[Đam Mỹ] Đen như Mực
Tác giả: Zzzzz
Một tác phẩm hư cấu
Đề xuất mọi người nghe bài nhạc Trung "Em đã thấy"-Cici trong khi đọc truyện vì nó thực sự hợp tâm tình.
Bạn chắc rằng bạn hiểu tôi viết gì nếu không đọc đến cuối truyện sao?
----------------
Trần An nằm trên giường, ôm lấy cả người chồng chất vết thương nặng nề đi vào giấc ngủ. Nó không có tiền đi khám.
Sáng sớm, Trần An tỉnh dậy, vơ vội lấy cái kính cận và ra khỏi giường.
Căn nhà trọ tồi tàn và nhỏ hẹp chẳng có mấy diện tích. Nó bước vài bước đã đi hết phòng. Ở đây còn vương mùi ẩm mốc của những ngày nồm không dọn dẹp. Dưới cái thời tiết ẩm ướt càng khiến người ta khó chịu.
Nhưng rồi nó lại đứng im như phỗng và buông cái kính về vị trí cũ. Trước mắt An là một màu đen kịt, nó quên mất bản thân đã mù. Nỗi đau đớn trong hốc mắt giống như chỉ mới là hôm qua, nó thấy không quen với cuộc sống mới trong một tháng này.
Trần An từng là con trai của một vị giám đốc lớn của mảnh đất Sài Gòn. Giờ đây nó chỉ còn là một kẻ vô danh chui rúc trong căn phòng trọ eo hẹp. Nó biết rằng quá khứ sẽ chẳng thể trở về nhưng cũng không dám chấp nhận một thực tại đau đớn đến vậy.
Công ty bất động sản của ba Trần đã phá sản vào tháng trước nên giờ đây nó chỉ còn là kẻ gánh thay những nợ nần của ba. Người mẹ sau thất bại cũng đã đề đơn xin ly hôn và bỏ sang nước ngoài. Ba Trần thì bỏ trốn với đống thuế nặng. Cậu công tử ngày nào chỉ còn là kẻ cô đơn, không gia đình, không nhà, không ai quan tâm, không có gì cả.
"Sau cùng thì tiền cho ta tất cả, cũng lấy đi tất cả. Người giàu vật chất lại là người nghèo tình yêu."
An thở dài. Họ bỏ lại Trần An, tự tìm một con đường mới để chạy thoát.
Những kẻ đến đòi nợ nó không lấy tiền mà xem Trần An như nơi trút giận. Vì vậy mỗi ngày nó đều ra về với đủ loại vết thương lớn nhỏ. Lần nặng nhất chính là vào tháng trước khiến đôi mắt nó không còn nhìn được.
Trần An thuê trọ nhà dì Vương, cuối tuần nó đều giúp dì tưới cây và dọn dẹp nhà cửa. Như mọi ngày, Trần An ra cửa để làm việc nhưng chưa đi mấy bước đã bị dì Vương gọi lại:
-An đó hả con. Dì vừa thấy có chỗ tuyển người gõ chữ, viết báo hay là con thử xem sao.
Nó im lặng hồi lâu. Trần An híp đôi mắt vốn chẳng hề mở được, cười thật tươi đáp lại dì:
-Người mù có thể gõ chữ sao dì.
Nó nói đầy chua xót. Hai tay xoa nhẹ vào nhau do bối rối.
Nó không có học hết Đại học, không có kinh nghiệm, không có sức khỏe nên dường như tất cả công việc đều từ chối nó. Khi nó là người mù, họ càng gay gắt ra mặt. Thế nên trong một tháng Trần An đã nghe quen những phán xét chủ quan của người khác.
"Nhìn kìa, người mù đấy."
"Người mù thì thôi đi, vô tích sự lắm, có nhìn thấy gì đâu mà làm. "
"Nó tham gia cái vót tăm nhân đạo của hội người mù còn được. "
"Tuy nó cũng tội nhưng chúng tôi không nhận nó được đâu. Trông ra lại bảo ức hiếp người khuyết tật, vẫn là nó đổi công việc đi. "
" Chỉ có bằng cấp ba thì con tôi không dám học đâu, ai biết vì sao nó thôi học. "
Cuộc sống cứ mãi chèn ép con người đến cái đáy cùng xã hội, đến nỗi lực bất tòng tâm. Có thể cái phán xét họ đưa ra chỉ là một chiều, khách quan nhưng Trần An không thể phủ nhận điều họ nói. Sự thật thường mất lòng nên chúng ta dễ chấp nhận "dối trá khoác áo sự thật" thay vì "một sự thật trần trụi".
Nhưng cho dù có say với men rượu cũng có ngày phải tỉnh để đối mặt với thực tại khốc liệt. Vì nó không thể trốn tránh mãi.
Dì Vương tiến đến dịu dàng nắm tay Trần An và khuyên nhủ nó. Bà thấy thằng nhóc này khổ quá cho dù không biết được quá khứ nó trải qua những gì.
Kể từ khi chuyển đến đây, nó đã rơi vào trạng thái đau khổ, lơ ngơ, mất phương hướng. Dường như An luôn cố tách mình ra khỏi cuộc sống não nề hiện tại. Chưa bao giờ bà thấy gia đình và bạn bè của An xuất hiện, nó luôn một mình khiến bà càng thương hơn. Vì vậy mới đi khắp nơi hỏi chỗ cần tuyển người làm để giới thiệu cho An.
-Con học là được, học chữ nổi không khó đâu, còn dễ kiếm việc hơn đấy.
Trần An vẫn lắc đầu:
-Thôi dì ạ, người mù chỉ đến vậy thôi.
- Để dì đi xin cái đánh máy về cho con tập. Đừng có mà chối đấy.
Dì Vương đối xử tốt với nó nhưng về đề nghị tập gõ chữ, Trần An vẫn không dám tin.
Làm cách nào để gõ chữ trên bàn phím khi mà có đôi mắt không nhìn thấy được. Huống chi gõ sai một chữ thì chỉ còn cách vứt hết đi và làm lại từ đầu. Nó lấy đâu niềm tin đảm bảo sẽ không gõ sai và gõ chậm. Người ta sẽ nhận một người khiếm thị tập gõ thay vì người nhìn được với một bàn tay nhanh nhẹn, chính xác sao? Tia hy vọng vụt sáng trong đầu An nhưng rồi tắt ngấm trong phút chốc.
Nó tạm biệt dì Vương, cầm cây gậy đi ra khỏi khu trọ. Trần An gõ nhẹ gậy xuống sàn nhà, lần đi từng bước một trên con đường quen thuộc. Nó nghe thấy tiếng gió thổi nhẹ qua mang tai, Trần An đoán hôm nay là một ngày râm mát và có thể sẽ mưa. Thế giới của người mù chỉ toàn tối đen, nó đối với thế giới không xa lạ lại có thêm nhiều sự tò mò.
Sài Gòn hôm nay vẫn náo nhiệt và tấp nập xe cộ. Trần An men theo đường dành cho người khiếm thị đến trước cửa một trung tâm nhỏ.
Nó sờ soạng lên cửa đến khi thấy mép tường thì đặt gậy cạnh đó. Ông chủ thấy nó thì lên tiếng chào hỏi thân thiện:
-Vừa hay bắt đầu ca của cậu đấy.
Trần An bước vào, theo trí nhớ ngồi vào một chiếc ghế nhỏ để làm công việc mát xa.
Đây là công việc mà nó mới tìm được. Tuy An chỉ nhận được đồng lương bèo bọt nhưng phần nào gánh vác được cuộc sống nhọc nhằn. Mát xa không đòi hỏi kinh nghiệm, học vấn, sức khỏe mà chủ yếu dựa vào sự chăm chỉ, nhiệt tình của nhân viên. Trung tâm không đông khách nhưng vừa đủ để tạo nên sự ồn ào nhỏ. Trần An mới vào làm vài ngày, nó được ông chủ và bà chủ chỉ bảo tận tình. Thi thoảng họ vẫn giữ An và một số nhân viên ở lại ăn cơm trưa. Một ngày như vậy nó được 60 nghìn.
Hôm nay đến một khách hàng khó ưa. Bà ta nó kỉnh ngồi lên ghế và vắt chân chéo như một nữ hoàng. Mà vậy cũng phải thôi vì khách hàng là thượng đế. Trần An không so đo với bà, chỉ nói nhỏ nhẹ:
-Xin hãy bỏ chân xuống.
Người đàn bà không nghe, ngược lại chau mày quát lại:
-Mát xa thì mát xa đi, đòi hỏi cái gì. Mấy người ít học cũng chỉ làm được cái nghề rẻ tiền này.
Nếu là nó của ngày xưa sẽ không ngần ngại cãi lại người đàn bà, thậm chí là lao vào đánh người. Nhưng Trần An không làm vậy, nó tiếp tục công việc xoa bóp của mình và làm lơ những lời mắng nhiếc khó nghe.
Sự cách biệt nằm ở thân phận người làm và khách hàng là như vậy. Dẫu họ có nói những lời xấu xí hay làm ra những việc tồi tệ thì ta cũng không thể phản kháng lại. Bởi vì họ trả tiền, còn nó thì cần tiền.
Người đàn bà ngồi đó rất lâu, liên tục chê bai Trần An là một người mù chậm chạp và đưa ra những yêu nó đổi người. Bà ta luyên thuyên mãi về những chuyện trên trời dưới biển mặc cho nó có lắng nghe hay phát ngán. Trung tâm còn mỗi An nên yêu nó không thể thực hiện. Người đàn bà rời đi sau khi mát xa hơn một tiếng. Trước khi đi bà ta rút ra tiền tip và dúi vào tay Trần An, lặng lẽ để lại nó cảm ơn. Nó không hiểu nổi người đàn bà, còn bà ấy thì nhanh chóng biến mất dạng theo tiếng lăn bánh ô tô.
Cầm số tiền trên tay, An ra về kết thúc công việc. Bấy giờ đã là bảy giờ tối, nó lê bước đến trước quầy bánh bao nóng hổi phảng phất hương thơm.
-Cho một cái bánh bao xá xíu.
-10 nghìn đồng. Chúc cậu buổi tối vui vẻ.
