Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, người ta luôn ca ngợi Thuý Kiều vì cốt cách thanh cao đẹp đẽ của nàng, người ta ca ngợi tài sắc tuyệt mĩ làm thành đổ nước nghiêng của Kiều, người ta thương cảm, xót xa cho số phận hẩm hiu bất hạnh đó nhưng ít ai để ý đến ngàng Vân.
Em gái của Thuý Kiều được nói đến rõ nhất trong bốn câu thơ của đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" khi đó dung mạo nàng được gợi tả rất rõ.
Đau lòng ở chỗ, chỉ bằng vài ba từ ngữ sau đó, ông Nguyễn Du đã làm cho cái vẻ đẹp được sánh ngang với trăng, hoa, ngọc, cái dung mạo khiến mây thua tuyết nhường, cái vẻ đẹp quý phái, thanh cao ấy bị mờ nhạt hẳn đi. Kiều luôn hơn Vân, hơn về mọi mặt:
"Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn"
Đến đây hình ảnh của Vân đã hết. Ai cũng thương Kiều vậy còn Vân thì sao? Kiều trao duyên cho Vân, nhưng Vân có thực sự thích Kim Trọng không? Điều đó không quan trọng vì xã hội xưa là vậy, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, chụ trao thì em nhận . Nếu là con người ai cũng có suy nghĩ ích kỷ, khi Kiều bán mình chuộc cha ai chắc chắn rằng nằng chưa từng nghĩ vì sao mình lại phải bán mình? Vì sao mình phải chịu khổ trong khi con Vân vẫn bình yên? Vì vậy theo suy đoán của cá nhân tôi, tôi nghĩ Kiều đã cố tình cho em gái mình ăn chút đắng khi trao duyên cho Vân, một phần cũng có thể là Kiều muốn Kim Trọng luôn có một cái gì đó gấn kết với nhà họ Vương-gia đình Thuý Kiều.
Vì vậy mà mới có bài thơ về nỗi lòng nàng Vân, vì vậy mà câu thơ cuối cùng nó mới xót xa như vậy: "Kiều ơi, em đợi kiếp nào để yêu?"
Đó là câu hỏi không có hồi kết.
..................