Tiếng Việt
NovelToon NovelToon

[RhyCap] Sài Gòn, Hai Mảnh Đời Một Chuyện Tình

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 – CHUYẾN XE LÊN PHỐ
Sài Gòn năm ấy chưa chói chang ánh đèn như bây giờ
Đường phố vẫn còn bóng dáng người gánh hàng rong, xe cub cà tàng lạch bạch trong hẻm, loa phát thanh mỗi sáng phát nhạc ‘Lý ngựa ô’ rồi mới đọc tin tức
Những con hẻm nhỏ vẫn còn mùi khói bếp, tiếng trẻ con gọi nhau í ới sau giờ tan trường
Thành phố đang lớn lên, chậm rãi nhưng đầy sức sống
Trời còn lờ mờ sáng, chiếc xe đò màu xanh ngọc đã rời bến thị xã, lăn bánh từng nhịp lắc lư trên quốc lộ
Đầu xe treo hình Phật Bà, lắc qua lắc lại theo từng ổ gà
Cạnh tài xế là cái hộp nhang trầm, thơm lẩn quẩn
Nguyễn Quang Anh ngồi cuối xe, dựa lưng vào ba lô đã bạc màu
Tay ôm chiếc giỏ mây nhét lỉnh kỉnh vài bộ đồ, ổ bánh tét mẹ gói, mấy lon sữa đặc “ông Thọ” và xấp thư cũ của thằng em để lại
Đôi mắt anh mở to, nhìn chằm chằm vào cảnh vật vụt qua cửa kính
Ruộng lúa lùi lại phía sau
Cánh cò không còn sải bay
Dưới chân cậu là tờ giấy nhỏ mẹ dúi lúc chia tay:
“Con ráng chịu cực nghe hông. Sài Gòn mắc mỏ, người ta không thương mình như ở quê đâu. Nhớ giữ mình. Má chờ tin"
Anh đọc mấy dòng đó chắc đã tới chục lần. Lần nào đọc cũng cay mắt
Anh lên Sài Gòn không phải để đổi đời
Chỉ mong có công việc ổn định, gửi tiền về quê cho má trả nợ, cho thằng em đóng học phí
Tiếng lơ xe hô to:
Tới Bến Thành! Ai xuống chuẩn bị đồ đạc!
Quang Anh đứng dậy, vác ba lô lên vai, bước xuống giữa lòng thành phố đang ngập nắng
Nắng Sài Gòn không gắt, nhưng đủ khiến trán anh lấm tấm mồ hôi
Đường phố nhộn nhịp tiếng xe hon-da nổ máy, tiếng rao:
– Bắp luộc nóng đây, ai ăn không?
– Báo mới ra! Tin sốt dẻo vụ cô ca sĩ cải lương…
Tiếng rao của những gánh hàng rong, những xe đẩy lề đường:
-Bánh chưng bánh giò, chưng gai bánh giò đêêê...
Những tiếng rao không lời:
Tiếng leng keng của xe bán kem, tiếng kèn bóp hơi của người mua bán ve chai, tiếng mu rùa lốc cốc của người coi bói dạo, tiếng lốc cốc của của xe hủ tiếu trước ngõ...
Tiếng mời chào của những khu chợ sầm uất mà người ta hay gọi là "Âm thanh chợ búa":
"Quẹo lựa quẹo lựa, chăm rưỡi cái đầm chăm rưỡi cái đầm"
Tiếng còi xe inh ỏi giờ tan tầm, lúc đầu thì khó chịu nghe mà riết cái thành quen rồi nghiện luôn
Sài Gòn đón cậu bằng mùi xăng, mùi khói và cái nắng như rắc bụi vàng lên tóc
Xe dừng ở bến xe Miền Tây, trời vừa hửng sáng
Người người chen nhau bước xuống, tiếng rao, tiếng còi, tiếng gọi xe ôm loang loáng
– Ê em trai, xe ôm hông? Về chợ Bến Thành hai chục à!
