BỒ CÔNG ANH XÁM /// CHƯƠNG 2
Tác giả: Hà Linh
Chiều muộn, ánh nắng yếu ớt hắt qua những rặng tre ngoài ngõ, gió xào xạc, mang theo cái oi nồng của ngày dài. Trong căn nhà đơn sơ, không khí căng thẳng đến ngột ngạt.
Phóng đứng giữa gian nhà, mặt đỏ hồng, tay nắm chặt tờ phiếu đăng ký nhập ngũ đã hơi nhàu.
“Con xin bố mẹ cho con đi nhập ngũ! Con muốn ra chiến trường, muốn góp sức mình bảo vệ đất nước!”
Bố Phóng — người đàn ông từng trải, khuôn mặt hằn rõ nếp nhăn của bao mùa dãi nắng dầm sương — lặng im nhìn con trai, ánh mắt sâu thẳm nhưng đầy nặng nề.
Người mẹ thì không thể kiềm lòng, bà bật khóc:
“Con ơi, con còn trẻ lắm, con biết ngoài chiến trường nguy hiểm thế nào không? Con muốn bố mẹ già này sống sao nếu lỡ có chuyện gì xảy ra với con?”
Phóng cắn môi, hai tay run lên vì bị hiểu lầm:
“Con biết chứ mẹ! Nhưng nếu ai cũng vì sợ chết mà ở nhà, thì ai sẽ cầm súng? Ai sẽ bảo vệ làng mình, bảo vệ mẹ, bảo vệ bố?”
Bố Phóng giờ mới cất giọng trầm trầm, nhưng đanh thép:
“Mày nói nghe hay lắm! Mày nghĩ mày lớn rồi phải không? Mày có hiểu làm lính không chỉ cần gan mà còn cần cả trách nhiệm với cha mẹ, với gia đình không hả?”
Người mẹ thổn thức, nước mắt lăn dài:
“Ông không nhớ sao? Thằng Út nhà mình… nó đã không bao giờ trở về nữa rồi! Tôi không thể… tôi không thể mất thêm Phóng nữa đâu!”
Câu nhắc về người em trai ( có thể) đã mất của Phóng như một nhát dao khứa vào lòng cả nhà. Bố Phóng sầm mặt, còn Phóng thì ngơ ngác, rồi đau đớn. Anh khẽ thở hắt, giọng gắt lên vì uất nghẹn:
“Mẹ... mẹ đừng nhắc chuyện đó nữa. Con không phải thằng hèn! Con không muốn trốn trong nhà mãi thế này đâu!”
Không đợi bố mẹ nói thêm, Phóng giận dỗi, vùng vằng bước ra khỏi nhà, chân đá tung bụi đường.
Mẹ anh giận quá, hét với theo:
“Thằng láo! Mày dám ăn nói với bố mẹ như thế à hả?!”
Phóng vừa đi vừa quay lại, miệng vẫn cố cãi: “Con chỉ muốn tốt cho nhà mình thôi mà mẹ! Sao mẹ không hiểu cho con?!”
Chính lúc ấy, mắt mũi để sau gáy, Phóng không nhìn đường nên loạng choạng ngã nhào vào người Việt Nam đang tay ôm thau quần áo vừa giặt từ suối về.
Thau nước đổ ào, quần áo rơi vãi khắp lối.
Việt Nam giật mình nhưng không trách móc, vội vàng cúi xuống đỡ Phóng dậy, ánh mắt lo lắng:
“Anh ! , anh có sao không? Anh đi đứng kiểu gì vậy, người bẩn hết rồi này…”
Phóng thở hổn hển, bụi đất bám đầy tay áo, mái tóc rối bù. Anh nhìn gương mặt lo lắng của Việt Nam mà lòng chùng xuống, bao bực tức bỗng nguôi ngoai. Anh cười trừ:
“Anh xin lỗi… tại anh không để ý…”
Trong nhà, không gian vẫn căng như dây đàn.
Người mẹ ngồi xuống ghế, hai bàn tay nắm chặt, ánh mắt dõi theo bóng con xa dần ngoài sân mà ầng ậc nước.
“Mình ơi, tôi xin mình… mình giữ Phóng lại đi. Tôi không thể mất nó như thằng Út nữa… Nó là đứa con duy nhất của tôi rồi!”
Bố Phóng nhìn vợ, ánh mắt ông đầy nỗi đau câm lặng. Ông nhớ tới thằng Út — đứa con trai út ngày nào. Lồng ngực ông nghèn nghẹn.
“Bà nghĩ tôi không xót nó à?” – giọng ông khàn khàn – “Nó là máu thịt tôi mà… Nhưng bà nhìn đi, nó đã lớn, nó có ý chí. Nó không phải thằng nhát gan.”
Người mẹ lắc đầu, nước mắt rơi lã chã:
“Nhưng… nếu nó đi rồi… nhỡ nó cũng… cũng như thằng Út thì sao hả mình?”
Hai vợ chồng nhìn nhau, những giọt nước mắt chung cùng rơi xuống, hòa lẫn trong nỗi lo và yêu thương.
Cuối cùng, người bố nắm lấy tay vợ, khẽ siết:
“Mình ạ… thằng Phóng nó đã quyết. Mình và tôi, phải để nó đi làm điều nó muốn. Thà nó sống là thằng đàn ông chân chính, còn hơn ở nhà mà hèn nhát.”
Người mẹ sụt sịt, gục đầu vào vai chồng.
Một lúc sau, bà khẽ gật đầu trong nghẹn ngào:
“Ừ… mình nói phải. Tôi… tôi chỉ sợ mất nó thôi…”
Bố Phóng khẽ lau nước mắt cho vợ, ánh mắt nhìn về phía sân đầy quyết tâm:
“Vậy thì… mình để nó đi. Để nó làm thằng đàn ông mà nó mong.”
Phóng ngồi phịch xuống gốc cây bàng già bên lối nhỏ dẫn vào nhà Việt Nam, hai bàn tay phủi bụi trên áo, hơi thở còn chưa kịp ổn định sau cú ngã khi nãy. Phóng giúp Việt Nam gom lại đống quần áo ướt nhẹp, Việt Nam ngồi xuống nhìn Phóng bằng ánh mắt vừa lo lắng vừa tò mò.
....
“Anh Phóng… anh sao thế? Kể em nghe đi mà, đừng buồn nữa…” – Việt Nam nhẹ giọng, tay kéo nhẹ áo Phóng.
Phóng khẽ thở dài, đôi mắt nhìn xa xăm:
“Anh kể cho em nghe nha… nãy… anh xin bố mẹ cho anh đi nhập ngũ. Anh muốn đi chiến đấu, bảo vệ làng mình, bảo vệ mọi người… Nhưng bố mẹ anh không chịu, mẹ thì khóc, còn bố thì quát anh. Họ nhắc đến… em trai của anh… nó… nó đã mất… anh nghĩ thế...”
Nói đến đây, giọng Phóng nghẹn lại, cổ họng như vướng cục đá, mắt đỏ hoe.
“Anh không muốn nhắc chuyện này, nhưng anh đau lắm, Nam à… Anh chỉ muốn làm một cái gì đó có ích, vậy mà… mọi thứ rối tung lên…”
Việt Nam quay sang, đôi mắt tròn xoe ánh lên sự cảm thông sâu sắc. Cô khẽ nắm lấy cánh tay Phóng, giọng dịu dàng:
“Em hiểu… Em biết anh không bao giờ muốn làm bố mẹ buồn đâu… Nhưng anh ơi, anh nói đúng mà. Người lính chiến đấu để bảo vệ những người họ yêu thương… Em tin bố mẹ anh sẽ hiểu thôi… còn chuyện về em trai anh thì dù em không thể giúp anh xoá bỏ nỗi đau đó nhưng em tin rằng anh sẽ có đủ mạnh mẽ và nghị lực để vượt qua nó! Mọi chuyện sẽ ổn thôi! hứa với em là anh không buồn nữa đi!”
