Vương quốc Điền cổ đại nằm ở đâu và có liên hệ gì với người Việt?
Tác giả: Lan Hương
- Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Theo dữ liệu khảo cổ học, vương quốc Điền cổ đại xuất hiện không muộn hơn thời kỳ đầu Chiến Quốc, biến mất vào năm 109 trước công nguyên, tồn tại khoảng 500 năm. " Sử Ký" ghi lại: Có hơn mười bộ lạc được gọi Mĩ Mạc, ở phía tây Dạ Lang, bộ tộc lớn nhất gọi là Điền. Theo sử ký Tư Mã Thiên "Sử ký. Tây Nam di liệt truyện" ghi chép: Tây Hán Nguyên phong nhị niên (năm 109 trước công nguyên) Hán Vũ Đế phát binh vương quốc Điền, quân đội của Hán Vũ Đế tiêu diệt bộ tộc của vương quốc Điền, binh lính dưới thành của vương quốc Điền, vua Điền đầu hàng.
Vì vậy Hán Vũ Đế đã ban cho vua Điền vương ấn, thành lập quận Ích châu, hợp nhất Điền vào lãnh thổ nhà Hán, cho phép vua Điền vẫn quản lý thần dân của mình. Kể từ đó vương quốc Điền biến mất trong ghi chép của lịch sử Trung Hoa. Trước năm 1950 không ai trả lời được câu hỏi Hán Vũ Đế ban vương ấn cho vua Điền có thật hay không? Mọi người chỉ có thể biết về người Điền trong ghi chép của Tư Mã Thiên: đầu tóc búi, nông canh, sống tập trung cố định trong khu thành trì.
I. TÍN NGƯỠNG " BÀ ĐỒNG CỐT" Ở NGƯỜI THÁI HOA YÊU
Năm 1955 khi khai quật được một món thanh đồng khí ở Thạch Trại Sơn, Tấn Ninh, Vân Nam, sau này được các chuyên gia đặt tên "Sát Nhân Tế Trụ Tràng Diện Trữ Bối Khí". Tại sao lại có tên đáng sợ như vậy? Bởi vì trên nắp dụng cụ là tác phẩm chạm khắc 3 chiều được đúc bằng đồng "trình diễn" một màn hoạt động hiến tế đáng sợ (Ảnh 1, 2, 3 bên dưới).
Vương quốc Điền cổ đại nằm ở đâu và có liên hệ gì với người Việt? - Ảnh 1.
Vương quốc Điền cổ đại nằm ở đâu và có liên hệ gì với người Việt? - Ảnh 2.
Vương quốc Điền cổ đại nằm ở đâu và có liên hệ gì với người Việt? - Ảnh 3.
Nhóm chạm khắc gồm 52 người, trong đó chủ tế là nữ, ngồi trên kiệu một số người khênh trên vai, đối diện với bà là một người đàn ông khỏa thân bị trói vào một tấm biển gỗ, hai tay bị trói lại vào tấm biển gỗ phía trên, bím tóc được thắt sau tấm thiệp. Rõ ràng anh ta là nạn nhân. Đồ đồng này tái hiện một cách sinh động các hoạt động tế lễ huyền bí và u ám của vương quốc Điền cổ đại, cho người hiện đại lần đầu tiên có khái niệm cụ thể về đất nước xa xôi này.
Sau đó năm 1966, một số đồ đồng được Lý Gia Sơn khai quật được ở Ngọc Khê, Giang Xuyên, Vân Nam, khi ngày càng nhiều đồ đồng được khai quật, bí mật về vương quốc Điền dần được hé lộ, một văn minh đồ đồng hoàn toàn khác với văn hóa ở đồng bằng trung tâm lúc bấy giờ.
