Tiếng Việt
NovelToon NovelToon
Tiêu chuẩn "bao bìa" tác phẩm

Cách đặt tên tác phẩm

Số người tham gia 2064
Tên tác phẩm có phải thích đặt thế nào cũng được? Chỉ cần mình thích là được, không cần biết độc giả có hiểu hay không? Bạn có chắc tên truyện của bạn đủ hấp dẫn?

Có nhiều lý do khiến tác phẩm của bạn không nhận được nhiều lượt yêu thích như bạn mong đợi. Có thể do việc ngừng cập nhật, cập nhật không đều đặn, hoặc đã hoàn thành tác phẩm và chậm trễ ra tác phẩm mới. Bỏ qua những lý do chủ quan này và những yếu tố khách quan khó kiểm soát, nếu tác phẩm của bạn thực sự tốt mà lượt yêu thích vẫn không như mong đợi, bạn có thể xem xét từ một số góc độ khác nhau và đó là "đầu tư hình thức" tác phẩm của mình một cách hoàn hảo hơn: Tên truyện, bìa truyện, giới thiệu tác phẩm.

Khóa học hôm nay chúng mình sẽ nói qua vấn đề Tên tác phẩm (tên truyện) nhé.

Tên tác phẩm quan trọng như nhan sắc hay vẻ ngoài của con người. Nó là yếu tố đầu tiên mà độc giả tiếp xúc và là cơ sở chính để họ quyết định có nên mở ra xem hay không. Vì vậy, khi đặt tên cho truyện, bạn cần phải đặt mình vào vị trí của người đọc, chứ không phải đứng ở góc độ bản thân.

Lúc này, việc sử dụng một số từ hot cũng cần thiết, chẳng hạn như: đích nữ, xuyên nhanh, ngọt sủng, tổng tài, trùng sinh, hệ thống,... Việc sử dụng những từ ngữ hot này rất dễ thu hút độc giả cùng thể loại, và có thể thu hút độc giả thích thể loại này đến đọc. Tuy nhiên, việc đặt tên như vậy cũng có một nhược điểm, đó là dễ bị giống nhau, khiến độc giả không phân biệt được bộ nào do tác giả nào viết, tác giả nào đã viết qua cuốn truyện nào, trừ khi bạn đủ nổi tiếng.

Vậy, không đặt tên theo cách này, còn có mẹo nào khác không? Tất nhiên là còn, bạn cần lưu ý những điều sau khi đặt tên nhé.

1. Đặt tên đơn giản và liên quan đến cốt truyện

Ở đây, "đơn giản" có nghĩa là cần đơn giản nhưng đủ để truyền đạt điểm nhấn của toàn bộ câu chuyện. Không nên sử dụng từ ngữ quá thô, gây sốc hoặc phức tạp khiến độc giả không hiểu ý nghĩa.

Tác phẩm của bạn có điểm sáng nào, và tên của tác phẩm phải tổng hợp một phần nội dung câu chuyện. Điều này sẽ giúp độc giả có cái nhìn tốt hơn và kích thích sự tò mò khi nhấp vào đọc truyện. Mọi tác giả đều mong muốn câu chuyện của mình thú vị và được độc giả yêu thích.

Ví dụ:

"Cô Dâu Thay Thế Của Phó Tổng" - tiêu đề này phản ánh rất tốt câu chuyện giữa vị tổng tài bá đạo và cô dâu thay thế của anh ta.

"Cô Vợ Mẹ Tôi Chọn" - chỉ cần nhìn vào tên, độc giả sẽ biết đây là một tác phẩm có yếu tố cưới trước yêu sau.

"Cánh Tay Phải Của Ông Trùm Ma Cao" - là một câu chuyện về nam chính có bối cảnh xã hội đen và cô gái chính là cận vệ của anh ta, cùng với yếu tố vượt qua ranh giới xã hội, thì cái tên này rất phù hợp.

"Đích Nữ Trọng Sinh" - tiêu đề này thể hiện rõ ràng câu chuyện trọng sinh thời cổ đại, xoay quanh nữ chính là một đích nữ.

"Hôn Nhân Hợp Đồng - Yêu Em Thật Lòng" - nếu tiểu thuyết khám phá vấn đề hôn nhân hợp đồng với yếu tố tình yêu sau hôn nhân, tiêu đề này thể hiện rất chính xác nội dung cốt truyện.

2. Sử dụng bằng tiếng Việt để đặt tên

Tốt nhất nên sử dụng tên tác phẩm bằng tiếng Việt hoàn toàn, tránh sử dụng tiếng Anh hoặc các ký tự, số, biểu tượng khác. Tên bằng tiếng Việt một phần là tuân thủ quy tắc đặt tên truyện, mặt khác giúp độc giả dễ tìm kiếm hơn.

3. Dễ nhớ, dễ đọc, không quá điệu nghệ

Tên tác phẩm nên dễ nhớ và dễ phát âm, không bị lẹo lưỡi, đồng âm. Một tên tác phẩm hay nên khiến người đọc cảm thấy trôi chảy khi đọc, không nên sử dụng tên gây khó hiểu, nếu không độc giả sẽ không nhớ được tác phẩm.

Ngoài ra, chọn tên tác phẩm, giống như viết truyện, cần phải xem xét đến đối tượng độc giả. Đối với văn học mạng, định hướng nên là văn học thông thường. Nếu sử dụng tên tác phẩm quá nghệ thuật, hoặc có hơi hướng triết học quá nặng, hoặc quá giống tên phim truyện tình cảm, thì sức hút của tác phẩm chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng lớn, phần lớn độc giả thậm chí sẽ không mở ra xem.

4. Không quá dài, cũng không quá ngắn

Tên tác phẩm tốt nhất nên vừa đủ để biểu đạt ý nghĩa và giúp độc giả hình dung rõ ràng ý tưởng chính của câu chuyện. Nếu bạn đặt tên quá ngắn, độc giả sẽ khó tìm thấy câu chuyện của bạn, nếu tên quá dài, sẽ không thuận lợi cho việc tìm kiếm và nhớ tên. Nói chung, tên tác phẩm nên từ hai đến bảy chữ là phù hợp.

Hơn nữa, tác giả có thể thấy trên App, khi tác phẩm được đề xuất, tên tác phẩm thường hiển thị tối đa bảy chữ, nếu tên quá dài thì phần quan trọng sau cùng sẽ không được nhìn thấy. Điều này có thể khiến độc giả bỏ qua tác phẩm của bạn.

5. Không bị trùng tên tác phẩm

Sau khi đã tìm ra tên phù hợp cho tác phẩm của mình, hãy thử tìm kiếm trên Google để xem tên câu chuyện đó đã tồn tại hay chưa. Một tên tác phẩm duy nhất sẽ giúp câu chuyện dễ dàng được tìm thấy trên mạng.

Chẳng hạn, bạn đặt tên câu chuyện là "Người Tình Bí Mật". Khi tìm kiếm trên Google, bạn sẽ thấy kết quả tìm kiếm đầu tiên không phải là tên này, mà là "Người Tình" hoặc các liên kết khác không phải là tác phẩm. Vậy thì bạn có thể lấy tên này rồi nà!

Đề cử khóa học liên quan: Kỹ Năng Tạo Hình Thức Tác Phẩm - Tên và giới thiệu tác phẩm
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play