Phóng cười gượng, tay đưa lên xoa xoa gáy, giấu đi đôi mắt hoe đỏ:
“Ừ… rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi. Anh hứa không buồn nữa. Mà… Nam này…” – Phóng cúi xuống nhìn Việt Nam, ánh mắt lấp lánh — “Em hỏi anh gì đi, đừng lo cho anh nữa…”
Việt Nam nghiêng đầu hỏi:" em nghe bảo là trường anh hôm nay tổ chức đăng ký đi nhập ngũ có phải không? Thế anh và anh Trận có tham gia không?"
Câu hỏi của Việt Nam khiến Phóng thoáng khựng lại, một tia lúng túng lướt qua ánh mắt. Anh cố giấu đi cảm xúc thật, đưa tay gãi đầu, rồi vờ trêu chọc:
“Ôi dào… em lo gì nhiều thế? Anh với Trận còn chưa nghĩ đến mấy chuyện lớn lao đó đâu. Mấy chuyện đó để người lớn tính, nhiệm vụ của bọn anh là học hành cho giỏi thôi, biết chưa?”
Nghe Phóng nói vậy, Việt Nam mỉm cười, gương mặt rạng rỡ hẳn lên. Một niềm nhẹ nhõm lan tỏa trong lòng cô bé, như trút được gánh nặng vô hình từ bao giờ.
“Vậy nếu có đợt đi tham gia chiến đấu, em có thể xin đi cùng không anh?! Em muốn góp chút sức mình! giống anh với anh Trận, em không muốn cứ ngồi yên nhìn mọi người hi sinh!”
Phóng nhìn cô em gái bé nhỏ đang ngẩng đầu nhìn mình, đôi mắt tròn xoe long lanh ánh lên sự háo hức, đầy quyết tâm. Một cảm giác có chút xót xa dâng lên trong lòng anh. Phóng khẽ thở dài, đưa tay xoa nhẹ lưng Việt Nam, giọng anh dịu hẳn:
“Không được đâu, nhóc con. Việc này không dành cho em. Em là con gái mà, em phải ở lại, bảo vệ mái nhà này. Để anh với anh Trận lo.”
Nghe vậy, Việt Nam thoáng hụt hẫng, đôi vai nhỏ hơi trùng xuống, nụ cười trên môi cũng tắt đi, nhường chỗ cho một thoáng buồn lặng lẽ. Phóng nhìn thấy ánh mắt ấy mà lòng thắt lại, anh vỗ vỗ vai Việt Nam, an ủi:
“Em yên tâm. Khi nào anh ra trận, anh sẽ chiến đấu thay cả phần của em. Còn em… chỉ cần ở nhà, sống thật tốt, chăm ngoan, học giỏi, thế là em đã góp công rồi đấy.”
Việt Nam khẽ gật đầu, đôi mắt vẫn đượm buồn, nhưng sâu trong ánh nhìn là cả một niềm tự hào âm thầm dành cho hai người anh của mình.
Bất chợt, hình ảnh buổi sáng lại ùa về trong tâm trí cô bé. Việt Nam nhớ lại giờ học khi ấy — cô đang lén nói chuyện với mấy đứa bạn thân ở cuối lớp, rì rầm kể chuyện, cười khúc khích vì mấy trò nghịch ngợm.
Rồi đột nhiên, giọng cô giáo chủ nhiệm vang lên nghiêm nghị nhưng đầy xúc động:
“Các em… hôm nay, cô muốn các em biết rằng giặc đang ngày một hoành hành, chúng đang gieo rắc tội ác không thể dung thứ lên đồng bào mình. Nhiều chiến sĩ và nhân dân đã ngã xuống vì bảo vệ quê hương…”
Những lời ấy như một nhát dao cắt ngang niềm vui thơ trẻ của Việt Nam. Cô bé lặng người, không còn buồn nghịch nữa. Đôi mắt nhìn xa ra ngoài ô cửa lớp, nhìn những tà áo trắng tung bay trong gió mà lòng trĩu nặng. Một nỗi buồn man mác len vào từng nhịp thở, một niềm trăn trở âm thầm nảy mầm trong tâm hồn non nớt ấy...
Việt Nam lặng lẽ cúi đầu, ôm đống quần áo ướt sũng, từng bước chân nặng trĩu hướng về nhà. Gió chiều lùa qua tán cây ven đường, như muốn an ủi cô bé đang thất thần, lòng đầy tâm sự. Tiếng ve cuối mùa vang lên rả rích, nhưng với Việt Nam, âm thanh ấy chỉ càng làm lòng cô thêm buồn, thêm nặng.
Khi về đến sân nhà, Việt Nam thấy khói bếp bốc lên nghi ngút, mùi cá rô phi dán thơm lừng quyện trong làn gió. Bước chân vào gian bếp đơn sơ, cô thấy Mặt Trận đã bày sẵn một mâm cơm đạm bạc nhưng đầy ấm cúng: đĩa rau muống xào xanh mướt còn nghi ngút khói, bát canh chua bốc hơi thơm nồng, và đĩa cá rô phi dán vàng ruộm. Anh trai cô vẫn mặc bộ đồ đơn giản, tay áo xắn cao, đôi mắt hiền nhưng lo lắng nhìn về phía em gái.
“Về rồi à?” — Mặt Trận mỉm cười, kéo ghế cho em ngồi. Nhưng ánh mắt anh thoáng cau lại khi thấy gương mặt Việt Nam buồn thiu, đôi vai nhỏ rũ xuống như gánh cả nỗi buồn của đất trời.
“Sao mặt em buồn thế? Hôm nay đi học gặp chuyện gì không vui à? Hay… có ai bắt nạt em hả? Em nói anh nghe đi…”
Việt Nam nghe anh hỏi mà cổ họng nghẹn lại. Cô đặt đống quần áo xuống, ngồi phịch xuống ghế, hai bàn tay đan vào nhau, mắt rưng rưng nhìn bát cơm trắng trước mặt. Một lúc lâu, Việt Nam mới kể, giọng vừa buồn vừa day dứt:
“Em gặp anh Phóng lúc nãy. Anh ấy kể chuyện sáng nay, rồi em hỏi anh ấy với anh có định đi nhập ngũ không. Anh ấy bảo em đừng lo, nhưng em biết chắc anh Phóng cũng giống anh thôi~ đều muốn đi cả…”
Việt Nam dừng lại, siết chặt tay hơn, đôi mắt long lanh.
“Em cũng muốn được đi, anh ạ. Em đã đủ tuổi rồi! hai mươi mốt tuổi đầu rồi, không còn là con nít hay quậy phá làng nữa đâu ! Em muốn được góp chút sức mình! muốn được chiến đấu như bao người khác, muốn được cứu chữa cho những người lính bị thương nhưng- nhưng anh Phóng không cho, anh ấy nói việc đó không dành cho em!”
Giọng Việt Nam mếu máo, từng lời nói như trút ra từ đáy lòng đã chất chứa bao khát vọng, bao day dứt không thể nói cùng ai.
Mặt Trận lặng đi một lúc, nhìn đứa em gái bé nhỏ trước mặt. Trong mắt anh, Việt Nam vẫn là cô em gái non nớt, vẫn còn đó những nụ cười hồn nhiên, vẫn còn cần được chở che… Anh khẽ thở dài, đưa tay xoa nhẹ lên mái tóc mềm của Việt Nam.
“Em gái ngốc của anh… anh hiểu tấm lòng em mà. Anh biết em dũng cảm, biết em thương người, biết em muốn góp sức mình… nhưng em nghe anh này…” — giọng Mặt Trận dịu xuống, đầy yêu thương — “Em là báu vật duy nhất mà anh còn lại trên đời này. Anh không thể để em ra chiến trường, nơi mà mạng sống mong manh như ngọn cỏ ngoài đồng. Em ở bên anh, sống thật tốt, đó đã là niềm hạnh phúc lớn nhất với anh rồi…”
Việt Nam cúi đầu, mặt lại nhõng nhẽo. Cô nói khẽ:
“Nhưng em không muốn chỉ đứng nhìn! em thấy mình bất lực quá, anh ạ!”