Trần An cầm túi bánh bao, gật đầu rồi xoay người đi tiếp. Bởi vì không biết nấu ăn, nó đã trở thành khách quen ở đây. Những ngày dì Vương không mời ăn, nó đều sẽ đến mua. Bánh bao nóng hổi, thơm phức mùi xá xíu mà giá thành còn rẻ.
Đường về vẫn lạnh như mọi ngày, dư vị của mùa đông còn chưa tan hết đọng lại trong gió.
Nghĩ đến chuyện bị mắng chiều nay, An không thấy vui, nó dùng chân dậm dậm trên mặt đất. Sau đó lại đá mấy cái vào bức tường dọc đường về. Tất cả nỗi uất ức gửi hết qua đó. Trên bức tường nếu nhìn rõ, có rất nhiều dấu chân mới cũ khác nhau.
Đến khi nó về tới phòng trọ, dì Vương đã đang đứng ở cửa. Dì níu lấy tay áo An, đưa cho nó một hộp nặng trĩu và một túi toàn giấy mực. Dì cười cười:
-Đây là máy đánh chữ dì mới xin được. Tuy không mới nhưng vẫn dùng được, còn có tờ hướng dẫn đấy.
-Không biết con đã xài bao giờ chưa. Dì nhờ tìm mà không có dạng chữ nổi nhưng có bản vẽ này con có thể sờ cho biết chữ.
An cầm lấy túi đồ đặt lên cái bàn nhỏ duy nhất trong phòng. Dì Vương vẫn đứng ở đó chưa đi, bà nhìn chăm chú nó.
Chiếc hộp mở ra bên trong có máy đánh chữ cũ và vài tờ hướng dẫn cách sử dụng. Trần An sờ vào chiếc máy, đặt nó lên trên bàn. nó lờ mờ cảm nhận được hình dạng của nó nhưng không thể nhìn được chữ trên máy. An nhớ tới tờ giấy hướng dẫn sử dụng, nó sờ soạng từng chữ một trên giấy.
Dì Vương bảo với nó:
-Phải bật điện lên chứ.
Bà tiện tay mở đèn phòng và đi vào ngồi cạnh nó. Trần An khựng lại. Trên mặt nó có nét thoáng buồn.
-Có bật đèn lên cũng vậy thôi dì. Con đều không thấy được.
Dì Vương không biết chữ, dì chỉ ở bên chỉ An phải đọc ở chỗ nào trước. Bà nắm lấy tay nó chỉ vào từng dòng một. Trần An cảm nhận được dòng chữ lạnh lẽo trên giấy mà nó từ lâu đã không còn đọc được. Đây là chữ nổi.
Nó sờ vào bản vẽ bàn phím chữ trên giấy rồi lại sờ vào phím trên máy. Nó hỏi dì:
-Con chỉ có đúng không?
Dì Vương gật đầu, Trần An cũng cảm nhận được sự khẳng định đó. An hết sờ lên phím lại sờ lên cuộn giữ giấy, đẩy thử độ linh hoạt của nó. Dì Vương chỉ nó chỗ thay mực và nhắc nó phải nhớ kĩ. Được một lúc thì dì cũng về phòng ngủ. An tập nhớ từng phím một, nó mệt đến gục đầu trên bàn. Một đêm không mơ trôi đi thật nhanh.
Mỗi ngày sau đó, nó đều miệt mài tập gõ chữ đến khuya. Để rồi mỗi phím nó đều thuộc lòng, không cần nhờ đến chữ nổi. So với việc gõ, căn chỉnh giấy mới khó. An phải áng chừng đúng lề giấy và biết được đầu trang, cuối trang. Khi hết dòng đồng hồ đều vang lên tiếng báo hiệu. Gõ được một lúc thì nó lại phải đẩy cuộn giữ giấy về vị trí ban đầu.
Có thể nói biết gõ chữ là một cơ hội nhưng không dễ dàng như tưởng tượng. Bởi nó chỉ hữu dụng cho An khi có người đọc trực tiếp. Nếu gõ lại từ trên giấy thì ít ai lại sử dụng một người mù.
Hôm nay, Trần An dậy sớm và men theo lối cũ đi làm. Nhưng khi nó đến nơi, xung quanh ồn ào và đông đúc người chen chân hơn bình thường. Nó khua tay,nắm vào một người lạ hỏi chuyện:
-Có chuyện gì vậy?
Bác gái thấy nó mù, bèn thuật lại ngắn gọn:
-Cái nhà này, chủ nhà thua lô đề nên bán nhà trả nợ. Mới mấy hôm thôi mà chưa kịp bàn giao nhà đã tự sát ở đây rồi.
Nói rồi bác ấy lại quay ra nói chuyện với mấy người đàn bà khác. Họ nói rất nhiều, toàn những lời chê trách khó nghe:
"Làm ăn không hẳn hoi, thua lỗ rồi tự sát cho hết đời. "
"Dại dột vậy. Chẳng cả nghĩ đến vợ con. "
"Đấy, toàn người không ra gì.Cô vợ thì khổ. "
Trần An nghe xong liền im lặng. Bấy giờ nó mới để ý đến tiếng khóc trẻ con vang lên giữa ồn ào tiếng người qua kẻ lại. Nó loạng choạng đi về phía tiếng khóc, tay rút cây kẹo mút đưa cho nó bé trai. An xoa đầu em ấy. Cậu nhận ra bé trai là con chủ nhà. Vì quen biết An nên thằng bé cũng nín khóc nhận lấy. Sau đó đưa tay túm lấy tay An:
-Bố đi đâu rồi anh?
Nó không biết trả lời ra sao. Khoảng không còn chừa lại sự bối rối của An và sự chờ mong của người con. Chưa kịp nói gì thì đứa bé đã được dắt đi bởi cô chị lớn. Người chị ôm đứa em bé bỏng và an ủi nó bé. Đây quả thực là cú sốc lớn với gia đình họ và với tất cả nhân viên ở đây. Người mẹ đã khóc đến ngất đi khi nhìn thấy chồng mình phủ khăn trắng.
Cuộc sống vốn đã khó khăn, nay gánh nặng mưu sinh đổ dồn lên một mình cô ấy. Không cần nói cũng biết áp lực ấy lớn thế nào. Người chồng đã được giải thoát liệu có nghĩ về gia đình của mình về sau sẽ ra sao. An cũng là người bị gia đình bỏ rơi.
Nó thở dài, xoay người về lại xóm trọ nhỏ. Cả đường nó lâng lâng nghĩ về cách kiếm việc mới. Công việc duy nhất giờ của nó cũng thành không có. Trần An đang đi thì nghe tiếng rao của người phát báo gần nhà.
-Báo đây, ai lấy báo không. Tuyển người gõ chữ cho sách, tuyển người bưng bê phục vụ quán ăn,.. Tin nóng trong ngày là. ..
Trần An sờ soạng người, vòi trong túi mấy đồng, vẫy người rao báo lại. Nó đưa cho anh và hỏi về tờ báo:
-Người ta tuyển người gõ chữ như nào? Đọc hộ tôi với, cả địa chỉ.
Sau khi nghe và nhớ rõ địa chỉ, An cầm tờ báo về phòng trọ. Trần An đặt nó lên bàn, phân vân có nên đi thử việc. Dường như đó là hy vọng cuối cùng còn sót lại của nó.
Sau một đêm dài suy nghĩ, An đến tìm dì Vương nhờ đưa đến địa chỉ. Văn phòng đó nằm sâu trong con ngõ nhỏ nhưng đem lại cảm giác thoáng mát bởi trồng nhiều cây xanh. Chiếc cửa còn có treo một chiếc chuông báo hiệu. Nó đẩy cánh cửa gỗ bước vào bên trong. An cất lên tiếng hỏi:
-Có ai không? Tôi đến thử việc.
Từ trong đống giấy tờ lộn xộn, một chàng trai bật dậy. Anh ta đi đến trước cửa, bắt tay với nó và giới thiệu bản thân:
-Tôi là nhà văn. Cậu ngồi vào uống nước đi.
Giọng anh ấy niềm nở lắm giống như mùa xuân. An chưa bao giờ gặp một người lạc quan đến vậy. Nó dùng gậy tìm kiếm vị trí để ngồi. Bấy giờ nhà văn mới nhận ra An là người mù. Anh ấy sốt sắng một chút. Sau đó lại hớn hở kéo nó ngồi vào sô pha và bắt chuyện.
Nhà văn không chê nó khiến An thoáng ngạc nhiên. Anh ấy lôi ra một cái máy đánh chữ và bảo nó ngồi vào gõ thử những gì anh nói.
Trần An sờ vào bàn phím xa lạ. nó biết rõ bàn tay mình đang đặt ở đâu, biết rõ cơ hội là không lớn nhưng vẫn lần theo kí ức mà gõ từng chữ một. Tiếng đồng hồ báo hết dòng và tiếng cạch cạch của phím vang lên liên tục giữa khoảng không yên lặng của văn phòng. Đến khi An gõ hết những gì nhà văn nói thì anh ấy vẫn không đáp trả.
Nó quay đầu hỏi anh:
-Được không?
Nhà văn chưa thoát khỏi sự ngạc nhiên trước tốc độ gõ chữ của nó nên không hề trả lời. Có lẽ với anh, mọi chuyện vượt ngoài sức tưởng tượng. Nhưng nhà văn không xuất thần lâu, anh lấy lại tinh thần và cầm tay An:
-Cậu được nhận.
Khoảnh khắc ấy, niềm vui hiện lên trên đôi mắt của nó. Một tia sáng đang le lói phía trước, giữa con đường mịt mù. Nhà văn nói thêm về công việc:
-Công việc của cậu là gõ chữ cho sáng tác của tôi, tôi sẽ đọc cho cậu. Nhưng ngoài ra cậu cũng có thể góp ý và thảo luận ý tưởng với tôi. Hãy đến làm vào ngày mai.
Nó gật đầu lia lịa, không ngừng nói cảm ơn trước khi ra về.
"Khi ông trời đóng của bạn một cánh cửa thì sẽ mở ra một cánh cửa khác."
Đến khi bóng An khuất khỏi con ngõ, nhà văn mới nhìn lại những gì nó đã gõ trên giấy. Tuy có một vài lỗi sai nhưng gần như văn bản gõ ra chính xác hết như lời của anh. Trong cái lặng im của cậu nhóc, anh thấy có nghị lực phi thường bên trong nên đã nhận nó. Nhà văn cầm tờ giấy lên từ máy gõ chữ, ngắm nghía và đặt nó lên xấp tài liệu trên bàn. Anh tắt đèn văn phòng và lên tầng chuẩn bị bữa tối.