Chính vì vậy, nó đã khơi dậy sự quan tâm của đông đảo các chuyên gia và học giả, trong hơn 60 năm, họ đã dày công tìm kiếm đất nước đã đột ngột biến mất khỏi lịch sử này,người Điền ngày nay là ai? Họ đã đi đâu? Trước hết, các học giả đã đặt tầm nhìn của họ về ranh giới của Vân Nam. Nhiều người trong số họ suy đoán rằng những người Thái Hoa Yêu sống ở bờ nam của hồ Điền Trì và ở huyện Tân Bình, thượng nguồn sông Hồng có lẽ là hậu duệ của người Điền cổ đại. Bởi vì trong rất nhiều thanh đồng khí được khai quật, tất cả các hình tượng chạm khắc hiến tế đều có hình tượng Nữ Đồng Cốt, cô ấy chính là "Thầy Phù Thủy", phù thủy là nhà lãnh đạo tinh thần quan trọng trong văn hóa Điền và có địa vị rất cao.
Người Thái Hoa Yêu là nhóm dân tộc tiêu biểu nhất ở Vân Nam, và nhóm dân tộc có tín ngưỡng và tập tục đồng cốt vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Họ vẫn giữ tập tục thờ cúng đồng cốt mạnh mẽ trong cuộc sống thực. Khu vực người Thái Hoa Yêu lưu giữ tập tục bà đồng cốt giống hình tượng bà đồng trên thanh đồng khí khai quật được tại Điền quốc, rất có thể Hoa Yêu Thái và người Điền có mối quan hệ. Ngày nay người Choang, Thái có nhiều nét tương đồng văn hóa với người Điền cổ.
Một số lượng lớn trống đồng được khai quật ở Điền quốc có một loại hình thuyền dài và hình ảnh Vũ Nhân được thấy ở mọi nơi. Các học giả tin rằng đây là một chiếc thuyền dùng cho việc hiến tế, và một số người tin rằng nó là một cuộc đua thuyền rồng. Ở Vân Nam cho đến ngày nay, phong tục đua thuyền rồng vẫn còn được lưu giữ, và chỉ có tộc Thái là có dấu ấn văn hóa này. Các học giả đã đến sông Lan Thương ở Tây Song Bản Nạp, mỗi đầu năm mới ở đây dân tộc Thái đều tiến hành đua thuyền rồng, đây là tập tục cổ xưa, là tập tục của cư dân tộc nông nghiệp, nghi thức thần bí liên quan đến việc cầu mưa.
Quan điểm của Hác Dược Tuấn (nhà sản xuất tài liệu khoa học): Trên thực tế, đua thuyền rồng được có rộng rãi ở miền nam Trung Quốc, được nhiều dân tộc sử dụng từ xa xưa nên bản thân phong tục văn hóa này cũng không giải thích được điều gì. Quan điểm của Tạ Viễn Chương (nhà học thuật người Thái gốc Hoa): Khi Vương quốc Điền được thành lập, chưa có Tây Song Bản Nạp hay người Thái, vì vậy văn hóa của Vương quốc Điền không thể được chuyển đến đó, đua thuyền rồng là du nhập sau này. Nhưng nếu chỉ dựa vào sự giống nhau này thì còn lâu mới có thể kết luận Hoa Yêu Thái chính là hậu duệ của người Điền cổ đại. Vì nhiều phong tục văn hóa của Điền cổ đại mà người Thái Hoa Yêu không có như tục "Săn đầu người".
II. TỤC "SĂN ĐẦU NGƯỜI" CỦA NGƯỜI WA Ở VÂN NAM
Theo ghi chép trên đồ đồng của vương quốc Điền, thì ở vương quốc Điền có tục hiến tế săn đầu người, trên một đồ đồng được đặt tên "Tây Hán Trớ Minh Tràng Diện ĐồngTrữ Bối Khí", khai quật vào năm 1956, người Điền đã điêu khắc 127 hình tượng nhân vật, ghi lại cảnh tượng đó. Đánh giá về sự hùng vĩ của khung cảnh, đây phải là một buổi lễ lớn của vương quốc Điền. Người Thái hay các dân tộc khác thuộc ngữ hệ Choang-Dai trong lịch sử chưa bao giờ có phong tục săn đầu người như vậy. Trên thế giới có nhiều dân tộc có tục săn đầu người, nhưng trên thực tế, ở Vân Nam chỉ có một tộc người từng có phong tục này, đó là người Wa. Những kẻ săn đầu người trên cột vật tổ của người Wa có thể là chiến phu.
