Làng Trần Xá nằm sâu bên trong vùng quê hẻo lánh thuộc xã An Chi. Xung quanh làng vẫn còn bao bọc bởi những lũy tre làng.
Dòng họ Trần bên trong làng gồm hai mươi hộ gia đình, mặc dù cùng dòng họ nhưng thời gian dần trôi máu mủ thịt thà đã hầu như không còn chảy chung dòng máu.
Hiện tại khi đất nước phát triển con người cũng dần dần rời khỏi làng để đi theo sự phát triển. Từ một ngôi làng hai trăm hộ gia đình cả dân chính cư cùng dân ngụ cư đến nay cũng chỉ còn hai mươi hộ gia đình.
Ngày xưa cả làng xây một căn nhà để thờ gia tiên của gia tộc nhưng sau khi dân cư đi rồi đến, đến rồi đi thì mỗi người bắt đầu thơ riêng. Mỗi hộ gia đình đều tự thỉnh gia tiên về nhà.
Tuy nhiên cho dù nhiều hay ít hộ gia đình. Cho dù con cháu đi hay ở thì mỗi năm đều phải nhớ đến ngày giỗ người trên.
Đây là gia quy của làng, cũng là thứ đã khắc sâu trong lễ giáo của làng Trần Xá.
Đây là lời nói mở đầu của cô bạn cùng ký túc xá của tôi trong trường đại học mỹ thuật.
Tôi là Trần Mỹ Linh năm nay hai mươi tuổi. Hiện tại đang học năm hai ở trường đại học.
Hai ngày trước trường đã cho học sinh nghỉ hè, cũng vì vậy mà hiện tại trong ký túc xá chỉ còn tôi cùng cô bạn Trần Ngọc Lan. Mặc dù chúng tôi chỉ quen nhau chưa được hai năm, nhưng lại cảm thấy thân nhau rất lâu rồi.
Có lẽ do chúng tôi cùng chung một họ nên cảm thấy thân thuộc hơn đi.
Tôi đã nghĩ như thế, khi nghe Ngọc Lan rủ về làng cô chơi tôi liền tò mò hỏi thăm.
Nói thật gia cảnh của tôi không giàu có gì nhưng bởi vì tôi có hai người bố cùng hai người mẹ nên tiền tiêu vặt cũng rất khá khẳm.
Đúng vậy, gia đình của tôi đã tan vỡ khi tôi học lớp chín. Ba tôi cho tôi thêm một người mẹ, còn mẹ tôi cũng đi thêm bước nữa.
Cả hai gia đình hiện tại cực kỳ hạnh phúc, cũng vì bọn họ hạnh phúc mà đứa con như tôi là người thừa thãi.
Tôi đã lớn, đã hiểu rõ rất nhiều chuyện. Biết rõ họ không thích mình nên tôi đã từ bỏ bọn họ.
Tôi đã thuê một căn nhà trong một xóm nhỏ ở thành phố. Nơi này khá tấp nập, đông đúc, người thuê nhà đều là người khá lớn tuổi.
Cũng nhờ vậy mà khi tôi sống ở đây mọi người đều chăm sóc tôi khá nhiều. Không chỉ vậy mỗi tháng tôi đều có tiền gửi đến từ ba cùng mẹ.
Cuộc sống không người quản lý khiến tôi tự do tự tại, cũng không thiếu ăn hay thiếu mặc. Chỉ là tôi không cảm nhận thứ gọi là gia đình mà thôi.
Không phải do hoàn cảnh mà do tính tò mò, nên khi nghe Ngọc Lan nói về ngôi làng cùng với gia đình tôi liền quyết định sẽ đến thăm nhà cô bạn.
Trong một đêm hai người đều đã xếp gọn hành lý, kiểm tra đồ đạc thậm chí thẻ sinh viên cùng chứng minh.
Bốn giờ sáng hôm sau, cả hai cùng nhau rồi khỏi trường đại học. Cả hai bắt xe đò. Cứ cách hai chặng bọn họ liền đổi một chuyến xe đò.
Khi về đến xã An Chi thì đã là mười tiếng sau. Bọn tôi tổng cộng phải chuyển bốn chuyến xe đò mới đến được xã này.
Khi cả hai đứng ở trạm dừng xe cả người đều uể oải, đến cả nói chuyện cũng không muốn nói.