Bầu trời dần ngả từ màu hoàng hôn sang tối đen nhưng trăng đêm nay lại sáng vô cùng. Một vài đốm sao li ti khiến cảnh đêm bớt sự vắng vẻ, nhạt nhẽo.
Khi nó về tới nhà, bên ngoài đang có tiếng người cãi cọ. Người đàn bà đẩy vai An, nói với giọng cáu kỉnh khi thấy nó:
-Nộp tiền nhà đây. Khất gần một tháng rồi đấy.
Đó là chị chủ nhà Vân, con gái dì Vương. Khu nhà trọ chính ra là của chị Vân, chỉ là dì Vương hay quản hộ.Chị Vân không hiền như dì, hay quát mắng mỗi khi đòi tiền nhà. Nếu chị ấy tức quá có thể lao vào đánh nhau và đập phá nên mọi người sợ chị lắm. Dù vậy vì nơi đây cho thuê rẻ nên nhiều người vẫn ở lại, có cả An.
Chị Vân khua khua cây gậy, đập vào chân bàn cảnh cáo nó. Chị Vân cũng là người khổ, chồng chị nghèo mà hay làm từ thiện nên cứ đi xa suốt. Hai vợ chồng ít có tiếng nói chung, chị cứ trách mãi:"Tiền ăn không đủ lấy gì đòi từ thiện. Anh thấy mình giàu lắm sao." Đến bây giờ hai người vẫn không có con. Chắc chị Vân cũng phải tủi lắm.
Thi thoảng chị vẫn trút giận lên những người không nộp tiền phòng như nó. Người ta hay gọi chị Vân là "mụ đanh đá" nhưng chị không quan tâm mấy.
Còn nhớ lúc mới đến đây, nó không có tiền, đồ trong người đi cầm cũng tiêu hết sạch. Thế nên cuối tháng khi chuyển đến, chị Vân đã kêu người đập hết đồ trong phòng nó. Tiếng đập phá inh ỏi. Khắp sàn văng những mảnh vụn của đồ vật. Bởi vì nó không thấy gì nên chẳng thể phản kháng lại. Nói bằng lời hay van xin đối với chị Vân cũng chỉ như gió ngang tai. Chỉ đến khi dì Vương can ngăn, chị mới cho nó khất tới tháng sau.
An vét gần sạch túi đưa hết cho chị Vân. Chị ấy thấy vậy cũng cầm lấy rồi nhanh rời đi chẳng để lại nó nào. An đóng cửa phòng rồi ngồi thờ thẫn trên giường vì giờ nó chẳng còn xu nào cả. Có lẽ sáng mai lại phải nhịn ăn. Dù sao nó cũng thấy chán ăn nên việc này không lớn nhưng mấy ngày sau đó là một sự mờ mịt.
Trần An đến văn phòng nhà văn để bắt đầu công việc của mình. Nhà văn vẫn như lần đầu gặp, bật dậy từ bàn làm việc tiếp đón nó. Nhân viên ở đây không có ai, thi thoảng chị quản lý mới đến xem xét tiến độ viết truyện. Trợ lý cũng không có nên nhà văn thường tự làm hầu hết việc. Giờ đây An kiêm thêm việc thảo luận ý tưởng với nhà văn.
Nhà văn mỗi ngày đều vùi trong giấy và kịch bản, tài liệu tham khảo nhưng vẫn không thể tìm ra đích đến cho mình. Anh bất lực trước cái nghề văn chương "bảy chìm ba nổi". Anh không phải một nhà văn nổi tiếng, gần như vô danh, ít ai đọc tác phẩm của anh. Mỗi ngày nhà văn đều rảnh rỗi hết chăm sóc cây lại viết thơ, nằm ườn ra ngủ. Quản lý thấy anh vô công rỗi nghề nên mới tuyển thêm người để anh có động lực hơn.
Thời này nhà văn cũng không biết người đọc thích thể loại gì. Anh vẫn thường viết truyện tình yêu nhưng tình yêu chẳng bao giờ có bến đỗ với độc giả. Khi anh viết trinh thám thì kết quả vụ án quá dễ đoán ra. Nhà văn chưa tìm được nơi đặt chân cho lí tưởng viết tiểu thuyết nên mãi u hoài.
Có lúc nhà văn nghĩ "hay cứ nhại theo mấy tác phẩm nổi tiếng, mấy đề tài nóng hổi bấy giờ" nhưng lại không làm. Vì suy cho cùng nghệ thuật không chấp nhận các bản sao. Mấy đề tài quen thuộc, tất cả các tác gia đều viết đến chán, viết chất đống, chẳng chừa chỗ đứng cho anh có tên.
Bỗng nhà văn thốt lên:
-Tôi nghĩ tôi sẽ viết về bạo lực học đường!
Ý nghĩ chợt lóe lên và nhà văn báo ngay với Trần An. Quả thật là một đề tài ít ai viết về. An chống tay, hướng về phía bàn của nhà văn:
-Vậy anh sẽ viết gì?
Nhà văn hào hứng trình bày về ý tưởng mới nảy nở trong đầu anh. Nếu như đi đúng vấn đề thì sự nổi tiếng là hiển nhiên. Anh nói mãi, nói miên man về những nỗi đau do bạo lực học đường gây ra. Rồi tự mình xúc động ôm lấy nó:
-Tội họ quá. Bạo lực học đường có quá nhiều hình thức. Cậu nói xem.
Trái với nhà văn, An không xúc động, mọi cảm xúc của nó đều nhàn nhạt. nó đáp lời:
-Đe dọa người khác, đánh bạn bè, nói dối, đổ tội lẫn nhau, cô lập,...
-Cậu bị mù có chịu bạo lực học đường bao giờ không? Người khác có hay đánh giá không? Cậu có được đi học không?
Nhà văn hỏi một loạt nhưng Trần An chỉ im lặng không trả lời. Nó nhấp ly nước bên cạnh và chuyển sang bàn chủ đề khác.
Nhà văn chuyển qua chủ đề lớn hơn-tệ nạn xã hội. Anh ấy hướng tới mở ra một thế giới cảm quan khác cho con người về mặt tối xã hội đang tồn tại. Nhưng An nhận ra con đường anh đi vẫn còn xa, dường như anh mới chạm tới lớp đầu của tệ nạn. Đằng sau lớp vỏ đó, có thể còn ghê rợn gấp nghìn lần.
Hôm nay ý tưởng của nhà văn đến dạt dào như sóng, suýt nữa thì tốc độ gõ của nó theo không kịp. Tuy theo được với lời của nhà văn nhưng nó vẫn còn mối lo khác. Trần An không thể đảm bảo mình sẽ không sai nên khi gõ nó vừa phải nhanh, vừa phải tỉ mỉ, cẩn thận. Vì chỉ cần một chữ sai thì cả trang giấy đã gõ xong coi như bỏ không. Mà với người mù như nó thì điều đó thật không dễ dàng.
Cùng với sự góp ý của An, những chương đầu của tiểu thuyết ngắn "Nước mắt" đã được hoàn thành chỉ trong vài ngày. Sau hai tuần, tiểu thuyết đã kết thúc và nhà văn nhanh chóng nộp bản thảo với chị quản lý. Trần An cũng vì vậy mà nhận được lương sớm hơn dự định.
Nó định đi mua đồ làm một bữa ngon thì được nhà văn gọi ở lại ăn tối. Trần An chưa bao giờ lên thăm nhà của anh dù văn phòng cách nhà có một cái cầu thang. Thế nhưng vì niềm vui hoàn thành tác phẩm nên anh đã lôi kéo nó cùng liên hoan. Toàn bộ bàn ăn thịnh soạn đều do một tay nhà văn nấu.
Trần An ngỏ ý giúp anh nhưng anh từ chối.
-Bữa này là tôi chiêu đãi. Cậu là khách mà.
Nhà văn xắn tay áo lên rửa rau và thái thịt. Trong khi đợi nồi trứng sôi, anh tranh thủ cô đường cho sệt. Sau khi trứng chín cũng không để nó bóc mà tự làm rồi đem rán vàng. Cuối cùng sau một hồi loay hoay của nhà văn, nồi thịt kho tàu nóng hổi, thơm ngon cũng được đổ ra bát. Mùi thơm ngào ngạt tỏa ra khiến người ta thèm thuồng.
Trần An định bảo anh ngồi xuống ăn thì nhà văn lại lắc đầu vì còn bận thêm món. Nó cũng ngồi đợi anh ở bàn ăn. Một lúc sau thì anh quay lại với đĩa trứng xào cà chua và bát rau dưa. Xong việc nhà văn mới ngồi vào bàn ăn, vui vẻ mời nó thưởng thức tay nghề. Nó cổ vũ anh:
-Ngon lắm.
Cả bữa ăn Trần An không nói thêm câu nào mặc cho nhà văn nói đủ chuyện trên trời dưới bể. Thi thoảng nó gật gù hiểu ý cho anh không mất lòng. Đến khi ăn xong, nó định dọn bát nhưng cũng bị anh từ chối. Nhà văn chỉ An ra xem phim.
Trần An biết nhà văn không để nó làm vì để ý sự khiếm thị. Nó cũng không phản đối anh mà lặng lẽ ra ngoài. Đến khi anh rửa bát xong, An đã nằm ngủ trên ghế sô pha, còn ti vi không có dấu hiệu được bật. Nhà văn nhận thấy cậu nhóc có phần đáng thương và cô đơn.
Anh ôm lấy Trần An đặt lên giường, đắp chăn cẩn thận. Còn mình thì ngủ ở phòng ngủ phụ bên cạnh. Lâu rồi nhà văn mới thấy bản thân có nhiều động lực và niềm vui đến vậy.
Sáng sớm, An tỉnh dậy và nhận ra đây không phải phòng trọ của nó. Nó hốt hoảng bước xuống giường tìm kiếm cây gậy chỉ đường. Nhưng do bất cẩn nên đầu gối đã va vào cái bàn để đèn ngủ cạnh giường. Cú va chạm bất ngờ khiến nó đau điếng phải thốt thành lời. Thấy tiếng An, nhà văn từ bên ngoài chạy vào.
-Cậu có sao không vậy?