Mặt Trận nhẹ nhàng kéo Việt Nam vào lòng, bàn tay vỗ về :
“Em không bất lực đâu! Em ở nhà, giữ vững mái ấm này, đó là cách em chiến đấu đấy. Mỗi người một vai, mỗi người một chiến trường. Em đã làm hơn đủ rồi…”
Ngoài sân, gió chiều lại thoảng qua, đưa theo mùi cơm canh quê nhà, như chính hơi ấm gia đình xoa dịu trái tim đang đầy trăn trở của hai anh em.
Mặt Trận ôm em gái trong vòng tay một lúc lâu, muốn an ủi em theo cách riêng của mình. Anh buông ra .
“Thôi nào… quên đi, rồi ăn cơm cho nóng kẻo nguội mất ngon.” — Mặt Trận dịu dàng lấy tay véo yêu má Việt Nam, ánh mắt anh hiền từ nhưng ánh lên một nỗi buồn khó giấu.
Việt Nam khẽ gật đầu, mỉm một nụ cười nhỏ nhoi dù lòng vẫn nặng trĩu. Cô cầm đũa, gắp thử miếng cá rô phi dán giòn, rồi miếng rau muống xanh mướt do chính tay anh xào. Mùi vị quê nhà, giản dị mà ấm lòng, làm tan luôn nỗi day dứt trong tim cô.
Mặt Trận ngồi đối diện, nhìn em gái ăn từng miếng, còn mình thì chỉ lặng lẽ gắp lấy vài cọng rau, chan bát canh chua mà chẳng buồn ăn. Đôi mắt anh vẫn thi thoảng lướt nhìn ra khung cửa sổ, nơi ngoài kia ánh hoàng hôn nhuộm đỏ cả khoảng trời. Gió chiều thổi lồng lộng, mang theo âm vang của những ngày chiến trận mà anh biết chắc mình sắp phải đối mặt.
Trong lòng Mặt Trận rối bời, vừa thương em, vừa thương cha mẹ đã khuất, vừa thấy mình như bị xé đôi giữa trách nhiệm gia đình và nghĩa vụ non sông. Bàn tay cầm đũa của anh siết chặt, đến nỗi khớp ngón tay trắng bệch.
Anh âm thầm tự nhủ: “Em gái ngốc của anh… em càng khát khao ra đi, anh càng không thể để em bước vào hiểm nguy. Để anh đi thay em, để anh gánh phần giông bão. Chỉ cần em còn nở nụ cười, anh có ra sao cũng xứng đáng…”
Bữa cơm ấy, hai anh em ngồi bên nhau trong gian bếp nhỏ, giữa mùi cơm canh quê nhà, giữa tiếng lá xào xạc ngoài vườn. Việt Nam dần bình tâm lại, thi thoảng len lén nhìn anh trai với ánh mắt biết ơn và yêu thương vô bờ.
Còn Mặt Trận, anh vẫn ngồi đó, ăn từng miếng cơm mà lòng đã chất chứa muôn vàn quyết tâm. Rồi anh nhìn sang tờ phiếu đăng ký nhập ngũ đang cất trong cặp và anh quyết định rồi...
....
Trời còn tờ mờ tối, sương mai phủ kín cả khoảng sân trước nhà Phóng. Đồng hồ điểm đúng 4 giờ 15 phút sáng. Phóng lồm cồm bò dậy, mắt nhắm mắt mở dụi lia lịa, vừa lẩm bẩm:
“Trời đất... mới chớp mắt đã tới giờ rồi à...”
Anh uể oải bước ra khỏi giường, lóc cóc đi đánh răng rửa mặt, nước lạnh buốt khiến anh tỉnh táo hẳn. Ăn vội bát cơm nguội chan nước tương mẹ để sẵn, Phóng khẽ nhìn vào buồng thấy bố mẹ vẫn còn ngủ say. Tim đập thình thịch vì hồi hộp, anh khẽ rón rén, nhón từng bước ra cửa như một kẻ trộm thực thụ. Trên tay anh nắm chặt tờ giấy đăng ký nhập ngũ đã điền tên mình, như nắm lấy cả quyết tâm.
Ra khỏi cổng, Phóng chạy băng sang nhà hàng xóm còn say giấc nồng, chỉ có tiếng côn trùng và gió khuya vi vu. Anh dừng trước nhà Việt Nam, nhìn quanh một lượt, rồi chẳng nghĩ ngợi nhiều, chui tọt qua cửa sổ như con mèo tinh nghịch.
Trong nhà, ánh trăng nhàn nhạt rọi xuống nền nhà mát lạnh. Mặt Trận đang quắp chặt Việt Nam trong lòng, hơi thở đều đều của giấc ngủ say. Phóng bò rón rén lại gần, lay nhẹ vai Mặt Trận, khẽ gọi:
“Này... dậy đi... dậy thôi Trận ơi... Trận Lùn ơi!!!”
Mặt Trận ngái ngủ mở mắt, vừa quay sang đã thấy trước mặt mình một cái bóng đen sì sì, mặt mũi lờ mờ trong ánh trăng. Tim anh suýt nữa nhảy khỏi lồng ngực.
“Cướp!?”
Chát!
Không cần suy nghĩ, Mặt Trận thẳng tay tặng Phóng một cái bạt tai giòn tan. Phóng ôm má đỏ ửng, trợn mắt, thì thầm gằn giọng vì sợ Việt Nam tỉnh giấc:
“Cái đồ ĐẦN! TỚ đây! Phóng ngố đây! TỚ đến gọi cậu dậy đi nhập ngũ! TỚ có phải ăn trộm đâu mà tát TỚ như trời giáng thế hả?!?”
Mặt Trận lúc này mới nhận ra, vừa hoảng vừa xấu hổ, tóc tai bù xù như tổ quạ, vội vàng xin lỗi bạn, giọng lí nhí:
“ Phóng!!! Ừ… tớ… xin lỗi… tại cậu lẻn vào nhìn cứ như ăn trộm ấy! Mà cậu không biết mở miệng gọi à? Làm tớ tưởng có trộm thật chứ! Cái đồ vô duyên! Lẻn vào nhà người ta như thật!!!”
Phóng bực mình, má vẫn còn nóng ran, xì một tiếng:
“Thì tớ sợ gọi to, em gái cậu tỉnh giấc rồi lo lắng đấy chứ sao!”
Hai đứa dở khóc dở cười nhìn nhau, rồi cùng khẽ khàng thu dọn mấy món đồ đạc đã chuẩn bị từ hôm trước: đôi dép cũ, túi vải đựng ít áo quần, cái bi đông đựng nước. Mặt Trận không quên quay sang nhìn Việt Nam. Cô bé vẫn ngủ ngon, khuôn mặt bình yên dưới ánh trăng, đôi hàng mi dài khẽ rung như đang mơ giấc mơ đẹp.
Anh khẽ cúi xuống, kéo lại tấm chăn đắp kín cho em gái, rồi thì thầm bên tai Việt Nam như lời hứa thầm lặng:
“Ở nhà ngoan nhé em… đừng lo gì cả… anh sẽ trở về…”
Ánh mắt Mặt Trận dừng lại thêm một giây, như muốn in sâu bóng hình đứa em gái bé bỏng vào tim.