Ở làng thôn Ông Linh Trại của tộc người Wa, phát hiện ở nhóm người già họ nói cứ 3-4 hay 5-6 năm (chặt đầu một lần) không nhất thiết phải chặt đầu người bên ngoài. Hóa ra một phong tục tương tự là săn đầu người luôn phổ biến ở đây trong lịch sử. Bộ tộc sử dụng đầu của kẻ thù để hiến tế cho các vị thần khác nhau của cộng đồng làng Wa, từ đó cầu mùa màng bội thu và hòa bình cho cộng đồng làng. Hoạt động săn đầu người bị cấm vào những năm 1950. Tục săn đầu người từng là một phần quan trọng của tín ngưỡng dân gian Wa. Liệu người Điền cổ đại và người Wa có cùng nguồn gốc nào không? Tục chặt đầu của người Wa là một kiểu đánh lén, khác với nghi lễ hiến tế trên quy mô lớn của người Điền. Hơn nữa người Điền cổ đại đều sống gần sông nước trong khi người Wa sống trên núi từ nhiều đời đến nay.
Thạch An Đạt cũng nhận thấy ở Ông Linh Trại khu vực này của người Wa bảo lưu rất nhiều kiến trúc nhà sàn, nhưng kiến trúc khác hoàn toàn với kiểu kiến trúc nhà sàn của người Điền. Đây là một ví dụ điển hình, các dân tộc miền núi rất khác nhau về văn hóa và con người, họ rất khó dung hợp trong một xã hội. Dưới góc độ lịch sử phát triển, hội nhập quốc gia diễn ra bình thường, những nét kiến trúc của một nền văn minh cổ đại là thứ dễ bảo tồn nhất. Nhưng ngày nay, trong số các tộc người thiểu số ở Vân Nam, không còn lại gì hình thang ngược của nhà nước Điền. Điều này khiến các chuyên gia và học giả rất hoang mang họ gần như tin rằng, người Điền cổ đại đã biến mất và hòa vào các dân tộc thiểu số khác nhau ở Vân Nam.
Nhưng điều kỳ lạ là không có ngôi nhà nào trong số họ có những tòa nhà kiểu nhà sàn hình thang ngược của Vương quốc Điền cổ đại. Bạn phải biết rằng đối với một nền văn minh cổ đại thì hình thức kiến trúc là thứ dễ bảo tồn nhất, nếu còn lưu truyền những phong tục như Bà Đồng Cốt, Săn Đầu Người thì không thể nào công trình nhà sàn hình thang ngược biến mất không dấu vết.
III. VIỆT NAM "VĂN HÓA ĐÔNG SƠN" THẦN BÍ TRỐNG ĐỒNG
Khi các học giả đang rơi vào bế tắc thì Uông Trữ Sinh - một học giả hàng đầu trong lĩnh vực khảo cổ học của Trung Quốc đưa ra một lý giải quan trọng. Kể từ khi Giáo sư Uông nghiên cứu về dân tộc học quốc tế, ông đã mở rộng tầm nhìn hạn chế của các học giả trong nước ra thế giới quốc tế. Ông nhận thấy rằng những tòa nhà kiểu nhà sàn hình thang ngược ở vương quốc Điền cổ đại rất giống với những tòa nhà ở Sumatra (thuộc Indonesia) ngày nay. Ông gọi kiểu nhà sàn này là Mã Yên hình (ảnh 4, 5 hình yên ngựa - bên dưới).