Nghỉ ngơi vài phút tôi nhìn ngó xung quanh nơi mà bản thân chưa từng đến này. Nơi này được gọi là thôn quê, cũng vì vậy xung quanh không máy đông đúc giống như trên sài gòn xe chạy ì ầm.
Nhưng ngược lại nơi này cực kỳ mát mẻ, không khí thật trong lành.
Trạm xe dường như nằm trong một góc nào đó ở xã nên xung quanh đây không có lấy vài người bán hàng. Ngoại trừ một chiếc xe đẩy bán nước cho những chiếc xe đò ghé ngang đây.
Lần đầu đi đến một nơi xa xôi đến vậy tôi cảm thấy hơi lo lắng. Tuy nhiên khi nhìn sang cô bạn bên cạnh tôi liền phụt cười.
“Cậu đây là già rồi à.” Tôi hài hước nói.
Ngọc Lan không để ý tôi cười nhạo mà đưa tay vỗ vỗ lưng.
“Quá mệt mỏi mà. Cả mười tiếng đấy.” Cô ấy chán nản nói rồi lại than thở:
“Nói thật tớ chẳng muốn về đâu nhưng mẹ tớ lại gọi tớ về. Cũng vì vậy sẵn đó tớ rủ cậu đi cùng.”
Nghe vậy tôi gật đầu đồng cảm:
“Đúng là ngồi quá lâu rồi. Chắc mẹ cậu nhớ cậu đấy, năm ngoái cậu nào có về đâu.”
“Đúng vậy, xa quá tớ lười về.” Ngọc Lan nhịn không được bĩu môi:
“Cậu không biết đâu chẳng những đường xá xa mà còn khi về tớ đều phải làm đủ thứ không có thời gian để nghĩ nữa kìa.”
Tôi kinh ngạc khi nghe vậy. Vì khó hiểu nên tôi hỏi:
“Sao lại không được nghĩ. Chẳng lẽ về nhà không phải để nghỉ ngơi sao.”
“Cậu không biết đâu, trước đây nhà của tớ đàn bà con gái không có tiếng nói nào cả. Mỗi ngày đều quần quật trong bếp, đến cả nhà mình còn không thể lên xuống thoải mái nữa.”
Ngọc Lan nghĩ đến khi nhỏ luôn bị mắng liền chán nản. Nhưng sau đó cô ấy lại mỉm cười:
“Nhưng may mắn, sau khi bác cả làm chủ thì gia quy này đã được bỏ qua. Mặc dù ông nội vẫn còn khá cổ thủ nhưng ông cũng không nói gì cả.”
Tôi nghe xong liền hoàn toàn sửng sốt. Không ngờ đến thời đại này vẫn còn nhiều nơi giữ quan niệm phong kiến đến vậy.
Trước đây tôi cũng có nghe được những câu chuyện khi xưa của các cụ bà gần nhà. Khi đó các cụ thật sự rất khó khăn, càng là người trong làng nơi hẻo lánh thì càng khổ sở.
Nhưng cô không ngờ cô bạn của mình cũng từng trải qua sự quản thúc như thế.
Ngọc Lan nhìn tôi ngơ ngác liền cười một cách thoải mái:
“Cậu đừng nghĩ nhiều, thật ra tớ cũng quên chuyện này lâu lắm rồi. Đã không còn khổ sở như trước kia nữa, may mắn quan điểm trọng nam khinh nữ của người lớn tuổi không còn nữa ở thời của tớ.”
Đúng vậy hiện tại cô ấy đã trưởng thành, nếu sau này lấy chồng sinh con nhưng gia đình còn giữ quan niệm này thì khi đó ai sẽ là hộ thuẫn cho cô ấy khi lấy phải nhà chồng cũng có quan niệm này.
Không phải nghĩ nhiều mà đây là chuyện có thể xảy ra. Duyên nợ của một người ai có ngờ được bao giờ.
Nhìn Ngọc Lan tỏ vẻ thoải mái như thế tôi cũng không nói chuyện này nữa mà lãng sang chuyện khác:
“Lan ơi, chúng ta đứng ở nơi này cũng nữa tiếng rồi đấy. Trời nắng quá chúng ta đi đâu đây.”
