Khang Hy, Ung Chính và Càn Long là 3 hoàng đế Trung Quốc nổi tiếng lịch sử phong kiến. Những ông hoàng này đã xây dựng được vương triều vững mạnh, mở ra thời kỳ hưng thịnh của nhà Thanh.
Trong đó, Khang Hy là hoàng đế nổi tiếng và có thời gian trị vì lâu nhất vào thời nhà Thanh. Ông lên ngôi khi 8 tuổi và nắm quyền trong suốt 61 năm. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, trước khi băng hà, hoàng đế Khang Hy để lại hơn 8 triệu lượng bạc trong ngân khố cho đời vua tiếp theo là Ung Chính.
Hoàng đế Trung Quốc để lại bao nhiêu tài sản cho người kế vị? - Ảnh 1.
Chân dung hoàng đế Khang Hy. Ảnh: Sohu
Trái ngược với vua cha, hoàng đế Ung Chính có thời gian tại vị rất ngắn, chỉ vọn vẹn 13 năm. Theo đó, ông hoàng này không để lại nhiều dấu ấn lớn như các đời vua trước.
Dù vậy, ông đạt được thành tựu lớn khi thực hiện các cải cách lớn trong xã hội, bao gồm những cải cách kinh tế lớn như bãi bỏ đặc quyền quan liêu, ban hành chia thu giảm thuế cho nhân dân...
Nhờ vậy, hoàng đế Ung Chính khiến hậu thế ngỡ ngàng khi để dành được 60 triệu lượng bạc trong ngân khố của nhà Thanh cho tân vương tiếp theo là vua Càn Long.
Sau khi hoàng đế Ung Chính băng hà, Càn Long kế vị. Trong thời gian trị vì, ông hoàng này thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng khiến kinh tế giảm sút. Đặc biệt, vua Càn Long tin tưởng, trọng dụng tham quan Hòa Thân và bè phái khiến ngân khố nhà Thanh sụt giảm mạnh.
Khi vua Càn Long truyền ngôi cho Gia Khánh, ngân khố gần như cạn kiệt. Do đó, sau khi lên ngôi, hoàng đế Gia Khánh chấn chỉnh lại triều đình, xử lý những tham quan hủ bại.
Trong số này, tham quan Hòa Thân bị bắt giữ điều tra và khám xét phủ. Theo đó, quan viên được hoàng đế Gia Khánh cử đi tịch thu được số của cải trị giá khoảng 1.100 triệu lạng bạc.
Theo ước tính, số tài sản của Hòa Thân có tương đương số tiền mà quốc khố nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được. Toàn bộ số tài sản này được sung vào quốc khố nhà Thanh.
Nhờ xử lý những tham quan như Hòa Thân, vua Gia Khánh giúp ngân khố của nhà Thanh dư dả tiền bạc để thực hiện các chính sách quan trọng.