Liệu hành vi mà người đàn ông trung niên đó làm ra có phải là hành động mà một người cha nên làm không? Một người cha chẳng hề nghe con cái của họ giải thích mà đã chăm chăm suy nghĩ theo chiều lối riêng của mình để rồi tự tức giận, tự cho rằng do con mình quá ngu dốt để rồi bị giáo viên đì. Con mình càng giải thích thì càng khiến người đàn ông trung niên nọ tức giận đập phá đồ đạc ngay trước nhà và rồi rời đi với vẻ mặt bặm trợn như thể đứa con gái trước mặt không phải là con mà là chính kẻ thù của mình vậy.
.
.
.
“Chú ơi”
“Hửm?”
“Khi nãy chú có biết cháu vừa trải qua chuyện gì không?”
“Sao thế? Có chuyện gì à?”
“Dạ, khi nãy cháu gặp ông người đàn ông trung niên lên cơn dại chỉ vì ông ta hiểu sai ý nói của cháu, chửi rủa cháu ngu dốt, học không hiểu mới bị cô đì rồi còn đập phá đồ đạc lung tung nửa. Làm như ông ta sắp giết cháu tới nơi không bằng”
“Cái quái…? Cháu gặp một người đàn ông trung niên nào đó và rồi ông ta hiểu sai ý của cháu và trở nên tức giận?”
“Dạ, nhưng mà cháu cũng sợ lắm chứ, người đàn ông đó còn là người giám hộ của cháu nữa, cháu sợ, cháu không muốn gọi ông ấy là cha…”
À…thì ra người đàn ông trung niên ấy là cha của cô bé thiếu niên kia.
“Bình thường thì ông ấy cũng rất tình cảm nhưng nhắc đến chuyện học tập thì lại làm cháu rất sợ, ông ấy cũng còn là người rất nóng tính cũng rất biết quan tâm đến gia đình nhưng mà là anh chị em hay cha của ông ấy chứ không phải là đứa con rơi con rớt của ông ấy với người tình cũ và đứa con ấy không ai khác ngoài cháu. Có lần ông ấy còn đạn cháu bầm tím cả người chỉ vì cháu có giành lại chiếc vòng tay bị đứa em họ lấy mất. Chẳng có ai ở đó để giúp cháu cả.
Cháu cũng sợ lắm chứ…cũng mệt mỏi lắm chứ…?
Cháu cũng nhớ mẹ nữa nhưng mẹ có gia đình khác mất rồi…
Ông ấy đập đủ thứ đồ ngay trước của nhà, chửi cháu ngay nơi công cộng làm cháu cảm thấy không khỏi nhục nhã khi để người khác biết cháu là con ông ấy.
Có phải cháu chỉ là một đứa tuổi thiếu niên nổi loạn và hư hỏng không?”
Câu trả lời đương nhiên là không. Nhưng từ những gì mà cô kể nghe có vẻ như cô chưa từng được đối xử cùng tình yêu và sự tôn trọng, một điều cơ bản mà con người nào cũng cần có. Cô gái không phải là một đứa trẻ hư, như nhận xét từ nhiều người, cô không phải lúc nào cũng hư hỏng mà ngược lại còn rất tốt, rất ngoan ngoãn, ăn nói với người lớn cũng rất có chừng mực.
“Nhưng ngay từ nhỏ, cháu có được đối xử như thế đâu? Mà từ nhỏ đã vậy thì lớn lên cháu cũng chẳng mong được đối xử tốt hơn.”
“Ông ấy đã đi biệt tích được 3 ngày rồi, đến ngày hôm nay do ngoại của cháu về nên ông ấy mới buộc phải đi về thôi chứ bản thân ông ấy như một con ngựa hoang không thích bị trói buộc và sẵn sàng bỏ rơi chính đứa con máu mủ của mình.
Ông ấy đi với người tình để thỏa mãn ấy mà…”
.
.
.
“Liệu cháu có phải là một đứa con mất dạy khi chính bản thân có suy nghĩ và nhìn nhận ông ấy tức giận và lên cơn như một thằng điên không? Ông ấy đập cửa, gượng mặt bặm trợn như thể đang nhìn kẻ thù của mình, tức giận và bỏ đi. Hành động của ông ấy chẳng khác gì một tên lên cơn động kinh đập phá đồ đạc. Cháu không muốn lớn lên mình sẽ giống ông ấy.
Cháu chỉ muốn được yêu thương, có người để chia sẻ, động viên. Một điều đơn giản mà đến cả người nhà còn không làm được thì cháu phải biết trông đợi vào ai?
Nó là điều cơ bản mà (ai cũng nói thế) ai cũng có nhưng sao cháu lại không có?
Dù cho ai có khuyên can gì đi chăng nữa thì chính bản thân cháu vẫn không thể chấp nhận được mình là một sản phẩm của một mối tình trước hôn nhân, một điều không thể chấp nhận được từ ngày xưa, không nhưng thế ông ấy còn là một tên lăng nhăng khốn nạn chẳng biết gì ngoài việc nghĩ cho bản thân mình. Dù vậy cái nhìn của cháu vẫn còn quá thiển cận, nhưng chung quy lại cháu là một đứa con không được chấp nhận dù có thủ tục nhận con mặc dù không cần đăng kí kết hôn.
Cháu sợ lớn lên cháu sẽ giống ông ấy, cũng trở thành người dễ nổi nóng, lăng nhăng. Dù ông ấy có quá khứ ông vẹn toàn do thiếu đi bóng dáng người mẹ nhưng cũng đừng đem nỗi ám ảnh ấy truyền lại cho thế hệ sau là cháu chứ?
Cháu cảm thấy ghen tị với những người bạn có đủ tình thương chân thật giữa cả cha lẫn mẹ, không phải sự rèn buộc giữa một tờ giấy mang tên hôn nhân. Hay kể cả nhưng người anh em của bố cháu luôn cư xử đúng mực, dành một tình cảm chân thành cho cả vợ và một tình yêu trong trăng không bị vấy bẩn bởi những câu nói tục tĩu, nhưng trận đòn roi mà thay vào đó là những lời khích lệ, một điều mà cháu chẳng có được từ những người mang danh là cha là mẹ.
Cháu là một con người ích kỉ, không muốn chia sẻ nhưng cháu cũng có lý do của riêng mình chứ? Từ nhỏ cháu đã luôn bị giành mất những thứ vốn thuộc về mình, từ nhưng thứ nhỏ nhất như một chiếc vòng tay, một cái bánh và dần trở thành những thứ có thể thấy bằng mắt thường như sự chú ý và tình cảm mà cả cha và mẹ dành cho những đứa con sau. Họ chú ý, khen ngợi những đứa trẻ xung quanh rằng chúng xuất sắc như thế nào, chúng giỏi giang ra sao nhưng chẳng bao giờ nhìn nhận rằng cháu đã cố gắng thế nào, đã cố tỏ ra ngoan ngoãn ra sao. Thứ mà họ chú ý là vẻ ngoài loáng bóng sáng sủa mà những đứa trẻ khác mang lại mà không hề để ý đến góc khuất đằng sau ánh hào Quang mà chúng luôn cố tình che giấu….”
Bình Thạnh, ngày 22 tháng 10 năm 2024