Em là giấc mơ mà anh không thể quay lại
Tác giả: Hạ Kỳ Linh
Ngôn tình;Gia đình
Tiệm áo cưới nằm trên con phố nhỏ, nơi nắng chiều buông xuống từng kệ váy trắng như một thước phim quay chậm. Người ta vẫn hay nói nơi đó chứa đựng những giấc mơ về hôn nhân. Nhưng với Bùi Gia Khánh, đó là nơi bắt đầu và cũng là nơi kết thúc một phần đời của anh.
Bùi Gia Khánh – Bác sĩ khoa Ngoại của một bệnh viện lớn, một người đàn ông đầy bản lĩnh, điềm đạm, cả đời sống trong môi trường lạnh lẽo của phòng mổ, từng cứu sống biết bao nhiêu bệnh nhân. Anh nổi tiếng vì tài năng và cả sự lạnh lùng, khép kín.
Cho đến một ngày, anh gặp cô.
Hồ Thiên Linh – chủ tiệm áo cưới, dịu dàng, tinh tế, và lúc nào cũng nở nụ cười nhẹ như sương. Họ gặp nhau khi anh đưa cô bạn thân đến đặt áo cưới. Linh tư vấn với ánh mắt chăm chú, đôi bàn tay khéo léo chỉnh lại đường ren. Khánh đứng ngoài quan sát, chẳng hiểu sao trái tim anh lại khẽ rung lên – điều hiếm hoi sau bao năm sống giữa dao mổ và máy thở.
Sau đó, anh quay lại tiệm, viện cớ hỏi về suit nam. Cô nhận ra ánh mắt anh có điều gì đó thân quen, không lạnh như vẻ bề ngoài. Và rồi, anh bắt đầu xuất hiện đều đặn, mang cà phê cho cô, phụ cô dọn váy khi tiệm đông khách, im lặng bên cô trong những chiều muộn.
“Anh thấy mình yên bình ở đây,” – anh nói khi cô đưa anh chiếc khăn tay thêu hoa lavender.
“Yên bình là điều hiếm có nhất với một bác sĩ.”
Tình yêu của họ không ồn ào. Là những bữa tối đơn giản ở góc ban công, là đôi bàn tay chạm vào nhau khi cùng gói quà cưới cho khách. Cô thường ngồi may váy, còn anh đọc sách y học bên cạnh – một thế giới nhỏ nhưng ngập tràn yêu thương. Là những buổi trưa Khánh tranh thủ đến đưa cho cô hộp cơm anh nấu. Là những tối Linh ngồi trước gương thử váy cưới mới, gửi cho anh tấm hình kèm dòng chữ: “Nếu sau này mặc, anh có thấy em đẹp không?”
Khánh yêu Linh bằng sự trưởng thành của một người đàn ông đã đi qua mất mát, chứng kiến sinh – tử – chia – lìa.
Còn Linh yêu Khánh bằng sự tin tưởng tuyệt đối.
Cô từng nói:
“Em chọn may váy cưới, vì em tin tình yêu là điều đẹp nhất. Em cũng tin mình sẽ có một kết thúc đẹp – với anh.”
Họ kết hôn sau 2 năm yêu nhau. Một đám cưới giản dị, một mái nhà đầy nắng, không xa hoa, không đình đám – chỉ có hai người, một lời thề nguyện, và ánh mắt chất chứa bình yên.
Rồi Thiên Linh mang thai.
Lần đầu nghe tiếng tim thai, Khánh cười – một nụ cười khiến y tá cũng xúc động. Anh đã đỡ bao sinh mạng, nhưng đây là lần đầu tiên anh đón nhận một sinh linh bé bỏng là kết tinh tình yêu của mình.
Anh bận rộn hơn với công việc, với các ca mổ dài hàng tiếng. Anh tin cô đủ mạnh mẽ để chăm sóc bản thân. Nhưng anh không biết rằng... cô đang chống chọi với một căn bệnh quái ác – ung thư máu, được phát hiện khi thai chưa được 8 tuần.
