáng của gia tộc. Ba mẹ tôi rất kỳ vọng vào nó, dành tất cả sự yêu thương, sự ưu ái cho nó.
Còn tôi thì thật vô dụng, năm bốn tuổi tôi mới biết nói. Tôi chậm chạp, ít phản ứng, nhìn mặt lúc nào cũng ngờ nghệch, ngu đần. Ba mẹ tôi thất vọng về tôi lắm, thậm chí xem tôi như một vết dơ của gia tộc. Họ đối xử với tôi còn chẳng bằng một người hầu trong nhà.
Sự thiên vị đó, nếu gọi là "thiên vị", e rằng vẫn còn quá nhẹ nhàng. Phải nói là bất công mới đúng. Họ không cần tôi, cũng không buồn che giấu điều đó. Tôi không có tiếng nói trong gia đình, không có quyền tranh giành, cũng không có tư cách để có được được sự yêu thương
Tôi không nhớ nổi lần cuối cùng ba mẹ ôm tôi là khi nào. Có lẽ là chưa từng. Nhưng với em trai tôi, chuyện đó chẳng có gì xa lạ. Tôi từng thấy ba tôi bế nó trên tay, nhẹ nhàng như thể sợ làm đau một viên ngọc quý. Ông chạm vào đầu nó, cười, hỏi han từng câu một:
" Hôm nay con có ngoan không? Có nhớ ba không?"
Mẹ tôi ngồi bên cạnh, cẩn thận quạt mát cho nó giữa buổi trưa oi bức. Chỉ cần nó khẽ cau mày, bà liền vội vàng dỗ dành:
" Lát nữa mẹ sẽ làm món con thích nhé!"
Tôi đứng bên cạnh, cách họ chưa đầy hai bước chân. Nhưng tôi có cảm giác như mình đang đứng ở một thế giới khác, tôi như kẻ thừa thãi trong cái gia đình bốn người hạnh phúc này.
Tôi tuổi thân lắm, cũng muốn được hỏi han. Tôi cũng muốn được ai đó đặt tay lên đầu, xoa nhẹ một cái, chỉ một cái thôi cũng được. Tôi muốn thử xem hơi ấm của gia đình là như thế nào. Có lẽ nó quá đắt đỏ đối với tôi.
Ba tôi chưa từng hỏi tôi hôm nay có ngoan không. Mẹ tôi chưa từng để ý xem tôi có mệt hay không. Chỉ một câu hỏi thăm nho nhỏ thôi cũng được. Những lúc tôi ốm, tôi chỉ có thể tự nằm co ro trong một góc, chờ đợi cơn sốt tự lui đi. Những lúc tôi vấp ngã, tôi cũng chỉ biết tự mình đứng dậy.
Tôi đối với họ thật sự không quan trọng. Thậm chí có đôi lúc, tôi nghĩ rằng nếu mình biến mất, họ có tìm kiếm cậu không? Mặc dù trong lòng cậu đã biết rõ câu trả lời là gì.
Tôi đã từng thử cố gắng để họ chú ý đến mình. Có một lần, tôi giúp mẹ lấy nước, cẩn thận bưng chậu nước lớn bằng cả hai tay, cố gắng không để đổ ra ngoài. Tôi nghĩ, nếu tôi làm tốt, mẹ sẽ khen tôi.
Đó cũng là do tôi nghĩ thôi. Chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra,nhưng khi em trai tôi bất cẩn làm rớt một cái chén, mẹ liền quay sang tôi, nghiêm giọng:
" Là mày làm đúng không? Sao mày lúc nào cũng vụng về thế hả? "
Tôi mở miệng định giải thích, nhưng rồi lại khép lại. Tôi chợt nhớ ra, dù tôi có giải thích thì cũng không ai tin tôi cả.Không ai thèm nghe tôi nói. Thì tôi cố gắng giải thích cũng có ít gì?
Một lần khác, tôi cố gắng học viết chữ thật ngay ngắn, mang ra khoe với ba. Nhưng ông chỉ liếc qua một cái, chẳng buồn đáp lời. Ngay sau đó, em trai tôi chạy tới, chìa ra một bức tranh nguệch ngoạc.
Ba tôi cười xòa: " Ồ, con giỏi quá! "
Tôi đứng bên cạnh, tay vẫn còn nắm chặt tờ giấy.Chẳng ai quan tâm đến tôi cũng chẳng ai muốn nhìn thấy tôi. Tôi không hiểu tại sao ba mẹ lại thiên vị như vậy với tôi? Tại sao cùng là con của họ, nhưng em trai tôi được nâng niu, còn tôi thì bị bỏ mặc?
