Đêm, nó ôm gối và gục đầu vào đấy mà khóc, cứ như thế chỉ cần nó khóc đủ lớn thì sẽ không còn nghe thấy những tiếng ồn ngoài cửa, hoặc sẽ thấy đủ mệt để ngất đi và tạm lánh khỏi những rối ren đang quấn chặt lấy cuộc đời.Nhưng nó chưa thể nhắm mắt được. Nó ngủ rồi thì ai sẽ đứng ra đỡ cho mẹ khi ba không kìm được cơn giận và đánh mẹ? Rồi thì, nhỡ đâu trong lúc nó ngủ, một trong hai người sẽ cứ thế mà bỏ đi? Nó đã nghĩ về chuyện đó nhiều lắm, nhưng thú thật thì chưa bao giờ nó biết được mình sẽ phải làm gì nếu mọi thứ thật sự trở nên như vậy cả.Từ ngày bắt đầu biết nhớ, trong ký ức của nó đã in hằn những câu cãi vã mà ba và mẹ nhắm vào nhau, cuối cùng đổ hết lên đầu nó khi cả hai cần một chỗ giải tỏa thay thế. Mọi chuyện cứ lặp đi lặp lại ngày qua ngày như vậy.Nó không tìm được một lối thoát. Nó chỉ có thể nằm dài trên sàn nhà, trong một căn phòng đóng kín mít để không phải nghe tiếng mắng ngoài kia. Nó nghĩ đến một chốn nào đó không phải chốn này.Ở một thế giới khác, ba và mẹ nó là hai người yêu thương nhau nhất trên đời.Ở một thế giới khác, họ sẽ sinh ra một đứa con chỉ khi đã khá giả một chút. Basẽ không để mẹ phải bán vàng cưới chỉ để có tiền mua sữa cho nó uống. Mẹ cũng sẽ không bị ép phải từ bỏ công việc chỉ để chăm nó mỗi ngày.Ở một thế giới khác, nó sẽ ôm và được ôm, hôn và được hôn, yêu thương và được yêu thương trở lại. Nó sẽ lớn lên trong an yên mà không phải nếm trải cơn giận của người đàn ông, và cả những đau khổ của người đàn bà đã kìm nén từ nhiều năm trước.Ở một thế giới khác, nó chưa bao giờ bị ba đánh và trong ký ức cũng không inhằn những lời mắng nhiếc của mẹ.Ở một thế giới khác, nó chưa từng nghĩ về thế giới nào ngoài nơi nó đang sống. Chưa từng muốn trốn chạy, muốn rời đi.
Ở một thế giới khác, cửa sổ phòng nó đang mở toang, và nó đang nằm dài trênsàn nhà sưởi nắng. Nó mười hai tuổi và chưa bất hạnh nào đổ vào đời.Sẽ không có bất hạnh nào ấp đến với nó, dù là năm mười tám, hai mươi hay ba mươi tuổi.Ở một thế giới khác, hoàn toàn trái ngược với thế giới này.
Ở một thế giới khác
Đêm, nó ôm gối và gục đầu vào đấy mà khóc, cứ như thế chỉ cần nó khóc đủ
lớn thì sẽ không còn nghe thấy những tiếng ồn ngoài cửa, hoặc sẽ thấy đủ mệt để
ngất đi và tạm lánh khỏi những rối ren đang quấn chặt lấy cuộc đời.
Nhưng nó chưa thể nhắm mắt được. Nó ngủ rồi thì ai sẽ đứng ra đỡ cho mẹ
khi ba không kìm được cơn giận và đánh mẹ? Rồi thì, nhỡ đâu trong lúc nó ngủ,
một trong hai người sẽ cứ thế mà bỏ đi? Nó đã nghĩ về chuyện đó nhiều lắm,
nhưng thú thật thì chưa bao giờ nó biết được mình sẽ phải làm gì nếu mọi thứ thật
sự trở nên như vậy cả.
Từ ngày bắt đầu biết nhớ, trong ký ức của nó đã in hằn những câu cãi vã mà
ba và mẹ nhắm vào nhau, cuối cùng đổ hết lên đầu nó khi cả hai cần một chỗ giải
tỏa thay thế. Mọi chuyện cứ lặp đi lặp lại ngày qua ngày như vậy.
Nó không tìm được một lối thoát. Nó chỉ có thể nằm dài trên sàn nhà, trong
một căn phòng đóng kín mít để không phải nghe tiếng mắng ngoài kia. Nó nghĩ
đến một chốn nào đó không phải chốn này.
Ở một thế giới khác, ba và mẹ nó là hai người yêu thương nhau nhất trên đời.
Ở một thế giới khác, họ sẽ sinh ra một đứa con chỉ khi đã khá giả một chút. Ba
sẽ không để mẹ phải bán vàng cưới chỉ để có tiền mua sữa cho nó uống. Mẹ cũng
sẽ không bị ép phải từ bỏ công việc chỉ để chăm nó mỗi ngày.
Ở một thế giới khác, nó sẽ ôm và được ôm, hôn và được hôn, yêu thương và
được yêu thương trở lại. Nó sẽ lớn lên trong an yên mà không phải nếm trải cơn
giận của người đàn ông, và cả những đau khổ của người đàn bà đã kìm nén từ
nhiều năm trước.
Ở một thế giới khác, nó chưa bao giờ bị ba đánh và trong ký ức cũng không in
hằn những lời mắng nhiếc của mẹ.