Bác sĩ nói cô phải chọn: giữ con, hoặc giữ mình.
Linh không đắn đo. Cô chọn con.
Nhưng cô giấu anh. Vì cô biết, nếu anh biết, anh sẽ chọn cô. Cô hiểu anh hơn bất kỳ ai. Và cô chấp nhận mang bí mật đó theo mình từng ngày, từng đêm, giấu đi cơn mệt mỏi, những lần ngất xỉu vì căn bệnh phát tát
Mỗi đêm, khi Khánh ngủ, Linh ngồi thêu tên con: “Bùi Linh Giai Kỳ” – một cái tên mang cả họ của ba và tên mẹ, như một sự gắn kết thiêng liêng.
Cô ghi âm lại giọng mình, viết từng trang nhật ký, cài mật khẩu bằng ngày cưới của họ – hy vọng một ngày con đủ lớn, sẽ đọc thấy và biết rằng mẹ mình đã yêu đến nhường nào.
Nhìn vợ mang thai ngày càng ốm đi anh lo, anh cũng đã từng đưa cô đi khám nhưng cô thật sự che dấu rất kỹ đến cả một bác sĩ như anh mà cũng không thể nào biết được rằng vợ mình đang bị căn bệnh ác tính dày vò chứ không phải là ốm nghén khi mang thai.
Khánh chỉ nghĩ cô mệt vì thai. Anh chưa từng nghi ngờ. Cho đến khi một hôm, anh nhận được cuộc gọi từ bác sĩ riêng của vợ – người từng học cùng anh, run giọng nói:
“Khánh… tôi xin lỗi. Tôi không thể che giấu nữa.”
Cuối cùng anh cũng được biết lý do vì sao vợ mình yếu đi khi mang thai qua lời kể của người bạn, anh điên cuồng, anh như phát điên lên, nhân lúc cô ra ngoài cùng bạn thân anh lục tung mọi ngóc ngách trong nhà và rồi anh tim được Hồ sơ bệnh án được cô giấu sâu trong ngăn kéo tủ
Không lời giải thích. Không một dòng thư.
Chỉ có chữ ký nguệch ngoạc, ngày tháng trùng khớp với tuần thai thứ tám.
Anh nhìn chằm chằm vào ba chữ “ung thư máu giai đoạn cuối” như kẻ mộng du.
Tại sao?
Tại sao cô giấu anh?
Tại sao một người luôn lắng nghe từng hơi thở của cô lại không nhận ra?
Phải chăng vì anh quá bận rộn?
Phải chăng anh đã sai, khi đặt phòng mổ lên trước tiếng khóc nấc nhỏ bé trong lồng ngực của vợ mình?
Anh đâu khổ , anh dằn vặt tự trách bản thân mình tại sao đã không quan tâm đến cô, chợt tiếng chuông điện thoại vang lên kéo anh về với thực tại. Điện thoại của bệnh viện, vợ anh Thiên Linh của anh ngất trong lúc đi dạo , nghe dược tin này anh như phát điên chạy đến bệnh viện
Anh chạy đến bệnh viện, thấy vợ đang nằm mê man sau một cơn ngất sâu. Đôi môi tái nhợt, tay đã bắt đầu tím. Anh cầm hồ sơ bệnh án, tim như vỡ ra thành trăm mảnh.
“Tại sao em lại không nói?!” – anh gào lên bên giường bệnh.
Cô mở mắt, yếu ớt nhìn anh, cô biết rằng anh đã biết mọi thứ nhưng chỉ nhẹ nhàng mỉm cười:
“Vì em biết… nếu em nói, anh sẽ chọn em… còn em thì không thể chọn khác…”
Cơn ngất này đã đẩy căn bệnh của cô lên đến đỉnh điểm, bác sĩ nói phải mổ gấp nếu không kịp sẽ mất cả mẹ lẫn bé. Bùi Gia Khánh đau khổ ký từng chữ trên phiếu đồng ý phẩu thuật,chữ ký này cũng như bản án tử dành cho cuộc hôn nhân của anh và cô
Cô được đưa vào phòng mổ. Anh, dù là bác sĩ, vẫn bất lực đứng bên ngoài, trái tim như thắt lại. Phòng sinh trở nên ngột ngạt. Bác sĩ gọi anh vào.