Bấy giờ An nhớ ra mình ngủ quên ở nhà anh liền không còn thấy lo lắng nữa. Nó lắc đầu và ngồi lại lên giường trầm ngâm. Hình như đây là lần đầu nó được mời đến nhà người khác đúng nghĩa thăm chơi. Không phải một cuộc say mèm đến tối mịt mà chỉ là một bữa liên hoan thảnh thơi của những người quen.
Nó không nghĩ nhiều, cầm gậy vội đi xuống văn phòng bên dưới để làm việc. Nhưng đi đến đầu nó thang thì bị nhà văn đuổi lên nghỉ ngơi. Một lúc sau nhà văn cũng lên phòng theo vì rảnh rỗi hết việc làm. Anh mở chiếc ti vi đen trắng, gọi An vô xem cùng.
Hai người lười biếng ngả người trên chiếc sô pha. Bởi vì nó không thấy nên nhà văn liên tục tường thuật cho nó về bộ phim diễn ra:
-Con khỉ đại sư huynh đang đánh nhau với Ngưu Ma Vương đó. Ngưu Ma Vương trông xấu kinh.
- Cuối cùng Ngộ Không đã đánh bại Ngưu Ma Vương và giải cứu sư phụ.Các thầy trò tiếp tục lên đường…
Bộ phim chiếu bao lâu thì nhà văn tường thuật lại bấy nhiêu cho nó. Tuy chỉ nghe được âm thanh nhưng bộ phim vẫn sống có dáng hình trong tâm trí An vì có nhà văn kể lại. Đây không phải lần đầu nó xem ti vi nhưng là lần cảm động và chân thực nhất. Nhà văn thấy nó man mác buồn, cho rằng nó buồn vì không thấy được nên an ủi An:
-Không thấy được cũng không sao, tôi sẽ là đôi mắt của cậu.
Và từ nay về sau, chúng ta đều bớt phần nào sự cô đơn trong đáy lòng.
Bỗng tiếng chuông điện thoại reo lên, nhà văn đi xuống dưới nghe điện thoại. Bên kia đầu dây, chị quản lý đầy phấn khởi:
-Có thể cậu sắp nổi tiếng rồi. Có nhà xuất bản liên hệ muốn mua bản quyền phát sách của cậu.
Nhà văn choáng ngợp rồi ngay sau đó cảm xúc vui sướng đã thay thế:
-Thật sao?
-Gặp mặt vào thứ bảy để chụp ảnh và trao bản quyền xuất bản, họ đang có hứng thú lắm.
Cuối cùng, hy vọng vẫn tồn tại với những người đã nỗ lực hết mình. Nhà văn chạy ào lên vào ôm chầm lấy An, báo lại tin xuất bản sách. Trần An xoa lưng anh và nở nụ cười khích lệ. Một niềm vui đã nhân đôi thành niềm vui cho cả hai người.
Mấy hôm sau, đúng như hẹn nó và nhà văn đến nơi xuất bản. Giám đốc tiếp đón họ nhiệt tình. Chủ yếu là ông đứng nói chuyện với chị quản lý và nhà văn. Trần An được mời ngồi uống nước. Bởi vì là chỗ lạ, nó chỉ im lặng ngồi, không hề xoay xung quanh.
Khác với An, nhà văn vẫn bận rộn bàn bạc về chuyện sách. Giám đốc nói chuyện nhuận bút rôm rả với nhà văn:
-Tôi quyết định xuất bản khoảng 2000 cuốn đầu, đôi bên sẽ chia cho anh 12% nhuận bút.
-Nếu anh thấy ít cũng không sao. Khi cuốn sách thành công thực sự thì mỗi buổi họp báo, diễn ra cũng là tiền triệu với anh rồi.
Hai người đạt đến thỏa thuận, bắt tay với nhau. Chị quản lý cũng xem xét xong hợp đồng xuất bản với bên công ty để hai người kí kết.
Sau cái bắt tay nồng nhiệt, họ gọi tất cả những người có mặt đến chụp ảnh. Nhà văn nhanh chóng kéo nó đứng vào cạnh anh trong khung hình. Còn nhắc nhở An nhìn đúng về phía máy ảnh và cười thật tươi. Hiếm hoi lắm nó mới đứng trước máy ảnh thêm một lần. Trần An ít khi hài lòng với những tấm ảnh của mình.
Sau khi in ảnh, nhà văn dúi vào tay nó một bức. Anh cười:
-Câu cũng vất vả rồi. Tuần này nghỉ ngơi đi, mai đi chơi cho vui.
An nhận tấm ảnh rồi ra về. Nó chẳng biết mình trông ra sao trong bức ảnh, có lẽ trông rất vui. Còn anh thì sao?
Hôm nay nhà văn lạ hơn bình thường. Anh mặc chiếc áo sơ mi trắng, đạp chiếc xe đạp cũ đến đón nó. Nhưng An không để ý nhiều, nó trèo lên xe, bám chặt vào yên trước. Nhà văn sợ nó ngã liền cầm lấy tay An đặt vào hông anh:
-Bám vào đây, nhỡ tôi phanh bất ngờ còn không ngã.
An cũng nghe lời, nắm lấy áo anh. Đó chỉ là cái nắm hờ vì nó sợ làm anh nhăn áo.
Nhà văn đạp xe chờ nó đi một vòng quanh hồ hóng mát. Gió hiu hiu tạt vào da khiến An hơi run. Nhưng như vậy cũng thích lắm. Anh chứ chở nó lang thang vòng quanh con phố tấp nập. Thi thoảng thì đỗ xuống nghỉ ngơi. Nhà văn còn mua hai cái bánh tiêu, chia cho nó một cái. An thích vị bánh, thơm mùi vừng.
Trên đường nhà văn kể tiếp về những ý tưởng không cạn của anh:
-Nếu mà tác phẩm thành công, tôi sẽ không ở đây nữa. Tôi sẽ ra Hà Nội để xuất bản thêm.
-Tôi thấy ít ai viết nên muốn đem tác phẩm đi rộng hơn để mọi người cùng đón nhận, thấu hiểu.
An ngồi sau cũng khích lệ tinh thần nhà văn.
Nhà văn đỗ xe cạnh hồ. Hai người ngồi lại trên ghế đá. An nghe thấy tiếng chim bồ câu gần đó, tiện tay ném cho chúng vụn bánh mì. Lũ bồ câu vui theo, vỗ cánh bay đến gần đớp vụn bánh.
Anh đi vệ sinh nên chỉ còn An ngồi một mình trên ghế với lũ bồ câu. Nó thẫn thờ ngả người về sau, chán nản. Tiết trời có đẹp thì An cũng nhìn không thấy.
Nó nghe tiếng bước chân lại gần và biết nhà văn trở lại. Trần An đứng lên để chuẩn bị trở về. Bỗng nó nghe tiếng rắc va chạm của đầu gối với mặt đất, hình như là một cú ngã. An vội vàng chạy đến định đỡ nhà văn nhưng anh giữ nó đứng yên.
Nhà văn đưa ra một bó hoa, anh chân thành nắm lấy tay An:
-Cậu An sẽ quen tôi chứ?
Trần An khựng lại. Dường như thời gian chậm dần và cảnh vật ngừng chuyển động chỉ chừa lại hai con người đứng đó. An không biết phải đối diện như thế nào với lời tỏ tình của nhà văn, nó im lặng rồi lại bật khóc .Nhưng đó không phải một lời từ chối của nó.
Nó gật đầu lia lịa, không ngừng khóc nấc lên. An ôm chầm lấy nhà văn. Nó muốn hỏi anh nhưng lại không nói.Sao anh lại yêu một người mù? Chính nó còn không chấp nhận được bản thân mình.
Giây phút nó nhận được lời tỏ tình, mọi tủi thân đều trào ra. Như một đứa trẻ cuối cùng đã tìm được điểm nương tựa của mình, nó muốn được bé lại, bộc lộ hết những nỗi niềm được giấu đi. Tuy không nói thành lời nhưng nỗi buồn đều không còn nữa.
Nhà văn cười và xoa đầu nó:
-Nín đi. Giờ về nấu cơm tối được rồi.
An không khóc nữa, nó sụt sịt vài cái rồi thôi. Nó lại cầm gậy và trèo lên xe đạp của anh. Nhà văn đưa bó hoa cho nó. Vừa đi anh vừa nói:
-Anh đã nghĩ chuyện này rất lâu mà đến bây giờ mới nói. Còn sợ em không đồng ý.
An dụi mặt vào lưng nhà văn, cảm xúc bâng khuâng vẫn còn. Nó thấy anh nói không sai, đôi khi An thấy mình không xứng với anh nhưng anh luôn bao dung nó. Anh vừa có học, vừa có tài, hơn hẳn nó. An siết chặt tay đang ôm anh:
-Em cũng thích anh.
Nhà văn bật cười thành tiếng.
Trên con đường tấp nập, màn đêm dần buông xuống khuất lấp mọi thứ. Có hai con người trên chiếc xe đạp cũ đang thong dong đi dưới ánh đèn đường. Và một tình yêu đang dần nảy nở trong trái tim họ.
Hôm nay, nhà văn nấu cá kho và canh chua. Mùi thơm nức bay từ phòng bếp đến phòng khách đánh thức Trần An đang ngủ. Nó xỏ dép lê, đi ra khỏi phòng. An nắm lấy áo anh sau đó lại ôm nhà văn.
Nhà văn đang ở trong bếp, anh mặc chiếc tạp dề dài quá đầu gối đứng canh nồi cá. Trên tạp dề lấm tấm vết mỡ bắn từ chảo cá rán lúc nãy khiến anh có chút khó chịu. Ngay xong đó, lòng anh lại dịu lại vì cái ôm của người yêu. Anh xoay người, hôn vào má nó và nói:
-Đi ra cho anh nấu, mỡ bắn bẩn áo đấy.
-Không sao đâu, em quen bẩn rồi.
Anh nhìn nó đầy âu lo lẫn sự âu yếm. Nhà văn tiếp tục nấu ăn, mặc người yêu như con koala bám lấy mình. Sự làm phiền của An đối với anh giống như hành động làm nũng, đáng yêu biết bao.
Hai người kết thúc bữa ăn nhanh chóng. Trần An nhấc điện thoại bàn báo lại cho dì Vương mình sẽ không về. Sau đó nó cầm chổi thay nhà văn dọn nhà. Khi anh thấy nó như vậy liền không cho An quét tiếp:
-Em không cần làm đâu.