Phóng đứng đợi bên cửa sổ, cầm chặt tờ giấy nhập ngũ, thì thầm:
“Nhanh lên đi Trận ơi… không trời sáng mất…”
Mặt Trận hít một hơi dài, rồi bước theo bạn, cả hai lặng lẽ rời khỏi căn nhà thân thương, để lại sau lưng mái ấm mà họ yêu thương hơn cả chính mình…
Ngoài kia, sương sớm vẫn giăng kín lối, nhưng lòng hai người đã sáng lên bởi ngọn lửa của quyết tâm, của nghĩa vụ với Tổ quốc…
Tiếng bước chân Mặt Trận và Phóng vang đều trên con đường quê tĩnh lặng. Gió sớm lạnh se se, mang theo hương lúa non từ cánh đồng xa xa phả vào mặt hai chàng trai trẻ.
Phóng, như thường lệ, luôn là người phá tan bầu không khí trầm lặng.
“Này Trận, cậu có thấy hồi hộp không? Tớ thì hồi hộp lắm rồi đây này! Hehe!” – Phóng vừa giậm chân vừa cười, giọng nói rộn ràng như muốn át cả tiếng gió.
Mặt Trận nhếch môi, mắt vẫn dán vào con đường phía trước, giọng bình thản nhưng ánh mắt lóe chút lo lắng sâu kín:
“Ừ… hồi hộp thì có. Nhưng… cậu bớt nói đi, nhỡ đâu người ta nghe thấy, lại tưởng lính mới sợ ra trận.”
Phóng phì cười, đấm nhẹ vào gáy bạn:
“Cái đồ cứng đầu này! Tớ biết bụng cậu lo như tớ mà còn bày đặt làm nghiêm. Thôi, sắp đến rồi, cười lên cái coi!”
Mặt Trận khẽ nhíu mày, nhưng rồi cũng thở hắt ra, nụ cười nhạt nhoẻn thoáng qua trên gương mặt vốn hay cau có ấy.
Khu vực huấn luyện hiện ra trước mắt, giữa một khoảng đất trống rộng lớn, bao quanh là rặng tre và những cây xà cừ vươn cao. Vài tốp lính mới đã đứng thành hàng ngay ngắn, tiếng gọi nhau, tiếng hô tập, tiếng còi huấn luyện vang vọng cả không gian.
Một người cán bộ trẻ tiến đến chỗ hai người, nét mặt nghiêm nghị nhưng ấm áp:
“Các cậu tên gì? Đưa giấy tờ cho tôi kiểm tra.”
Cả Phóng và Mặt Trận đồng loạt đưa giấy đăng ký, đứng nghiêm như đã quen từ lúc rời nhà.
“Dạ, em là Phóng, còn đây là anh em họ của em Mặt Trận ạ!” – Phóng nhanh nhảu, nở nụ cười tươi rói.
Cán bộ gật đầu hài lòng:
“Được rồi, hai cậu theo hàng này, chuẩn bị khám sức khỏe!”
Cuộc kiểm tra sức khỏe diễn ra nhanh nhưng nghiêm túc. Bác sĩ quân y lần lượt đo chiều cao, cân nặng, kiểm tra mắt, nghe tim phổi. Phóng thì cười toe toét khi bác sĩ bảo:
“Sức khỏe tốt lắm! Chắc chắn thành lính giỏi đây!”
Mặt Trận thì im lặng hơn, nhưng trong lòng cũng nhẹ nhõm khi bác sĩ gật gù:
“Cậu này khỏe đấy, thể lực tốt.”
Ngay sau đó, họ được phát quân phục. Khi khoác lên mình bộ áo xanh màu lá, cả hai cùng đứng sững một lát. Tấm áo ấy, giản dị thôi, nhưng khi chạm vào da thịt, lại thấy một trọng trách nặng nề và thiêng liêng dội vào lòng.
Phóng xoay người ngắm nghía, rồi phá lên cười:
“Trận ơi nhìn tớ này! Đẹp trai ra phết đấy chứ!”
Mặt Trận nửa cười nửa lườm:
“Đẹp kiểu lính mới toanh ấy mà, cậu đừng tưởng bở.”
Phóng hếch mắt, cười khểnh, vỗ vào vai Mặt Trận:" hích! Cậu ghen tị chứ gì ~ vui vẻ lên! Lúc nào cũng căng vậy ~"
Họ được phân vào một tiểu đoàn huấn luyện tân binh. Phóng hồ hởi, nhanh nhảu làm quen từng người:
“Chào các đồng chí nhé! Tớ là Phóng! Rất vui được gặp mọi người!”
Mặt Trận thì vẫn giữ nguyên vẻ dè dặt, ánh mắt nhìn mọi người dò xét, từng chút một như muốn đảm bảo rằng ai cũng đáng tin. Phóng thấy thế thì kéo bạn lại, khẽ giục:
“Này… thôi đi ông nội, lính cùng tiểu đoàn cả, làm quen đi cho nhanh còn gắn bó!”
Trước ánh mắt thân thiện của mọi người, Mặt Trận cuối cùng cũng khẽ gật đầu, đôi môi hé một nụ cười mỏng:
“Ừ… tớ là Mặt Trận… mong được cùng đồng đội.”
Ngày huấn luyện đầu tiên bắt đầu.
Tiếng còi rít lên, báo hiệu giờ tập. Các tân binh bắt đầu với những bài thể lực: chạy bền, bò trường, tập võ tay không, tháo lắp súng. Mồ hôi túa ra ướt đẫm lưng áo, đất cát bám đầy tay, đầy gối.
Phóng vẫn cười cười nói nói, dù thở hổn hển:
“Khó thật đấy Trận nhỉ… nhưng mà vui. Tớ thấy mình mạnh mẽ hơn rồi đấy!”
Mặt Trận mím môi, mồ hôi ròng ròng, tay nắm chặt khẩu súng gỗ tập luyện, đôi mắt ánh lên quyết tâm:
“Khó mới đáng tập. Để ra chiến trường còn sống mà bảo vệ người ở nhà…”
Nắng đã bắt đầu gay gắt, hắt xuống thao trường rộng lớn một màu vàng rực, khiến những giọt mồ hôi trên trán, trên má Mặt Trận và Phóng lấp lánh như muối. Trên bãi đất đỏ xạm màu, tiếng hô dõng dạc của cán bộ huấn luyện vang vọng:
“Lực lượng tân binh! Sẵn sàng! Bắt đầu bài tập!”
Những bài tập nặng nhọc nối tiếp nhau, không cho ai một phút ngơi nghỉ:
Chạy bền 5 km trong thời gian quy định, mang theo súng gỗ nặng trịch trên vai.
Bò trường dưới hàng rào dây thép gai, đất bùn ướt át, quần áo rách bươm vì bị móc vào gai nhọn.
Khiêng đồng đội trên vai chạy vượt chướng ngại vật, vừa rèn thể lực vừa luyện tinh thần đồng đội.
Leo tường gỗ cao 3 mét, bàn tay rớm máu vì những mảnh dằm xước vào da.
Tháo lắp súng trong thời gian hạn chế, mắt hoa lên vì nắng, nhưng vẫn phải chính xác từng động tác.
Nằm phục kích, tập nhắm bắn, di chuyển theo đội hình chiến đấu giữa cái nắng gắt, không được nhúc nhích dù ruồi muỗi đậu kín mặt.
Mang ba lô nặng 20kg, hành quân đường dài vượt đồi núi, chân phồng rộp nhưng không ai than vãn.
Mặt Trận luôn nghiêm túc và dốc hết sức, từng động tác của anh dứt khoát, ánh mắt sắc lạnh đầy quyết tâm. Dù mồ hôi ướt đẫm lưng áo, dù hơi thở gấp gáp, anh vẫn cắn răng chịu đựng, không để mình chậm lại phía sau.
Phóng thì vừa tập vừa động viên bạn:
“Này… Trận ơi… lát nghỉ tớ đãi cậu ngụm nước bi đông, coi như cảm ơn vì kéo tớ qua tường lúc nãy nhé!”
Mặt Trận nhíu mày nhưng khóe môi khẽ cong lên:
“Luyện cho tử tế đi, lo nước với nôi làm gì!”