– Không, em đi bộ được… cảm ơn anh
Quang Anh từ chối, đeo chiếc ba lô lên vai, tay dắt theo giỏ mây, men theo con đường cũ mà người quen vẽ sơ đồ cho
Anh đi qua những hẻm nhỏ, nơi quần áo phơi trên dây như cờ
Nơi người ta quét sân rửa lề từ sáng sớm, gác mái còn nghe tiếng radio phát bản tin:
>“Hôm nay, ngày 14 tháng 3 năm 2000, thành phố Hồ Chí Minh không mưa, nhiệt độ dao động từ hai mươi ba đến ba mươi mốt độ C…”
Tiếng chim sẻ ríu rít
Tiếng xe cub lạch bạch, bà bán bánh mì đẩy xe hô to:
– Bánh mì đặc ruột! Pate mới ra lò!
Trên vỉa hè, những chiếc ghế nhựa xanh đỏ xếp thành bàn cà phê
Người đàn ông đọc báo Tuổi Trẻ, tay còn bưng ly đen đá, miệng rít điếu thuốc
Mùi Sài Gòn năm ấy không thể quên. Là mùi cà phê đen đặc, mùi khói thuốc hòa với mùi sữa đặc và bánh mì nóng giòn
Sài Gòn tháng Ba, trời không mưa nhưng lấm tấm bụi
Anh đi bộ dọc theo con đường Nguyễn Trãi, nơi treo những tấm bảng quảng cáo bằng sắt, hoen gỉ
Cuối cùng, Quang Anh đứng lặng trước quán cà phê sân vườn số 37 đường Nguyễn Văn Cừ – nơi cậu sắp bắt đầu công việc giữ xe và bưng bê ly
Quán có hàng rào tre, mái lợp lá, góc sân đặt cái lu nước lớn có gáo dừa treo lủng lẳng
Chủ quán là cô Ba Luyến – người đàn bà góa chồng, dáng người gầy nhom nhưng mắt sắc như dao
Cô Ba Luyến
Cô Ba Luyến
– Mày từ quê lên? Biết bưng cà phê hông? Biết chùi bàn?
NGUYỄN QUANG ANH
NGUYỄN QUANG ANH
– Dạ biết ạ… con làm được hết, con không ngại gì đâu cô
Cô Ba Luyến
Cô Ba Luyến
– Ờ, ráng làm, lương tháng đầu 300 ngàn, bao ăn hai bữa
Anh gật đầu, ánh mắt sáng rỡ. Lần đầu có tiền tự kiếm, tự sống
Tối đến, Quang Anh ngồi trong căn gác nhỏ sau quán – nơi cô Ba cho ở tạm
Gió luồn qua mái tôn cũ, từng tiếng gió như ai gọi về từ quê xa
Dưới nhà, dàn karaoke vọng lên tiếng ai đó hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”
Anh lật cuốn sổ, ghi vội:
“Ngày đầu ở Sài Gòn. Nắng rát. Nhưng thấy vui. Gửi thư về nhà sớm. Má đọc chắc mừng”
Chưa biết rằng, chỉ mấy ngày sau, định mệnh sẽ đẩy Anh đến tiệm may Hoàng Thị
Nơi có cậu chủ nhỏ mặt trắng môi đỏ, mang tên Hoàng Đức Duy
Người sẽ làm cuộc sống của Quang Anh đổi hướng vĩnh viễn

CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 2 – “SÀI GÒN RỘNG, HẺM NHỎ”
Sài Gòn năm 2000 như một thanh thiếu niên mới lớn – không còn ngây ngô nhưng cũng chưa thật chín chắn
Sáng ra đường, người ta thấy cả hai mặt:
