Sự Lầm Tưởng
Tác giả: Gấu Đêm
Tôi từng là đứa trẻ được yêu thương nhất trong gia đình, hay ít nhất, tôi đã từng tin như vậy. Khi cậu bé ấy bước vào nhà tôi đêm mưa bão năm đó, tôi không biết rằng cuộc đời mình sẽ mãi mãi thay đổi.
Cậu ta là con trai của một bệnh nhân ung thư mà mẹ tôi từng tận tâm cứu chữa nhưng không thành. Người mẹ ấy, vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời, đã nắm lấy tay mẹ tôi, nghẹn ngào cầu xin: "Xin hãy chăm sóc con trai tôi...Tôi không còn ai để gửi gắm nó nữa." Ánh mắt tuyệt vọng, những ngón tay gầy guộc bám chặt lấy mẹ tôi như một nỗi khẩn cầu vô vọng. Mẹ tôi, dù là bác sĩ hay một con người bình thường, cũng không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước lời trăn trối ấy. Khi bệnh nhân trút hơi thở cuối cùng, mẹ tôi đã nhìn cậu bé với đôi mắt đẫm lệ, và bà quyết định: cậu sẽ là con trai của bà.
Từ khoảnh khắc đó, tôi không còn là trung tâm của gia đình nữa.
Cậu bé ấy ngoan ngoãn, lễ phép, luôn biết cách làm hài lòng người lớn. Cậu ta không bao giờ làm trái ý cha mẹ, không bao giờ cãi lời, không bao giờ phạm sai lầm. Cậu giống như hình mẫu của một đứa con hoàn hảo – một điều mà tôi chưa từng có được. Tôi không ghét cậu, nhưng tôi cảm nhận được khoảng cách ngày càng lớn giữa chúng tôi. Bữa cơm gia đình giờ đây có thêm một người mới, nhưng chỗ ngồi của tôi lại như dần bị thu hẹp. Mọi sự quan tâm, mọi ánh mắt, mọi cử chỉ yêu thương giờ đây đều hướng về cậu.
Chị tôi là người mà tôi từng yêu thương và tin tưởng nhất trong gia đình. Chị luôn là người bảo vệ tôi, che chở tôi khỏi những đau khổ. Nhưng khi cậu bé ấy bước vào nhà, một sự thay đổi kỳ lạ đã xảy ra. Chị không còn là người đứng về phía tôi nữa. Tôi không thể hiểu nổi tại sao, nhưng dần dần tôi nhận ra rằng ánh mắt của chị, những lời khuyên nhủ, tất cả đều hướng về cậu bé ấy. Mỗi khi tôi gặp khó khăn, chị không còn là người đầu tiên chạy đến an ủi tôi. Thay vào đó, chị chỉ lặng lẽ đứng nhìn, không lên tiếng. Những cuộc trò chuyện trước kia giờ trở nên khô khan, đầy khoảng cách.
Và từ đó tôi bắt đầu học đừng cách im lặng
Rồi biến cố xảy ra. Em trai tôi biến mất trong một lần tôi lơ là. Sợi dây chuyền mà gia đình tặng em xuất hiện trên bản tin thời sự, giữa những món đồ của nạn nhân trong một vụ giết người hàng loạt. Không ai nói ra, nhưng tôi hiểu: họ xem tôi là kẻ gián tiếp giết chết em trai.
Sự ghẻ lạnh vốn dĩ âm thầm bủa vây tôi giờ đây trở thành vách ngăn rõ rệt. Tôi không còn là con của họ nữa. Tôi là kẻ có tội, một kẻ đáng bị trừng phạt. Tôi bị buộc phải chuộc lỗi bằng cách ngày ngày ra thăm mộ em. Không ai nói, nhưng họ ép tôi làm vậy như một sự chuộc tội vô hình. Tôi không khóc, bởi có ai quan tâm đến nước mắt của tôi đâu?