Đến phần bò trường dưới dây thép gai, đất nhão sau cơn mưa đêm, cả tiểu đội lấm lem từ đầu đến chân. Phóng cố gắng bò thật nhanh, nhưng bùn trơn khiến cậu trượt tay, cả người ngã nhào, mặt úp xuống đất, bùn văng lên kín mặt.
Mặt Trận nhanh như cắt, trườn lại đỡ bạn:
“Đừng vùng mạnh, dây gai móc vào áo rồi kìa, từ từ gỡ! Cậu không thấy đau à?”
Phóng nhăn nhó, mặt lấm lem nhưng vẫn cố nhoẻn cười:
“Ơn trời có cậu… tớ lại định làm hề trước cả tiểu đội rồi đây này…”
Mặt Trận gằn giọng nhỏ, nhưng mắt ánh lên sự lo lắng:
“Không phải lúc đùa đâu... Miễn là cậu không sao là được...Đi nào, cùng bò tiếp!”
Hai người lại tiếp tục trườn đi, từng tấc đất một, lưng ướt sũng, quần áo bết bùn.
Đến lượt khiêng đồng đội chạy vượt vật cản, Phóng vừa thở vừa nói đùa:
“Trận, nhỡ mai kia ra trận tớ yếu quá, cậu phải cõng tớ thật đấy nhé!”
Mặt Trận nhướng mày, đáp gọn lỏn:
“Cậu mà yếu, tớ cho ăn đòn luôn!”
Phóng bật cười, rồi nghiêm túc chạy tiếp, mặc cho vai đau nhói vì sức nặng.
Tiếng còi vang lên, báo hiệu giờ nghỉ.
Cả hai ngồi bệt xuống gốc cây, thở dốc. Phóng đưa bi đông nước cho Mặt Trận, giọng chân thành:
“Cảm ơn cậu, Trận. Tớ không chắc hôm nay qua nổi nếu không có cậu.”
Mặt Trận lau mồ hôi, mắt nhìn xa xăm về phía chân trời:
“ tớ biết nhưng cậu vẫn phải cố gắng tự tập đi đó...”
Phóng im lặng một lúc, rồi khẽ gật đầu. Hai bàn tay lấm lem bùn đất vỗ nhẹ lên vai nhau, như thầm nhắc: cùng nhau vượt qua tất cả.
Ánh nắng sớm xuyên qua kẽ lá, len qua ô cửa sổ cũ kỹ, rọi vào căn phòng nhỏ ấm áp. Tiếng chim ríu rít ngoài vườn như báo hiệu một ngày mới bắt đầu.
Việt Nam khẽ cựa mình, đôi mắt lim dim mở ra, mái tóc mềm xõa xuống gối. Cô vươn vai một cái, ngồi dậy, đôi mắt vẫn còn đượm vẻ ngái ngủ.
“Anh Trận…” — Cô gọi khe khẽ, ngỡ Mặt Trận vẫn đang ở đâu đó gần bên. Nhưng phòng trống trơn. Cô đảo mắt nhìn quanh: không thấy bóng dáng Mặt Trận đâu cả.
Một cơn lo lắng mơ hồ len vào tim. Việt Nam vội bước xuống giường, chạy ra ngoài hiên. Gió sớm lành lạnh lùa qua mái tóc, khiến cô khẽ rùng mình.
Ánh mắt Việt Nam dừng lại trên một tờ giấy được gián ngay ngắn trên tường, nét chữ quen thuộc của Phóng nguệch ngoạc nhưng đầy thân thương:
“Anh Trận và anh Phóng đi có chút việc! Chiều tối bọn anh về!”
Cô đứng lặng người nhìn tờ giấy rồi thốt lên " tại sao chữ anh Phóng xấu như này mà vẫn qua môn được nhờ?!" tim đập nhanh hơn đôi chút. Một nỗi hụt hẫng thoáng qua. Cô khẽ thì thầm một mình, giọng có phần giận dỗi nhưng đầy yêu thương:
“Lúc nào cũng đi mà chẳng nói với mình trước…”
Biết mình chẳng thể làm gì hơn, Việt Nam lặng lẽ quay vào nhà. Cô xắn tay áo, bắt đầu công việc quen thuộc hằng ngày: quét sân, tưới mấy luống rau ngoài vườn, gom đống củi mà hôm qua Mặt Trận chẻ dở.
Trở vào phòng, cô ngồi xuống bàn, mở sách vở ra, gò lưng làm bài tập. Ánh nắng xiên qua cửa sổ chiếu lên từng trang giấy, gió nhẹ làm mấy tờ vở rung rinh.
Mồ hôi lấm tấm trên trán, nhưng Việt Nam vẫn cắm cúi, như để xua đi cảm giác trống vắng trong lòng.
Việt Nam thắp một cây nến nhỏ đặt trên bàn cạnh giường, ngọn lửa nhảy nhót hắt ánh sáng ấm áp lên bức tường loang lổ.
Cô nằm dài trên giường, tay nâng quyển truyện tranh mới ra mắt mà cô đã mong đợi từ lâu. Mắt cô sáng lên khi lật từng trang, say mê với câu chuyện phiêu lưu kỳ thú.
Nhưng rồi, khi ánh mắt lướt qua một cảnh hào hùng của nhân vật chính, Việt Nam bỗng khựng lại. Cô buông cuốn truyện xuống ngực, mắt nhìn lên trần nhà, lòng dâng trào một nỗi nhớ nhung khó tả.
“Ước gì anh Trận và anh Phóng cũng ở đây, cùng đọc truyện với mình nhỉ…”
Nghĩ đến đó, Việt Nam buồn rười rượi nhưng rồi" thôi ! Đi chọc chó, chọc tổ ong cùng mấy đứa bạn cùng xóm vậy! 😏 Dù gì thì Mặt Trận cũng đâu có ở đây để quản mình đâu! Hihi !" Nói rồi Việt Nam thổi tắt nến rồi chạy như thiêu thân ra ngoài chơi.
...
Dưới ánh nến leo lét, căn hầm chỉ huy hiện lên những bóng hình khắc khổ. Người lính trẻ, mồ hôi lấm tấm trên trán, vừa thắp sáng ngọn nến cuối cùng vừa báo cáo: "Báo cáo chỉ huy, địch có dấu hiệu tăng cường quân ở hướng tây bắc. Đường đi của chúng có thể sẽ vòng qua làng..."
Người chỉ huy, một người đàn ông trung niên với ánh mắt sắc bén, trầm giọng: "Nếu để chúng chiếm được làng, dân mình sẽ gặp nguy. Phải chặn chúng lại. Gọi Tâm và Bách đến đây."
Chuyển cảnh.
Bên ngoài ngôi làng nhỏ yên bình, những người lính Việt Nam đang canh gác cẩn mật. Bên ngoài cổng làng, Tâm và Bách phục kích sau lùm cây rậm rạp.
"Mấy hôm nay yên ắng quá, không biết địch có âm mưu gì không," Bách lên tiếng, giọng trầm thấp.
Tâm siết chặt khẩu súng trong tay, đáp: "Cẩn tắc vô áy náy. Mình cứ làm tốt nhiệm vụ của mình thôi."
Đột nhiên, một tiếng súng xé tan bầu không khí tĩnh lặng. Viên đạn oan nghiệt xuyên qua đầu Bách, anh ngã gục xuống đất, máu loang ra cả một vùng.
"Bách! Bách ơi!" Tâm hoảng hốt quỳ xuống bên cạnh đồng đội, cố gắng lay anh dậy nhưng vô vọng.
Tiếng máy bay gầm rú ngày càng lớn. Hàng loạt trực thăng chở lính ngụy ào ạt đổ quân xuống. Cuộc đọ súng ác liệt bắt đầu.
