Người bệnh dễ dàng nở nụ cười với mọi người nhưng nụ cười không tự nhiên, không chân thành; thay vào đó là cười miễn cưỡng, cười gượng gạo.
Có biểu hiện vui vẻ, tươi tắn khi ra ngoài và gặp gỡ mọi người, nhưng khi ở nhà một mình thì cảm thấy buồn bã, đơn độc.
Cảm thấy thực sự khó khăn khi chia sẻ suy nghĩ thật, cảm xúc thật của mình với bạn bè, người thân.
Luôn thấy bản thân là người kém cỏi, không có giá trị nên lo lắng mọi người kỳ thị, xa lánh.
Tâm trạng thay đổi thất thường và nhanh chóng, dễ buồn, dễ vui mà không cần một lý do nào.
Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt, chẳng hạn, ăn nhiều hơn hoặc ít hơn, ngủ ít đi hoặc ngủ quá nhiều.
Căng thẳng, lo âu, buồn chán, không còn “tha thiết” với cuộc sống.
Còn đối với bạn bè hay người thân của người bệnh thì thực sự rất khó để nhận biết các dấu hiệu trầm cảm cười. Bởi người bệnh rất giỏi trong việc kiềm chế cảm xúc và tạo vỏ bọc cho bản thân bằng một diện mạo lạc quan, năng động. Đặc biệt, họ luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi công việc và tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể nên càng khiến mọi người không nhận ra.