“Tớ có thông báo với người nhà. Mẹ tớ nói bác cả sẽ đến đón tớ.” Ngọc Lan cầm điện thoại lên nhìn.
Trời bên ngoài nắng cực kỳ gây gắt, từng cơn gió nóng thổi qua người khiến mồ hôi thấm ướt cả tóc cùng áo.
May mắn khi nãy bọn họ không rời trạm xe nên lúc này không phải đối chọi với cái nắng chiếu thẳng lên đầu.
Trạm xe tuy cũ kỹ nhưng vẫn có nơi che mưa, che gió, cũng như che nắng. Hai người đứng dưới mái che tuy vẫn cảm thấy cái nóng nhưng ít nhất không bị say nắng vì không có gì che trên đầu.
Hai cô gái xinh đẹp cứ đứng yên ở dưới mái che, cách đó không xa là xe đẩy bán nước. Nhưng trời thật sự quá nắng nên không ai muốn chạy đến đó để mua nước uống cả.
Cổ họng cả hai khô khóc, đến nỗi nuốt nước miếng cũng khó khăn.
Ngọc Lan mong ngóng nhìn ra ngoài xem có chiếc xe nào dừng lại hay không.
Nhìn thời gian từng chút trôi qua vẫn chưa có người đến, tôi liền cười khổ trong lòng.
Nói thật tôi không ghét như thế này nhưng không hiểu sao hôm nay lại nóng đến vậy. Thậm chí mặt trời chiếu xuống cũng khiến tôi muốn phỏng cả người.
Cả hai quá khát nên không ai nói chuyện khiến không khí càng thêm trầm trọng.
Tôi không chịu nổi cảm giác này nên lên tiếng phá vỡ:
“Lan, làng của cậu có nơi nào đẹp hay không.”
“Có chứ. Nói không phải khoe, làng tớ không giống thành phố đông đúc đâu. Đâu đâu cũng là cảnh đẹp đó, không chỉ vậy nó còn cực kỳ trong lành tràn ngập thiên nhiên mát mẻ.”
Mặc dù rất mệt mỏi nhưng Ngọc Lan vẫn vui vẻ giới thiệu, sau đó cô ấy còn tự hào mà nâng cầm nói:
“Không chỉ vậy nhá. Nhà tớ còn có một căn nhà gia tiên siêu siêu bự luôn, rất tráng lệ đó.”
Nghe đến nơi này tôi lại thấy tò mò:
“Có phải nơi thờ cúng cả dòng họ phải không?”
“Đúng vậy. Mặc dù không phải tổ tiên nào của dòng họ tớ đều có hình nhưng thật sự là thờ cúng tất cả gia tiên đó.”
Tôi nghe vậy thì trầm trồ. Nói thật tôi chưa từng thấy nơi thờ tổ tiên to lớn nào cả.
Mặc dù nghe nói khi xưa làng sẽ tổ chức các lễ lớn để cúng tổ tiên. Những tập tục thờ cúng cũng rất nghiêm ngặt, thậm chí là các tiết mục trong buổi lễ cũng được phân chia rõ ràng.
Chỉ nghe thôi đã cảm thấy rất khắt khe rồi.
Trong lúc tôi còn mơ màng suy nghĩ các tập tục nào đó có thể diễn ra trong làng khi xưa thì tiếng kèn của một chiếc xe hơi vang lên rất gần.
Không hẹn mà cả hai chúng tôi đều ngẩng đầu nhìn sang nơi phát ra âm thanh.
Trong mắt chúng tôi là một chiếc xe ô tô khá dài, phong cách bên ngoài cực kỳ cổ xưa. Chiếc xe màu vàng với các kính tròn cùng đèn tròn. Nhìn nó giống như mẫu xe của thời xa xưa vậy.
Nhìn chiếc xe mà tôi kinh ngạc, nhưng sau đó tôi đã bị tiếng gọi vui vẻ của cô bạn bên cạnh hấp dẫn.
Ngọc Lan vừa nhìn chiếc xe đã biết là ai, cô ấy mặc dù không di chuyển nhưng vẫn gào to để người bên trong xe có thể nghe thấy:
“Bác cả… Bác cả.”
Hai tiếng gọi của cô ấy giống như phá tan sự im lặng của nơi này. Cô bán nước ở chiếc xe đẩy cũng bị giọng gọi lớn tiếng của cô ấy hấp dẫn nhìn sang.