Lúc sau nhà văn lại nói chuyện với An về vấn đề tác phẩm. Tiểu thuyết " Nước Mắt" đã bước đầu thành công đi vào thị trường sách và thị hiếu của giới trẻ nhưng không nhiều. Nhà văn định tổ chức một chiến dịch để giới thiệu sách đến độc giả.
Anh muốn có một cuộc đánh cược như Picasso đã làm để thành công. Anh thuê rất nhiều sinh viên đến và hỏi thăm các hiệu sách về tiểu thuyết của anh. Một số người mang nó lên giảng đường xem như một cách quảng cáo. Và thực sự nhà văn đã tìm đúng đường cho mình.
Rất nhiều người bắt đầu biết đến anh và đọc về tác phẩm. Số lượng cuộc gọi của các hiệu sách, các nhà xuất bản cũng tăng lên nhanh chóng. Chẳng bao lâu tác phẩm đã cháy hàng trên kệ sách. Nhà văn trở nên nổi tiếng bởi viết về đề tài mới lạ và độc đáo, vạch trần mặt tối khác của xã hội.
Sau đó, anh được mời liên tục để tham gia các buổi họp báo về sách, gặp gỡ bàn luận sách. Lịch làm việc bao giờ cũng chật kín nên anh cũng ít về nhà dần. Có ngày tàu đến đón nhà văn đi lên Hà Nội từ sáng sớm, chiều lại về Thanh Hóa. Cho đến tối mịt anh vẫn không về tới nơi, đành ở lại đất khách và điện báo cho An.
Mỗi lần đi công tác như thế, nhà văn đều gửi quà và thư về cho nó. Những món quà từ rẻ đến đắt, từ bó hoa đến món đặc sản, cái áo hay chiếc đồng hồ. Những lá thư không dài nhưng chứa nườm nượp nỗi nhớ mong, mỗi lá đều được viết vội vàng trong khi rảnh. Tất cả thư tay của anh, nó đều lưu trữ, mở ra mỗi lá đều có câu:
"Gửi An yêu dấu","Nhớ em". Lá thư xúc động đó là một chàng trai gửi cho một chàng trai khác. An sờ vào từng chữ nổi trên giấy, nỗi nhớ càng dạt dào hơn trong lòng. Nó áp mặt vào lá thư và yên lặng.
Có những lúc tình yêu không thể dùng lời để diễn tả được thì họ gửi vào nỗi nhớ.
Ở lá thư cuối, nhà văn gửi cho An kèm một đồ vật nhỏ. An sờ lên đồ vật đính lên trang thư để cảm nhận. Đó là một chiếc nhẫn. Trên thư là dòng chữ nắn nót của nhà văn:
"Khi anh về, em sẽ cưới anh chứ?"
Nó tự hỏi quyết định của anh có phải quá vội vàng vì hai người quen biết không lâu. Liệu tình yêu có đủ sâu để ràng buộc nhau bởi một mối quan hệ khác. Và hơn hết, đất nước chưa chấp nhận cái "tình trai". Vì vậy mới khiến Xuân Diệu phải đau đớn.
Thế nhưng câu trả lời của nó vẫn là có. Dạo sau đó nhà văn vùi đầu với công việc, không còn hay viết thư gọi điện cho nó nữa. Tuy hằng ngày anh vẫn gửi tiền về cho An nhưng anh không về nhà. Cuộc sống của nó mỗi ngày đều là sự lặp lại chán nản.
Cuối cùng, khi không chịu nổi sự cô đơn, An gọi điện cho chị quản lý hỏi chuyện. Bên kia đầu dây nô nức tiếng ồn của những người hâm mộ, nhà báo phỏng vấn. Chắc là anh đang có buổi kí tặng, họp báo mới. Chị quản lý cũng tốt bụng nói với nó:
-Không phải lo, nó ấy chỉ đang họp báo, nói chuyện với cô Kim-tác giả khác thôi.
Trần An thở dài, nó cảm ơn chị quản lý. Cúp máy lại, nó nghĩ về anh và về cô gái anh đang nói chuyện. Hai người họ cùng lập trường, cùng thân phận, nghề nghiệp chắc nói chuyện vui lắm. Cô ấy có khi còn hiểu về những điều nhà văn muốn nói và làm hơn nó. An nằm trên sô pha thẫn thờ. Chân thì đạp vào thành ghế như muốn trút giận, trút đi nỗi cô đơn của mình.
Sau cuộc điện thoại đó, nhà văn đã về nhà. Có thể chị quản lý đã báo cho anh. Anh mặc chiếc áo khoác kaki đẩy cửa bước vào. Khi Trần An đang vui mừng định đón tiếp anh thì nghe thấy sau lưng anh vọng lại tiếng nói:
-Phòng làm việc của anh đây sao?
Đó là giọng của một cô gái miền Bắc. Cô ấy đi phía sau lưng nhà văn bước vào. Khi thấy nó còn chào hỏi nhiệt tình và đưa An túi bánh làm quà.
Cô gái chừng hai mươi tuổi, đôi mắt trong veo và mái tóc dài đen tuyền xõa ngang vai. Cô mặc chiếc váy trắng, đeo trên vai một chiếc túi nâu hợp màu với áo khoác anh. Nụ cười của cô ấy tươi rói làm hiện lên lúm má đồng tiền. Nhà văn giới thiệu với An:
-Đây là nhà văn anh đã gặp ở buổi diễn thuyết cô Kim. Anh mời về đây làm khách.
Trong giọng nhà văn có một niềm vui hân hoan. Anh nhanh chóng dọn bàn đón tiếp Kim. Còn An thì vẫn yên lặng không nói gì. Có một nỗi lo sợ đang dâng lên trong lòng nó, nó sợ phải mất anh.
Suốt buổi nói chuyện, nó chỉ ngồi nép bên nhà văn, cũng không tham gia nó nào. Cho dù nó muốn chen chân vào đề tài cũng không biết nói gì, chỉ vài câu đã bị đẩy ra khỏi câu chuyện của họ.
An mệt mỏi đi về phòng, chìm vào giấc ngủ đơn độc. Nhà văn thấy nó đã ngủ, chỉ nhẹ hôn lên trán và cầm áo lại đi ra ngoài làm việc. Trước khi đi, anh còn thủ thỉ với nó:
-Anh đi đưa cô ấy ra ga tàu, tí anh về. Em ngủ ngon.
Nhưng Trần An hôm đó ngủ không được ngon. Trong giấc mơ, nó thấy nhà văn ôm hôn cô gái khác, nói những lời ngọt ngào. Sau đó thì anh nhìn nó với ánh mắt ghét bỏ, căm thù. Trần An không hiểu được tại sao mình lần nữa lại trở về cái xó xỉnh tối tăm lúc trước. Nó sợ hãi thu mình lại, liên tục run rẩy. An lặng yên với bóng đêm trước mặt.
Mãi cho đến một giờ sáng, nó giật mình tỉnh lại khỏi cơn ác mộng mới nhận ra tất cả là giả. An lại thấy anh đứng ở cuối giường nhưng nhà văn nhìn nó với ánh mắt lạnh lẽo. An sợ hãi nắm chặt lấy chăn. Lí do gì đã khiến anh nhìn nó như vậy? Thêm một cái rùng mình, An nhớ ra mình căn bản không thể nhìn. Bấy giờ nó mới nhận ra đó chỉ là ảo giác.
Hô hấp nó nặng nề, nó ho mấy tiếng và thấy người nóng lên. An vội mở tủ đầu giường, mò mẫm cái kẹp nhiệt độ. Sau đó khựng lại vì không có anh, nó không thể tự đo.
An sờ lên đồng hồ hiển thị một giờ sáng. Nhưng bên cạnh nó không có bóng dáng anh. Nó đã ngủ từ chiều tới sáng hôm sau còn anh thì không quay về. Trong lòng nó mắc nghẹn, rối rắm. Giờ này không còn nơi khám nữa nên An chỉ đành tự mình uống thuốc luôn.
Cả người nó mệt mỏi và nặng nề. nó tìm mãi mới thấy thuốc kháng sinh, vội uống hai viên cho xong rồi nằm xuống tiếp. Trước kia nó cũng quen xử lí bệnh tật như vậy. Nếu có đau quá thì uống thuốc giảm đau dù nó chẳng hề tốt cho xương khi dùng nhiều.
An không ngủ được vì cơn ho kéo dài, cả người nó nhức mỏi, tê rần. Nó không muốn làm phiền người yêu vào lúc sáng sớm như này nên không nói với anh. Cuối cùng, lí trí vẫn bắt ép nó đi vào giấc ngủ. Cơn sốt cũng chỉ dừng khi nó tỉnh lại. Không còn sốt nhưng vẫn còn cơn đau nhức và hơi tê. An uống xong cốc nước và chìm vào những suy nghĩ khác.
Quá mấy hôm là sinh nhật An, nó đã gọi nhắc anh trước vì sợ nhà văn bận sẽ quên. Dù trời không lạnh nhưng đi trên đường, An hắt hơi liên tục. Nó hơi lo nên cố nhanh bước chân đến tiệm bánh để lấy đồ. Tiếng gậy gõ vào sàn cũng trở nên gấp gáp hơn .
Men theo con đường, An đến kịp giờ hẹn lấy bánh. Chiếc bánh sinh nhật được phủ màu xanh dương yêu thích của nó, bên trên là hình biển và dòng chữ "happy birthday". Chủ tiệm nhiệt tình đưa bánh và dặn nó cầm cẩn thận.
-Chúc cháu sinh nhật vui vẻ
-Cháu cảm ơn
An gật đầu, chào tạm biệt và xách bánh ra về. nó hào hứng chờ đợi cùng anh trải qua sinh nhật đầu tiên.
Nhưng sau đó, An không thể nhớ nổi, một cơn choáng váng khiến nó ngất đi. Khi nó tỉnh lại đã ở trong bệnh viện. Một người đi đường tốt bụng đã đưa nó đến đây. Nhìn lên trên bàn, chiếc hộp bánh hơi méo đi nhưng thật may bánh kem còn nguyên vẹn. An thở ra nhẹ nhõm.