Một ngày, tôi quên ra mộ vì mải vui với bạn bè. Khi trở về, tôi thấy con búp bê quý giá nhất của mình bị xé nát. Đó là món quà mẹ tôi đã dành dụm mua cho tôi năm tôi 16 tuổi, món quà cuối cùng gắn liền với ký ức về một gia đình yêu thương tôi. Tôi gào lên trong uất ức, nhưng chỉ nhận lại sự lạnh lùng và hình phạt nghiêm khắc hơn. Tôi bị giam lỏng trong nhà một tuần. Đêm thứ sáu, tôi không chịu nổi nữa, hét lên tất cả những gì tôi đã kìm nén bấy lâu. Nhưng điều đó chỉ khiến tôi bị đuổi khỏi nhà.
Tôi lang thang ngoài đường, vô định, không nơi nương tựa. Khi tôi gọi về nhà, giọng nói tôi run rẩy: "Mẹ ơi, cứu con..." Nhưng mẹ tôi bỏ qua, nghĩ rằng tôi chỉ giận dỗi trẻ con. Cha tôi cũng nhận được tin nhắn nhưng cho rằng đó là lừa đảo.
Đêm đó, tôi bị bắt cóc.
Ba ngày sau, thi thể tôi được phát hiện. Khi cha tôi nhìn thấy chiếc áo khoác rách dính máu trong phòng thí nghiệm pháp y, ông nhíu mày. Khi lấy mẫu ADN kiểm tra, kết quả xác nhận: đó là tôi. Nhưng lúc này, đã quá muộn.
Hung thủ bị bắt. Đó là em trai song sinh của một kẻ sát nhân cha tôi từng truy đuổi. Hắn cười nhạo cha tôi: "Anh nhớ tôi không? Anh đã giết anh trai tôi. Giờ thì tôi lấy lại món nợ đó. Khi con gái anh kêu cứu, anh đã làm ngơ. Đó chẳng phải là án tử hình sao?" Hắn rút ra một chiếc bấm móng tay nhỏ – chính là món đồ cha từng đưa tôi để tự vệ – và bật cười: "Tôi đã làm mòn nó đi, để con bé không thể chống cự. Anh muốn xem cảnh con bé chết không?
"Một đoạn video hiện lên – tôi tuyệt vọng gọi mẹ, bị đánh rơi điện thoại, rồi bị trói, bị tra tấn. Gương mặt tôi méo mó vì đau đớn, giọng nói khản đặc vì la hét trong vô vọng. Khi chiếc dao sắc lạnh cắt vào da thịt tôi, tôi chỉ biết gọi tên cha mẹ. Nhưng không ai nghe thấy. Không ai đến cứu. Hắn bắt tôi uống một loại thuốc khiến tôi tỉnh táo đến mức không thể ngất đi, để từng cơn đau khắc sâu vào thần kinh. Hắn cắt từng lớp da thịt của tôi, phanh thây từng bộ phận nội tạng khi tôi vẫn còn ý thức. Tôi chứng kiến xương chân mình bị lấy ra, nhúng vào axit H2SO4 đậm đặc, từng mảnh vỡ tan biến trong chất lỏng sủi bọt. Đau đớn, tuyệt vọng, tôi không còn sức để khóc hay gào thét nữa.
Ba tôi sau khi xem xog lao vào gã đánh tới tấp nhưng được cảnh sát can ngăn kịp thời.Lúc ông về nhà trời đổ cơn mưa to nhưng những bước đi lại không hề chậm lại vì nó chứa đựng một nỗi buồn chưa từng có.Khi về nhà ông thấy chị , mẹ đang cười nói vui vẻ trước bàn ăn . Thấy thế ông cười một cách điên dại rồi lật đổ bàn ăn.Mẹ tôi không hiểu tình hình vô hỏi và chỉ nhận được câu trả lời tôi đã chết như sét đánh ngang tay nhưng lúc đầu bà không tin sau khi chắc chắn điều đó là chính xác.
Mẹ tôi liền lao đến đồn cảnh sát, hơi thở dồn dập, gương mặt tái nhợt. Khi bà nhìn thấy đoạn video, bà hét lên điên loạn, đôi mắt tràn ngập sự kinh hoàng. Bà gào khóc thảm thiết, rồi ngã quỵ xuống sàn, ngất lịm.
