Với mỗi đứa trẻ, cảm xúc cá nhân là thứ rất mạnh mẽ và hầu như luôn là điều tác động trực tiếp đến nhiều hành động, lựa chọn cũng như những bước tiến tiếp theo. Tuy nhiên trong thế giới của người trường thành, cảm xúc lại là thứ không thực tế, là yếu điểm không thể để lộ ra trước người khác, nhất là ở những môi trường chuyên môn cao như công sở,... Họ phải cất nó đi, học cách che dấu thậm chí là lừa dối chính mình về cảm nhận cá nhân trong thời gian dài. Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc tại sao giới trẻ bây giờ đầy đủ về vật chất và nền giáo dục cao hơn thời của cha mẹ chúng ta nhưng tỷ lệ thực tế ngày càng gia tăng của bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn nhân cách chống đối xã hội. rối loạn lo âu, rối loạn hành vi,...
Ở đây chúng ta sẽ không nói đến lý do mà khiến họ trở nên như vậy bởi tất cả đã quá rõ ràng và dù là trong vô thức không nhận ra nhưng trong chính bản thân bạn đã trải qua. Hôm nay, ở đây, chúng ta cùng nhau mở cánh cửa bước vào thế giới của những người mắc bệnh tâm lý, những kẻ overthinking để hiểu xem ở đó, họ phải sống như thế nào và bầu trời có mang màu xám xịt và đầy nặng nề những đám mây che kín Mặt trời không một chút ánh sáng ấm áp nào hay không?
Thực sự phải gửi một lời biết ơn đến tác giả Amateur Psychology - Host Minh Thư đã chia sẻ những trải nghiệm, cảm xúc của bản thân khi đối diện với những sự thay đổi lớn ở tâm lý trong cuốn sách mới xuất bản thời gian gần đây mang tên “Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều”.
Đôi nét về tác giả
Nguyễn Đoàn Minh Thư hiện đang làm việc với vai trò thực tập sinh tư vấn tâm lý (Trainee Psychological Wellbeing Practitioner) tại Anh. Mọi người thường biết đến chị với vai trò là host của podcast Amateur Psychology và tác giả của sách Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều hay @maroisreading bookstagram nói về chuyện đọc sách.
Chị thường xuyên chia sẻ, ghi lại hành trình bản thân học tập từ những kỹ năng, kiến thức để khám phá bản thân thông qua việc đọc và viết. Bởi vậy nên hành văn của tác giả cực kỳ logic, vừa chứa đựng tình cảm, trăn trở vừa rõ ràng và có lối tư duy rành mạch. Ngoài việc đọc những nghiên cứu về tâm lý, tiểu thuyết đương đại và luận xã hội, chị còn hay viết ra những cảm xúc của bản thân, từ đó mà biết nguyên nhân nó đến và sự lựa chọn thích nghi với điều đó. Tác giả còn từng chia sẻ: “Mình thích nhìn đời bằng tâm lý học qua lăng kính màu vàng”. Nói cách khác, đó làm lăng kính và những biểu hiện về hành vi và tình cảm đều xuất phát từ suy nghĩ, tư duy hay chính con người đó với mong muốn như vậy chứ không đơn thuần là bị chi phối bởi bản năng nữa.