Một bên là công trình mọc lên như nấm, bảng hiệu điện tử bắt đầu nhấp nháy
Một bên là những ngôi nhà hai tầng cổ kính, với giàn bông giấy leo rực rỡ
Nguyễn Quang Anh sống ở một khu trọ nhỏ trong hẻm 37 đường Nguyễn Văn Cừ – khu hẻm hình chữ U, ngày nào cũng tấp nập người ra vô
Sáng sớm, hàng cháo lòng của bà Sáu nghi ngút khói
Chú Tư sửa xe thì lọ mọ với bánh xe xì lốp, còn tụi nhỏ thì đá banh bằng lon bò húc
Tiếng radio từ phòng trọ sát vách phát bài cải lương cũ, đôi khi chen vào tiếng "bản tin sáng" của đài phát thanh
>“Bà con lưu ý, tránh để xe máy chắn lối thoát hiểm trong hẻm…”
Người Sài Gòn thời ấy là vậy – sống vội ngoài phố, nhưng thương nhau trong hẻm
Tiệm may Thùy Dung nằm gần ngã tư Trần Hưng Đạo– sát rạp chiếu bóng mini chỉ chiếu phim Hồng Kông và cải lương
Tiệm may “Thùy Dung” là căn nhà ống ba gian, mặt tiền lát gạch bông kiểu Pháp cũ
Biển hiệu bảng gỗ, chữ sơn vàng đã bong tróc một góc, nhưng vẫn nổi bật giữa dãy phố buôn bán sầm uất
Căn nhà hai mặt tiền, bên ngoài là cửa kéo sắt lưới mắt cáo, bên trong bày biện gọn gàng như một phòng trưng bày áo dài
Một bên tiệm là xe nước mía, bên kia là tiệm chụp ảnh lấy liền – kiểu in ảnh Polaroid, treo đầy hình cô dâu chú rể
Trưa nắng hắt xuống, tiệm may vẫn rộn ràng tiếng máy chạy “cành cạch”
Mùi vải mới, mùi tinh dầu hoa nhài dì Dung hay xịt thoang thoảng trong không gian
Mỗi buổi trưa, lúc phố xá nắng chói chang và hàng cơm tấm bắt đầu bốc khói, cũng là lúc tiếng máy may vang lên từ tiệm “Thùy Dung”
“Ở Sài Gòn, người ta may áo dài không chỉ để mặc – mà để thể hiện cốt cách"
Cô chủ – Hoàng Thùy Linh – tóc búi tròn, môi hồng, áo dài cổ tròn màu ngọc lam, là người "nắm dây cương" mọi đơn hàng
Khách gọi áo cưới, áo giỗ tổ, áo mừng thọ... cô đều nhớ tên, nhớ số đo, nhớ cả gu màu khách thích
Hoàng Thùy Linh
Hoàng Thùy Linh
– Dì Năm thích áo tơ tằm hồng cánh sen, nhưng đừng viền cổ, để trơn thôi…
Chỉ cần một câu như vậy, mấy thợ trong tiệm sẽ “phi thân” đi lục vải liền
Còn người con trai hay ngồi sau quầy, nhìn như đang lật sách vẽ mẫu, là cậu út Hoàng Đức Duy
Người mà ai cũng bảo… như “vải lụa Nhật” – mềm, mịn, mát nhưng khó chạm
Chiều hôm đó, Quang Anh – từ hẻm 37 đạp xe giao hàng – lần đầu đến Thuỳ Dung
NGUYỄN QUANG ANH
NGUYỄN QUANG ANH
– Dạ giao vải theo đơn cô Linh đặt hôm qua…
Hoàng Thùy Linh
Hoàng Thùy Linh
– Để đây đi, em là…?
