Châu Kim đã từng là niềm tự hào của gia đình khi là học sinh giỏi suốt những năm tiểu học. Cô luôn đứng đầu lớp, những tấm giấy khen dán đầy trên tường, và ánh mắt tự hào của ba mẹ mỗi lần cô nhận giải thưởng đã trở thành động lực mỗi ngày. Nhưng khi lên cấp 2, mọi thứ dường như thay đổi
Ở lớp mới, Châu Kim không còn là học sinh giỏi nữa. Cô bắt đầu cảm thấy mệt mỏi vì không thể theo kịp với những bạn có năng lực vượt trội hơn, và điều này làm cô cảm thấy hụt hẫng. Điểm số của Châu Kim dần tụt xuống, từ xuất sắc trở thành khá, và điều này là một cú sốc lớn đối với cô. Ba mẹ cô không hề hiểu điều đó
Ba cô: Châu Kim, tại sao con chỉ được điểm khá? Con có biết ba mẹ mong đợi điều gì không?
Ba cô: cả lớp ai cũng giỏi, sao con lại không thể như vậy?
Những lời ba cô luôn vang lên mỗi khi cô mang về bài kiểm tra. Cảm giác thất vọng và giận dữ trong ánh mắt của ông khiến Châu Kim như bị bóp nghẹt
Mỗi ngày, cô phải sống trong nỗi sợ hãi, lo lắng về điểm số, nhưng càng cố gắng, cô càng cảm thấy mình không thể đạt được kỳ vọng của ba mẹ
Dù có học thêm lớp buổi tối hay thức khuya làm bài, điểm số của cô vẫn không cải thiện
Cô không hiểu tại sao mọi thứ lại trở nên khó khăn như vậy, khi trước đây mọi thứ thật dễ dàng
Châu Kim nhớ rõ những buổi tối cô thức dậy giữa đêm, lau khô những giọt nước mắt và nhìn vào bài tập. Nhưng cảm giác không đủ sức mạnh để làm tốt hơn
Cô khóc rất nhiều trong năm cấp 2, những giọt nước mắt không ai thấy, vì ba mẹ chỉ quan tâm đến thành tích mà không hiểu được nỗi khổ trong lòng cô
Mẹ cô: phải cố gắng lên đạt học sinh giỏi cho mẹ, con phải làm tốt hơn Châu Kim, con không thể cứ mãi như thế này
Mẹ cô thường trách mắng, khiến Châu Kim cảm thấy mình không thể đủ giỏi, không bao giờ đủ tốt
Cô không biết phải làm gì để thoát khỏi cái vòng lặp đau khổ ấy. Cô chỉ biết một điều: nếu không thay đổi, ba mẹ cô sẽ không bao giờ chấp nhận cô như những gì cô vốn có
Từ khi lên cấp 2, Châu Kim dần trở nên ít nói hơn. Cô không còn cười nhiều như hồi tiểu học, không còn chạy về nhà khoe điểm cao hay tấm giấy khen như trước. Thay vì đó là những bước chân chậm rãi, ánh mắt lặng lẽ và đôi vai trĩu nặng
Ngày mai có bài kiểm tra toán, Châu Kim đã học mấy ngày nay, cố nhồi nhét những công thức vào đầu. Nhưng càng học, đầu cô càng rối tung. Cô nhìn đống đề cương mà nước mắt lăn dài trên má. Không phải vì không hiểu bài, mà vì sợ - sợ làm sai, sợ điểm thấp và hơn hết là sợ ánh mắt lạnh lùng những lời trách mắng từ ba mẹ
Tối hôm đó, khi cả nhà đã ngủ, Châu Kim vẫn ngồi trước bàn học, đôi mắt đỏ hoe. Tập vở loan đổ vài giọt nước - là nước mắt cô rơi
Cô cắn môi, không để tiếng nấc phát ra. Đã quá quen rồi - những đêm như thế, cô thường khóc một mình, rồi tự lau nước mắt như không có gì xảy ra
Kết quả kiểm tra hôm sau không như mong đợi - chỉ được 6 điểm
Cô biết chuyện gì sẽ xảy ra khi về nhà. Cô bước đi chậm rãi, cố nấn ná vài giây để không đối mặt quá sớm
6 điểm, tiếng ba cô vang lên, giận dữ
Ba cô: con học kiểu gì vậy, con làm ba mẹ thất vọng quá
Mẹ cô thì lạnh lùng hơn
Mẹ cô: người ta, con nhà người ta học giỏi, ngoan ngoãn, còn con... nhìn lại mình đi
Những lời nói đó như nhát dao cứa vào lòng Châu Kim. Cô không dám phản kháng, chỉ biết cúi đầu im lặng, hai bàn tay siết chặt dưới gầm bàn. Cô không nhớ rõ mình đã vào phòng từ khi nào, chỉ biết là khi ngồi một mình trên giường, cô đã bật khóc. Khóc như một đứa trẻ. Khóc đến nỗi không còn nước mắt nữa.