Bác sĩ đẩy cửa vào, nhìn An và nói với giọng khàn đặc:
-Tôi phải thông báo với rằng cậu chỉ còn một tuần nữa. Không biết cậu đã đi khám thử ở đâu chưa. Bệnh ung thư gan đã đi vào giai đoạn cuối.
An sững sờ. Đôi tay run rẩy nắm chặt chăn lại. Môi nó mím chặt và mặt cắt không còn một giọt máu. Hy vọng có một cuộc sống tốt hơn lần nữa vụt tắt. Bác sĩ nhìn nó, tiếc nuối thở dài:
-Cậu còn trẻ vì sao lại chích ma túy vậy? Một người mù như cậu có nỗi khổ riêng gì?
An vẫn yên lặng. Nhưng sâu trong cái yên lặng đó, có sự thống khổ và hối hận đối với quá khứ. Trái tim nó bị bóp nghẹt bởi một sức mạnh vô hình. Nó cuối cùng cũng đáp lại câu hỏi:
-Bố mẹ tôi từng buôn ma túy, chỉ một thời gian thôi nên tôi không nghiện nặng. Sau đó họ bỏ trốn rồi.
-Sẽ không định phạt tiền một người sắp chết như tôi chứ bác sĩ?
Bác sĩ cũng đã ngoài 60, ông chỉ thấy tội cho nó nhóc trước mặt đã mất đi cả một tương lai dài. Suy cho cùng vẫn là lỗi của cha mẹ không quan tâm tới con cái. Bác sĩ lắc đầu:
-Bệnh này của cậu chắc cũng ít nhiều mấy năm rồi. Gây ra do nhiễm trùng và uống quá nhiều rượu. Ban đầu không có triệu chứng gì cho tới giai đoạn cuối cùng nên khó mà phát hiện ra.
-Ở Việt Nam từ xơ gan, viêm gan B rồi thành ung thư gan cũng nhiều. Dễ mắc ở người trẻ nhưng dễ nặng ở người lớn. Bây giờ nó đã di căn đến các cơ quan khác ngoài hạch mạch máu nên khả năng sống gần như không.
Ông chỉ còn khuyên được nó cuối:
-Sống cho nốt, làm nốt những điều nó thích đi, đừng để hối hận.
-Cảm ơn.
An ngồi dậy khỏi giường bệnh, cầm bánh kem ra ngoài. Nó trả tiền phòng và trở lại nhà. Suốt đường, nó chìm vào những suy nghĩ bâng khuâng và nhận ra bản thân còn quá nhiều điều chưa làm được.
Đột nhiên An cảm thấy nhà văn không còn yêu nó nữa cũng tốt, yêu một người khác cũng tốt. Như vậy nếu nó không còn anh cũng sẽ không buồn nhiều, sẽ dễ dàng vượt qua và cũng có được người chăm sóc. Nhưng nó cũng không đành lòng, nó cũng yêu nhà văn.
Về đến nhà, nó cẩn thận cắt bánh ra bày trên bàn và ngồi chờ anh về. Anh đã hứa nên An cứ ngồi đó chờ cho được. Nhưng cậu chờ quá lâu. Cuối cùng vẫn nhấc máy gọi thử cho anh. Nhà văn vẫn ở văn phòng, anh nhấc máy và nói với giọng gấp gáp:
-Anh sẽ về muộn. Bản thảo có chút chuyện. Em cứ ngủ sớm và không cần lo cho anh.
-Chúc mừng sinh nhật An.
Câu chúc mừng qua loa khiến An hụt hẫng. Nó ngao ngán cầm thìa xúc từng miếng bánh kem to mà ăn, dồn mọi uất ức vào trong. Nó đã mong mỏi có một sinh nhật thật khó quên. Nhưng giờ mọi chuyện thì khó quên theo một nghĩa khác.
An không trách anh nhiều. Nó lo chuyện bản thảo hơn và gọi hỏi chị quản lý. Chị ấy nhàn nhạt đáp, giống như đã quen với câu hỏi :
-Cậu lại thêm cớ, tìm nhà văn đúng không? Cậu ấy đang có hẹn ăn với cô Kim bàn chuyện hợp tác. Cậu chờ thêm chút.
An gật đầu. Được một lúc, nó cầm chiếc cốc và túi thuốc, loạng choạng đi xuống dưới nhà. Bước ra khỏi đầu ngõ và đi đến chiếc thùng rác bên kia đường, An thẫn thờ trước nó. Trần An dốc túi thuốc bổ mà bác sĩ kê vào trong thùng rác. Nó ném mạnh chiếc cốc vào tường và thét lên. Cốc thủy tinh theo đó vỡ vụn thành từng mảnh rơi vào thùng rác và bắn khắp nơi. Trút xong tâm trạng, nó trở về phòng khách. Mặc cho tiếng chuông đồng hồ điểm qua từng tiếng, An vẫn ngồi đó chờ đợi.
Vào mười một giờ, nhà văn cũng mở cửa bước vào. Anh ôm theo một chiếc bánh kem và một món quà gói kĩ lưỡng. Trên môi treo nụ cười tươi rói, ôm lấy nó:
-Chúc mừng sinh nhật. Chúc em ngày càng khỏe mạnh, giỏi giang và yêu anh hơn.
-Vâng.
An cầm bó hoa đi cất rồi đem cả chiếc bánh kem anh mua cũng cắt. Nhà văn xoa đầu nó:
-Nhiều vậy sao ăn hết đây.
An nghĩ về đống bánh trên bàn, định tặng cho những người hàng xóm ở khu trọ và gần văn phòng. Nó đếm từng người và cất từng miếng bánh vào tủ lạnh. Sau đó An tranh thủ xoa bóp vai cho nhà văn để anh giảm bớt mệt mỏi một ngày làm việc. Nó vẫn chưa quên công việc cũ này.
Nhà văn quá mệt mỏi đã ngủ say lúc nào không hay. Nó ôm chăn ra đắp cho anh sau đó ôm thật chặt. An cùng nằm lên sô pha, chui vào lòng nhà văn. Nó nhớ vòng tay này và chỉ một vài ngày nữa thì cơ hội nằm vào cũng không còn nữa. Nó dụi vào lồng ngực anh và nặng nề chìm vào trong giấc ngủ.
Sáng hôm sau, nhà văn đã dậy trước nhưng nhìn An còn ngủ say, không nỡ đánh thức nó. Cả đêm bị nó gối đầu khiến tay anh tê rần. Đến khi An thức phát hiện anh còn nằm thì giật mình. Nhà văn cười:
-Có gì mà ngạc nhiên vậy?
-Lâu lắm rồi anh không về,giờ không quen.
Nhà văn xoa lên mái tóc nó, không biết dùng lời nào an ủi. Sau một lúc hai người rời khỏi ghế để thay đồ, làm việc. Nhà văn lại phải bắt chuyến xe để đi lên Bắc Ninh đàm thoại về sách với học sinh ở đó. Anh mặc áo sơ mi, thắt cà vạt gọn ghẽ. Bỗng nó đưa tay lên xoa mặt anh, sờ khắp mặt. Nhà văn có chút ngẩn người:
-Làm sao vậy?
An lắc đầu, nở nụ cười:
-Lâu quá nên nhớ anh thôi.
Nhà văn hôn khẽ lên tóc An,xoa má nó:
-Nốt chuyến này thì anh về làm đám cưới được không.
-Vâng.
Nói rồi nó buông đôi tay xuống. Thực ra nó muốn cảm nhận gương mặt anh lần cuối để không quên mất. Gương mặt mà nó đã nhớ mong hằng đêm.
Khi nhà văn ra khỏi nhà, An ngồi thụp trên ghế. Mỗi ngày vẫn trôi như chiếc đồng hồ đếm ngược thời gian sống của nó. Chỉ còn 5 ngày. Trần An cầm gậy ra ngoài, nó muốn sống trọn những ngày cuối cùng,làm những điều chưa từng làm.
Nó đi về căn phòng trọ cũ đã lâu không ở. Mọi đồ đạc vẫn ở đó như cũ không thay đổi. Dì Vương thấy An về thì tươi cười ra đón:
-Công việc tốt đúng không?
An gật đầu. Hình như sau bao lâu dì già đi thêm một ít. Nó nắm lấy tay dì, chân thành cảm ơn vì tất cả những sự chăm sóc từ trước tới giờ. Sau đó thì tha thiết xin dì Vương dạy nó nấu ăn dù là món đơn giản nhất. Bà ấy xoa đầu cậu nhóc, dắt nó vào phòng bếp chính.
Bà đưa cho An từng lọ gia vị, bảo nó cầm và phân biệt rõ. Dì Vương xắn tay áo và bắc chảo lên dạy cho An mấy món đơn giản:cơm chiên trứng, thịt rang,.. Ban đầu nó còn hơi sợ việc cầm dao khi không nhìn thấy nhưng cũng dần quen dưới sự chỉ bảo tài tình của dì. Tuy đường cắt không đẹp nhưng cũng không sai.
Bởi vì không thể nhìn, nó khó mà biết bao giờ đồ ăn sẽ chín, cần nêm nếm. Dì Vương biết điều đó nên đã dạy An cả cách căn thời gian và đảo đều tay đồ ăn. Sau đó là cách đổ ra bát đĩa chính xác. Lần đầu An làm có chút mặn hơn bình thường nhưng dì không ngừng cổ vũ An. Sau vài thất bại, nó cũng làm ra món cơm chiên trứng vừa vặn, ngon miệng. Bản thân nó cũng cảm thấy mình có chút thành tựu nhỏ nhoi từ món cơm chiên. Chỉ khi nấu ăn nó mới biết nấu ăn cũng tốn nhiều công sức, không dễ như khi được thưởng thức.
Ngày thứ hai nhà văn không về nhà, An đi dạo trong chợ mua đồ. Phiên chợ vẫn ồn ào bởi sự chen chúc đông người. Nó theo thói quen đi mua đồ ăn cho trưa và vật dụng cần thiết. Sau khi mua xong, bước ra khỏi chợ ồn ào, nó bị thu hút bởi tiếng nhạc piano phát ra từ góc phố.
Lần theo tiếng nhạc, An đến trước người nghệ sĩ dương cầm đang hăng say đánh đàn. Đó là tiếng nhạc phát ra từ một cậu thanh niên trạc tuổi An. Giữa cái tấp nập của thành thị, cậu ta tách biệt hẳn và trở thành một góc riêng. An đứng im thưởng thức tiếng nhạc bắt tai và vỗ tay khi nó kết thúc.