NGUYỄN QUANG ANH
NGUYỄN QUANG ANH
– Dạ em là Quang Anh, mới lên Sài Gòn mấy tháng. Làm giao hàng cho tiệm vải bên Cống Quỳnh
Ánh nắng đổ xiên qua tán cây me, lấp lánh trên chiếc áo sơ mi cũ kỹ của Quang Anh
Anh cúi đầu, lưng áo ướt đẫm mồ hôi, tay lấm bụi đường
Đúng lúc đó, Duy bước ra
Cậu mặc áo thun trắng, quần vải, chân đi dép quai hậu
Gương mặt hơi trắng , gầy, hai mắt sâu nhưng trong veo
Mắt cậu dừng lại nơi bàn tay Quang Anh – đang run run vì nắng nóng
HOÀNG ĐỨC DUY
HOÀNG ĐỨC DUY
– Cậu uống nước không?
Câu hỏi thốt ra nhẹ hều, như sợ nắng nghe được
NGUYỄN QUANG ANH
NGUYỄN QUANG ANH
– Dạ?
HOÀNG ĐỨC DUY
HOÀNG ĐỨC DUY
– Trà gừng để trên bàn. Uống đi
Quang Anh ngỡ ngàng. Trong những lần giao hàng, hiếm ai mời cậu uống nước
Huống chi là một người… như cậu ấy
“Sài Gòn dễ sống. Nhưng để chạm tới ai đó – đôi khi phải bước qua ngàn ánh mắt và vạn định kiến”
-----
Những ngày sau đó, Quang Anh cứ vậy đến tiệm đều đặn
Có khi giao hàng, có khi sửa xe dùm thợ, có khi chỉ ghé... để nhìn cậu chủ nhỏ vài phút
Duy thì ít nói, nhưng bắt đầu để ly nước đá sẵn, đặt ở chỗ cậu vẫn đứng
Không nói gì. Không nhìn nhau. Nhưng ai cũng biết là… có gì đó đang nảy mầm
Chiều nọ, khi tiếng nhạc từ quán cà phê đối diện bật bản “Về đây nghe em”, Quang Anh lén nhìn sang
Duy ngồi bên cửa sổ, nắng hắt lên tóc cậu một vòng sáng nhè nhẹ
Cậu không ho như mọi ngày. Chỉ ngồi đó, nghiêng đầu, như đang lắng nghe…
“Sài Gòn đẹp nhất là lúc chiều rớt xuống trên con hẻm nhỏ, khi ai đó bắt đầu cảm được sự dịu dàng trong hỗn loạn”

CHƯƠNG 3

Chương 3– "Mảnh ghép đầu tiên của Sài Gòn"
Ngẫm nghĩ cũng đã một tháng Quang Anh ở cái nơi Sài Gòn đất khách xa người này
Nhìn nơi đây cứ ngày càng phát triển khiến lòng anh nôn nao nhớ đến những ngày đầu đặt chân đến nơi đầy tình người ấy
Sài Gòn vẫn ồn ào như một bản nhạc mở to hết cỡ – tiếng bánh mì rao giòn tan, tiếng máy xe nổ vang
Và tiếng radio từ nhà ai đó bật “Cà phê một mình” của Mỹ Tâm, len lỏi khắp các con hẻm như một phần quen thuộc của buổi sáng nơi đây
Quang Anh xách theo túi đựng hồ sơ, áo sơ mi là thẳng, tóc chải gọn
Bà Bảy dúi cho anh ổ bánh mì và chai nước:
Bà Bảy
Bà Bảy
– Chạy đi kẻo trễ, nhớ giữ gìn. Không ai thương con bằng má con, nhưng tụi tui thương thì cũng không thua bao nhiêu đâu
Anh cười, rồi lại gật đầu chào
Tòa nhà Trường Thịnh, một công ty xuất nhập khẩu nhỏ nằm gần cảng Khánh Hội
Là nơi Quang Anh được nhận làm nhân viên tạp vụ
Lương không cao, nhưng đủ sống, quan trọng là có bước đầu tiên
Bước chân lên văn phòng, anh như lạc vào một thế giới khác:
Tiếng gõ máy lách cách, tiếng điện thoại reo inh ỏi, mùi giấy tờ, cà phê và cả mồ hôi của những con người đang góp phần xây nên “giấc mơ thành thị”
nvp nam
nvp nam
– Em quê lên hả? Đừng lo, rồi cũng sẽ quen. Ở đây sống được là khỏe à!