Cô đang chảy máu không kiểm soát. Không ai cầm được.
Giữa những nhịp tim loạn lạc, cô đưa tay về phía anh, thì thầm:
“Khánh… nếu em đi rồi…
Anh đừng theo em. Nếu anh chết, con mình… không còn ai cả.
Nếu có luân hồi, nếu có suối vàng… em cũng không muốn gặp anh ở đó đâu.
Em muốn… kiếp sau… được gặp anh trong một đời khác, một đời mà em không phải rời bỏ anh như thế này…”
Cô mỉm cười, nhắm mắt.
Tim máy báo đường thẳng.
Khánh gục xuống. Anh không còn sức để khóc.
Trong vòng tay anh, bác sĩ trao lại đứa bé – một cô bé kháu khỉnh, khỏe mạnh, cất tiếng khóc đầu tiên... vào đúng khoảnh khắc người mẹ rời đi mãi mãi.
Và rồi, cánh cửa sinh mệnh khép lại.
Mở ra cuộc đời của con gái anh, nhưng đóng lại cả thế giới của anh.
Sau khi cô mất đó, là những ngày tháng lặp lại chỉ là những ngày tháng ấy không có cô
Mỗi sáng, anh pha sữa bằng tay trái – tay phải vẫn còn run rẩy mỗi lần vô thức cầm dao mổ.
Anh học cách tết tóc cho Giai Kỳ. Học cách mua bỉm, chọn sữa, dỗ con ngủ.
Mỗi buổi tối, anh ngồi cạnh giường con, kể những câu chuyện cổ tích mà ngày xưa Thiên Linh từng thủ thỉ bên tai anh.
Chỉ là lần này, nhân vật chính luôn có một nàng công chúa tóc dài… và một người mẹ vắng mặt.
Anh không khóc.
Không thể.
Vì nước mắt của anh, từ hôm đó, đã rơi cạn bên cạnh thi thể cô.
Nhưng nỗi đau vẫn sống.
Âm ỉ. Dai dẳng.
Anh mong được thấy cô một lần trong giấc mơ. Chỉ một lần thôi.
Dù là trách móc, hay là lặng im rời đi như hôm đó.
Nhưng đã 5 năm, chưa một lần cô hiện về.
“Em đi thật rồi à, Thiên Linh?”
“Hay em giận anh đến mức, cả trong giấc mơ cũng không muốn gặp?”
Anh từng tin, người chết sẽ trở về thăm người họ yêu.
Nhưng khi mãi chẳng thể thấy bóng hình cô trong những giấc ngủ ngắn gục bên bàn làm việc, anh bắt đầu sợ.
Sợ rằng, cô thật sự đã quên anh rồi.
Hoặc tệ hơn – cô không tha thứ.
Nhiều năm sau...
Giáo sư Bùi Gia Khánh từ chối mọi lời mời đi giảng quốc tế, từ chối cả chức vụ trưởng khoa. Anh sống lặng lẽ, nuôi con gái lớn lên từng ngày. Căn nhà nhỏ vẫn giữ nguyên tiệm áo cưới. Khung ảnh cô được đặt ở nơi sáng nhất.
Mỗi tối, khi con gái ngủ, anh mở hộp gỗ nhỏ – nơi có chiếc khăn tay lavender cũ, vài nét chữ viết tay của cô, và một đoạn băng ghi âm:
“Nếu có một ngày em không còn… anh đừng hận cuộc đời, đừng hận em.
Hãy sống… vì con. Vì em yêu cả hai người hơn chính mạng sống mình.”
Anh sống, không phải vì muốn – mà vì lời cô nói.
Bởi vì, nếu gặp nhau ở suối vàng mà anh cũng chết theo… cô sẽ không tha thứ.
