Câu 1. Đặc điểm phân bố dân tộc ở Việt Nam ?
Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc với truyền thống yêu nước và đoàn kết. Các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Các dân tộc sinh sống rộng rãi trên khắp lãnh thổ Việt Nam :
Dân tộc Kinh phân bố ở vùng Đồng bằng.
Dân tộc thiểu số phân bố vùng trung du, miền núi.
Dân tộc Khơ-me, Chăm và Hoa phân bố ở vùng Đồng bằng và đô thị phía Nam.
+ Sự thay đổi theo thời gian và không gian:
Do việc khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội.
Không gian sinh sống được mở rộng, tính đan xen trong phân bố các dân tộc trở nên nổi trội.
+ Người dân Việt Nam luôn hướng về tổ quốc:
Năm 2021, có khoảng 5,3 triệu người sinh sống ở nước ngoài.
Là bộ phận không thể tách rời là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Tích cực lao động, học tập và luôn hướng về xây dựng quê hương, đất nước.
Câu 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới nông nghiệp Việt Nam ?
Thuận lợi:
Nhân tố tự nhiên
Địa hình và đất: địa hình đồi núi chủ yếu là đất feralit, thuận lợi quy hoạch vùng chuyên canh cây công nghiệp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia xúc lớn. Đồng bằng chủ yếu đất phù sa, thuận lợi sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm, rau, quả.
Khí hậu: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị. Khí hậu có sự phân hóa đa dạng trong cơ cấu sản xuất.
Nguồn nước: mạng lưới sông ngòi dày đặc cung cấp phù sa, nước tưới trong sản xuất. Nhiều hồ, đầm, nguồn nước ngầm phong phú cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
Sinh vật: sinh vật phong phú, có tính đa dạng sinh học cao, là nguồn gene quan trọng cho phát triển nông nghiệp. Nhiều đồng cỏ thuận lợi phát triển chăn nuôi gia xúc lớn.
Khó khăn:
Khí hậu nóng ẩm dễ lây sâu bệnh.
Thiên tai và biến đổi khí hậu đã tác động đến năng suất và sản lượng nông sản.
Nhân tố kinh tế - xã hội
Dân cư và nguồn lao động:tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn. Lực lượng lao động trong nông nghiệp dồi dào, kinh nghiệp. Chất lượng lao động nông nghiệp được nâng cao, thuận lợi cho việc tiếp thu và ứng dụng.
Chính sách phát triển nông nghiệp và vốn sản xuất: ban hành nhiều chính sách thu hồi vốn đầu tư nông nghiệp.
Thị trường tiêu thụ: thị trường tiêu thụ nông nghiệp ngày càng mở rộng trong và ngoài nước, nông sản nước ta đã có mặt ở hơn 196 quốc gia và vùng lãnh thổ nhỏ.
Cơ sở vật chất - kĩ thuật và công nghệ: quy hoạch một một số vùng chuyên canh công nghiệp, lương thực - thực phẩm,...Xây dựng các hệ thống thủy lợi kênh dẫn. Việc ứng dụng khoa học - kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
Khó khăn:
Cơ sở vật chất nông nghiệp còn hạn chế ở một số nơi.
Sự biến động và yếu tố cạnh tranh của thị trường.