Những ngày sau cái chết của tôi, mẹ tôi chẳng còn thiết tha gì đến cuộc sống. Bà thu mình trong bóng tối, không ăn uống, không trò chuyện, chỉ ngồi lặng lẽ trong góc phòng, đôi mắt vô hồn nhìn vào khoảng không như thể đang chờ đợi tôi trở về. Mỗi tối, bà mở đoạn video cuối cùng của tôi, để rồi lại gục xuống, run rẩy trong tiếng nức nở nghẹn ngào.
Bà đã từng là một bác sĩ đầy lòng nhân ái, người cứu sống bao bệnh nhân, người từng mạnh mẽ đối diện với những giây phút sinh tử. Nhưng giờ đây, trước nỗi đau mất con, bà chẳng còn chút nghị lực nào nữa. Bà tự trách mình, tự giày vò bản thân đến mức không thể chịu nổi. Những lời gọi cầu cứu của tôi vẫn văng vẳng trong đầu bà, ám ảnh bà từng giây, từng phút.
Đêm hôm đó, trời đổ mưa. Mẹ tôi khoác lên người chiếc áo len cũ của tôi, chiếc áo mà ngày sinh nhật năm 16 tuổi tôi đã từng ôm chầm lấy bà và reo lên sung sướng. Mùi hương của tôi đã phai nhạt theo năm tháng, nhưng với mẹ, nó vẫn là thứ duy nhất còn sót lại của tôi trên thế gian này. Bà bước vào phòng ngủ của tôi – căn phòng đã lâu không còn ai ghé thăm, nơi vẫn giữ nguyên những ký ức về một đứa con gái từng tồn tại.
Bà ngồi xuống giường, vuốt ve từng món đồ, từng trang sách cũ, từng bức ảnh tôi chụp. Khi nhìn thấy cuốn nhật ký của tôi, đôi tay bà run lên bần bật. Lật từng trang giấy, bà đọc những dòng chữ nguệch ngoạc của tôi ngày bé, đọc những tâm sự mà tôi chưa từng nói ra. Đến những trang cuối cùng, nơi tôi viết về nỗi cô đơn, về sự ghẻ lạnh của gia đình, nước mắt bà rơi lã chã.
Mẹ tôi chậm rãi đứng dậy, mở tủ thuốc và cầm lấy lọ thuốc ngủ mạnh nhất. Bà rót một ly nước, đôi bàn tay run rẩy đến mức nước tràn ra ngoài. Bà nhìn vào tấm gương đối diện – hình ảnh một người phụ nữ tiều tụy, mái tóc rối bời, gương mặt hốc hác đến mức chính bà cũng không còn nhận ra mình nữa.
Bà mỉm cười – một nụ cười buồn bã, méo mó. Rồi bà mở nắp lọ thuốc, đổ toàn bộ số viên thuốc ra lòng bàn tay, ngước lên nhìn tấm ảnh tôi đặt trên bàn học.
"Mẹ xin lỗi... Mẹ đến với con đây..."Tôi cố gắng ngăn lại nhưng không thể được vì giờ tôi chỉ là một người vô hình không ai thấy và cũng không thể làm được gì
Còn chị của tôi , sau cái chết của tôi, cũng không còn là chính mình nữa. Nỗi đau quá lớn khiến bệnh tim bẩm sinh của chị tái phát trầm trọng. Chị từng mạnh mẽ, từng là người an ủi tôi mỗi khi tôi buồn, nhưng giờ đây, chị trở thành một người khác: yếu ớt, mệt mỏi, sống mà như không còn sức sống. Những cơn đau thắt ngực liên tục hành hạ chị, khiến mỗi ngày trôi qua là một chuỗi thống khổ. Chị không còn cười, không còn nói nhiều, chỉ lặng lẽ ôm lấy những bức ảnh cũ của tôi, thì thầm như thể tôi vẫn còn ở đó.