Có lẽ trong mắt ba mẹ, tôi chưa từng có giá trị. Tôi chỉ là một đứa trẻ chậm chạp, ngu ngốc, chẳng đáng để đặt kỳ vọng. Thậm chí, nếu có thể, có lẽ họ còn muốn vứt bỏ tôi đi. Tôi nghĩ, nếu có một ngày tôi chết đi, liệu họ có khóc không? Hay chỉ đơn giản là thở phào nhẹ nhõm?
Nhưng họ nào có biết tôi không hề ngốc nghếch như họ nghĩ. Họ làm sao biết được sâu thẳm trong thâm tâm tôi dần dần đã hình thành một con quỷ vô hình.
Tôi có thể nhìn thấy rất nhiều thứ mà họ không thể nào nhìn thấy được. Một góc nhìn ngược ngạo với bọn họ.
Tôi biết trong căn nhà này, người ta có thể cắn xé nhau không nương tay, dù chung một dòng máu. Tôi cảm nhận được những kẻ giàu có nhất cũng chẳng khác gì bầy chuột bọ, chỉ chực chờ kẻ khác lơ là để nhào lên tranh giành một mẩu miếng ăn.
Thế thì tại sao tôi phải để mặc số phận? Họ đã nhẫn tâm với tôi như vậy thì hà cớ gì tôi phải cho họ đạt được mục đích. Nếu một con chim không thể bay lên bầu trời, nó sẽ bị người ta nghiền nát dưới chân. Tôi sẽ không để mình trở thành kẻ nằm dưới đáy tuyệt vọng, chỉ biết ngước mắt nhìn lên màu xanh xa vời ấy.
Khi còn có thể vùng vẫy, tôi sẽ vùng vẫy. Khi còn có thể ra tay trước, tôi sẽ ra tay trước. Chẳng ai có thể bẻ gãy đôi cánh của tôi ngoại trừ chính tôi tự tay giương nó lên, tìm một con đường khác.
Ngày 21 tháng 6 năm 1986.
Tôi là Trần Lập Nguyên, năm nay bảy tuổi. Tôi vẫn còn nhớ như in buổi trưa hè đầy oan ức ngày hôm ấy. Trưa đó, ánh nắng chói chang đổ xuống sân gạch đỏ au, hắt lên những mảng sáng lóa mắt. Ngôi nhà của gia tộc họ Trần mang nét cổ kính, với những cột gỗ lim đen bóng chống đỡ mái ngói rêu phong.
Trong nhà, sàn gỗ mát lạnh phản chiếu ánh sáng nhập nhòe từ chiếc đèn dầu đặt trên bàn khảm trai. Những bức hoành phi treo ngay ngắn trên tường, nét chữ uốn lượn sắc sảo như một lời nhắc nhở về thân thế của gia tộc họ Trần đầy hùng mạnh lúc bấy giờ.
Mùi trầm hương thoang thoảng trong không khí, quyện lẫn hơi nóng oi bức của mùa hè. Chiếc quạt trần cũ kỹ quay chậm chạp, phát ra tiếng kẽo kẹt đơn điệu. Lũ chó mèo nằm bẹp dưới hiên nhà, thở dốc vì nóng. Ngoài đường, ve sầu râm ran trên những tán cây rủ bóng, khiến khung cảnh vừa tĩnh lặng vừa ngột ngạt.
Tôi chậm rãi bước ra sau hè, mắc võng vào hai gốc dừa, chuẩn bị chợp mắt một lát. Mí mắt nặng trĩu, đang chuẩn bị đánh một giấc ngủ ngon giữa trưa hè oi ả thì một tiếng thét chói tai vang lên:
"Vòng ngọc của tôi đâu rồi? Ai dám cả gan lấy vòng của tôi hả??"
Tiếng thét đó là của mẹ tôi, nó vang lên từ trong nhà. Tôi giật mình, ngồi bật dậy, lòng thoáng biết có chuyện chẳng lành mà đưa mắt nhìn vào trong.Người làm đang chạy tán loạn khắp nhà. Tiếng người chạy nháo nhào, đồ đạc bị xô lệch lộp bộp, tiếng la mắng dồn dập tạo thành một mớ hỗn loạn giữa buổi trưa hè oi bức.
Tôi vội vã chạy vào nhà, lòng thoáng chút tò mò, chỉ thấy ai cũng tất bật lục tung từng ngóc ngách. Khuôn mặt mẹ tái mét, đôi mắt long lên vì tức giận. Chiếc vòng ngọc bích món trang sức mẹ yêu quý nhất không biết bằng cách nào nó ĐÃ BIẾN MẤT.
