Tại một thôn nhỏ, một cô bé tay chân lấm lem như đi nghịch bùn về ôm lấy bà mà hỏi:”bà ơi vừa nãy bọn con đi qua nhà có ông lão điên ở cuối làng ấy bà, thằng Bin nó lấy cục đá ném vào ông lão đó, bọn nó nói với cháu ông ấy làm điều xấu nên mới bị người ta chặt chân”.
Nghe thấy vậy bà lão thu lại nụ cười, bà lập tức cầm chổi quát:”thằng nào thằng nào nói vậy đi ra đây xem bà có cắt cái lưỡi thích đi đồn bậy bạ của nó lại không”
Đứa bé gái thấy vậy hơi sợ hãi. Bà bé thường người là một người dịu dàng lại có thể trở nên hung dữ đến vậy. Bà lão bất giác cảm thấy hành động mình không đúng liền hạ giọng xuống, giương mặt cũng tươi cười trở lại.
“Cháu ngoan, cháu có muốn đi chơi không”
“Có ạ”
Khi nghe thấy vậy bà liền lấy chiếc xe đạp cũ ở sân ra. Ánh nắng chiều tà ngả chiếu hình dáng hai bà cháu. Khi đến nơi trời cũng gần tối. Trước mắt hai người là một cái hố lớn. Cái hố này không biết có từ bao giờ. Trông rất đáng sợ.
“Linh này, cháu có biết ngày 30/4 là ngày gì không?”
“Không ạ!”
“Đó là ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Thời khắc ấy đẹp lắm, đó là ngày đẹp nhất trong cuộc đời bà. Ông ấy là Ông Ba ông ấy không phải ông lão điên, cái chân cụt của ông ấy là minh chứng cho tình yêu nước. Chiến tranh đã cướp gia đình của ông ấy, cướp mất ánh sáng duy nhất của ông ấy. Ông ấy là anh hùng, anh hùng của chúng ta. Ông ấy và rất nhiều người khác đã bảo vệ đất nước này. Dưới cái hố này là sinh mạng của rất nhiều người. Họ chính là những anh hùng đích thực. Họ cầm súng để cho chúng ta sau này có thể cầm bút. Họ đi trong bóng tối để cho chúng ta sau này có thể tỏa sáng trên con đường của chính mình. Chúng ta chỉ có thể thấy họ qua những trang giấy, qua chữ viết, hay qua những bộ phim nhưng đối với họ, đó là cả một cuộc đời. Là một đời đau khổ, mất mát nhưng lại huy hoàng. Là một đời âm thầm, lặng lẽ nhưng lại bừng sáng những ước mơ vào tương lai. Họ mơ ước vào ngày đất nước được hòa bình, thống nhất, mơ ước có một gia đình nhỏ của riêng mình. Và họ dùng chính máu của mình để viết tiếp ước mơ đó. Có lẽ họ không tận mắt chứng kiến được cái ngày huy hoàng đã khắc sâu vào sự kiện lịch sử ấy. Nhưng chính họ đã làm nên lịch sử. Họ không chứng kiến được vì họ là một phần trong đó. Họ cũng chỉ là những con người bình thường nhưng lại mang trọng trách lớn nào. Chính vì thế họ không dám yêu và được yêu. Trên vai họ là sự sống còn của cả một dân tộc. Họ ra đi trong thẳng lặng, không vinh quang , cũng chẳng rực rỡ. Họ biết con đường phía trước là cái chết nhưng vẫn lao đầu vào. Vì họ hiểu chiến tranh đáng sợ đến mức nào. Họ không muốn con cháu của họ sau này phải giống như họ. Chịu đựng những đau khổ từ thể xác lẫn tinh thần. Và họ chính là những người chiến sĩ, người con đất Việt đã ngã xuống nơi chiến trường. Những người hùng không tên đã tạo lên ngày 30 tháng 4. Và họ cũng chính là những người đã thể hiện trọn vẹn tinh thần của câu nói:”Khi giặc đến vạn người con quyết tử trong một lần tổ quốc được sinh ra”. Họ là những người khiến câu nói ấy trở nên chân thực hơn bao giờ hết.”
Đứa bé gái đó nghe vậy cũng chỉ gật đầu. Suy cho cùng một đứa bé còn quá nhỏ để dạy việc này. Nhưng cô bé biết một người đã bị cướp mất gia đình thì rất đáng thương, cô bé biết ông không phải người xấu, cô bé biết ông là anh hùng. Từ hôm đó cô thường xuyên qua chơi với ông, cô cũng kể cho bọn trẻ trong xóm nghe về ông. Mặc dù bọn họ hứa không trêu chọc ông nữa nhưng vẫn không cùng cô qua chơi với ông. Mãi đến sau này bọn nó nghe cô nói qua chơi với ông ông kể cho cô nhiều câu chuyện hay bọn nói mới qua chơi với ông.
Sau này khi cô lớn cô dần hiểu ra. Cô cũng đã hiểu được nhưng giọt nước mắt đau khổ khi kể chuyển hay những cơn đau không thể nói thành lời của ông lúc đó.
Cảm ơn những người chiến sĩ đã ngã xuống vì đất nước.