Kính xe dường như cách âm không tốt. Người bên trong xe đã nghe thấy giọng của cô ấy mà hạ kính xe xuống vẫy vẫy tay gọi họ sang.
Ngọc Lan vui vẻ vác ba lô lên rồi đẩy vali bên chân đi.
Cô ấy đi được một chút thì xoay đầu thấy tôi còn đứng yên thì thúc dục:
“Linh ơi cậu còn đứng ngây ra đó làm gì. Mau lên xe nào.”
Tôi nghe vậy không khỏi ngơ ngác gật đầu rồi đeo ba lô lên vai sau đó đẩy vali theo sau.
Hai người vừa đến gần xe thì cửa xe ở ghế lái phụ đã mở ra. Một chàng trai với màu da rám nắng, thân người cao gầy săn chắc bước xuống.
Cậu ta đi xuống cốp xe rồi mở ra, giúp bọn họ để đồ vào.
Ngọc Lan mặc kệ cậu ta mà kéo cô lên ghế sau của xe.
Ngồi ở ghế lái là một ông chú mập mạp, khuôn mặt hiền hòa. Ông chú mặc một bộ tây trang khá mắc tiền, trên cổ tay là chiếc đồng hồ vàng, ngón tay cái cũng đeo một chiếc nhẫn làm bằng ngọc.
Cả người ông chú đều toát lên khí chất của một người thành đạt, hoàn toàn không giống một người đàn ông thôn quê chút nào.
Ngọc Lan nhìn thấy ông chú liền cười vui vẻ:
“Bác cả. Lâu rồi con mới gặp bác ạ.” Sau đó cô ấy chỉ vào tôi giới thiệu:
“Bác ơi đây là bạn con, cô ấy tên là Mỹ Linh.”
Tôi cũng nhanh chóng chào hỏi:
“Con chào bác ạ. Đã làm phiền bác rồi.”
Ông chú liếc nhìn tôi rồi mỉm cười hiền hậu:
“Chào con, không phiền đâu bác cũng sẵn đường đi thôi.” Nói đến đây ông chú lại nhìn tôi rồi mới nhìn sang Ngọc Lan:
“Con cứ như bé Lan đấy gọi bác cả là được.”
Mặc dù cảm thấy cái nhìn của bác cả có chút kỳ lạ, nhưng tôi không nghĩ nhiều mà thuận theo gọi:
“Dạ. Bác cả.”
“Ngoan.”
Bác cả cười.
Lúc này chàng trai cũng mở cửa đi vào. Ngọc Lan thấy cậu ta liền bĩu môi nói:
“Đây là em họ của tớ. Mặc dù em ấy lớn tuổi hơn tớ, nhưng vai vế trong nhà lại nhỏ hơn nên vẫn gọi tớ là chị.”
Tôi nghe vậy không khỏi ngập ngừng:
“Vậy tớ phải gọi thế nào.”
Vừa dứt lời thì chàng trai đã chủ động lên tiếng:
“Cứ gọi tên tôi đi. Tôi tên Cường.”
Tôi nghe vậy thì gật đầu rồi nói:
“Còn tôi tên Linh, sau này cũng gọi tên tôi đi.”
Cường gật đầu rồi không nói gì nữa.
Chiếc xe khởi động sau đó chạy trên đường.
Từ xã chạy về làng cũng mất hơn nửa tiếng đồng hồ. Trong xe quá im lặng nên cũng cảm thấy buồn chán.
Ngọc Lan thực sự quá chán nên ghé sát vào tôi bắt đầu thì thầm.
Cô ấy nói với tôi về người em họ này. Hiện tại Cường đã hai mươi tư tuổi nhưng không học đại học cũng không lấy vợ.
Cậu ta từng học rất giỏi nhưng khi thi đại học cậu ta lại không muốn tiếp tục học mà đòi ở nhà làm ruộng giống như cha mình.
Tính tình Cường từ trước đến nay luôn là trầm mặc ít nói, thậm chí cười cũng ít khi nhìn thấy.
Ngọc Lan còn nhớ khi mình còn nhỏ cậu ta đã cười với cô ấy rất nhiều lần nhưng không hiểu tại sao sau này lại không nhìn thấy nữa.