Vương quốc Điền cổ đại nằm ở đâu và có liên hệ gì với người Việt? - Ảnh 4.
Vương quốc Điền cổ đại nằm ở đâu và có liên hệ gì với người Việt? - Ảnh 5.
Một nhóm nghiên cứu nhà nghiên cứu gồm nhà khảo cổ học và nhân chủng học, tìm kiếm ngoài địa phận Trung Quốc. Sông Mekong chảy qua các địa phận Lào-Myanmar-Thái-Campuchia-Việt Nam, là con sông quốc tế nổi tiếng của sáu quốc gia, không còn nghi ngờ gì nữa, sông Mekong là một kênh quan trọng để lưu truyền các nền văn minh cổ đại, đã khai sinh ra các nền văn minh cổ đại của lưu vực sông Mekong. Ít nhất thì sự xuất hiện của văn hóa tiếp nối yên bình ở hai bên sông Mekong không liên quan gì đến nền văn minh Điền cổ đại hơn 2.000 năm trước.
Ngay khi các nhà nghiên cứu bị thất bại, một nhóm nghiên cứu khác đã đi theo con đường mà người Điền cổ đại có thể đã di cư. Bắt đầu từ một đường giao thông khác, có một con sông quốc tế bắt nguồn từ Nguy Sơn, Vân Nam, sông Nguyên – sông Hồng là con sông quốc tế kín đáo ẩn sâu trong núi, xuôi theo sông Hồng và vào Việt Nam. Có một ngôi làng nhỏ tên là Đông Sơn ở tỉnh Thanh Hóa, vào năm 1924, một đội khảo cổ gồm các nhà khảo cổ người Pháp đã tiến hành khai quật khảo cổ ở đây trong 5 năm và khai quật được một số lượng lớn đồ đồng. Các học giả đã đặt tên cho nền văn minh cổ đại này là "Văn hóa Đông Sơn".
Cho đến nay, tổng số 3.000 di tích văn hóa Đông Sơn đã được khai quật. Từ những kho tàng hiện vật bằng đồng quý giá này, liệu các học giả có thể tìm ra manh mối nào về nơi ở của người Điền? Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ Trung Quốc quan sát và nghiên cứu kỹ lưỡng nền văn minh đồ đồng Đông Sơn, những chi tiết chưa từng được tìm thấy trong quá khứ bắt đầu xuất hiện trước mắt các nhà khoa học Trung Quốc, khiến các nhà nghiên cứu không ngừng ngạc nhiên. Ngoài trống đồng còn có những vật dụng khác như cuốc đồng mác đồng, nó có màu sắc rất đặc trưng trong văn hóa Điền. Nhiều hình ảnh khác nhau được chạm khắc trên trống đồng ghi lại những cuộc hiến tế hàng ngày của người dân Đông Sơn. Các cảnh liên quan đến nông nghiệp và thu hoạch có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi trên trống đồng, cho thấy rằng người dân Đông Sơn, giống như người dân Điền, có kỹ thuật trồng lúa và canh tác thuần thục. Người dân Đông Sơn dùng thuyền độc mộc dài để di chuyển đi lại và săn bắt cá. Điều này cũng rất giống với những mô tả và ghi chép trên trống đồng của vương quốc Điền.
Tại một di chỉ khảo cổ học ở lưu vực sông Hồng, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy tám chiếc trống đồng có kích thước lớn, trên bề mặt trống đồng đã tìm thấy hai kiểu kiến trúc nhà sàn, một kiểu hình tròn và một kiều giống kiến trúc nhà sàn của vương quốc Điền, mái nhà có hình yên ngựa hai bên cong cao lên. Nghĩa là, các bậc thầy của văn hóa Đông Sơn và văn hóa Điên cổ đại không chỉ sử dụng trống đồng giống nhau mà còn sử dụng các công trình kiến trúc tương tự, ngoài ra từ cách trang trí chuôi kiếm đồng hình người, có thể thấy rằng cư dân của văn hóa Đông Sơn có kiểu tóc tết giống người Điền, cả nam và nữ đều đeo vòng tai và đeo vòng tay lớn. Mọi thứ mà văn hóa Đông Sơn lộ ra khiến tất cả mọi người phải sửng sốt, đây gần như là một bản sao của đời sống xã hội của Vương quốc Điền.