Giữa không khí căng thẳng, tôi chẳng biết làm gì chỉ nấp một góc nhỏ để quan sát mọi chuyện. Bỗng một giọng nói cất lên, không lớn nhưng đủ để tất cả mọi người đều nghe thấy:
"Dạ... con không dám nói bừa, nhưng mà... có khi nào là cậu chủ Lập Nguyên không ạ? Hồi..hồi nãy...con con..." Khẽ ngập ngừng không dám nói tiếp.
Cô út thấy vậy liền nghiêng mặt, ánh mắt dò xét quét qua người đó, giọng điệu bình thường nhưng lại mang chút ma mị:
"Ngươi cứ nói, không cần phải sợ."
Nói rồi cô út đưa ánh mắt lạnh lẽo mà nhìn về phía tôi, giọng nói vô cùng đáng sợ:
" Dù có là con của ai đi nữa thì cũng không thể nào ngông cuồng như vậy được. Nhà họ Trần này quốc có quốc pháp, gia có gia quy."
Căn phòng chợt im phăng phắc. Tôi cứng người, là một người hầu, một phụ nữ trung niên đã làm trong nhà từ lâu. Ánh mắt lấm lét lướt qua tôi một cách đầy hàm ý. Như thế muốn ám chỉ tôi chắc chắn sẽ hung thủ vậy. Giọng nói có chút rụt rè, nhưng rõ ràng là cố ý gieo rắc nghi ngờ. Bà ta nói tiếp:
" Hồi nãy con thấy...thấy cậu chủ Lập Nguyên lén la lén lút đi vào trong phòng...Con nghĩ... cậu chủ đã lấy nó và giấu đi ạ!"
Tôi chợt sững người khi nghe câu nói đó của bà ta.
Tôi dù đã biết trong gia đình này, không ai coi trọng tôi cả. Đến cả người hầu cũng có thể dễ dàng đổ oan cho tôi. Chưa kịp hiểu chuyện gì, thì tất cả ánh mắt trong phòng đều đổ dồn về phía mình. Tôi mở to mắt, hoang mang nhìn quanh.
Tôi muốn minh oan cho bản thân là tôi không lấy nó. Tôi thậm chí chưa từng chạm vào chiếc vòng đó! Trưa nay tôi còn ngủ ngoài vườn, vậy tại sao…? Nhưng không ai hỏi tôi. Cũng không ai cần nghe tôi giải thích.
Bác Ba khẽ trầm ngâm, khoanh tay nhìn thẳng vào tôi, rồi lại nhìn sang bà ta. Không một động tác thừa chỉ thẳng vào phòng tôi, giọng đầy quả quyết:
“Người đâu, mau vào lục soát tất cả mọi ngóc ngách trong phòng của Lập Nguyên cho ta."
Lòng tôi hoảng loạn chưa kịp phản ứng thì bọn người hầu đã ào ào chạy về phía phòng mình không một chút kính nể, mọi chuyện như được sắp xếp một cách hoàn hảo. Không một chút lỗ hổng.
Tôi chỉ biết vương ánh mắt nhìn bọn họ trong bất lực mà chẳng làm được gì. Chân tôi như bị đóng băng, chỉ có thể đứng đó, trơ mắt nhìn cánh cửa phòng của mình bị đẩy tung.
Vài phút sau, đám người hầu bước ra, trong tay nâng niu một món đồ nhỏ nhắn, không gì xa lạ đó chính là chiếc vòng ngọc của mẹ tôi:
"Thưa bà, đã tìm thấy rồi. Ở dưới gối của cậu Lập Nguyên ạ!"
Cả cơ thể tôi như chết lặng, không thể tin vào những gì mình vừa nghe. Tôi không hề lấy nó vậy tại sao? Tại sao nó lại ở dưới gối của tôi. Tôi nhìn theo dưới ánh đèn dầu, chiếc vòng ngọc bích lấp lánh ánh xanh như một bằng chứng không thể chối cãi.
Tôi nhìn chằm chằm vào nó, tim đập thình thịch trong lồng ngực. Một cảm giác lạnh lẽo trườn dọc sống lưng. Ai đó đã bỏ nó vào phòng tôi, tôi muốn gào lên để minh oan cho bản thân nhưng ai sẽ tin tôi đây?
