Hồi đó trong một làng nhỏ ven sông, có bà cụ tên Tư Hòa, sống lặng lẽ trong căn nhà tranh đơn sơ. Bà không giàu có, chỉ có cái chõ cơm, mấy cái rổ rá cũ, và lu nước mưa trước sân là tài sản quý nhất
Ai trong xóm cũng biết bà Tư nấu cơm ngon,cơm trắng,dẻo,thơm như mùi lúa mới gặt,người ta hay ghé nhờ bà đồ giùm nắm gạo,vì nồi cơm bà nấu chưa bao giờ khê,chưa bao giờ sống
Một buổi trưa,trời đứng gió,bà đang sàng gạo thì có cô gái lạ ghé qua.Áo vá, mặt rám nắng,tay chân gầy guộc,xin miếng cơm,bà không hỏi han nhiều,múc liền chén cơm đầy,còn xắt thêm miếng cá khô kho khéo
Cô gái ăn xong,cười nhẹ, rồi lặng lẽ đi từ lúc nào bà không để ý,Từ hôm đó, cái chõ cơm của bà bị nứt một đường nhỏ nơi thành,bà buồn lắm, nhưng vẫn giữ lại,Đó là kỷ vật chồng bà để lại hồi đi kháng chiến, rồi mất tích không tin tức
Lạ thay,từ khi cái chõ nứt,cơm nấu ra lại thơm hơn, dẻo hơn,bà chẳng hiểu vì sao,cả xóm ai cũng tò mò, xin bà đồ giúp Bà chỉ cười rồi đáp:
"Chõ thì nứt, nhưng lòng còn lành"
Năm nước lớn, lụt lên tận đầu gối, nhà bà nằm cao nhất xóm. Bà đem cơm đồ sẵn chia từng gói cho người bị đói, nhờ vậy mà nhiều người sống qua mùa lũ ấy
Giờ bà Tư Hòa đã mất,cái chõ cơm nứt được con cháu giữ lại, đặt trang trọng trên bàn thờ. Người làng mỗi khi nhắc tới bà đều bảo: “Cái chõ nứt mà cơm vẫn thơm, vì tay bà Tư nấu bằng cả tấm lòng”