NGOẠI TRUYỆN 1
(Góc nhìn của Bùi Gia Khánh)
Tôi là bác sĩ.
Cả đời làm trong phòng mổ, quen với việc giành giật sinh mạng từ tay tử thần.
Vậy mà người tôi yêu nhất… tôi lại không thể cứu."
Tôi không biết mình đã bỏ lỡ khoảnh khắc nào.
Có lẽ là lần đầu tiên cô ấy nghén, mà tôi tưởng chỉ là mệt.
Có lẽ là lần cô ấy nói "Em ổn", mà tôi vội vàng đi họp hội đồng chuyên môn.
Cô ấy biết mình mắc bệnh từ tháng thứ hai của thai kỳ.
Ung thư máu – giai đoạn cuối.
Chỉ cần điều trị, cô có thể sống thêm vài năm. Nhưng đứa trẻ… sẽ không còn.
Cô chọn giữ lại con.
Và chọn giấu tôi.
Tôi… không trách.
Tôi chỉ không thể tha thứ cho bản thân mình.
Nếu tôi dành thời gian cho cô nhiều hơn một chút,
Nếu tôi hỏi kỹ hơn khi thấy cô xanh xao,
Nếu tôi không mang cả thế giới bệnh viện về nhà mỗi đêm…
Thì có lẽ, tôi đã giữ được cả cô và con.
Nhưng không.
Tôi không có được cơ hội đó.
Ngày Giai Kỳ chào đời cũng là ngày tôi mất cả thế giới.
Tôi vẫn nhớ ánh mắt cuối cùng của cô – xuyên qua tấm kính của phòng sinh.
Không đau đớn. Không oán trách.
Chỉ là một cái nhìn dịu dàng, như thể… cô đã chuẩn bị sẵn cái chết ấy từ lâu.
Tôi muốn đi theo.
Thật sự.
Tôi không sợ chết.
Tôi chỉ sợ sống tiếp – mà không có cô.
Nhưng cô đã nói, dù chỉ bằng ánh mắt và một lời cuối cùng đứt quãng:
"Nếu anh theo em... thì dù có suối vàng, em cũng không gặp được anh."
Thế là tôi ở lại.
Không phải vì tôi can đảm, mà vì tôi không dám trái lời cô.
Tôi nuôi con – cô bé mang gương mặt của mẹ nó.
Tôi sống tiếp – như một chiếc bóng, tồn tại giữa quá khứ và nghĩa vụ.
Tôi ước mơ thấy lại cô trong giấc ngủ.
Chỉ một lần thôi.
Để nghe cô trách móc, để nói rằng tôi nhớ cô, để xin cô tha thứ.
Nhưng đã năm năm rồi…
Không một lần cô về. Không một giấc mơ mang hình dáng của Thiên Linh.
Tôi bắt đầu sợ…
Có lẽ, cô đã giận tôi đến mức không muốn gặp.
Hoặc… nơi cô đến, thật sự không có đường quay lại.
Tôi sống như thế, giữa từng cử chỉ nhỏ của con gái – mỗi khi Giai Kỳ cười, khi nó hỏi "Ba ơi, mẹ có đẹp không?"
Tôi chỉ gật đầu, nhìn lên trần nhà, nơi tôi thường tưởng tượng cô vẫn đang dõi theo.
Tôi chưa từng ngừng yêu em.
Chỉ là… em mang luôn cả trái tim tôi đi mất rồi.
NGOẠI TRUYỆN 2
(Góc nhìn của Hồ Thiên Linh)
Tôi tên là Hồ Thiên Linh.
Câu chuyện của tôi … là một cuộc tình bình yên, rồi vỡ tan trong khoảnh khắc hạnh phúc nhất.
Tôi từng có một tiệm áo cưới nhỏ ở góc phố.
Ngày đầu gặp anh – Bùi Gia Khánh – là khi anh ghé cùng bạn thân thử đồ
Anh vụng về, nói chuyện cộc lốc, nhưng ánh mắt thì rất… thật.
