Phần end (Nam quốc sơn hà)
Hai tháng sau đó, Quách Quỳ lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Tiến thì không được vì chưa thấy thủy quân đâu.
Mà lùi cũng không xong vì sẽ mắc đại tội với hoàng đế.
Lại thêm dịch bệnh từ phương Nam hoành hành, cuộc đời thì đen như chó cắn.
Quỳ thở dài, thổi tắt ngọn đèn rồi trèo lên giường.
Trong lúc thiếp đi, gã mơ hồ nghe được giọng nói hùng hồn, trầm vang trong tiếng gió.
Quỳ vội mở mắt, tay nắm chặt Thượng phương bảo kiếm, lắng tai nghe rõ:
"Sông núi nước nam, vua nam ở"
Chiến kỳ Đại Việt bay phần phận trong cuồng phong dữ dội, giọng nói ngày càng lớn hơn.
"Rành rành định phận tại sách trời."
Bỗng có tiếng reo vang trời chuyển nước.
Tiếng sóng xô rầm rập, ngọn đuốc thắp sáng cả dải sông Như Nguyệt, tiếng trống tiếng chiêng bừng bừng khí thế.
Khi đoàn thuyền nhà Lý ghé sóng trực chỉ bờ bắc, gươm giáo sáng choang.
Tiếng hò hét của quân ta vang xa mấy ngàn dặm, đất núi ầm ầm rung chuyển tựa như địa chấn, cát đá nhảy múa trong ánh lửa, cảnh tượng hào hùng như đại chiến giữa các Vì Sao.
Giọng nói trầm hùng lại vang lên một lần nữa.
"Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm."
Lúc này, Quách Quỳ đã thật sợ hãi, gã vội mặc giáp, dắt theo Thượng phương bảo kiếm gầm lên với ba quân: "địch tập kích, toàn quân nghênh chiến."
Quỳ vừa ra khỏi trướng bồng, quân ta liền ào ào kéo đến, hai tướng là Hoằng Chân và Chiêu Văn lao đến cùng gã đánh giáp lá cà, tia lửa bắn tung tóe như pháo hoa nở rộ, âm thanh chan chát liên hồi mấy trục hiệp cũng không thể hạ nổi một mình Quách Quỳ.
"Sảng khoái, kiếm pháp của Quách tướng quân quả nhiên siêu phàm!"
Hoằng Chân và Chiêu Văn cùng cười lớn.
Quỳ đang muốn lao lên chém tướng địch, thì chợt từ phương xa có ánh lửa xẹt qua trời đêm, rơi thẳng vào doanh trại, ánh lửa bùng lên, nháy mắt lửa lan khắp nơi, hơi nóng phả vào mặt, khói cuộn thành cụm nghi ngút giữa trời bắc, trong tiếng gió nóng rát lại truyền đến tiếng vang trầm:
"Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời."
Quỳ thấy vậy, nổi cơn thịnh nộ, chỉ huy chúng tướng bằng mọi giá phải lấy đầu Hoằng Chân và Chiêu Văn.
Tuy quân Việt tập kích bất ngờ, nhưng phòng tuyến của địch vững như tường đồng, lại áp đảo về nhân số, chả mấy chốc Tống đã giành lại thế chủ động, đánh cho Đại Việt phải lui về trên thuyền chiến.
Quỳ hạ lệnh cho bắn đá vào thuyền soái của quân ta, cột nước bắn lên cao gần chục mét, đánh tan vô số thuyền bè, quân nhà Lý tan tác, máu nhuộm đỏ nước sông.
Hoằng Chân và Chiêu Văn đứng trên thuyền soái thủng trăm lỗ, vẫn hiên ngang dẫn quân tác chiến cho đến khi mãi mãi nằm lại trên sông Như Nguyệt.
Một khúc ca bất tử và bi tráng vang lên giữa lòng sông.
Nấm mồ rải rác biên cương mồ viễn xứ.
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
"Hahaha, mai là ta có thể ngồi uống rượu trong thành Thăng Long rồi!" Thấy thuyền soái tan tác đắm xuống dòng sông máu đỏ, Quách Quỳ cười lớn với ba quân, chỉ là.
Nụ cười đó trong nháy mắt bị sự kinh hoàng thay thế.
"Cấp báo, doanh trại của phó tướng Triệu Tiết gặp nguy."
Hóa ra, Ngô Tuấn đã dương đông kích tây.
Sai Hoằng Chân và Chiêu Văn đánh Quách Quỳ thu hút toàn bộ lực lượng nhà Tống, để một mình rảnh tay tấn công Triệu Tiết.
...
Triệu Tiết nghe tin quân Lý đánh trại Quỳ, bèn cử quân chi viện.
Nhưng như thế thì đã mắc mưu Lý tướng quân rồi.
Con ta và Ngô Tuấn mặc giáp đỏ bay phấp phới, hùng dùng sách bá thương và đại đao, lao tới chém cho quân của Triệu Tiết tan tác và chết hơn phân nữa.
Thây người cụt tay - cụt chân, thủng ruột - lòi mắt nằm ngổn ngang khắp nơi, máu đỏ sền sệt như tương, kinh hoàng đến nối sau này người dân gọi đây là cánh đồng xác.
Chỉ tiếc vẫn không thể lấy đầu phó tướng Triệu Tiết để tế anh linh của quân ta đã ngã xuống trên sông Như Nguyệt.
...
Bốn mười ngày kể từ cuộc giao tranh lần ấy, quần nhà Tống bị rơi vào thế hung hiểm, nếu vẫn cố lì lợm thủ vững, sớm muộn cũng sẽ bị nhà Lý quét sạch.
Trong lúc Quách Quỳ đang chán nản thì nhận được lá thư gửi đến từ bờ nam nhà Lý:
"Gửi Quách tướng quân! Chiến tranh chỉ đem đến đau thương và than khóc, dẫu ai thắng thì cũng khiến thiên hạ điêu tàn, sinh linh đồ thán. Tôi chợt nghĩ, nếu hai nước gạt bỏ hận thù, nối lại tính hòa hiếu, chẳng phải hay hơn chăng?
Vậy nếu tướng quân rộng lượng về tâu bày với thiên tử Đại Tống những điều trên, ấy là đại phước của cả hai nước vậy.
Thái úy Lý Thường Kiệt."
Quách quỳ đọc xong thư, thấy lời lẽ nhã nhặn, không trịch thượng, không coi thường Đại Tống, mà lại rất hợp tình.
Thôi thì rút quân vậy.
Hết!
P/s: hết phần ngoại truyện, mời mọi người cùng đón chờ tác phẩm mới dài kỳ “Thường Quân”.