Quân ta, với số lượng ít ỏi, kiên cường chống trả. Tiếng súng, tiếng lựu đạn nổ, tiếng người la hét hòa lẫn vào nhau tạo nên một bức tranh chiến tranh tàn khốc.
Một chiếc trực thăng đáp xuống, từ đó bước ra một tên lính Hàn Quốc cao lớn, vẻ mặt ngạo nghễ - Nam Hàn. Bên cạnh hắn là những tên lính ngụy và cả những dân thường mang trên mình bộ quân phục lính ngụy, ánh mắt chúng tràn đầy sự thù hận.
Nam Hàn quan sát chiến trường một lượt rồi nhếch mép cười khẩy. Hắn ra hiệu cho quân mình tiến lên, bắt đầu cuộc thảm sát.
Một người lính của ta, loạng choạng bò dậy từ vũng máu, cố gắng tìm đường thoát thân. Bất ngờ, một tên lính ngụy lạnh lùng nổ súng, viên đạn găm thẳng vào đầu anh. Người lính ngã xuống, không kịp trăn trối.
Việt Nam Cộng Hòa đứng nhìn thi thể người lính, khuôn mặt không hề lộ một chút cảm xúc nào.
Một chiến sĩ khác của ta, trốn sau bức tường đổ nát, cố gắng bắn trả. Nhưng ngay lập tức, Nam Hàn xuất hiện từ phía sau, tung một cú đá hiểm hóc vào gáy anh. Người chiến sĩ ngã xuống, tắt thở.
Nam Hàn cười khinh bỉ, ra hiệu cho Việt Nam Cộng Hòa: "Xong rồi đấy."
Việt Nam Cộng Hòa gật đầu, tiến lại gần Nam Hàn và nói: "Tôi nghĩ chúng ta nên xử lý nhanh vụ này... Đây chỉ là nhiệm vụ nhỏ nhặt... Vẫn còn nhiều việc khác phải làm nữa..."
Nam Hàn quay ngoắt lại, cười nhếch mép: "Tôi biết điều đó ~ anh bạn! Chúng ta sẽ bắt tay vào diệt trừ sâu bọ sinh sôi thôi!!!"
Việt Nam Cộng Hòa không nói gì mà quay đi, Nam Hàn vẫn đứng đó thao thao" hãy tận hưởng đi ~ đây sẽ là một trò chơi nhỉ?"
Sau đó, cả hai cùng ra lệnh cho quân lính ngụy xông vào làng, tàn sát dân lành và những người lính còn sót lại.
Sáng hôm ấy, tại thao trường đầy nắng và gió, những bước chân đều đặn dồn dập vang lên hòa cùng tiếng hô khẩu lệnh vang dội. Mặt Trận và Phóng miệt mài luyện tập giữa hàng ngũ các tân binh. Bụi đất tung mù mịt dưới bước chân. Những bài tập quân đội, từ chạy vượt vật cản, leo dây thừng cao, lăn lê bò toài qua bãi cát nóng bỏng, khiêng đồng đội vượt chướng ngại vật, đến thao tác tháo lắp súng và tập đội hình chiến đấu, lần lượt thử thách thể lực lẫn ý chí của từng người lính trẻ.
Mồ hôi nhễ nhại ướt đẫm tấm lưng áo bộ đội xanh mướt. Trong lúc tập khiêng đồng đội chạy vượt dốc, Phóng — với bản tính hậu đậu vốn có — chẳng may trượt chân, ngã sõng soài, kéo theo cả Mặt Trận ngã lăn ra đất. Cát bụi bám đầy mặt mày, tóc tai rối bù. Tiếng huấn luyện viên quát lớn khiến cả thao trường chững lại:
“Hai cậu làm cái trò gì vậy hả? Đây là thao trường chứ không phải chỗ chơi đùa!”
Phóng đỏ bừng mặt, mắt rưng rưng vì xấu hổ và tủi thân, bị phạt ngồi một góc, nhìn đồng đội tiếp tục tập luyện. Cậu cúi gằm mặt, tự trách mình đã làm liên lụy bạn. Nhưng rồi, giữa cái nắng gắt, Mặt Trận lẳng lặng rời hàng ngũ, ngồi xuống cạnh Phóng, vỗ nhẹ lên vai bạn, ánh mắt dịu dàng và kiên định:
“Không sao đâu Phóng. Tớ biết cậu không cố ý ... Thôi... quên chuyện đó đi...Mình cùng nhau cố gắng tiếp nhé! mình sẽ làm tốt hơn...”
Những lời ấy như xua tan mọi tủi hờn trong lòng Phóng. Hai người cùng đứng dậy, xiết chặt tay nhau, ánh mắt rực lên ý chí quyết tâm, rồi hòa vào đội ngũ tiếp tục tập luyện, tiếng hô vang vọng như hòa vào gió:
“Vì Tổ quốc quyết thắng!”
Buổi tập đầu tiên kết thúc khi nắng chiều ngả bóng. Trên đường về, hai người vừa đi vừa cười nói rôm rả, kể nhau nghe những chuyện ban sáng: từ việc Phóng làm đổ bi đông nước của huấn luyện viên, chạy nhầm hàng ngũ, đến lúc mặc nhầm cả áo trái khi tập đội hình. Mặt Trận vừa nghe vừa cười lắc đầu, còn Phóng thì ngượng chín mặt mà vẫn tếu táo trêu đùa.
Về đến nhà Mặt Trận, hai người vỗ vai nhau tạm biệt. Bước vào nhà, Mặt Trận đã thấy Việt Nam vui mừng chạy ra đón, trên bàn cơm bày biện sẵn mâm cơm nóng hổi. Cô bé reo lên:
“Anh về rồi! Em đợi mãi!”
Mặt Trận mỉm cười, ôm chặt em gái, mồ hôi lấm tấm trên trán vẫn chưa kịp lau. Hai anh em vừa ăn vừa trò chuyện. Việt Nam tò mò nhìn bộ quần áo bộ đội của anh, ánh mắt long lanh:
“Sáng nay anh đi đâu mà người đầy mồ hôi, quần áo này nhìn lạ quá!”
Mặt Trận hơi khựng lại, rồi mỉm cười nói dối nhẹ nhàng:
“Anh... đi tập quân sự cho trường đấy mà. Mệt lắm, nhưng vui lắm! Còn được huấn luyện viên khen ngợi nữa!”
Anh hào hứng kể về sáng nay, rằng anh đã làm tốt phần leo dây thừng, vượt chướng ngại vật, tháo lắp súng nhanh hơn nhiều bạn khác. Và không quên kể mấy màn “tấu hài” của Phóng: ngã úp mặt vào bãi cát khi bò toài, gọi nhầm huấn luyện viên là “bác” thay vì “thầy”, khiêng đồng đội thì tự vấp chân mình ngã chổng vó… Việt Nam vừa nghe vừa cười khúc khích, mặt đỏ hồng vì vui.
Hai anh em sau đó mở vở học bài, nhưng tiếng cười đùa vang khắp gian nhà. Vở vừa mở ra được dăm ba phút là Mặt Trận bị Việt Nam chọc lét, hoặc tranh nhau cái bút chì như trẻ con.
Tối đến, hai anh em tắm rửa sạch sẽ, nằm trên giường, dưới ánh đèn dầu vàng nhạt. Việt Nam trầm ngâm, mắt nhìn trần nhà, thở dài:
“Ước gì em cũng được đi cùng anh với anh Phóng… chắc vui lắm.”
Mặt Trận khẽ xoa đầu em, giọng trìu mến:
“Rồi sẽ đến lúc em được đi thôi. Em còn nhỏ mà. Giờ ngoan, ở nhà học giỏi, đó là góp sức rồi.”
Việt Nam khẽ gật đầu, kéo chăn đắp kín, mắt lim dim trong giấc mơ về những trận địa anh hùng.