Cha tôi, người luôn là trụ cột vững chắc của gia đình, giờ đây đã không còn là chính mình nữa. Sau cái chết của tôi, sự thay đổi trong cha thật sự sâu sắc. Đó không chỉ là nỗi đau mất con gái, mà còn là sự hối hận không thể bộc lộ ra ngoài. Lúc tôi còn sống, cha là người nghiêm khắc nhưng cũng là người yêu thương tôi vô điều kiện. Nhưng giờ đây, khi phải đối diện với cái chết của tôi, cha không thể thoát khỏi cảm giác tội lỗi sâu sắc. Mỗi đêm, ông thức trắng, ngồi một mình trong bóng tối, đôi mắt trống rỗng, nhìn chằm chằm vào khoảng không như thể đang tìm kiếm một câu trả lời, một cách chuộc lỗi mà ông không thể nào tìm thấy.Và rồi, trong một đêm mưa, khi không thể chịu đựng nổi sự dằn vặt, cha tôi đã thực hiện một hành động mà tôi không thể ngờ tới: Ông chặt một cánh tay của mình. Đó là hành động của sự tuyệt vọng, một cách để chuộc tội, để xoa dịu nỗi đau, dù ông biết rằng hành động đó chẳng thể nào mang lại tôi trở lại. Cánh tay ấy, một phần cơ thể của cha, là sự hi sinh biểu trưng cho nỗi ân hận và sự day dứt không thể nói thành lời. Cả gia đình đều im lặng, không ai dám nói gì, chỉ nhìn cha trong sự sợ hãi và tội nghiệp. Nhưng chẳng ai hiểu được, đó là cách cha trả giá cho tội lỗi mà ông cảm thấy mình mang theo mỗi ngày.
Sau hành động đó, cha càng thêm chìm đắm trong rượu. Mỗi đêm, ông uống say, quên đi những nỗi đau trong thực tại, cố gắng tìm kiếm một chút an ủi trong men rượu. Cốc rượu dường như là người bạn duy nhất, là cách duy nhất để ông không phải đối diện với thực tế, với nỗi đau khôn cùng của một người cha mất con. Cái chết của tôi đã biến cha thành một người khác, một người mà tôi không thể nhận ra, một người không còn sức mạnh để đứng vững. Những đêm ông lang thang trong bóng tối, đôi mắt đẫm lệ, miệng thì thầm tên tôi, như thể tôi vẫn còn ở đó, để ông có thể gọi, có thể xoa dịu nỗi đau của mình.
Những cuộc gặp gỡ với cha ngày càng ít đi, vì mỗi lần nhìn thấy ông, tôi lại cảm nhận được sự tan vỡ trong lòng. Cha tôi đã đánh mất tất cả: con gái, gia đình, chính mình. Men rượu không thể giúp ông xóa đi những nỗi đau. Nó chỉ làm mọi thứ trở nên mờ mịt và tăm tối hơn. Ông không còn là trụ cột vững chãi của gia đình mà là một người đàn ông yếu đuối, lạc lối trong chính những hối hận của mình. Dù cố gắng đến đâu, cha không thể cứu vãn được sự tan vỡ đã xảy ra.
Hóa ra cậu con trai nuôi được người thân mang ra nước ngoài ngay trong đêm với lý do bảo vệ. Trong lúc hoảng loạn, họ quên mang theo ba lô của cậu, nơi sợi dây chuyền của gia đình vẫn còn nằm lại. Hai năm sau, khi trở về nước, cậu đứng lặng trước mộ tôi, trong tay nắm chặt sợi dây chuyền đã cũ kỹ. Ký ức về ngày hôm đó ùa về, nỗi đau day dứt đè nặng lên lồng ngực. Cậu không thể tha thứ cho bản thân vì đã để tôi một mình đối diện với bi kịch. Những giọt nước mắt rơi xuống tấm bia lạnh lẽo, cậu nghẹn ngào thì thầm: "Xin lỗi chị... Nếu em không rời đi, nếu em ở lại, có lẽ chị đã không phải chịu đựng như vậy." Nhưng lời xin lỗi đó, mãi mãi không bao giờ đến được với tôi nữa.
Cuối cùng một căn nhà hạnh phúc biết bao người mơ ước giờ chỉ còn bố,chị nương tựa lẫn nhau và cậu bé được nhận nuôi lâu lâu tới căn nhà này để thăm tôi.
Bây giờ tôi nhìn họ không còn hận thù .Tôi chỉ mong có thể che chở họ , như một linh hồn lang thang giữa nhân gian , mãi mãi không thể quay về.
Mình đăng lại chớ bên kia ko sửa được =)