“Carousel love.”
Có một loại mối quan hệ mà mình thấy khá toxic, tạm gọi là “carousel love.” Trong tiếng anh “carousel” được hiểu là trò đu quay – thú nhún. Cậu cứ tưởng tượng nó là vòng quay ngựa gỗ mà lúc nhỏ chúng ta hay chơi ở các công viên giải trí. Không biết mọi người cảm nhận ra sao, riêng mình thì hồi đó mình rất thích trò này. Mình thích cảm giác ngồi lên những con ngựa rồi nghĩ ra hàng chục viễn cảnh rượt đuổi với những đứa trẻ ở đó. Cậu biết đấy vì nó một vòng tròn nên bọn mình sẽ chẳng bao giờ đuổi kịp người ở trước. Đến một lúc nào đó, mình mệt, mình chóng mặt và cảm thấy buồn nôn kinh khủng. Mình bắt đầu không còn hứng thú với trò này nữa.
Cho đến sau này, khi mình đủ chín chắn để hiểu rằng, hóa ra “carousel” không chỉ được định nghĩa đơn thuần là một trò chơi thuở bé. Cũng giống như vòng quay ngựa gỗ, “carousel love” ám chỉ một mối quan hệ mà cậu luôn phải “chạy” theo đối phương. Nghĩa là cậu theo đuổi thứ tình cảm mà bản thân biết chắc chắn rằng sẽ không có kết quả, sẽ không có sự hồi đáp. Nếu chỉ dừng lại ở đó, nhiều bạn sẽ không phân biệt được giữa ‘đơn phương’ và ‘carousel love.’ Nhìn chung thì hai khái niệm này khá giống nhau, đều là mối quan hệ một chiều. Nếu ở ‘đơn phương’ thứ cậu nhận được là hoặc là từ chối, hoặc là im lặng. Thì ‘carousel love’ lại không như vậy. Nó ở level cao hơn, khi mà tình cảm của cậu được xem như một thứ giải trí. Họ biết cậu thích họ, cậu dành tình cảm nhiều ra sao và đã tự giày vò bản thân thế nào. Nhưng điều đó không đồng nghĩa họ chấp nhận bước vào mối quan hệ vì cảm kích bởi tình cảm đó. Cậu yêu, cậu vui, cậu buồn rồi cậu khóc. Và sau tất cả cậu nhận ra mình chưa từng đến được điểm kết thúc của 'vòng quay' đó. Cậu từng nghĩ đến việc thoát khỏi trò chơi ấy, nhưng sẽ ra sao nếu người ta vẫn đang tận hưởng cuộc vui?
[...]
Vì là bản draft nên tớ chỉ dừng lại ở dấu "?" như một cái kết mở. Sẽ có câu trả lời hoặc không. Và vòng tròn này sẽ chẳng dừng lại ở đau đớn thể xác mà còn khiến người ta kiệt quệ về tinh thần.