Đó là anh Hòa, nhân viên kho, người dạy anh cách bưng nước mà không bị đổ
Cách né cái máy photocopy đang chập mạch, và cách chào hỏi vừa đủ lễ mà không bị “chặt đẹp”
Tan làm lúc 5 giờ rưỡi
Sài Gòn tầm này như chuyển mình: ánh nắng cuối ngày rơi xuống mấy tán me, dòng xe đổ về các ngã tư như nước vỡ đê
Người mua bán hối hả, mấy cô bán vé số len lỏi giữa chợ tạm, và đâu đó có tiếng đàn ghi-ta vọng lên từ một gác trọ nào đó...
Đây là Sài Gòn – vừa vội, vừa tình
Quang Anh về tới đầu hẻm 37 thấy dì Xuân đang rửa xe hủ tiếu. Dì quăng cho anh trái ổi:
dì Xuân
dì Xuân
Làm được gì chưa cưng? Mai mốt nhớ giữ đồ cẩn thận, Sài Gòn hay móc túi lắm!
NGUYỄN QUANG ANH
NGUYỄN QUANG ANH
– Dạ rồi dì, con làm được rồi. Công ty Trường Thịnh á
dì Xuân
dì Xuân
– Ờ, được đó. Biết lo là tốt. Ở Sài Gòn, cái nghề không quan trọng bằng cái tâm với đời, nhớ nghe
----
Anh ngồi xuống bậc thềm
Tiếng ti vi vang vọng đâu đó, có người đang xem thời sự
Một bà cụ gánh hàng rong đi ngang, miệng hát nghêu ngao một bài vọng cổ cũ
Quang Anh ngẩng đầu nhìn trời:
> Sài Gòn hôm nay có khói xe, có nhịp sống gấp gáp… nhưng với anh, nó vẫn dịu dàng như chính con hẻm nhỏ mang tên 37
----
Thỏ 🐑⚡
Thỏ 🐑⚡
ní hảo các nàng
Thỏ 🐑⚡
Thỏ 🐑⚡
Tới chap 3 sốp mới ngôi lên
Thỏ 🐑⚡
Thỏ 🐑⚡
Thì sốp một số lưu ý dành cho các nàng
Thỏ 🐑⚡
Thỏ 🐑⚡
Thì như sốp đã từng nhắc ở bản demo truyện
Thỏ 🐑⚡
Thỏ 🐑⚡
Mọi bối cảnh, mốc thời gian, nhân vật hay bắt cứ sự kiện nào được diễn ra đều là hư cấu không có thật 100%
Thỏ 🐑⚡
Thỏ 🐑⚡
Vì vậy các nàng hoan hỉ đọc truyện giả trí thôi nha, không áp dụng bất cứ điều gì vào thật tế
Thỏ 🐑⚡
Thỏ 🐑⚡
Mà một điều giải đáp thắc mắc nữa
Thỏ 🐑⚡
Thỏ 🐑⚡
Là tùy thuộc vào nội dung mà chap truyện sẽ được viết dài hay ngắn
Thỏ 🐑⚡
Thỏ 🐑⚡
Nên là đôi khi các nàng đọc chap trước dài mà chap sau ngắn thì thông cảm cho sốp nha
Thỏ 🐑⚡
Thỏ 🐑⚡
Với bộ này là bộ đầu sốp viết thành fic dài nên có gì sai sót mong mấy nàng góp ý để sốp cải thiện nha
Thỏ 🐑⚡
Thỏ 🐑⚡
Cảm ơn các nàng đã ủng hộ truyện của sốp nha 💗🎀🐑⚡

Download MangaToon APP on App Store and Google Play

novel PDF download
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play