Mẹ tôi bước tới, tay cầm lấy chiếc vòng. Bà xoay xoay nó trong tay, ánh mắt sắc lạnh nhìn tôi. Bà không vội vã nhìn chằm chằm vào tôi rồi trầm mặc một thoáng, bỗng bà cười nhạt, giọng khinh miệt nói:
"Mày cũng dám trộm đồ hả? Tao tưởng mày khù khờ, ai ngờ cũng có gan làm chuyện này. Bộ mày thiếu thốn lắm à? "
Tôi lắc đầu quầy quậy, muốn hét lên, muốn gào lên rằng có ai đó đã bỏ nó vào phòng tôi, tôi muốn minh oan cho bản thân. Nhưng mẹ không chờ tôi lên tiếng, không một động tác thừa bà giơ tay lên cao:
"Bốp!"
Một cú tát giáng thẳng vào mặt tôi. Tai tôi ù đi, bên má truyền đến một cơ nóng rát,tôi loạng choạng lùi lại một bước, miệng há to mà không phát ra được âm thanh nào.Thấy vậy mẹ chỉ nhìn tôi, ánh mắt đầy thất vọng lẫn ghê tởm:
"Đúng là vô dụng. Đã ngu còn dơ dáy, làm bẩn tay tao rồi này.Mày mà cũng dám trộm à? Tao không biết sao lại sinh ra một thằng như mày, nhìn em mày mà học hỏi đi. "
" Vô dụng, đến cả ăn cắp cũng chẳng biết giấu. Nếu đã muốn trộm thì cũng phải động não xem giấu chỗ nào kín một chút chứ."
Cổ họng nghẹn cứng, tôi muốn nói gì đó, nhưng những cơn tủi nhục như cát khô chặn ngang miệng. Tôi không làm, tại sao không ai chịu nghe tôi nói hết vậy, cũng không ai hỏi có thật sự là con làm việc này?
Mọi ánh mắt trong phòng vẫn đang nhìn tôi. Lạnh lùng. Khinh bỉ, chế nhiễu, miệt thị, khinh thường.
Tôi nghiến chặt răng. Không biết từ lúc nào ánh mắt tôi đã trực tròng nước mắt, chỉ cần một câu nói thôi cũng có thể khiến tôi khóc ngay lập tức. Tôi đưa ánh mắt đầy uất ức nhìn vào đám đông rồi dừng lại ở một bóng dáng nhỏ bé. Đúng không ai khác là em trai yêu quý của tôi.
Nó đứng nép sau lưng mẹ, đôi mắt long lanh đầy sợ hãi. Nhưng trong đáy mắt ấy, ẩn sau vẻ ngoài ngây ngô, vô tội của đứa bé bốn tuổi là thích thú và đắc ý.
Nhưng tại sao?? Tại sao không ai có thể thấy được điều đó ngoài tôi chứ?
Hay là bọn họ thấy mà lại không muốn chịu liên lụy nên mới im lặng nhìn tôi bị vu oan. Chính biểu cảm đó đã cho tôi hiểu rõ mọi chuyện. Ngay lúc này không ai khác CHÍNH NÓ. EM TRAI RUỘT CỦA TÔI!! Nó đã bỏ chiếc vòng vào phòng tôi.
Tôi muốn hét lên, muốn chỉ thẳng vào nó mà vạch trần mọi thứ. Nhưng rồi tôi lại khựng lại, tôi chợt nhận ra một điều. Nếu bây giờ tôi nói ra thì sao? Có mấy ai sẽ tin tôi? Chịu đứng về phía tôi.
Tôi không có bằng chứng. Tôi cũng không có tiếng nói trong gia đình này. Đối với họ, tôi là một thằng ngốc. Một phế vật, một đứa con vô dụng. Dù tôi có kêu oan, có thể thay đổi được gì đây? Ai sẽ tin tôi?
Tôi nhìn sang cô Út, bà ta đang mỉm cười, ánh mắt thích thú như thể vừa xem xong một vở kịch hay ho.Bác Ba cũng khoanh tay đứng một bên, lạnh nhạt nhìn xuống, chẳng buồn lên tiếng. Không ai giúp tôi. Cũng chẳng ai thương hại, họ đứng đó, dửng dưng như đang xem một vở kịch hay, ánh mắt lóe lên sự thích thú trước cảnh tôi bị giày xéo.
Tôi cúi đầu, nắm chặt nắm đấm trong lòng bàn tay. Ánh mắt long lanh nhìn đám người bọn họ,nhưng không phải vì sợ hãi, mà là uất hận. Trong khoảnh khắc ấy, lần đầu tiên trong bảy năm sống trên đời, tôi đã được họ dạy thêm một điều.
