1. Giai cấp công nhân Việt Nam:
Công nhân là những người làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, giai cấp công nhân Việt Nam được ra đời và phát triển gắn liền với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam. Bên cạnh những đặc điểm của giai cấp công nhân nói chung, giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản, là giai cấp đối kháng trực tiếp với tư bản thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Qua các thời kì khác nhau thì giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng trưởng thành về ý thức chính trị, sớm giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách mạng và giữa những người công nhân họ có mối quan hệ gắn bó mật thiết với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động.
Hiện nay, giai cấp công nhân đóng vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đối với quá trình từng bước nâng cao năng suất lao động, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm đóng góp to lớn nâng cao tiềm lực kinh tế đất nước.
Không những vậy khi nhắc tới giai cấp công nhân chúng ta còn biết tới họ với bản lĩnh cách mạng và tính tích cực chính trị – xã hội thật sự là nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng và qua đó góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ.
Qua 35 năm đổi mới có thể thấy giai cấp công nhân Việt Nam đã tăng về số lượng, trưởng thành về chất lượng và khẳng định, và giai cấp công nhân ngày càng phát huy vai trò, địa vị của mình trong thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Theo só liệu thống kê hiện tại có tổng số lao động làm công hưởng lương trong các loại hình doanh nghiệp ở nước ta với số lượng có khoảng 24,5 triệu người, trong đó công nhân, lao động trong các doanh nghiệp chiếm khoảng 60%, chiếm tỉ lệ khoảng 14% số dân và 27% lực lượng lao động xã hội đây là một con số rất lớn.
Hiện nay với số công nhân lao động nước ta hiện nay có trên 11 triệu người đây là con số rất ấn tượng, chiếm khoảng 13,5% dân số, 26,46% lực lượng lao động xã hội.. Công nhân lao động Việt Nam ngày càng đa dạng về cơ cấu ngành nghề, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. Đã hình thành ngày càng đông đảo bộ phận CN trí thức (có trình độ ĐH, CĐ trở lên) làm công tác quản lý, nghiên cứu và quản lý khoa học kỹ thuật gắn với sản xuất kinh doanh. Giai cấp công nhân Việt Nam chiếm tỷ lệ không lớn so với dân số cả nước nhưng hằng năm đóng góp trên 50% tổng sản phẩm xã hội và bảo đảm hơn 60% ngân sách nhà nước. Đó là những giá trị thực không thể phủ nhận.
Trong thực tế, quan hệ giữa công nhân với nông dân và trí thức đã hình thành nên khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác, liên minh, liên kết giữa các giai tầng xã hội. Thông qua đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, số lượng, chất lượng lao động, để tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng cao cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội.
2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay:
Đầu tiên khi nói tới sứ mệnh lịch sử của công nhân ta đã từng biết tới sứ mệnh của họ trên toàn thế giới của giai cấp công nhân do C. Mác (1818 – 1883) phát hiện và luận chứng từ cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, đến nay đã trải qua ba lần tiến hóa. Những nội hàm cơ bản của lý luận này đã thể hiện và tiếp tục được bổ sung từ thực tiễn các cuộc công nghiệp và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay sự phát triển của công nghiệp 4.0, về đại thể, sẽ vẫn tiếp tục những lí luận và những nội dung mà C. Mác đã đưa ra, tiếp nối nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại phát triển thông tin.
Hiện nay chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy sự phát triển không ngừng và vượt trội của cách mạng công nghiệp 4.0 có đặc điểm là “Tốc độ vận động ngày càng nhanh chứ không đều đặn”, với quy mô là “thúc đẩy những chuyển đổi mô hình chưa từng có trên các khía cạnh kinh tế, kinh doanh, xã hội và cá nhân”, có những tác động “dẫn đến sự chuyển đổi của toàn bộ các hệ thống giữa các (và trong mỗi) quốc gia, doanh nghiệp ngành công nghiệp và toàn xã hội”. Như vậy nên đây cũng là cơ sở để chúng ta có thể nêu ra những quan điểm của mình đối với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân từ lô-gíc chung của các cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra và từ những nhận thức ban đầu về Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, cũng như những dự báo.
Căn cứ dựa trên các chứng minh của chủ nghĩa Mác – Lênin giai cấp công nhân được biết tới là giai cấp tiên tiến nhất và cách mạng nhất, là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử: xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giải phóng toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân bắt nguồn từ địa vị kinh tế-xã hội khách quan cụ thể như sau:
– Giai cấp công nhân có xuất phát điểm ra đời dưới chủ nghĩa tư bản, có thể nói giai cấp công nhân là lực lượng và cũng là một bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất của lực lượng sản xuất có trình độ xã hội hóa cao.
– Giai cấp công nhân họ ra đời là những người không có tư liệu sản xuất và việc bán sức lao động của mình cho nhà tư bản để sống và duy trì các hoạt động ở thời điểm hiện tại là điều đương nhiên. Họ bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư mà họ đã tạo ra trong thời gian lao động.
– Không những rất yếu về tư liệu và kinh tế, những điều khó khăn đó cũng đã giúp cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp cách mạng triệt để và có khả năng thực hiện sứ mệnh lịch sử, đó là khả năng đoàn kết toàn thể giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.
Như vậy đối với dự phát triển như hiện nay ta thấy giai cấp công nhân Việt Nam đã khẳng định được tầm cỡ và vị trí của chính họ, để có thể xứng đáng là bộ phận của giai cấp công nhân thế giới, tiếp tục lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng. Ngày nay, công nhân Việt Nam chủ động tham gia giải quyết các vấn đề là thu hút sự quan tâm hàng đầu của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Các vấn đề đó có tính thời sự cao như dân số, môi trường, văn hóa, năng lượng, lương thực,…
Giai cấp công nhân là lực lượng kiên định bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, không chấp nhận chế độ đa đảng, đa nguyên chính trị.
Giai cấp công nhân tham gia đông đảo vào các thành phần kinh tế, lấy mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh để phấn đấu.
Giai cấp công nhân là lực lượng tiên phong trong đấu tranh phòng chống tiêu cực, tham nhũng, tệ nạn xã hội, là lực lượng chính trị – xã hội quan trọng trong việc bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Qua những phân tích nêu trên ta kết luận:
Như vậy từ các thông tin đưa ra như trên ta thấy được những sứ mệnh lịch sử lớn lao của giai cấp công nhân Việt Nam là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ bóc lột, tự giải phóng, giải phóng nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức, bóc lột, xây dựng thành công xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Như vậy nên chúng hiện nay việc phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp thực hiện “tri thức hóa công nhân”, cũng như việc nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả làm việc của công nhân, xứng đáng với vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới là một vấn đề cần thiết và quan trọng cần được thực hiện.