Tối ấy trăng sáng, tôi đưa em về qua con ngõ nhỏ. Lẽ ra phải đi qua hai ngã rẽ nữa mới tới nhà, nhưng tôi và em đã chia tay nhau ở đó.
Tôi nghĩ đây sẽ là lần cuối tôi còn thấy em rõ ràng như lúc này. Dáng em gầy, tóc nâu ngắn chưa qua cổ, chẳng biết sau tôi còn nhớ nổi không nữa...
Em cười tươi, chưa lần nào tôi thấy em cười như vậy. Mà phải nói, cách em cười mỗi ngày mới chẳng bao giờ giống nhau. Em sống với một căn bệnh, khi mà mỗi sáng sớm thức dậy em đều đánh rơi mất kí ức ngày hôm qua. Từ đó mà em cũng tập dần cho mình thói quen viết nhật kí, tôi từng mua cho chúng tôi một quyển sổ tay, chỉ để hai người thay phiên nhau viết.
Để em nhớ, để em biết tôi. Và em sẽ luôn hiểu rằng, tôi vẫn ở lại sau những ngày em lỡ để vụt tay những khoảnh khắc trên đường em qua, nhặt nhạnh từng mảnh nhỏ. Mỗi lần như thế, tôi chọn cách yêu em lại từ đầu.
Tôi vẫy tay dẫu em đã dần xa. Gia đình em không cho phép em và tôi bên nhau. Tôi chẳng rõ lí do, tôi cũng chẳng là ai cả. Mẹ tôi gặp em khi em đến thăm bà ở bệnh xá, tôi nhớ lúc ấy nhìn qua tấm kính, mẹ tôi cười hiền nhưng mắt bà vương một nỗi buồn man mác.
Chúng tôi gặp nhau lần đầu khi bị nhốt chung trong thang máy cúp điện. Tôi sợ bóng tối, em ân cần an ủi tôi. Sau này chúng tôi thường xuyên gặp ở một quán cà phê mèo, em ngồi cuối góc chỗ tôi thường lui tới, vuốt ve con mèo mun hay dính lấy tôi. Rồi ở hiệu sách, cùng lựa tiểu thuyết trinh thám, kể nhau nghe thú vui của mình.
Tôi chẳng rõ lúc đó em thấy gì ở tôi, nhưng em thấy chính tôi dưới trăm lớp vỏ chưa từng là tôi. Và chúng tôi bắt đầu tìm hiểu.
Tôi ngồi trong phòng, mưa bắt đầu rơi, đèn đường vẫn hắt xuống một mảng vàng nhạt ảm đạm. Soi đường mà tôi chẳng thấy đường.
Tôi nhắn rồi lại xóa đi, nghĩ chắc em đã ngủ, tôi cũng đành tắt máy. Có lẽ đó là lựa chọn tốt nhất cho chúng tôi, mà không ai trong chúng tôi mong muốn.
Sáng sớm hôm sau,đánh thức tôi là cuộc gọi tới từ một số lạ. Rồi tôi nhận tin, em qua đời.
Tối qua thôi, đường em về có kẻ nổi sinh khát dục, hãm hiếp rồi đặt dấu chấm cho cuộc đời của em ở tuổi 20. Hắn đầu thú, nụ cười lệch lạc, người vẫn dính đầy dấu tích chẳng thèm che giấu mà coi như chiến công.
Tôi không được gặp em, người nhà không cho liên lạc. Kẻ làm hại em nhận án chung thân, nhưng tôi không cam lòng, chưa từng chấp nhận. Tôi gặp được mẹ gã, một người phụ nữ lầm lũi già cả sống ẩn dật ở khu ổ chuột dột nát. Tôi biết mình chẳng làm được gì.
Mẹ tôi hay tin, chỉ quay lưng vào tường, không nói chuyện với tôi. Tôi không hiểu cảm xúc của mẹ, vẫn phải chạy vạy tiếp tục lo tiền viện phí.
Đến hai năm sau, người nhà em gửi tôi quyển kí cũ, sau đó sửa soạn ra nước ngoài. Người tôi đã gầy rộc đi nhiều, tôi nghiện hút vì cảm thấy áp lực, vẫn làm nhiều nghề bán thời gian.
Tôi đọc lại nó, lật giở từng trang cẩn thận hơn bao giờ hết. Chả biết mắt rơm rớm từ lâu. Tôi thấy một trang dính liền giữa những dòng tôi viết cho em. Trong đó, em viết về nỗi lo những lần thấy có người đi theo chúng tôi trên đường về. Lần em thấy bóng người lảng vảng quanh chỗ tôi làm. Rồi đến tối hôm ấy, tôi không cùng em về nhà nữa, kẻ đó đã chọn em thay vì tôi.
Tôi hiểu, tôi nghĩ gia đình em cũng đã đọc lại những dòng này để nhớ về đứa trẻ đã lớn lên bên cạnh với tình yêu thương ngần ấy năm. Mẹ cha em muốn cho tôi cơ hội cuối, như lời cảm ơn sau những tháng ngày tôi ở bên em, nhưng giờ chẳng còn lại gì. Em là con một, còn tôi thì vẫn sống chẳng thấy có ngày mai.
Tôi cất lại nó sâu nơi học bàn. Rời khỏi nhà với tâm hồi lạc lối. Em đã sống trong hơi thở cuối với một trái tim, và tôi tiếp tục câu chuyện vẫn còn dang dở với tâm can đã vụn vỡ, nuôi dưỡng tình yêu đã hóa muôn hình không còn nguyên vẹn.
Nếu một ngày em trở lại dưới hình hài khác, tôi nghĩ mình thấy em, và sẽ yêu em chẳng giống như lần nào. Nắng vẫn lên dẫn bước tôi đi, em nằm yên ả nâng đỡ cho tôi băng qua bóng dáng chính mình. Tôi đi làm, sống chuỗi ngày lặp đi lặp lại, mà tôi biết tôi đã sống vì tôi và sẽ vì em, vì mẹ tôi đang chờ.