Thế là tôi yêu anh, một cách dịu dàng như cách người ta yêu ánh nắng đầu đông – không rực rỡ, nhưng ấm lâu.
Chúng tôi đến với nhau không kèn không trống, chỉ có mỗi buổi tối cùng ăn cơm, mỗi cuối tuần anh phụ tôi sắp váy cưới cho khách, mỗi lần anh cột lại tóc cho tôi khi tôi khâu vá quá lâu mà mỏi vai.
Tôi cứ nghĩ, tình yêu như thế là đủ rồi.
Cho đến một ngày, tôi cầm trên tay tờ kết quả khám bệnh… và phải lựa chọn.
Ung thư máu – giai đoạn cuối.
Nhưng trong tôi… đang có một sinh linh bé bỏng.
Con của anh.
Tôi biết, nếu nói ra, anh sẽ bắt tôi điều trị.
Vì anh là bác sĩ. Anh hiểu.
Nhưng tôi cũng hiểu – nếu điều trị, đứa trẻ này sẽ không thể sống.
Tôi đã chọn giữ lại con.
Và giấu anh.
Không phải vì tôi không tin anh… mà vì tôi biết anh sẽ chọn tôi thay vì con.
Và tôi… thì không thể sống với điều đó.
Mỗi ngày bên anh, tôi sống một chút.
Mỗi đêm nghe tim con đập, tôi chết đi một chút.
Nhưng tôi không hối hận.
Tôi chỉ không ngờ… anh phát hiện ra vào ngày tôi được đẩy vào phòng sinh.
Đúng lúc, nhưng quá muộn.
Tôi thấy ánh mắt anh xuyên qua lớp kính. Đầy đau đớn.
Tôi muốn chạy ra, ôm lấy anh, nói “Em xin lỗi.”
Nhưng không còn thời gian nữa.
Tôi chỉ kịp để lại một lời, dù đứt quãng:
“Nếu anh theo em… thì dù có suối vàng, em cũng không gặp anh.”
Vì tôi biết… nếu anh đi theo, con chúng tôi sẽ không còn ai.
Thế là tôi đi.
Để anh ở lại.
Sống.
Dù tôi biết, điều đó còn đau hơn cả cái chết.
Tôi vẫn dõi theo anh – từ một nơi không tên.
Tôi thấy anh thức trắng nhiều đêm vì con khóc.
Thấy anh vụng về học tết tóc, thay tã, đọc cổ tích.
Thấy anh khẽ chạm vào chiếc váy cưới tôi để lại, mà không nói gì.
Tôi muốn về trong một giấc mơ, nhưng không dám.
Tôi sợ… nếu anh thấy tôi, anh sẽ lại muốn buông.
Mà anh phải sống. Vì Giai Kỳ. Vì cuộc đời mà tôi đã đánh đổi.
Rồi một ngày, khi tôi thấy tóc anh bạc trắng, bước chân anh chậm lại,
Tôi mới dám trở về – trong một giấc mơ.
Không để mang anh đi,
Chỉ để ngồi bên, tựa đầu lên vai anh, như ngày còn trẻ.
“Em về được một chút thôi…” – tôi nói, và anh gật đầu, không hỏi thêm gì.
“Anh chờ em bao nhiêu năm rồi.” – anh nói vậy, như đã tha thứ cho tất cả.
Sáng hôm sau, anh dậy sớm, pha một ấm trà cũ.
Vẫn nụ cười trầm, nhưng lần này… thật sự nhẹ nhàng.
Có lẽ… cuối cùng anh cũng tin rằng, tôi chưa từng rời xa.
Chỉ là đợi đến lúc anh thôi đau, tôi mới dám quay về.
Tình yêu của chúng tôi chưa từng kết thúc.