Thật ra cô ấy không ghét Cường một chút nào, nhưng không hiểu tại sao khi gặp cậu ta lại cảm thấy cực kỳ khó chịu. Cũng vì cảm giác này mà cô ấy mới không thích nhìn thấy cậu ta.
Tôi nghe vậy cũng cảm thấy tò mò. Nhưng tò mò hơn là dòng họ cô ấy tổng cộng bao nhiêu người.
Cũng vì vậy mà tôi hỏi:
“Cậu có bao nhiêu cô, dì, chú, bác thế.”
“Cũng không nhiều. Bà nội tớ sinh tận mười người con nhưng hiện tại cũng chỉ còn sáu người.” Ngọc Lan nói rồi nghĩ nghĩ một lúc tiếp tục:
“Bà ngoại tớ thì nhiều, tớ cũng không rõ bao nhiêu nhưng hiện tại chỉ còn ba người.”
“Thật sự rất đông. Cậu đều gặp hết rồi sao.”
Dòng họ cả nội lẫn ngoại của tôi thật sự rất ít, nên khi nghe bên cô ấy tôi cảm thấy khá sốc.
Đúng là khi xưa không có kế hoạch hóa gia đình nên con cái sinh ra rất nhiều. Tuy nhiên có thể sống sót tất cả thì thật sự rất ít.
Ngọc Lan cũng biết đôi chút về tôi nên cô ấy không hỏi lại tôi mà thành thật đáp lại:
“Không có. Bên nội thì do sống chung một nhà nên tớ gặp hết nhưng bên ngoại thì không.”
Tôi nghe vậy định hỏi nhưng cảm thấy nếu cứ hỏi thì không tốt. Nhưng không ngờ Ngọc Lan cũng không định giấu diếm mà tiếp tục nói:
“Trên mẹ tớ có hai người anh trai. Người anh trai lớn thì hiện đang ở nước ngoài chưa từng liên lạc với gia đình, còn người anh thứ thì đang làm ở chỗ xa nên rất ít khi chạy về gặp mẹ tớ.”
Tôi nghe vậy thì gật đầu tỏ vẻ hiểu:
“Thì ra là vậy.”
Nói xong tôi lại giật mình sau đó hoang mang hỏi:
“Vậy cậu có bao nhiêu anh, chị, em họ vậy. Chắc là rất nhiều nhỉ.”
Nhìn vào khuôn mặt tôi, Ngọc Lan mỉm cười trêu:
“Đúng vậy rất nhiều.”
“Vậy… Vậy tớ… Tớ…” Tôi lắp bắp đinh hỏi cô ấy phải xưng hô thế nào với mọi người thì nghe cô ấy bật cười.
Tôi biết cô đang chọc mình thì trợn mắt hung dữ nhìn cô ấy.
“Cậu đừng lo. Mặc dù nhiều nhưng hiện tại còn ở nhà thì không còn mấy người.”
Ngọc Lan khẽ cười rồi nói tiếp:
“Như cậu biết Cường, là con của bác ba. Trong nhà còn có một người em họ thứ ba nữa, hai người em họ thứ tư, một người em họ cùng cặp song sinh thứ sáu.”
Tôi nghe số lượng liền cảm thán:
“Nhiều như vậy sao.”
Sống cùng một nhà nhưng số lượng thật sự quá đông, như vậy không phải rất không thoải mái sao.
Không chỉ vậy cho dù là họ hàng đi nữa thì sự riêng tư vẫn phải có, nhưng khi sống chung một nhà thì một khi có chuyện gì thì tất cả người trong nhà đều biết.
Chuyện này đúng là rất khó khăn.
Nghĩ vậy tôi cũng hỏi ra khỏi miệng:
“Sao mọi người không ở riêng.”
“Tập tục ngày xưa đã thế rồi. Hơn nữa trước đây sống chung nên giờ cảm thấy cũng chả sao.” Ngọc Lan nhún vai, sau đó cô ấy nhìn bác cả rồi nhỏ giọng nói:
“Thật ra cũng có sống riêng đó. Bác cả cùng gia đình bác ấy đã dọn ra ngoài huyện sống rồi, còn cô năm của tớ cũng gả cho người ngoài tỉnh.”
Download MangaToon APP on App Store and Google Play