Quan điểm của tiến sĩ Nguyễn Văn Việt (giám đốc trung tâm tiền sử Đông Nam Á): Nhiều chuyên gia trên thế giới cho rằng văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam và văn hóa Điền rất giống nhau, thậm chí có quan điểm cho rằng hai nền văn hóa này có thể thuộc cùng một loại hình. Có thể thấy chúng thực sự có quan hệ mật thiết với nhau, trong nhiều năm nghiên cứu, đối chiếu giữa văn hóa Điền và văn hóa Đông Sơn cho thấy mức độ tương đồng cao về nhiều mặt. Kết luận này cũng giống như kết luận của một số học giả Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng cuộc chinh phục Điền của nhà Tây Hán vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên là một thiệt hại to lớn đối với Điền và những nơi khác xung quanh nó, đặc biệt là đối với tầng lớp thượng lưu của Điền. Một số người có thể ở lại, những người khác chọn ra đi.
Quan điểm của giao sư Lý Côn Thanh (giảng viên khoa lịch sử ĐH Vân Nam): Có quá nhiều điểm tương đồng giữa diện mạo văn hóa hóa Đông Sơn và văn hóa đồ đồng của Vương quốc Điền, chẳng hạn như trống đồng. Trong văn hóa Điền, trống đồng là loại vật được vua chúa và quý tộc Điến sử dụng, cũng có rất nhiều phát hiện trong văn hóa Đông Sơn và chúng có hình dáng tương đối gần gũi.
Quan điểm của Dương Dũng: Ở nước ta gọi trống Thạch Trại Sơn vì văn hóa Điền được tìm thấy ở Thạch Trại Sơn, nhưng ở Việt Nam họ gọi là trống Đông Sơn, đặc tính cũng tương tự.
Quan điểm của tiến sĩ Việt khá tương đồng với quan điểm cả học giả khác và họ đưa ra suy đoán khá táo bạo. Khi Hán Vũ Đế chinh phục vương quốc Điền cổ đại, một số tầng lớp quý tộc không phục đã xuôi sông Nguyên, sông Hồng di cư về phía nam. Bộ phận sẵn sàng ở lại gồm nhóm người Thái Hoa Yêu khu Tân Bình ngày nay, phần không chịu sự cai trị của nhà Hán đã di cư về phía nam, nơi cuối cùng họ định cư là Đông Sơn miền bắc Việt Nam?
IV. NGƯỜI BATAK VỚI NHÀ SÀN HÌNH THANG, TỤC SĂN ĐẦU NGƯỜI, TỤC CẢI TÁNG
Vậy quan điểm của giáo sư Uông với kiểu nhà sàn hình giống Yên Ngựa ở Sumatra (Ảnh 5)? Để đạt được mục tiêu này, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn về văn hóa Đông Sơn và phát hiện ra rằng Đông Sơn đã là một nền văn minh rất phát triển trước khi người Điền di chuyển xuống phía nam. Hơn nữa, sau khi khảo sát thực địa ở Đông Sơn, các học giả càng thất vọng hơn, các hình ảnh nhà sàn hình thang ngược xuất hiện trên trống đồng không để lại bất kỳ dấu vết nào ở Đông Sơn. Vậy là có một chuyến đi tới Sumatra. Có một tộc người rất giống người Điền cổ đại, họ sống trên hòn đảo tương đối khép kín đảo Samosir nằm trong hồ Toba, nhóm người Batak. Cuối cùng, khi các học giả đến đảo Samosir, họ đã bị sốc bởi cảnh tượng trước mắt, những toà nhà ở đây hầu như đều là những toà nhà kiểu nhà sàn hình thang ngược, những mái nhà được cong cao sang trái và phải, và các góc gần như giống hệt những tòa nhà ở Điền. Ngoài ra các hoa văn độc đáo trên toàn nhà so với hoa văn trên thanh đồng khí khai quật ở Điền rất tương đồng. Tất cả điều này như tái hiện vương quốc Điền đã biến mất 2 ngàn năm được "sống lại" một lần nữa, trên hòn đảo bị cô lập cách đó hàng nghìn km.
