Trường sơn là dãy núi dài, chạy dọc phía Tây Việt Nam, làm thành đường biên giới thiên nhiên giữa Việt nam, Lào và Campuchia. Phía Bắc và miền Trung bộ Trường Sơn là vùng cao nguyên, nơi đất đỏ màu mỡ, với nhưng đồn điền cà phê và cao su bát ngát.
Trường Sơn không có những chóp núi thật cao, những thác nước thật lớn, nhưng đó là một nơi nổi tiếng. Người ta gọi nó là thiên đường. Thiên đường của người đi săn.
Đây là nơi cư trú của nhiều sắc tộc ít người: Thái, Lào, Tày, Mường ở phía Bắc; Vân Kiều, Tà Ôi, Nguồn*, Sách, Cơ Tu... ởMieefn Trung; Ba Na, Ê Đê, Gia Rai, M'Nông, Xê Đăng, K'Ho... ở phía Nam.
Họ tập hợp thành những buôn làng, sống trong những ngôi nhà sàn dựng trên hàng cột vững chãi, mái lợp cỏ tranh, lá gồi, tre nứa hoặc những phiến ngói xẻ từ gỗ.
Làng cũng có một ngôi nhà công cộng làm chỗ hội họp, vui chơi. Đây là nơi sau bữa ăn chiều mọi người đến nghe đọc thơ, kể chuyện, ca hát, và là nơi ngủ lại của những chàng trai chưa vợ khi đêm vui đã tàn.
Ở những bản làng phía Bắc Trường Sơn, đó là những ngôi nhà sàn giống nhà ở của dân làng, chỉ khác chúng rất to, rất rộng. Còn ở nhiều vùng trên cao nguyên, đó là những ngôi nhà đặc biệt, được gọi là nhà Rông, mái dốc và cao, đứng cách mấy cánh rừng vẫn nhìn thấy mái nhà ấy vượt khỏi những vòm cây bao quanh làng.
Người Trường Sơn sống bằng nương rẫy, săn bắn và lâm sản.
Trong các sắc tộc sống bằng nghề săn phải kể đến người M'Nông-Lào. Họ cư trú tại Buôn Đôn, thuộc tỉnh Đắk Lắk. ở vùng ngã ba biên giới Việt Nam -Lào - Campuchia. Họ nổi tiến can đảm và khéo léo. Nghề của họ là săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.
Vào mùa mưa, khi cỏ lá hồi sinh và tươi non sau mùa khôn nắng cháy, voi trên bán đảo Đông Dương kéo về những cánh rừng đầy thức ăn quanh Buôn Đôn. Lúc ấy người thợ săn M'Nông-Lào dong đàn voi nhà vào rừng bắt những con voi hoang.
Họ thuần hoá chúng, dạy chúng chở hàng, kéo gỗ rồi đem bán như người ta bán trâu bò.
Trong các sắc tộc sống bằng lâm sản phải kể đến người Nguồn, người Vân Kiều, người Cơ Tu... Họ không chỉ kiếm nấm, kiếm măng, kiếm mật ong... Họ am hiểu bí mật của rừng. Họ biết những cây có nhựa độc, tẩm đầu mũi tên vào nhựa đó thì có thể bắn chết bất cứ con thú nào.
Họ có những món thuốc chữa rắn cắn, chữa bệnh dại đầy bí hiểm nhưng rất hiệu nghiêm. Người ta bảo rằng nhờ theo vết thương của những con thú đau ốm đi kiếm lá cây tự chữa bệnh mà họ biết những món thuốc ấy.
Vẻ ngoài âm thầm, khó hiểu nhưng họ là những con người đôn hậu, thực thà. Mỗi người trong họ có một dấu hiệu riêng. Của người này là hình ngôi sao, của người kia là hình chữ thập, của người khác nữa là hình vuông...
Tìm được một bầu ong to, một cây gỗ quí, họ vach dấu hiệu của mình lên đó. Thế là những vật ấy coi như là đã có chủ, không ai xâm phạm.
Ở nơi này, chiếm đoạt của cải của người khác bị coi là tội ác nặng nề nhất trong các tội ác.
Người ta bảo rằng bí ẩn nhất của Trường Sơn là trầm hương. Đó là những khối nhựa màu nâu của những loại cây đặc biệt đọng lại thành hương liệu, rất khó kiếm tìm. Thấy chúng ở đâu trong loại cây nào, vào diệp nào trong năm chỉ người Vân Kiều, người Nguồn, người Cơ Tu mới biết bí ẩn này.
Lưng đeo chiếc gùi lớn, bên hông lắc lư con dao nhọ vai vác cây lao dài, họ lang thang cả tháng trong rừng. Buổi chiều, họ nhóm lửa nấu ăn trên một bờ suối ăn xong leo lên cây ngủ đêm, sáng hôm sau phải tuột xuống để tiếp tục cuộc hành trình.
Không phải ai đi tìm trầm cũng thành công.Rất nhiều người không trở về vĩnh viễn nằm lại trong rừng sau khi gặp bầy thú dữ.
Vì thế ai mang trầm hương về làng đều được chào đón như vị anh hùng. Người ta bảo rằng họ có những bùa ngải và họ ngậm chúng trong miệng khi vào rừng. Bùa ngải làm cho họ có sức mạnh chống chọi được lũ thú dữ, làm cho họ sáng suốt nhìn thấy khối trầm hương thân cây dày đặc, mắt thường không thể nhìn qua.
Đó là huyền thoại là vầng hào quang người ta gắn cho những ai thực hiện được một công việc phi thường trong rừng.
Cái bí ẩn tiếp theo thường được người thợ săn trên Trường Sơn nói đến nhiều là những mả voi.
Voi sống thành bầy và luôn di chuyển tìm ăn. Trong cuộc sống đi dài dặc, nhiều khi có những con gục chết giữa đường, vì già yếu hoặc mệt nhọc. Bầy voi ngừng lại, lấy vòi bẻ cành lá phủ lên con voi xấu số.
Sau khi bầy bỏ đi, thú dữ sẽ tới gạt đám cành lá mà ăn thịt con mồi. Phần còn lại sẽ bị mối đùn lên làm thành nấm mộ.
Đó là một kho tàng, nếu nấm mộ là của con voi đực, sẽ cất giấu một cặp ngà.
Trường Sơn còn cái bí ẩn thứ ba, thứ tư...xếp đặt theo kinh nghiệm của thợ săn.
Cái bí ẩn sau những mả voi là gì ? Người ta cho rằng đó là chỗ bầy hươu nai cất giấu những cặp gạc.
Hươu nai sống dưới những thung lũng, ven những tảng cỏ. những con hươu và nai đực có cặp gạc nhọn dùng làm vũ khí. Mỗi năm, cặp gạc ấy rụng đi và mọc lại môt lần.
Đến kì rụng gạc, hươu nai thường quen tìm đến một cánh rừng rậm, ngoắc cặp gạc vào càhh cây và giật cho chúng rụng xuống.
Qua nhiều năm, gạc rơi chồng chất, làm thành cả một kho tàng. Người đi kiếm lâm sản , nếu gặp may có thể nhặt được hai, ba chục chiếc gạc cùng một lúc, phải gùi nhiều lần mới đem được hết về nhà. Những chiếc gạc ấy được bán về miền xuôi làm vật trang trí, hoặc dùng để nấu cao ban long, môt loại thuốc bổ làm tăng sinh lực