Nếu các bạn là những fan của đam mĩ ngược tâm hẳn không ai không biết về câu truyện đầy đau thương "Em dợi anh đến năm 35 tuổi" trong 《Phùng sinh lục ký》 của Nam Khang Bạch Khởi. Mình đã từng nghe rất rất nhiều người review về câu truyện này, hầu như ai cũng đều đau đớn, đều khóc. Mình là một con người nhạy cảm, đọc những bộ truyện buồn thì mình luôn khóc nên ít khi đọc lắm, mình biết đến câu truyện "Em đợi anh đến năm 35 tuổi" từ rất lâu rồi, nhưng đến ngày hôm qua, mình mới có đủ can đảm để đọc thử, thực sự thì mình đã khóc rất nhiều, nước mắt dường như không thể ngừng rơi, ngay cả khi mình ngủ, chỉ cần nhớ đến một chút cũng khiến mình rơi lệ.
{Mình viết câu truyện này chủ yếu nêu lên quan điểm của mình sau khi đọc "Em dợi anh đến năm 35 tuổi"}
"EM SẼ ĐỢI ANH ĐẾN NĂM 35 TUỔI, NẾU NHƯ LÚC ĐÓ ANH CÒN KHÔNG ĐẾN, EM SẼ Ở BÊN NGƯỜI KHÁC"
nhưng mà, Nam Khang thừa biết rằng...
"VÌ EM SẼ KHÔNG SỐNG ĐẾN NĂM 35 TUỔI NÊN EM CHỜ ANH MÃI"
________________________________________________
Hiện tại là năm 2021. Vậy là đã hơn 10 năm kể từ khi Nam Khang Bạch Khởi trầm mình dưới dòng sông Tương lạnh lẽo để gột rửa đi tất cả những u uất, buồn phiền trong mới tình đồng tính. Nếu giờ anh còn sống, anh đã bước qua tuổi 41, vượt ngưỡng lời thề chờ người thương đến năm 35 tuổi. Nhưng giờ Nam Khang đã đi rồi, anh đã bước qua cửa sinh tử khi chưa tròn 28 tuổi. Vào một mùa xuân êm đềm năm 2008, anh đã ngủ một giấc ngủ ngàn thu. Anh sẽ mãi mãi không có những nếp nhăn đuôi mắt như những người đàn ông trung niên khác, mãi mãi không phải lạnh lẽo cô đơn một mình trong căn phòng trống trải, cũng mãi mãi không sống đến năm 35 tuổi - Để chờ đợi người anh thương nhớ như lời đã nói.
Nam Khang và "ông xã" là bạn cùng kí túc xá thời đại học, ngay từ khoảng thời gian đầu tiếp xúc, họ đã "rung động" trước đối phương nhưng không giám tiến tới. Nam Khang vào đại học năm 1999, như mọi người đã biết, Trung Quốc vào quãng thời gian ấy rất lạc hậu, có ai nghĩ tới hai người đàn ông có thể yêu nhau đâu chứ, tình yêu nam nữ còn khó có thể bền vững, nói chi tình yêu giữa hai người con trai thì còn bị cả gia đình lẫn xã hội xa lánh, xua đuổi. Ngày đó, cũng chẳng có ai đứng lên vì đồng tính như bây giờ. Tuy trong lòng của hai người tràn đầy tình cảm với nhau nhưng cũng không thể nào bộc lộ, họ luôn trốn tránh đi giới tính thật của mình, trốn tránh tình yêu với đối phương. Nam Khang đã từng có một cô bạn gái chỉ vì để che giấu giới tính thật của mình, nhưng anh không hề yêu cô nên chẳng bao lâu đã chia tay.
Sau một khoảng thời gian không thể kìm nén tình cảm vào năm 3 đại học, hai người bộc bạch cảm xúc với nhau, từ đó, Nam Khang và "ông xã" chính thức ở bên nhau. Tình yêu của họ cứ bình dị mà ấm áp. Tuy không thể nắm tay nhau hay hôn nhau ở chỗ đông người như những cặp tình nhân khác nhưng đối với họ, thế là đã đủ rồi. Cả hai người họ đều trân trọng mối tình duyên này, điều đó mới thật sự là đáng quý.