-Bản đàn rất hay. Tên của nó là gì vậy?
Cậu bạn nắm lấy tay An, viết vào tay nó vài chữ. Trần An nhận ra đó là chữ "Tôi cũng không biết". Nó cười nhẹ. Hóa ra cậu nhóc đánh đàn là người câm.
An ngồi lại bên cạnh và hỏi:
-Tôi đánh đàn được không?
Cậu bạn lại viết vào tay nó chữ"Có". Chẳng biết đã bao lâu An mới được chạm vào phím đàn lần nữa. Những phím đàn vô hình trước mắt mà hiện hữu trong trí nhớ của nó. Bàn tay An như múa trên phím đàn, đàn ra một khúc "Spring" trong bộ sưu tập bốn mùa của Atoni. Nó đàn hăng say. Những âm thanh như cuốn đi hết mọi đau đớn, phiền muộn, trả lại lòng người một mùa xuân nhẹ nhàng. Khi khúc nhạc kết thúc, cậu bạn câm vỗ tay và những người xung quanh cũng tán thưởng nó. An cúi đầu tạm biệt và nó tiếp tục sải bước về nhà. Trong lòng nhiều hơn một niềm vui được làm chính mình, không phải rụt rè e ngại mọi thứ xung quanh.
Ngày thứ ba, nó đến thăm quan một triển lãm tranh nghệ thuật. Ngay khi nó bước vào đã khiến mọi người chú ý. Người ta nhìn nó và bàn tán qua lại:
"Sao người mù lại đến coi triển lãm tranh? Kì lạ thật. "
"Cậu ta vốn không thấy mà đến đây làm màu mè gì? "
Nhưng An không quan tâm những lời nhận xét của họ, nó chỉ đơn thuần muốn đến nơi chưa bao giờ đến. Một người họa sĩ già thấy nó kì lạ và đến bắt chuyện:
-Điều gì đưa cậu đến đây xem tranh vậy?
-Nghệ thuật.
Ông thấy An kì lạ nhưng vô cùng thú vị bèn vỗ lấy vai An:
-Hay để tôi tặng cậu một bức tranh.
An ngạc nhiên, sau đó là liên tục cảm ơn người họa sĩ. Nhưng thay vì một bức tranh cho bản thân, nó muốn ông vẽ tặng cho người yêu mình. Ông họa sĩ rất nhanh cũng đồng ý. An muốn tặng anh bức tranh về hoa lưu ly có nghĩa là "Don't forget me" mong cho anh có thể nhớ về nó. Thế là nó yên lặng ngồi chờ cùng họa sĩ tới mấy tiếng đồng hồ. Ông tươi cười tặng lại cho An bức tranh và chúc nó có thể mãi hạnh phúc. Cầm bức tranh, Trần An ra về khỏi triển lãm và định để lại nó như một món quà sớm cho sinh nhật anh.
Ngày thứ tư, An chuẩn bị thêm một món quà nữa, nó cất kĩ trong hộp. Sau đó chỉ dành cả ngày để sờ nắn những kỉ vật và nghĩ về những kỉ niệm trải qua.Từng chút từng chút ùa về trong tâm trí nó. An thực sự rất nhớ anh. Nó nằm sõng soài trên giường, cố ngủ để tránh khỏi nỗi buồn da diết. Nhưng cơn ho kéo dài và cơn đau nhức khiến nó tỉnh táo. An nhìn lên trần nhà, thẫn thờ. Thời gian trôi đi quá nhanh, thoát cái thôi đã chỉ còn cách ngày cuối là tích tắc. Liệu kì tích có xảy ra chỉ với 7% duy nhất?
Ngày thứ năm, nhà văn về sớm hơn dự định. Anh đẩy cửa văn phòng thì thấy không một bóng người. Anh nghĩ An còn ngủ nên phấn khởi chạy lên tầng đón nó. Nhưng đối mặt với anh chỉ có chiếc giường xếp ngăn nắp. Nhà văn xuống ngồi tại bàn làm việc, anh ngẩn ngơ một lúc lâu, suy nghĩ về nó đã đi đâu và bao giờ sẽ về. Nhưng chờ mãi vẫn không thấy ai.
Anh bắt đầu sốt ruột và đạp xe ra ngoài kiếm nó. Anh đi khắp ngõ quen đến đường lạ, từ nhà trọ của nó đến những chỗ An hay qua lại, từ chợ tới hàng đồ ăn. Nhà văn tìm kiếm từ sáng sớm đến tối mịt, cả người anh đều trong trạng thái căng thẳng, lo lắng. Anh định hỏi người quen của An nhưng nhà văn nhận ra An không có bạn bè, người thân, vẫn luôn đơn độc. Bất chợt nhà văn nhớ đến công viên anh từng chở nó đi qua và vội đạp xe qua đó.
Ngay khi thấy nó ngồi trên ghế đá, nhà văn mới thở phào nhẹ nhõm. Anh gác xe một bên, ngồi cạnh nó. An giống như biết trước anh sẽ tìm được nó. Khi anh ngồi xuống bên cạnh, nó gục đầu vào vai anh và nở nụ cười:
-Em biết anh sẽ tìm thấy em.
Chưa để nhà văn hỏi han hay buông lời tức giận, An đã rút từ trong túi áo ra một chiếc hộp nhỏ. Nó mở hộp từ từ đưa ra trước mặt nhà văn. Bên trong có một chiếc nhẫn bạc mà An đã dành dụm tiền mua:
-Anh sẽ cưới em chứ?
An không chờ anh trả lời, đeo chiếc nhẫn qua ngón áp út của nhà văn. Vào giây phút đó, mọi tức giận của nhà văn đều tan biến. Anh nhìn chiếc nhẫn và nhìn An. Nhà văn hôn nhẹ lên trán và má nó. Anh khẽ gật đầu. Sau đó cũng rút từ túi áo khoác ra một hộp nhẫn:
-Em cũng sẽ cưới anh chứ?
An cười. Đôi mắt nó rơm rớm nước mắt, không biết vì buồn hay xúc động. Nó đan tay mình vào tay nhà văn, đem nỗi niềm đều giấu kín:
-Em xin lỗi. Em ngủ dậy sau trả lời anh được không. Em chờ anh mệt quá.
-Thực ra em nhận ra anh rồi.
Nhà văn nghĩ An chờ mình cũng thấm mệt nên để cho nó tựa vai anh ngủ. Tuy anh thực sự muốn biết đáp án nhưng cũng chờ đợi An như cách An đã chờ anh. Giấc ngủ này nó ngủ đến thật sâu. Nhà văn gọi An nhưng nó cũng không tỉnh lại. Bấy giờ anh nhận ra người nó lạnh ngắt. Anh bàng hoàng, sững sờ. Nhà văn bỗng hiểu ra điều gì đó, anh ôm lấy An và im lặng không nói. Tất cả mọi cảm xúc đều thể hiện trong cái ôm siết chặt ấy.
Em sẽ không cho anh câu trả lời vì em sẽ không bao giờ tỉnh dậy.
------------ đừng vội đọc phía sau trừ khi phía trước không khiến bạn xúc động và suy tư------
Nhà văn tỉnh dậy từ hồi ức. Đám tang vẫn đang diễn ra, anh đứng lặng như tờ nhìn vào bức di ảnh của cậu. Tác gia Kim đến sau lưng nhà văn, cô ôm lấy anh và xoa lưng anh an ủi:
-Chưa bao giờ là lỗi của anh cả. Em đã tha thứ rồi, anh cũng nên buông xuôi thôi.
Nhà văn nặng nề ngồi xuống, ánh nhìn hướng về xa xăm.
Đó là chuyện của nhiều năm trước khi Kim còn là học sinh cấp ba. Cô bé đã phải lòng một chàng trai cùng lớp điển trai và học giỏi. Nhưng chàng trai đó có tính cách không tốt. Cậu ta là con trai của giám đốc công ty nên mọi người thường quay xung quanh và ngưỡng mộ cậu. Thế nhưng cậu ta thực chất là một tay chơi đua đòi và nghịch ngợm. Người đó là Trần An.
Khi biết cô thích cậu, An đã đồng ý quen biết nhưng chỉ coi cô là chân sai vặt, trò chơi. Mọi chuyện không quá đáng cho đến khi cô bé phát hiện Trần An chích ma túy. Cậu ta tức giận và đã cùng những tên con trai khác đánh cô bé thậm tệ để bịt mồm. Sau đó đổ tội cho Kim trộm tiền của cậu vì nhà cô bé nghèo. Như vậy cô bé đã bị cả lớp cô lập và luôn nhận cái nhìn phán xét của mọi người xung quanh.
Có những ngày Kim về nhà với sơn đỏ đầy người hay quần áo ướt nhẹp. Anh thương em lắm nhưng không thể ngăn được. Trên bàn cô bé đầy những nét gạch, dòng chữ chửi rủa, mắng nhiếc khó nghe. Đôi lúc cô còn là mục tiêu của những trò chơi khăm quái ác từ bạn học. Thế nhưng không một ai đứng ra bênh vực vì họ sợ gia đình Trần An.
Không ai tin cô bé kể cả khi mọi chuyện được đưa lên tòa. Quan tòa đã ăn hối lộ của ba mẹ Trần để che giấu tội cho Trần An. Cậu ta cười khinh bỉ và vắt vẻo chân trong phiên tòa phán xử chính mình vì cậu biết trước kết quả. Phiên tòa bất công đó đã suýt đẩy người con gái tội nghiệp đến đường cùng. Đó cũng là lí do ba mẹ cô cãi nhau và ly hôn. Một gia đình tan vỡ chỉ vì quyền lực của những người giàu và một tên công tử bột vô tâm. Tuy hai anh em còn liên lạc nhưng cũng người đất Nam người xứ Bắc xa nhau muôn trùng. Anh trai của cô chính là nhà văn.
Vì vậy, giây phút gặp lại Trần An giữa Sài thành tấp nập, một kế hoạch trả thù đã được lập ra. Nhưng nói cho cùng nhà văn thực sự nhân văn và rộng lượng. So với những tổn thương thể xác, anh chỉ đem lại cho An tổn thương tinh thần. Nhưng trước đó, nhà văn cũng cho cậu được yêu một lần.
