1. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
1918_1927: ổn định về kinh tế và dân chủ trong sinh hoạt chính trị(7-1922,thành lập Đảng Cộng sản Nhật Bản vfa hoạt động công khai).
1927_1931: kinh tế khủng hoảng, quân đội giành được quyền kiểm soát chính phủ và chủ trương xâm lược, bành chướng lãnh thổ cách nước láng giềng.
1931_1939: Nhật Bản tiến hành mở rộng,xâm lược Trung Quốc như: xâm lược Mãn Châu(1931),mở rộng xâm lược Trung Quốc (1937).
1940: công khai thuyết Đại Đông Á, chuẩn bị xâm lược các nước Đông Nam Á.
2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc,Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
Hoàn cảnh:
+ Ảnh hưởng của cách mạng tháng mười Nga (1917), hệ quả của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914_1918).
+ Những chuyển biến kinh tế - xã hội trong nước, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nhiều nước châu Á đã có bước tiến mới.
Trung Quốc:
4-5-1919, phong trào Ngũ tứ: sinh viên Trung Quốc phản đối quyết định của nghị viện Véc-xai(1919) trao vùng Sơn Đông cho Nhật Bản quản lí.
1921: Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời,cùng với Quốc Dân Đảng chống lực lượng quân phiệt cát cứ.
1927: liên minh Quốc-Cộng tan vỡ, nội chiến xảy ra.
1937:Quốc-Cộng hợp tác , thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật.
Ấn Độ:
Đảng Quốc đại dưới sự lãnh đạo của Gan-đi đã động viên nhân dân đấu tranh đòi độc lập, tẩy chay hàng hóa Anh, phát triển kinh tế dân tộc.
1925: Đảng Cộng sản Ấn Độ ra đời, góp phần thúc đẩy nhân dân đấu tranh chống thực dân Anh
1930: M. Gan-đi lãnh đạo " cuộc biểu tình bất bạo động Muối", đấu tranh chống thực dân Anh bằng biện pháp "bất bạo động".
Đông Nam Á:
1920: Đảng Cộng sản Indonesia ra đời
1926-1927: khởi nghĩa Gia-va và Xu-ma-tra (Indonesia)
1930: Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Mã Lai ra đời.
1930_1931: phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh (Việt Nam)
1932: cách mạng ở Xiêm, ra đời chính thể quân chủ lập hiến.
1940: nhân dân Đông Nam Á đấu tranh chống sự xâm lược và ách thống trị của phát xít Nhật Bản.