Những ngày bom đạn còn rơi ở khắp nơi. Hơn một nửa số dân làng có người thân đi tập kết. Hẹn hai năm trở về mà lòng còn nghi ngại.
Nhà bà tôi, có năm người ra đi, ông tôi, chú Lục, chú Lý, cậu và cậu Trương.
Cậu Trương không biết quê ở đâu, bố mẹ đã mất từ rất nhỏ, cậu được ông nội nuôi lớn. Lần đầu dì tôi và cậu gặp nhau là ở nhà văn hóa làng.
Cậu mặc đồng phục xanh nhạt mềm mại, đi cùng vài người bạn ra gốc đa đứng chơi. Dì tôi lúc ấy mới chỉ 18, cái nét non nớt trong trẻo của dì đã khiến cậu thích ngay từ lần đầu.
Sau đó, hai người từ từ lén lút gặp nhau, khi ở bên bờ hồ, lúc lại ở cái gốc đa to nhất làng.
Lễ cưới của hai người đã diễn ra không lâu sau đó do đơn vị cậu đứng ra tổ chức.
Tình yêu thời chiến của họ rất đẹp nhưng cũng rất đau. Chỉ một tháng sau ngày cưới, cậu phải rời đi.
Đôi người đôi ngả.
Lúc ấy, cậu 23 còn dì tôi 20, ngày ngày dì vẫn luôn ngồi trước bậc nhà, ánh mắt nhìn về nơi xa xăm. Về khoảng không vô định nào đấy, mong ngóng bóng hình người mình thương.
Trong suốt thời gian ra Bắc, cậu vẫn luôn tìm cách liên lạc với gia đình. Như mảnh giấy bọc trong túi ni lông bé xíu, mang theo hi vọng đáp lại sự chờ đợi của dì.
Thời gian đó, vẫn có người ngỏ ý với dì nhưng dì không quan tâm.
...
Một ngày, xe của đoàn quân đi qua ngôi làng nhỏ này. Cậu Trương ngồi trên xe đưa mắt nhìn khắp nơi, tìm kiếm bóng hình quen thuộc nhưng cảnh vật thay đổi nhiều quá, đến lúc nhận ra thì đã đi quá vài cây số rồi.
Xe không thể quay lại, cậu chỉ có thể nhờ người trong làng đem bức thư gửi cho gia đình tôi.
...
Một thời gian nữa, cậu Trương không còn liên lạc với gia đình nữa. Có những ngày, tôi thấy dì lo đến phát khóc. Thật tội dì.
Sau đó, đoàn xe chở những người lính đã trở về, ông, chú và 2 cậu đều về đủ, nhưng không có cậu Trương.
Phải đến vài tuần sau gia đình mới nhận được giấy bảo tử của cậu. Cậu đã ngã xuống nơi chiến trường ấy, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng.
Gia đình cũng đi hỏi ở nhiều nơi nhưng chẳng biết mộ phần của cậu ở đâu. Theo thời gian, nỗi đau cũng dần nguôi ngoai.
Nhưng đôi mắt đỏ hoe của dì vẫn luôn hiện hữu, dì không muốn tin cậu đã hi sinh. Vẫn ngồi bên bậc thềm mà chờ đợi cậu trong vô vọng.
...
Đến khi dì đã hơn 40, vẫn có người đàn ông để ý dì nhưng lòng dì đã chẳng còn rung động nữa.
Một cái Tết lại trôi đi, nếu đúng ra năm nay cậu Trương đã 46, còn dì tôi thì 43. Chỉ tiếc, bây giờ dì tôi 43 thì cậu vẫn chỉ mới 25 tuổi. Nhiều khi nhìn dì mà tôi tự hỏi
"Nếu ngày ấy dì chịu thêm bước nữa thì liệu giờ có được hạnh phúc?"
Nhưng có lẽ, dì sẽ chẳng bao giờ tiến thêm. Trong lòng dì ngoài cậu Trương ra đã chẳng còn ai có thể chen vào nữa.
Dù phải đợi cả đời, đợi đến kiếp sau. Dì vẫn sẽ đợi, đợi chờ trong mòn mỏi.
...
Ngày 2/5, dì qua đời.
Chẳng có lí do gì cả, có lẽ là vì cậu Trương.
Bà tôi lập bàn thờ cho cậu và dì, di ảnh của hai người không tách riêng mà là bức ảnh chụp chung với nhau. Cả hai cười rạng rỡ, đó vốn là ảnh cưới của dì và cậu, bây giờ nó lại là di ảnh của hai người.
Tôi đứng trước bàn thờ của cậu dì, thắp nhang cho hai người.
Buồn bã nhìn khung ảnh trước mặt, hơi do dự rồi cũng cầm khăn lau đi lớp bụi mỏng trên đó.
...
Căn nhà cũ này về sau không ai ở, ông bà vì sức khỏe đã yếu nên được chú đón lên phố sống.
Thi thoảng được nghỉ, tôi vẫn về đây. Dọn dẹp căn nhà sạch sẽ, thắp nhang cho cậu và dì.
Chỉ hi vọng, kiếp này họ không có được hạnh phúc. Tới kiếp sau, họ sẽ lại gặp lại nhau, sẽ được ở với nhau đến đầu bạc răng long.
Cùng hưởng thụ hạnh phúc của tình yêu.
Mong cho hai người ở kiếp sau sẽ được yên bình.
Đấy là tất cả những gì tôi mong cho tình yêu của họ.
...
"Trương Cực, em yêu anh"
"Tả Hàng, anh yêu em"
__Hẹn người đến kiếp sau...
-Heiza Zunn Zriy-