Ở một thế giới khác, nó chưa từng nghĩ về thế giới nào ngoài nơi nó đang
sống. Chưa từng muốn trốn chạy, muốn rời đi.
Tập cần một ai đó
Nhiều lúc, chỉ khi hết một ngày và mình không còn làm được gì khác ngoài
việc nằm một chỗ nhìn trần nhà, mình mới nhận ra rằng mình không ổn đến mức
nào.
Rằng việc mình gồng gánh được một thứ nào đó không có nghĩa là nó không
nặng. Tình huống không khá lên, chỉ là con người ta tập làm quen hơn. Con ngươi
mắt bị giữ lâu trong điều kiện thiếu sáng sẽ tự điều chỉnh, rồi dần dà quên mất
xung quanh là bóng tối.
Và rồi mình đánh đồng “thích nghi” với “ổn thỏa”. Mình xem thường những
trục trặc, những dấu hiệu tâm trí đang kêu gào mình ngừng lại. Mình đã nghĩ việc
luôn có thể kiên cường chống chọi như thế là đáng tự hào.
Nhưng rốt cuộc thì đấy là kiên cường, hay là luôn mệt mỏi vì phải cố gắng?
Mình kiệt quệ vì sức bền của bản thân. Mình cần kêu cứu. Mình cần người hỗ
trợ. Mình cần được bao vây trong những cái ôm vỗ về.
Và mình thiết tha được gục ngã một lúc.
Mình gồng gánh được, nhưng nó nặng quá chừng. Nhưng mình không có thói
quen, hoặc nói đúng hơn là không biết cách nhờ vả người khác.
Có lẽ đó là cách mình đã lớn lên, đã được dạy, rằng những người trong cuộc
đời mình đều đã đủ khổ vì mình rồi, rằng đừng đem thêm phiền phức bằng việc
nhờ vả những thứ bản thân có thể thực hiện được nữa.
Một đứa trẻ ngoan là một đứa trẻ hiểu chuyện và tự lập sớm, ai cũng bảo thế
mà. Mình cố hiểu chuyện đến mức không mở miệng yêu cầu những thứ mình thật
sự cần, chứ chưa nói đến nũng nịu hay vòi vĩnh một điều gì đó.
Và rồi, mình lại giỏi đủ thứ linh tinh, đủ để tự thực hiện những thứ mình cần.
Hoặc không, mình sẽ đủ cố chấp để tự mày mò học hay thử đi thử lại cho bằng
được. Lòng tự tôn (hay tự ti nhỉ?) của mình cũng lớn đến mức mình sẽ không bao
giờ mở miệng nhờ ai đó một lần nào nữa nếu họ có ý không vui
Châu sa đáy mắt| 3
Ừ thì một là mình sợ họ phiền, còn hai là mình sợ sẽ lại tự tổn thương mình.
Nếu vòng an toàn của những người khác chỉ đơn giản là một vạch kẻ, thì vòng an
toàn của mình lại là những lớp gai xen lẫn và đan vào nhau. Mình đã từng bị tổn
thương và đó là cách mình phòng vệ, đồng thời cũng để ngăn chính mình dại dột
bước ra và mạo hiểm lần nữa.
Nhưng mình thương họ quá và tình thương đó lại thôi thúc mình thử cố gắng
thêm vì cả hai.
Và rồi một lần nữa, mình nhắm mắt xuyên qua từng lớp gai. Mình thành công
bứt ra khỏi vòng tròn, nhưng chẳng còn nguyên vẹn. Khắp người mình không có
nơi nào lành lặn sạch sẽ. Mình cũng choáng váng vì thiếu máu và có lẽ sẽ không
trụ được lâu nếu để mất thêm nữa.
Cả đám bạn, chẳng ai dám kể về hành trình của mình, vì trông ai cũng trầy
xước đủ đường hết. Ai cũng cần một điểm tựa, cần được an ủi, nhưng lại chẳng ai
được lớn lên trong yêu thương mà học được cách yêu thương người khác cả.
Biết là mỗi đứa không trầy trật thì đã chẳng tìm đến nhau, nhưng nhiều lúc
mình chỉ ước mình ổn hơn một chút, lành lặn hơn một chút để chính mình không
trở thành một gánh nặng, và để còn cứu lấy nhau trong đời.
Ước chi mình và họ chỉ cần ôm nhau thôi, thì vòng tay của mỗi đứa cũng đã đủ
an yên hơn tất cả lớp vòng an toàn trước đó.
Ước chi mình biết cách thả lỏng và buông bỏ được nỗi ám ảnh, rằng nguy hiểm
lúc nào cũng cận kề, để tập nhờ vả, tập tựa vai, tập chia bớt vài mảnh trong cuộc
sống cho họ, tập cần. Cần họ.
Nhưng mình sợ, sợ chứ. Thật sự mình không bỏ được nỗi sợ – sợ một đứa trẻ
không hiểu chuyện, rồi sẽ sớm bị bỏ rơi. Mình sợ minh tập cần rồi, thì người mình
cần đã không còn là chỗ dựa nữa.
Những vòng kẽm gai, dù mình đã thoát ra, vẫn cứ ám ảnh mình mãi. Có khi
chúng không còn là một thực thể riêng biệt nữa, mà là một phần của mình.
(Đám trẻ ở đại dương đen )