Khi Nam Khang hỏi "ông xã": "Tại sao anh lại lựa còn ở bên em?", “ông xã” đã trả lời: “Nhìn trái ngó phải, chỉ là cả đời tìm kiếm, cuối cùng mới phát hiện ra rằng điều đã vuột khỏi tầm tay mới đáng trân trọng.” Còn Nam Khang, với trái tim trẻ con đầy ngây ngô, luôn yêu "ông xã" hết mình: “Anh sinh ở Thiểm Tây, lớn lên tại Cam Túc, em sinh ở Liêu Ninh, lớn lên tại Nội Mông, cách xa mấy ngàn dặm. Trung Quốc có 1,3 tỷ người vậy mà chúng ta lại học cùng trường đại học, ở chung ký túc xá. Thử tính xác suất mà xem, sợ thật đấy, nếu trong quá trình có xảy ra một chút sai sót nào thôi, em đã không thể gặp được anh nữa rồi.”
Tình yêu của họ bắt đầu từ năm 2002-2006, họ cứ yên lặng mà yêu nhau. Sau khi tốt nghiệp đại học, Nam Khang và "ông xã" thuê một căn hộ, chính thức sống chung với nhau. Khoảng thời gian sống chung trong 4 năm đó, Nam Khang thường ví khoảng thời gian ấy như "đi mượn" vì cả gia đình hai bên đều quá truyền thống, tình yêu giữa hai người con trai sẽ không bao giờ được chấp nhận.
Trong suốt khoảng thời gian ăn chung, ngủ chung và cùng nồng nàn, "ông xã" chưa bao giờ nói một câu "anh thích em" hay "anh yêu em", và dường như Nam Khang cũng vậy.Họ chỉ dám chôn sâu tinh cảm này dưới tận đáy lòng mà yêu thương nhau bằng những hành động thiết thực. Có lẽ việc chính miệng thừa nhận yêu một người đồng giới quá khó khăn, hoặc giữa họ luôn có một bức tường ngăn cách hai người, hay đơn gian họ muốn giữ cho chính bản thân mình một đường lui để mai sau có lẽ sẽ chở về lại cuộc sống bình thường như bao người khác. Phải chăng ba chứ "anh yêu em" hay "em yêu anh" là ba từ quá đỗi xa xỉ với hai người đồng giời yêu nhau ư? Mãi đến tận khi chia tay Nam Khang, trong một dòng email ngắn ngủi, cậu mới thật được ba từ "anh yêu em" từ "ông xã".
Khi hai người họ còn ngồi trên giảng đường đại học, việc đi chung với nhau, ở cùng nhau đều là việc hết sức bình thường, mọi người chỉ nghĩ họ là những bằng hữu tốt. Nhưng sau khi tốt nghiệp đại học rồi mà còn như vậy nữa, điều đó thực sự kì lạ, những lời bàn tán không ngừng xuất hiện. Mà "ông xã" là một người có truyền thống, trên vai anh gánh vác gia đình, sự nghiệp, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với anh. Chính vì vậy, anh đã buông tay Nam Khang mà tìm một người phụ nữ khác để kết hôn, chôn vùi ước mơ hai ông não già nua nắm tay nhau kể về cuộc đời còn trẻ của hai người.
Chia tay người mình yêu sâu đậm, tận mắt chứng kiến người ấy nắm tay người con gái khác, bầu trời của Nam Khang dường như sụp đổ, mọi người nói "Đau thương càng nhiều, nỗi đau càng dễ chữa lành" nhưng tại sao lại đau đớn như thé, lại khổ như thế. Khi đọc "Em sẽ đợi anh đến năm 35 tuổi", ai cũng đều sẽ thấy vẻ hoang mang, bất lực của Nam Khang trong mỗi dòng viết, sự cô đơn lạnh lẽo như đanh dần dần ăn mòn cậu - tác phẩm này cũng chính là tác phẩm cuối cùng trong cuộc đời Nam Khang.
Với tình yêu trẻ con và đầy bướng bỉnh như Nam Khang, cậu vẫn ích kỉ vửi cho anh một dòng tin nhắn :"Em sẽ đợi anh đến năm 35 tuổi, nếu anh còn không đến, em sẽ ở bên người khác". Nam Khang tự giày vò bản thân trong một thời gian dài, câu nói cậu có tội, tội lỗi của câu là yêu một người đến sâu đậm, yêu đến không thể từ bỏ. Nhưng tình yêu trân thành ấy của Nam Khang chỉ nhận lại được một dòng email ngắn ngủi từ "ông xã" :"tôi nhớ em, tôi yêu em, mong em đừng trách tôi" - có lẽ đây là lần đầu tiên "ông xã" nói thích cậu. Sự ra đi của ông xã đã để lại trong con tim Nam Khamg một nỗi trống trải đến tột cùng, để lại sự tuyệt vọng đầy đớn đau, sự khổ đau ấy lớn dần, ăn mòn tâm trí của chính bản thân Nam Khang khiến cậu bị trầm cảm nặng.
