Hằng năm vào tháng sáu, tháng bảy hàng triệu thí sinh đều bước vào kì thi quan trọng nhất trong đời, thi tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông Quốc Gia. Ngày đó, mỗi thí sinh đều phải quyết định cho con đường tiếp theo cùa bản thân, là lựa chọn học Đại học hoặc ra đời đi làm. Câu hỏi ở đây là “Đại học có phải con đường lập thân duy nhất không”?
Đại học là một trong những nguyện vọng hàng đầu khi ta bắt đầu định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân, học đại học là con đường, một ước mơ tươi đẹp mà những người trẻ đều hướng đến. Đó là biểu tượng của tri thức, sự sáng tạo và nâng cấp bản thân, cơ hội để mình xây dựng và thể hiện trong tương lai. Ở đó chúng ta được đánh giá bằng thực lực cá nhân, được học các kiến thức chuyên sâu để khi đi làm, mình được áp dụng cho công việc trở nên hiệu quả.
Thật vậy, những người trẻ tin rằng chỉ có đại học mới là con đường phát triển bản thân, là con đường dẫn đến thành công , hoàn thiện bàn thân nhất bởi thời đại ngày một phát triển, công nghệ, máy móc càng được ưu chuộng, để theo kịp tiến độ với thời đại bằng kiến thức bật phổ thông là chưa đủ. Vì thế việc tiến vào con đường đạu học là để nắm bắt theo xu hướng của thời đại, để không bị thụt lùi.
Đó là con đường được cho là ngắn và dễ dàng lập thân nhất ở thời đại nhưng chúng ta cũng cần hiểu rằng, đại học không phải con đường duy nhất. Ta cần đánh giá dựa trên năng lực cùa bản thân và điều kiện kinh tế gia đình. Đừng vì điều kiện của bản thân không thể tiến vào cánh cửa đại học mà cho rằng không còn con đường nào khác ngoài đại học. Nó là một trong những bước đệm để ta nâng cấp năng lực, quan trọng nhất là nằm ở việc rèn luyện bản thân, giúp bản thân có ích cho xã hội, cộng đồng, nếu người bước vào đại học là người không có năng lực, thì khi ra đời sẽ xảy ra tình trạng “Thừa thầy thiếu thợ”
Theo cách nhìn nhận của mỗi người, đại học là con đường giúp ít cho bản thân rất nhiều, nhưng vì thế đừng bỏ qua những cơ hội được học hòi thêm từ bên ngoài, học các kiến thức bản thân cần dùng đến. Việc tự học càng giúp bản thân thành công bởi ta được học những đều mình thích, tự giác tiếp thu để hướng đến một lĩnh vực cần thiết cho tương lai.
dc1: Ông chủ của trang tìm kiếm Microsoft hàng đầu thế giới - Bill Gates, cũng là tỉ phú của thế giới. Bill Gates từng quyết định thôi học ở trường Đại Học Harvard thuộc top đầu thế giới đề tự học tập sang lĩnh vực máy tình. Nhờ vào hành trình tự học, niềm sau mê với máy tính của ông đã giúp ông xây dựng sự nghiệp của mình trở thành tấm gương học tập được lấy cảm hứng khắp thế giới.
Không mấy ai có thể thành công mà chưa bước qua cánh cửa đại học, số ít trong đó là những người nhìn nhận được giá trị của bản thân, họ đạt được thành công và thịnh vượng mà không cần bằng cấp đại học, vì nó không cần thiết với họ. Nhưng ở chiều hướng tiêu cực hơn, nhiều người cho rằng không cần giáo dục thì cũng có thể thành công. Nhiều người trẻ lấy hình mẫu “bỏ học làm tỉ phú”, ôm mộng trờ thành người thành công tiếp theo.
Được đến với kiến thức, đại học không chỉ cho bằng cấp mà còn dạy cho kiến thức để áp dụng vào công việc trong tương lai, ta tích luỹ kinh nghiệm ờ ngành nghề mình theo, giúp học hỏi về các lĩnh vực chuyên sâu.
dc2: Phạm thoại là một nhà sáng tạo nội dung Tiktok nổi tiếng, anh trở nên thu hút bởi những công việc bán hàng trực tuyến. Từng ngừng lại con đường đại học do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Phạm Thoại phải làm việc ngày đêm để trang trải cuộc sống cho gia đình. Anh chia sẽ rằng mong muốn trở lại đại học, vì khi nói chuyện với đối tác, anh không hiểu các kiến thức chuyên môn.
Kiến thức và kinh nghiệm là những hành trang quan trọng để hoàn thiện bản thán, cho dù chúng ta không có bằng cấp thì phải bù đắp bằng việc học, dù cho có học đại học hay không cũng phải nổ lực hết mình.
Vậy ra không chỉ quan tâm với kiến thức trường lớp, mà ta còn phải định hướng con đường của bản thân, bản thân em luôn hướng đến sự học tập, rèn luyện sao cho bản thân nâng cấp. Tự quyết định cho cuộc sống và đề cao tinh thần học tập, việc học đại học hay không xuất phát từ mong muốn cá nhân, để tự làm chủ tương lai của mình.