Chỉ là, có những cuộc tình… phải nhắm mắt lại, mới được trọn vẹn
NGOẠI TRUYỆN 3
(Góc nhìn của Bùi Linh Giai Kỳ – con gái của Bùi Gia Khánh và Hồ Thiên Linh)
Từ khi đủ lớn để biết phân biệt giữa giấc mơ và hiện thực, tôi đã sống với một sự thật không giống ai:
Tôi được sinh ra cùng ngày mẹ rời khỏi thế giới này.
Họ kể rằng mẹ tôi rất đẹp, đẹp theo kiểu dịu dàng khiến người khác nhìn một lần là nhớ mãi. Mẹ có một tiệm áo cưới tên là Thiên Linh Bridal, nơi đã đóng cửa từ năm tôi ba tuổi – ba bảo không ai có thể làm sống lại nơi từng chứa đựng giấc mơ của mẹ.
Ba tôi là bác sĩ, một giáo sư giỏi, có thể cứu sống người khác… nhưng không thể giữ lại người phụ nữ ông yêu nhất. Tôi nghe được điều đó từ những lần ông đứng trước bàn thờ mẹ, đặt tay lên di ảnh và nói như một người tự dằn vặt:
“Nếu ba ở đó sớm hơn… nếu ba chịu nghe mẹ… nếu ba từ bỏ một ca mổ thôi… thì có lẽ mẹ vẫn ở đây.”
Nhưng ông chưa từng trách tôi.
Ông chưa từng nói rằng tôi là lý do khiến mẹ ra đi. Ngược lại, mỗi lần tôi hỏi, ba chỉ mỉm cười:
“Mẹ con yêu con đến mức đánh đổi cả cuộc đời. Vì thế, con phải sống thật tốt – thay cả phần mẹ con không kịp sống.”
Tôi lớn lên bằng những câu chuyện vụn vỡ mà ba kể.
Những bức thư mẹ viết cho tôi chưa từng gửi.
Chiếc khăn tay có tên tôi – "Bùi Linh Giai Kỳ", mẹ đã thêu dở dang nhưng vẫn đủ để tôi cảm nhận sự dịu dàng trong từng mũi chỉ.
Và một đoạn băng ghi âm, nơi giọng mẹ yếu ớt vang lên:
“Nếu có một ngày con hỏi mẹ là ai… thì mẹ là người đã yêu con trước khi con cất tiếng khóc đầu tiên.”
Tôi nghe nó mỗi năm vào ngày sinh nhật mình. Không phải để buồn. Mà để nhớ. Và để sống xứng đáng.
Năm mười tám tuổi, tôi thi đậu ngành Y, giống ba. Ai cũng bảo tôi là bản sao của ông: điềm tĩnh, lý trí, giỏi giang.
Nhưng tôi biết mình còn giống mẹ nữa. Tôi yêu những điều mềm mại, tôi thêu khăn tay, tôi viết thư tay, tôi tin vào tình yêu dù chưa từng chứng kiến nó trọn vẹn. Tôi vẫn hay ngồi trước tiệm áo cưới cũ, tưởng tượng ra cảnh mẹ chỉnh lại từng đường ren, mỉm cười khi cô dâu thử váy, hay quay sang gọi ba bằng ánh mắt hạnh phúc.
Tôi chưa từng thấy mẹ. Nhưng tôi cảm nhận được tình yêu của mẹ trong từng nhịp thở của ba.
Người ta nói những đứa trẻ mồ côi mẹ thường lạnh lùng, thiếu hụt tình cảm.
Tôi không thế.
Vì tôi có một người cha – sống gần nửa đời người trong cô đơn, chỉ để giữ trọn lời hứa với một người phụ nữ đã ra đi.
Đôi khi, tôi nghĩ... nếu có kiếp sau thật, nếu có con suối vàng nào đó dẫn lối, tôi sẽ chạy về phía mẹ, ôm lấy mẹ thật chặt và nói:
“Cảm ơn mẹ vì đã chọn con.
Cảm ơn mẹ vì đã yêu ba – người đàn ông chưa từng ngừng yêu mẹ dù chỉ một ngày.”
NGOẠI TRUYỆN 4
(Góc nhìn của cháu ngoại Bùi Gia Khánh và Hồ Thiên Linh)
Tôi là Thương Linh.