Còn nhớ khoảng thời gian Nam Khang viết truyện trên mạng, độc giả rất yêu thích vì cách viết của Nam Khang luôn trẻ con, dí dỏm mặc dù cậu đã 28 tuổi rồi. Nhưng ai có ngờ, Nam Khang sẽ luôn giư trong mình sự vui tươi, dí dỏm ấy đến mãi mãi. Vào ngày 9-3-2008, Nam Khang đã liên lạc lần cuối vớ bạn bè rồi mất tích. Ngày 24-3-2008, đúng tròn 15 ngày sau khi cậu mất tích, ngưòi ta thấy xác cậu trôi nổi trên dòng sông tương đầy lạnh lẽo tại Nhạc Châu-Trung Quốc.
Không ai biết sau 2 năm khi "ông xã" bỏ đi, Nam Khang đã sống trong sự tuyệt vọng và u uất đến nhường nào, đêm nào cũng dằn vặt chính bản thân mình, đêm nào cũng khóc đến mắt sưng húp, cuối cùng, anh đã chọn giải thoát cho chính bản thân mình. 15 ngày chìm chìm nổi nổi trên dòng sông Tương đầy lạnh lẽo, từ tỉnh Trường Sa đến Nhạc Dương. Trong quãng thời gain ấy, cậu đã gột rửa hết những u uất kìm nén bấy lâu chưa? Đã hết đau đớn, giằng xé bản thân chưa? Còn lời hẹn thề đến năm 35 tuổi kia, liệu cậu còn nhớ hay đã quên rồi?
"CÓ NGƯỜI ĐANG TIỆC RƯỢU TÂN HÔN, CÓ NGƯỜI TRẦM MÌNH DƯỚI DÒNG SÔNG BĂNG LẠNH"
Nếu còn sống, có lẽ bây giờ Nam Khang đã bước qua tuôi 41, đi qua tuổi thứ 35 rồi. Việc bỏ qua mọi thứ, bỏ qua gia đình, bỏ qua lời dèm pha của xã hội chỉ để chờ "ông xã" bây giờ cũng chẳng còn quan trọng nữa rồi vì một điều... anh... vẫn chưa tròn 28 tuổi.
Liệu "ông xã" có hối hận khi nghe Nam Khang tự vẫn không, có đau đớn hay dằn vặt chính bản thân mình không? có hay không chỉ một chút áy náy thôi vì điều đó vẫn chứng minh "ông xã" còn một chút tình cảm với Nam Khang. Hay chỉ dửng dưng như không có chuỵen gì, mặc kệ như người xa lạ vì biết người thực sự biết về giới tính thật của mình đã không còn?
Nam Khang đã từng nói anh không sợ hết, chỉ sợ chết thì không thể yêu "ông xã" nữa mà thôi. "Chúng ta phải sống thật thọ, thọ đến không thể thọ hơn được nữa. Sau đó mình sẽ thay quần áo sạch sẽ, tay trong tay nằm trên giường, em nói "Chết đi!", mình cũng nhau chết." Cuối cùng, chàng tác giả tên Nam Khang thật sự không hề sợ chết, vì cậu đã trải qua nỗi sợ lớn nhất trong cuộc đời - thiếu vắng người mình yêu thương nhất.
Mọi truyện giờ đã qua, đau thương giờ đã dứt, người nằm dưới con sông Tương băng lạnh ấy cũng dsax bước qua tuổi 41 rồi, chỉ mong giấc ngủ của cậu mãi an yên, không còn vướng bận điều gì, chốn nhân gian này, hãy để nó là quá khứ nhạt nhòa, là sương mỏng vấn vương trong trái tim cậu - Nam Khang Bạch Khởi.
______________________________________________
Truyện tình yêu đầy đau đớn, bị mọi người kì thị của Nam Khang đã kết thúc trong 《Phù sinh lục kí》, một thanh xuân đáng lẽ đầy tươi đẹp nhưng sao lại khó khăn đến thế. Chúng ta cũng không thể trách "ông xã" được, chung quy lại thì khi ấy, tình yêu đồng giới luôn bị mọi người kì thị, nếu "ông xã" không buông tay Nam Khang lúc ấy, có chắc mai sau cũng sẽ không thay đổi không, miệng lưỡi người đời sắc bén. Trong chuyện này không ai có lỗi, có lẽ sự sai lầm là hai người họ sinh ra sai thời đại, để tình yêu đồng giới ấy không thể đến với nhau.