Còn ở bên kia, Phóng vừa bị bố mẹ trách mắng vì tội không tập nghiêm chỉnh. Nhưng rồi bố mẹ cũng động viên con cần nỗ lực hơn, nhắc nhở rằng phía sau còn gia đình, còn lý tưởng để bảo vệ. Đêm xuống, Phóng đắp chăn ngồi trên giường, viết nhật ký bằng nét chữ nguệch ngoạc nhưng đầy tâm huyết. Cậu viết về một buổi sáng đầy biến cố, về những lần vấp ngã, những lần cười đùa, nhưng quan trọng nhất là lời hứa:
“Tớ sẽ cố gắng gấp đôi ngày hôm nay. Để một ngày nào đó, em trai của tớ ở nơi xa ấy có thể tự hào.”
Ánh mắt Phóng dừng lại thật lâu trên di ảnh người em trai đã khuất. Cậu thì thầm, giọng run run nhưng kiên định:
“Anh hứa với em… anh sẽ trả thù, sẽ không để nỗi đau mà em gánh chịu trở nên vô nghĩa…”
Rồi tắt đèn, định nằm xuống, nhưng do tối quá, Phóng lộn cổ từ giường xuống đất, kêu oái một tiếng. Cậu tự trèo lên lại giường, lẩm bẩm:
“Ông trời cũng hùa vào bắt nạt mình nữa hả?”
Rồi cười khì khì, kéo chăn đắp kín, chìm vào giấc ngủ.
Sáng hôm sau, Mặt Trận đang tập luyện thì bỗng nghe nhóm tân binh gần đó xì xào:
“Nghe nói cậu ấy có ông anh bỏ nhà đi bụi, bỏ mặc hai anh em...”
“Ừ, thế nên mặt lúc nào cũng lạnh như băng...”
Những lời ấy như nhát dao xoáy vào tim Mặt Trận. Máu nóng bốc lên mặt, cậu siết chặt nắm đấm, định xông tới cho bọn họ một trận ra trò.
May sao Phóng nhanh tay kéo Mặt Trận lại, giọng vừa nghiêm vừa lo:
“Trận! Đừng! Không đáng đâu! Họ chỉ lắm mồm thôi, mình phải cao hơn họ!”
Quay sang nhóm bạn, Phóng trừng mắt:
“Này! Đừng có bàn tán chuyện nhà người khác! Các cậu muốn bị phạt tập gấp đôi à?”
Rồi, để giúp bạn nguôi giận, Phóng nắm hai cổ tay Mặt Trận, vung vung như múa võ, làm bộ mặt nghiêm trọng nhưng buồn cười:
“Nào, ông cụ non ! trổ tài với tôi chút coi! Để xả giận mà! Đến đây, đến đây!”
Không nhịn được, Mặt Trận bật cười, quên luôn cơn bực, hai người đùa võ với nhau giữa nắng mai, khiến cả doanh trại rộn ràng tiếng cười.
Trong một góc phòng chỉ huy đơn sơ của doanh trại, ánh đèn dầu chập chờn hắt lên bức tường loang lổ những vết ố của thời gian. Hai người lính cấp trên – một là người huấn luyện trực tiếp Mặt Trận và Phóng, một là chỉ huy của tiểu đoàn – ngồi đối diện bên chiếc bàn gỗ xước xát, giữa không gian trầm lặng, nặng trĩu ưu tư.
Người huấn luyện thở dài, giọng trầm đục như mang theo cả bụi đất của chiến trường:
“Anh có nghe tin mới nhất không? Vụ tấn công bất ngờ mấy hôm trước… chính là do bọn giặc đó gây ra... Chúng tàn sát không nương tay… đồng đội ta, dân thường… bao nhiêu người ngã xuống chỉ trong một đêm.”
Người chỉ huy siết chặt bàn tay trên mặt bàn, các khớp tay trắng bệch. Đôi mắt già dặn từng trải giờ đây vẫn không giấu được nỗi đau:
“Tôi biết… và đau hơn cả là… chúng từng là người của chính chúng ta, anh à... Tôi không hiểu nổi sao chúng có thể nhẫn tâm đến thế. Một làng nhỏ, một doanh trại phụ trợ, cả phụ nữ và trẻ em… tất cả… cháy rụi…”
Không khí trong phòng như nặng đến nghẹt thở. Ngoài kia, gió đêm thổi qua những tán cây, mang theo mùi ngai ngái của đất sau mưa, hòa lẫn mùi khói thuốc súng còn vương lại. Người huấn luyện gục đầu, giọng chùng xuống:
“Anh em ta hi sinh nhiều quá rồi… Lần này, tôi không muốn mất thêm một ai nữa. Nhất là những đứa trẻ , thanh niên bên ngoài kia kìa… Chúng có tiềm năng… nhưng chiến trường sẽ vùi dập chúng nếu chúng ta không kịp dạy dỗ, tôi luyện đúng cách.”
Người chỉ huy gật đầu, ánh mắt lóe lên quyết tâm:
“Phải… Chúng ta phải chuẩn bị. Phải dạy chúng chiến đấu không chỉ bằng sức mạnh, mà bằng cả trí tuệ… để đối đầu lũ phản bội ấy.”
Tiếng ồn ào bên ngoài cắt ngang cuộc trò chuyện. Người huấn luyện nhíu mày, đứng dậy, bước ra khỏi phòng. Trước mắt ông là cảnh tượng khiến ông suýt phì cười: Mặt Trận và Phóng đang chiến võ với nhau giữa sân doanh trại, dáng vẻ chẳng khác gì hai con gà bửa đá nhau.
Mặt Trận mặt đỏ bừng vì tức, tóc tai rối bời, hai tay vừa cố gắng đỡ đòn vừa hét ấm ức:
“Cậu làm ơn đừng bắt nạt người lùn như tớ được không!!! Công bằng tý đi!!!”
Phóng vừa nhảy nhót vòng quanh vừa cười khoái chí, giọng trêu ngươi:
“Ai bảo cậu lùn quá làm gì! Haha! Mà đã bé lại còn đòi đánh người nửa chứ!”
Người huấn luyện nhìn cảnh đó, ôm trán thở dài đầy ngán ngẩm, lẩm bẩm:
“Trời ơi… hai cái thằng trời đánh này…”
Nhưng rồi, ánh mắt ông chợt lóe lên tia kinh ngạc khi thấy Mặt Trận, tức vì bị chê lùn, bất ngờ xoay người cực nhanh, tung một cú đạp chính xác vào hông Phóng khiến Phóng – thân hình nặng cân hơn – loạng choạng ngã sõng soài ra đất.
Phóng chống tay ngồi dậy, phủi phủi bụi, cười nhăn nhở:
“Ghê ghớm ha, Trận Lùn! Lần sau cậu mà cao thêm được nửa gang tay chắc tớ tiêu mất!”
Chưa kịp để Phóng đứng vững, Mặt Trận lại thủ thế, mắt ánh lên tia ranh mãnh, khiến Phóng phải vội vàng giơ tay xin hàng.
Người huấn luyện lúc này khoanh tay nhìn, trong lòng không khỏi thán phục.
“Chiêu né đòn của Phóng… phản xạ thật nhanh. Mặt Trận… lại biết tận dụng chính lợi thế nhỏ con để ra đòn bất ngờ, chính xác. Cả hai thằng… chỉ cần rèn thêm, sẽ là đôi cánh thép của tiểu đoàn này.”
Ông nheo mắt, trong đầu chợt lóe lên một ý nghĩ. Một nụ cười nhạt nhưng ẩn chứa quyết tâm hiện trên gương mặt đã từng dãi dầu gió sương:
“Được rồi… hai cậu tướng này. Chờ xem ta sẽ dạy dỗ các cậu nên người ra sao!”
...
Bóng tối đêm buông xuống, trải dài khắp những triền đồi, thung lũng. Doanh trại phía bên kia chiến tuyến bừng lên những ánh lửa lốm đốm từ các lán trại, từ những đốm thuốc lá đỏ lừ trong đêm.