Tại sao mọi người không hỏi cô mệt không? Tại sao không ai hỏi cô đang cảm thấy thế nào? Chỉ cần một câu quan tâm thôi... nhưng dường như điều đó xa xỉ với Châu Kim
Những giọt nước mắt ấy, Châu Kim giấu cho riêng mình – và cho những áp lực mà một đứa học sinh lớp 8 như cô phải gồng gánh trong cô độc
Châu Kim lặng lẽ nhìn ra cửa sổ. Bầu trời đêm không trăng, không sao – chỉ là một màu đen thăm thẳm. Giống như tâm trạng cô lúc này. Hôm nay cô vừa nhận học bạ học kỳ II – kết quả không có gì thay đổi: học sinh khá.
“Khá? Vậy là xuống luôn rồi hả?” – giọng ba cô lại vang lên trong đầu như một cuộn băng tua đi tua lại.
Cô không còn phản ứng nữa. Không còn cãi lại. Cũng không còn khóc trước mặt ai.
Nhưng khi đêm xuống, khi tất cả chìm vào giấc ngủ, Châu Kim bật dậy, trùm chăn kín đầu và nấc lên thành tiếng.
Cô khóc.
Cô khóc cho bao năm cố gắng mà không được công nhận.
Khóc cho những lần mệt mỏi mà vẫn gượng cười.
Khóc vì những kỳ vọng đè lên đôi vai bé nhỏ suốt những năm cấp 2.
Nước mắt chảy xuống gối, ướt đẫm. Nhưng lần này, trong nỗi buồn ấy, lại có một thứ khác len lỏi – là sự nhẹ nhõm. Vì cô biết mình đã cố hết sức. Cô không còn trách bản thân nữa. Không còn tự gọi mình là “đứa vô dụng”.
Sáng hôm sau, Châu Kim soi gương, mắt sưng húp vì khóc quá nhiều. Nhưng cô vẫn mỉm cười – nụ cười mệt nhưng thanh thản.
Cô đến trường, đi ngang qua hành lang nơi cô Linh đứng. Họ chạm mắt nhau. Cô Linh không hỏi gì, chỉ mỉm cười nhẹ nhàng. Và Châu Kim gật đầu – như một lời chào, một lời cảm ơn.
Năm học cuối cấp 2 sắp kết thúc. Châu Kim vẫn là học sinh khá. Nhưng lần đầu tiên sau nhiều năm, cô chấp nhận điều đó – không phải vì cô từ bỏ, mà vì cô hiểu rằng giá trị của mình không nằm ở một con số.
Đêm đó, Châu Kim không khóc nữa. Cô ngủ yên – như một cánh chim nhỏ cuối cùng cũng tìm được một khoảng trời cho riêng mình.
Lời nhắn sau truyện
Gửi đến những bạn trẻ đang mang trong mình áp lực học tập và kỳ vọng từ gia đình,
Nếu bạn từng khóc thầm vì điểm số, từng cảm thấy mình không đủ giỏi, không đủ tốt… thì bạn không hề cô đơn. Rất nhiều người giống như bạn – từng gục ngã, từng tổn thương, từng lạc lối trong chính kỳ vọng của người khác.
Nhưng bạn ơi, một con số không thể nói hết được bạn là ai. Không ai có quyền định nghĩa giá trị của bạn chỉ bằng điểm 5, 6 hay 10. Bạn là người có cảm xúc, có ước mơ, có nỗ lực – và tất cả những điều đó đã đủ khiến bạn đáng trân trọng rồi.
Mong rằng dù khó khăn đến đâu, bạn cũng sẽ tìm được một người để lắng nghe, một nơi để nương tựa, và một lúc nào đó… bạn sẽ đủ mạnh mẽ để yêu chính mình – kể cả khi cả thế giới quay lưng.
Bạn đã cố gắng rất nhiều. Và bạn xứng đáng được tự hào về điều đó