Là cháu ngoại của giáo sư Bùi Gia Khánh và cô chủ tiệm áo cưới Hồ Thiên Linh.
Câu chuyện mà tôi được kể … không bắt đầu bằng cổ tích, mà bằng nước mắt.”
Tôi lớn lên trong một ngôi nhà cũ có mùi gỗ trầm,có mẹ có ba có anh trai và có giọng ông ngoại khe khẽ đọc sách mỗi tối, và có mẹ – Giai Kỳ – người phụ nữ luôn cười dịu dàng nhưng giấu điều gì đó rất sâu trong đôi mắt. và có cả ba và có anh trai
Khi tôi và anh trai song sinh – Hoài Khánh – đủ lớn để hiểu, mẹ mới kể cho chúng tôi nghe về bà ngoại, người đã mất ngay khi sinh mẹ ra.
Một người phụ nữ mang tên Thiên Linh, với đôi tay khâu vá những giấc mơ trong một tiệm áo cưới nhỏ.
Và về ông ngoại tôi, người từng là bác sĩ ngoại khoa lẫy lừng, nhưng từ bỏ tất cả chỉ để ở nhà dạy học và nuôi con gái.
Mẹ kể, ông từng là một người mạnh mẽ.
Cho đến khi bà ra đi.
Ông không còn mạnh mẽ nữa. Ông chỉ còn sống.
Những năm tháng đó, ông sống lặng lẽ, không kết hôn lần nữa.
Ông từng nói một câu khiến tôi ám ảnh mãi:
“Khi con yêu một người đến tận cùng… con sẽ không còn chỗ trong tim để yêu thêm ai khác.”
Mẹ tôi – Giai Kỳ – lớn lên trong tình yêu nén chặt và hy sinh lặng thầm ấy.
Và khi sinh ra tôi và anh, mẹ đã chọn hai cái tên:
Hoài Khánh – là “nhớ mãi cha Khánh”.
Thương Linh – là “thương mẹ Linh đến suốt đời”.
Có lẽ mẹ muốn thông qua tên chúng tôi, gửi lời yêu đến người mẹ - người mà mẹ tôi chưa từng gặp
Tôi thường bắt gặp ông ngoại ngồi một mình nơi hiên nhà, mắt nhìn xa xăm như đang nói chuyện với ai đó vô hình.
Tôi từng hỏi:
“Ông có mơ thấy bà ngoại không?”
Ông chỉ lắc đầu, rồi cười buồn:
“Không. Một lần cũng chưa từng.”
“Chắc là bà giận ông…”
Nhưng tôi biết, không phải bà giận.
Mà có thể… nỗi đau quá lớn, đến mức giấc mơ cũng sợ chạm vào.
Tôi viết ra câu chuyện này, không để kể lại một bi kịch.
Mà để giữ lại một tình yêu.
Tình yêu không ồn ào, không trọn vẹn, nhưng chưa từng phai nhạt.
Tình yêu mà một người phụ nữ chấp nhận chết để giữ lấy đứa con.
Và một người đàn ông sống cả đời để giữ lấy ký ức về người vợ đã mất.
Chúng tôi – tôi và anh trai tôi – là kết tinh cuối cùng của câu chuyện ấy.
Mỗi lần gọi tên nhau, là một lần nhắc đến ông bà.
Mỗi lần nghe mẹ kể chuyện, là một lần giữ lại linh hồn của tình yêu ấy trong tim.
Nếu ông bà có thể đọc được những dòng này nơi nào đó,
cháu chỉ muốn nói:
Tình yêu của ông bà… vẫn đang sống. Trong chúng cháu. Trong từng nhịp đập.
Và sẽ không bao giờ bị lãng quên.
NGOẠI TRUYỆN 5
(Gặp lại)
Đêm ấy, trời mưa rất nhỏ.
Căn nhà gỗ nằm lặng giữa vườn như chìm vào một giấc ngủ thật sâu.