Người Batak từng là nhóm ăn thịt người nổi tiếng trong lịch sử, họ tin rằng bằng cách ăn thịt kẻ thù có thể truyền phép thuật của kẻ thù cho mình. Truyền thống này tiếp tục cho đến năm 1816, khi sự xuất hiện của các nhà truyền giáo người Hà Lan đã ngăn cản sự tiếp tục của tập tục đẫm máu này. Ngoài ra các vũ điệu được ghi lại trên đồ đồng của người Điền, thật trùng hợp với các động tác nhảy múa của người Batak. Cuối cùng một tập tục khác của người Batak rất giống người Điền đó là tục cải táng. Tục cải táng nghĩa là sau khi người chết được chôn cất lần đầu, sau 3 năm hoặc hơn họ đào người chết lên chôn cất lần 2 trang trọng hơn. Tập tục này tồn tại ở người Điền cổ đại, và người Batak cũng vậy, họ tin rằng sau khi chết, một người phải trải qua một lần chôn cất thứ hai thì cuộc sống mới viên mãn.
V. SO SÁNH ADN
Các học giả đã rất ngạc nhiên trước chuỗi khám phá này, nhưng họ không muốn suy đoán dựa trên cơ sở những điểm tương đồng về văn hóa của họ, mà muốn chứng minh điều đó thông qua nghiên cứu sinh học sâu hơn. Nhờ sự phát triển của khoa học hiện đại, điều ước của họ ngày nay rất có thể thành hiện thực, đó là so sánh ADN của người Batak với ADN của người Vân Nam cổ đại. Với dự đoán trước, các học giả đã giao thí nghiệm gian khổ này cho một nơi mà nhiều khả năng nó sẽ được hoàn thành - phòng thí nghiệm DNA cổ đại của trường Khoa Học Đời Sống thuộc ĐH Phúc Đán ở Thượng Hải. Sau đó, dưới sự lãnh đạo của Lý Huy, giáo sư khoa nhân chủng học, phòng thí nghiệm bắt đầu xác định mối quan hệ thực sự giữa người Batak và người Điền cổ đại từ các đặc điểm di truyền.
Kết luận của Lý Huy: DNA của những người Batak Indonesia ngày nay rất gần với ADN của cư dân Bách Việt cổ đại, còn người Điền từ rất lâu đã được các học giả chứng minh họ là dân tộc Bách Việt. Bước tiếp theo là bước khó nhất - trích xuất DNA của người Điền cổ đại. Giáo sư Lý Huy cho biết điều khó nhất trong quá trình bảo quản ADN là gặp phải chất có tính axit, các lăng mộ của người Điền đều nằm trên đỉnh núi, nơi chịu tác động lớn của môi trường axit. Chính vì vậy, trong số những bộ xương của người Điền cổ đại được tìm thấy, các nhà sinh vật học đã dày công nghiên cứu trong nhiều thập kỷ, nhưng vẫn chưa tìm ra DNA hữu hiệu. Có nghĩa là, cho đến nay, vẫn chưa có cách nào để so sánh DNA của người Điền cổ đại với người Batak. Những người Điền cổ đại biến mất hơn 2.000 năm trước đã đi đâu? Họ đã thực sự đến được Sumatra? Người Batak có phải là hậu duệ của họ không? Những bí ẩn này, chúng ta đều đang chờ khoa học hé lộ.