NẾU TÔI YẾU ĐUỐI, HỌ SẼ CÒN GIẪM NÁT TÔI DƯỚI CHÂN!!! Nếu tôi quỵ lụy, họ sẽ càng được đà chà đạp. Nếu tôi khóc lóc van xin, họ sẽ cười cợt, hả hê trước sự thảm hại của tôi. Tôi đã hiểu rồi cho nên tôi sẽ không để họ có thể đạt được mục đích của mình.
Trên đời này, kẻ yếu thì chỉ có thể làm con rối cho kẻ mạnh giẫm đạp. Nhưng tôi không muốn làm một con rối. Tôi còn có tương lai riêng của mình, có ước mơ riêng của mình, bởi vì thế tôi sẽ không để bản thân yếu đuối nữa. Ngay từ bây giờ tôi phải bắt đầu thay đổi nếu không thì tôi chắc chắn SẼ BỊ BỌN HỌ GIẾT CHẾT!! TRONG CHÍNH CÁI NƠI GỌI LÀ GIA ĐÌNH NÀY!! một gia đình vô cảm, chẳng có tình thương.
Tôi nắm chặt nắm đấm, cúi đầu, đôi vai nhỏ bé run lên bần bật. Nước mắt tôi rơi lã chã, từng giọt từng giọt lăn dài trên gương mặt non nớt. Tôi quỳ xuống. Bàn tay bé nhỏ níu lấy vạt áo mẹ, bấu chặt đến mức các đốt ngón tay cũng trắng bệch. Giọng tôi vỡ vụn, nghẹn ngào đến tội nghiệp:
"Mẹ ơi… hic… con biết sai rồi… hic hic… con xin lỗi mẹ… mẹ đừng giận con nha mẹ… con sai rồi… con sai rồi mà…"
Tôi nấc lên từng hồi, đôi mắt đẫm nước nhìn mẹ đầy sợ hãi và cầu xin, như một con cún nhỏ bị chủ nhân vứt bỏ.Và bọn họ đã tin. Những kẻ đứng xung quanh nhìn tôi, ánh mắt khinh miệt nhưng giọng điệu lại giả vờ nhân từ, đầy giả tạo. Khiến tôi muốn buồn nôn:
"Biết sai là tốt. Sau này đừng tái phạm nữa con nhé, mẹ con buồn lắm." Cô út.
" Đúng rồi đó con, con biết sai để sửa là tốt rồi" Bác Ba giả tạo nói với giọng điệu đầy nhân hậu.
Tôi biết, trong lòng họ, tôi chẳng khác gì một kẻ đáng thương, một đứa trẻ ngu ngốc sợ hãi đến mức phải quỳ xuống cầu xin tha thứ. Mặc dù bản thân chẳng làm gì sai. Tôi phải học cách chấp nhận những lỗi lầm mà bản thân không hề gây ra bởi vì tôi muốn tồn tại, tôi còn muốn họ nghĩ tôi vô hại để sau này tôi sẽ có thể cho họ một cú thật đau điếng. Tôi muốn họ nghĩ tôi ngu dốt, tôi muốn họ nghĩ tôi vô hại.
Nhưng họ không biết rằng…Tôi đã ghi nhớ từng khuôn mặt ở đây. Cũng đã khắc sâu từng ánh mắt khinh bỉ, từng nụ cười chế giễu vào tận xương tủy.
Những giọt nước mắt tôi rơi xuống hôm nay, không phải vì tôi đau khổ. Mà là để bọn họ buông lỏng cảnh giác. Tôi sẽ để bọn họ quên đi tôi. Để bọn họ nghĩ rằng tôi vô hại.
Tôi chắc chắn sẽ có một ngày trả lời cho họ tất cả.
Mọi uất ức của ngày hôm nay. Tất cả những tủi nhục mà tôi phải gánh chịu.Cách các người đối xử với tôi thua cả một con chó. Sau này, tôi nhất định sẽ trả lại.
MỘT CHÚT CŨNG KHÔNG THIẾU. Lúc đó, tôi vẫn sẽ nhìn các người với ánh mắt ngây thơ này. Vẫn sẽ mỉm cười thật ngoan ngoãn như bây giờ.
Nhưng thay vì cầu xin tha thứ. Tôi sẽ chờ đợi giây phút các người quỳ xuống dưới chân tôi, khóc lóc van xin tôi tha thiết như cái cách mà ngày hôm nay các người đã làm với tôi hahaha... Tất cả đều phải trả giá, tôi nhất định sẽ trả lại gấp đôi cho các người, hãy chờ đó mà xem, thù này tôi không trả, tôi nhất định không còn là con người hahaha!!!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play