Ông ngoại tôi – Bùi Gia Khánh – đã già.
Và lần đầu tiên sau ngần ấy năm… ông mơ thấy bà.
Không có ánh sáng rực rỡ, không có khung cảnh thiên đường.
Chỉ là một góc ban công quen thuộc, nơi năm xưa bà từng ngồi vá tay áo cho ông.
Bà ngồi đó, quay lưng về phía ông.
Vẫn mái tóc đen búi cao, chiếc váy trắng giản dị và tấm lưng gầy mà ông chưa từng quên suốt hơn ba mươi năm.
“Linh…” – ông gọi khẽ, giọng nghèn nghẹn như cậu sinh viên năm nào lần đầu tỏ tình.
Bà quay lại, mỉm cười.
Ánh mắt ấy… dịu dàng y như lần cuối ông thấy qua lớp kính phòng sinh.
“Anh đến trễ quá rồi…” – bà nói, không trách móc, chỉ như một lời đùa nhẹ.
“Anh chờ em bao nhiêu năm nay.
Anh cứ nghĩ… em giận.”
“Em đâu có giận.
Em chỉ sợ nếu em đến, anh sẽ muốn đi theo.”
“Mà anh hứa rồi, phải sống. Vì con.”
Ông không nói được gì. Chỉ bước tới, ngồi xuống bên cạnh bà, im lặng nắm lấy tay – bàn tay đã từng lạnh đi trước mắt ông, giờ ấm lại trong mơ.
“Giai Kỳ sống tốt chứ?”
“Cháu mình… chắc dễ thương lắm ha?”
“Ừ,” ông gật đầu, mắt không rời bà.
“Hoài Khánh giống anh, còn Thương Linh… là em. Nhất là đôi mắt. Giống đến đau lòng.”
Bà bật cười, khẽ dựa đầu lên vai ông.
Mưa ngoài hiên vẫn lất phất, như không dám phá vỡ khoảnh khắc mong manh ấy.
“Em về được một chút thôi.”
“Anh đừng buồn nữa. Gặp được nhau vậy là đủ rồi.”
Giấc mơ khép lại trong sự lặng im dịu dàng.
Sáng hôm sau, ông không kể lại với ai.
Chỉ ngồi bên hiên, pha một ấm trà cũ, ánh mắt ấm áp và thanh thản hơn bao giờ hết.
Vì cuối cùng, sau bao năm chờ đợi…
Người ông yêu đã về.
Trong một giấc mơ.
Và không còn rời đi nữa.
Và rồi… vào một buổi sáng hôm sau có mưa nhẹ đầu hiên, ông ngoại tôi gọi tôi ra, giọng vẫn trầm như mọi ngày, nhưng ánh mắt thì khác lạ – nhẹ tênh như đã trút được điều gì sau bao năm giấu kín.
Ông bảo:
“Đêm qua, ông mơ thấy bà.”
Tôi sững người.
Không cần hỏi thêm, tôi biết, đó là lần đầu tiên… và có lẽ cũng là lần cuối cùng.
Ông kể:
“Bà ngồi trên ban công, vẫn vá áo như ngày nào.
Anh gọi, bà quay lại. Vẫn nụ cười đó.
Không giận, không trách. Chỉ hỏi: ‘Cháu mình chắc dễ thương lắm ha?’”
Rồi ông không nói nữa.
Chỉ nhìn xa xăm, như vẫn còn giữ bàn tay bà trong tay mình.
Sáng hôm ấy, ông không bật radio như thường lệ. Không vào phòng đọc sách.
Chỉ ngồi dưới mái hiên, pha một ấm trà thật cũ.
Nụ cười của ông… an yên đến lạ.
Như thể sau ngần ấy năm sống giữa ký ức và day dứt, cuối cùng ông cũng được gặp lại người ông chờ suốt một đời.
Và tôi tin, dù là trong mơ hay là ở một thế giới nào đó, ông bà tôi đã lại được ngồi cạnh nhau – lần này không còn phải chia ly.