Tiếng bước chân lạo xạo của hai kẻ vừa trở về sau một ngày gieo rắc máu và nước mắt vang vọng trong không khí tĩnh lặng. Nam Hàn và Việt Hòa sải bước vào doanh trại, quân phục lấm lem bùn đất, nhưng đôi mắt họ lại ánh lên một thứ ánh sáng hả hê, lạnh lùng.
Nam Hàn, dáng người cao lớn, tay vẫn còn dính vết máu đã khô, vung vẩy khẩu súng như thể đó là chiến lợi phẩm. Hắn bật cười ha hả, giọng nói đầy ngạo mạn, vang vọng khắp sân doanh trại:
“Bọn Bắc Việt ấy à? Hahaha! Chúng nó chỉ như mấy con gà con tập bay mà thôi! Sáng nay tao đếm sơ sơ cũng vài thằng ngã xuống dưới tay tao rồi! Không hiểu sao bọn chúng dám gọi mình là bộ đội chính quy!”
Đám lính quanh đó cười hùa theo, vài kẻ vỗ vai hắn đầy nịnh nọt. Tiếng cười ấy vang vọng trong đêm như một thứ âm thanh ghê rợn.
Việt Hòa chậm rãi bước bên cạnh, gương mặt lạnh như tiền, đôi mắt sắc như dao liếc nhìn xung quanh. Hắn không cười lớn như Nam Hàn, nhưng giọng nói lại toát lên sự khinh miệt tột cùng:
“Chỉ cần thêm vài đòn nữa thôi, bọn cộng sản đó sẽ phải bò ra mà van xin. Quân đội gì mà lủi thủi như lũ chuột cống, gặp trận là rối loạn, bỏ chạy tán loạn... Dù gì tôi cũng đã có nhiều kinh nghiệm rồi... nhưng ...”
Đột nhiên Nam Hàn nhổ toẹt một bãi nước bọt xuống đất, rồi cười nhạt, mắt nhìn về phía xa nơi ánh lửa lập lòe từ một tiền đồn:
“Ta không cần tốn sức, bọn chúng tự diệt mình bằng cái lý tưởng mù quáng thôi. Lũ ngu!”
Nam Hàn vênh mặt, khoe khoang với đám lính trẻ vừa ra trận lần đầu:
“Nhìn kỹ đây mà học hỏi! Sáng nay tôi bắn một phát gục ngay một thằng chỉ huy của tụi nó, thấy nó trợn mắt giãy chết mà tôi còn thấy buồn cười. Thằng đó còn chưa kịp giơ súng lên nữa kìa!”
Đám lính cười phá lên, vài tên vỗ tay tán thưởng như thể đang nghe một chiến tích lẫy lừng. Không khí trong doanh trại càng lúc càng đặc quánh một mùi hôi hám của kiêu ngạo, của máu tanh và sự tàn nhẫn.
Việt Hòa đưa mắt nhìn đám lính đang hô hào, hắn bật cười khẩy, giọng nhỏ nhưng đủ sắc để xuyên thẳng vào tai từng người:
“Đợi đến ngày càn quét hết sạch đám rừng rú ấy, tôi sẽ xem cái xứ Bắc đó cúi đầu thế nào trước súng đạn của chúng ta…”
Hắn quay sang Nam Hàn, ra vẻ hào hứng:
" Cậu nghĩ sao? Có nên cho tụi nó nếm mùi thêm vài đòn nữa không? Để chúng nó tự giác kéo cờ trắng khỏi phải tốn đạn.”
Nam Hàn nhếch mép, lau vệt máu khô trên tay vào áo, ánh mắt hắn ánh lên tia nhìn điên loạn:
“Để mai, tôi sẽ đích thân dẫn đội hình đi. Cho bọn Bắc Việt ấy khỏi còn đường mà sống.”
Tiếng cười độc địa của cả hai vang vọng khắp doanh trại, át cả tiếng gió rít qua rặng cây ngoài xa.
Bất chợt, Hùng — một người lính trẻ, đôi mắt rực sáng vì phẫn nộ — bước ra, chặn trước mặt hai kẻ ấy.
“Đủ rồi đấy! Hai người còn chút lương tâm nào không?! Những việc các người vừa làm… các người không thấy nhục nhã sao?! Đó không phải là chiến công, đó là TỘI ÁC!”
Nam Hàn cười khẩy, khoát tay coi thường rồi bỏ đi về phía lán, chẳng buồn tranh luận. Nhưng Việt Hòa đứng lại, ánh mắt sắc lạnh nhìn Hùng, gằn giọng:
“Cậu nghĩ mình cao thượng hơn tôi chắc? Đây là chiến tranh! Ai không chết thì sống! Mà sống thì phải giết trước khi bị giết!”
Hùng thở hắt, bàn tay siết chặt, cố kiềm cơn giận. Anh nắm lấy cánh tay Việt Hòa, kéo xệch anh ra một góc bãi đất trống sau doanh trại.
Dưới ánh trăng mờ, gió rít qua những ngọn cỏ khô, Hùng chỉ tay vào mặt Việt Hòa, mắt đỏ hoe:
“Cậu không biết à?! Nam Hàn vừa giết một đứa trẻ sáng nay đấy! Một đứa trẻ vô tội! Thằng bé còn chưa biết gì về chiến tranh! Vậy mà cậu còn đứng đó đồng tình sao?! Tôi thà chết chứ không nhúng tay vào máu như các người! Kể cả một con chim nhỏ, tôi cũng chẳng nỡ làm hại, huống gì một mạng người!”
Việt Hòa im lặng, ánh mắt lóe lên chút xao động, nhưng rồi sắc lạnh lại trùm lên:
“Nếu Nam Hàn không giết đứa nhóc đó… lớn lên nó sẽ quay súng vào chúng ta thôi. Chiến tranh không cho phép sự mềm yếu, Hùng ạ.”
Lời nói của Việt Hòa như nhát dao cứa vào trái tim Hùng. Anh gầm lên trong uất nghẹn:
“Cậu còn là người không hả Hòa?! Cậu nhìn lại mình đi! Cậu đang dần biến thành cái quái gì vậy?! Tôi đã nghĩ cậu khác… tôi đã nghĩ cậu vẫn còn chút lương tri…”
Việt Hòa nhíu mày, giọng trầm trầm, có phần chán chường:
“Hùng… tôi mệt mỏi lắm rồi. Tôi không muốn tranh cãi. Vậy cậu nói đi — cậu đã giết được ai chưa?”
Hùng ngẩng cao đầu, mắt đầy tự trọng:
“Chưa. Và tôi sẽ không giết, trừ khi không còn cách nào khác để bảo vệ người dân và đồng đội.”
Việt Hòa nhìn anh, ánh mắt có chút thất vọng xen lẫn buồn bã, nhưng rồi anh quay đi, giọng khẽ nhạt:
“Cậu lúc nào cũng thế, Hùng… thôi kệ. Cứ nghĩ sao cho nhẹ lòng cậu đi.”
Hai người lặng lẽ bước đi trong đêm, mỗi người chìm trong những suy nghĩ nặng trĩu. Hùng vẫn âm thầm day dứt và giận Việt Hòa vì những hành động tàn nhẫn của anh...
Việt Hòa thầm nghĩ:" mình hiểu vì sao nó không được tuyển vào làm tân binh rồi..."
Ghi chú của tác giả: xin lỗi mọi người nhé, mình không có ý *phản quốc* đâu nhé và mình cũng không có ý xúc phạm bất cứ ai cả chỉ là mình viết phân đoạn trên có thể gây bức xúc nhưng hãy nhớ rằng đây chỉ là truyện hư cấu và tất cả tình tiết trong truyện đều không có thật , không xuyên tạc hay chống phá và mình cũng không có ý định gì xấu cả 😢