Anh định cho An cảm giác được yêu, cho nó cuộc sống tốt hơn rồi đẩy cậu rơi trở về đáy cùng để cậu cảm nhận sự vỡ vụn của trái tim từng chút một. Giống như cách mà An tổn thương em gái của nhà văn. Cho dù Kim tha thứ, đối với nhà văn, anh vẫn còn hận Trần An đã cướp đi gia đình của anh. Nỗi hận ấy anh đã mang nhiều năm trời nhưng giờ chính nhà văn cũng hoang mang. Sao anh lại tổn thương An? Dường như Trần An đã trả giá đủ tổn thương cho lỗi lầm của bản thân rồi.
Nhà văn đặt bông hoa lưu ly An thích nhất cạnh di ảnh. Đám tang vắng vẻ không có ai nên hình ảnh nhà văn càng thêm cô độc, đau đớn. Anh nhìn nụ cười của nó trên ảnh, chỉ thấy chua xót. Sau đó quay người rời đi.
Nếu như nhà văn và Trần An có thể gặp nhau sớm hơn liệu họ có thể có một kết cục tốt hơn?
----------------
Bạn nghĩ rằng bạn đã hiểu hết rồi sao?
Mỗi chi tiết, mỗi câu nói, hình ảnh đều có thể ẩn chứa tầng ý nghĩa sâu hơn suy nghĩ của bạn. Nếu bạn đang thấy thương cảm cho một nhân vật thì bạn nên nghĩ lại.
"Đen như Mực" chỉ là cái tên được nghĩ ra trong vô thức nhưng khi đặt vào câu chuyện, nó đã bao trùm lên một màu đen ám ảnh. Ám ảnh từ đầu câu chuyện tới cuối câu chuyện, len lỏi trong từng chi tiết nhỏ.
"Đen như mực" không chỉ là cuộc sống của An trong quá khứ mà còn là tương lai vô định của cậu. Trong tương lai đó không tìm thấy ánh sáng và hi vọng. Đồng thời nó cũng thể hiện góc sâu của trái tim cậu.
Cho dù sau này Trần An trở thành người tốt hơn nhưng không thể nào gạt bỏ sự xấu xa đã từng có. Vì tổn thương cậu mang lại cho người khác vẫn luôn tồn tại. Vì vậy Trần An không phải người tốt. Thế nên nỗi đau thể xác ( bị mù do bọn đòi nợ đánh, bệnh ung thư) hay nỗi đau tinh thần ( người yêu từ bỏ) đều là báo ứng cho cậu. Chúng ta không thể yêu hoàn toàn nhân vật này mà còn phải hận.
Kẻ xấu thì không thoát khỏi lưới trời lồng lộng, ác giả ác báo là quy luật không nằm ngoài văn chương của tôi.
Nhưng " đen như mực" cũng không chỉ mỗi Trần An. Có những nhân vật chỉ xuất hiện vài ba lần nhưng cũng thể hiện cuộc sống " đen như mực". Đó là ông chủ trung tâm mát xa đã tự sát ở phần đầu, chị Vân chủ nhà đanh đá, những người con của ông chủ, em gái nhà văn-Kim.
Một hiện thực không thể chối cãi là tình trạng đánh lô đề của những người lớn nhiều vô kể. Nhưng chuyện thắng thua lại dựa vào ăn may. Có người thắng thì một bước giàu sang, còn người thua thì gánh thêm nợ nần. Ông chủ chính là phản ánh một người thua cuộc, chịu áp lực nặng nề dẫn đến chọn con đường tự sát. Đồng thời, khi ông lựa chọn cái chết để được giải thoát thì vợ con ông sẽ chịu thay những áp lực kinh khủng ấy. Và lại mở ra cho những người con một cuộc đời " đen như mực" khác. Họ sẽ tiếp tục sống trong cái ám ảnh nợ nần chồng chất và sự tự sát của người cha. Có thể còn có những lời bàn tán, khinh miệt của những người xung quanh.
Chị chủ nhà Vân thì có một hạnh phúc gia đình không trọn vẹn khi hai vợ chồng luôn cách xa và không có tiếng nói chung. Nỗi buồn và đau đớn đã khiến chị tức giận với những người thuê nhà. Nhưng suy cho cùng thì chị ấy cũng chỉ là một người phụ nữ không được yêu.
"Đen như mực" còn chỉ nỗi đau ám ảnh của Kim và nhà văn khi gia đình tan vỡ. Bên cạnh đó, nó khắc họa một phần mặt tối của trường học - bạo lực học đường.
Một phần tệ nạn xã hội hút chích ma túy cũng được đưa vào ở cuối truyện qua hình ảnh tiều tụy của An. Bệnh ung thư gan cũng có nguyên do từ tệ nạn ma túy và uống rượu nhiều. Hình ảnh này đã góp phần phê phán nghiêm khắc giới trẻ và sự vô trách nhiệm của bậc cha mẹ.
Ngoài ra " đen như mực" cũng thể hiện hướng đi vô định ban đầu của nhà văn. Anh không tìm được ý tưởng khiến con đường văn chương trở nên bế tắc, xa càng xa. Nhà văn lạc lõng khi không tìm được tiếng nói riêng để cứu vớt cuộc sống của chính mình. Đúng là " văn chương hạ giới rẻ như bèo"( Tản Đà) nghề văn không bao giờ dễ dàng.
Qua các nhân vật với tính cách khác nhau đều thể hiện chung một sự ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình. Nhưng con người là vậy, không có ai hoàn hảo là người tốt đẹp.
" Đen như mực" còn là chính xã hội mà các nhân vật đang sống. Đó là một xã hội quan trọng đồng tiền hơn tình yêu thương, một xã hội với nhiều lời phán xét, đánh giá ác nghiệt, một xã hội chứa những tệ nạn, nỗi đau từ thể xác đến tâm hồn, chèn ép con người nặng áp lực trên vai. Bóng tối từ xã hội đó bủa vây lên những con người thời đại.
Trần An không phải người mù bẩm sinh nên cậu khá khó khăn khi sống cuộc sống trong bóng tối. Đôi lúc nó khó đến bất lực. Cậu cũng phải gánh chịu áp lực tìm việc, mưu sinh và tiếp tục sống qua ngày. Nó khiến An thu mình lại và trở nên khép nép hơn. Những hy vọng cứ chợt sáng rồi vụt tắt.
Trong truyện cũng có những đoạn thể hiện ánh nhìn miệt thị của người khác với người khiếm khuyết. Có những lúc lời nói trở thành vũ khí sát thương mạnh hơn cả dao găm.
Nếu bạn để ý kĩ, trong suốt truyện An chỉ khóc hai lần. Lần thứ nhất là khi nhà văn tỏ tình, nó khóc để trút bỏ những tủi thân, uất ức trong lòng với người yêu. Lần thứ hai là khi nhà văn ngỏ lời cầu hôn trực tiếp. Nhưng không khóc bật thành tiếng mà cố kìm nén trên khóe mắt. Theo tôi lần này An không khóc vì xúc động mà là đau lòng. Nó khóc vì sợ tất cả đều là giả, sợ cái chết đến gần và có lẽ xen lẫn sự hối hận trước quá khứ.
Trần An thực sự cô đơn kể cả trong quá khứ hay ở vào thời điểm hiện tại. Quá khứ thì chìm vào cuộc vui với những người bạn gỉa tạo. Trong đám tang đến cũng không được bao người, có những người sẽ không thể biết được cái chết của cậu. Cậu ấy không có người bạn nào và cuộc sống sau đó cũng chỉ xoay quanh nhà văn mà chuyển động.
Chắc chắn là An yêu nhà văn nhưng nhà văn có yêu An hay không thì tôi không thể khẳng định. Có người bảo nhà văn yêu An, cũng có người bảo không phải.
Suốt truyện, những cái hôn của anh thường là trên má, tóc hoặc trên trán. Nụ hôn lên tóc mang ý nghĩa " anh thích em" muốn được gắn bó lâu dài. Nụ hôn lên má mang nghĩa thiện cảm. Trái lại nụ hôn lên trán lại thể hiện chỉ xem là "bạn". Có thể thấy trong chính hành động của nhà văn đã thể hiện sự bối rối, bế tắc của anh. Nhà văn đã đứng trước hai sự lựa chọn tình yêu và tình thân. Nếu anh chọn tình yêu thì sẽ phải thừa nhận mục đích ban đầu của mình. Nếu anh chọn tình thân thì anh sẽ tiếp tục tổn thương An.
Thực ra nhà văn không hề ngoại tình. Tác gia Kim là em gái ruột của anh. Anh chỉ gặp gỡ và đi chơi với người em sau nhiều ngày không gặp. Rồi lấy đó là cái cớ để khiến An hiểu lầm.
Vì không thể đưa ra đáp án trọn vẹn nên nhà văn đã rơi vào đường cùng. Quãng thời gian anh bận rộn và biến mất đã thể hiện sự trốn tránh, bất lực, phân vân của nhà văn. Anh yếu đuối không thể lựa chọn đã dẫn đến tổn thương cho người yêu. Và khi nhận ra nỗi đắn đo của anh, Kim đã cổ vũ anh lựa chọn tình yêu. Cô cũng tha thứ cho An sau nhiều năm và vì không muốn làm anh trai khó xử. Nhưng mọi chuyện thì không thể vãn hồi trước sự tàn nhẫn của số phận.
Thực ra ban đầu nhà văn không ngẫu nhiên nhận An. Chúng ta đều biết người mù gõ chữ thì làm sao nhanh bằng người nhìn được. Cơ hội có việc gần như bằng không nên tất cả đều là nhà văn cố ý nhận cậu. Từ lúc gặp gỡ đều là lên kế hoạch trước và tất cả hành động tốt đẹp ban đầu đều là giả. Nhà văn dựa vào việc cậu không thể nhìn mà tạo ra một lớp vỏ bọc ngọt ngào lừa gạt An.
Cách để tổn thương một người dễ nhất chỉ là cho người ta yêu thương rồi lấy lại.
An có lẽ không hối hận về quá khứ. Chỉ tiếc nuối vì ko gặp được nhà văn sớm hơn Cậu chưa từng được yêu thật lòng. Đoạn duy nhất An hối hận về quá khứ là khi gối đầu vào vai nhà văn. Và cậu bảo rằng " Em nhận ra anh rồi. "
"Nhận ra" đó ko phải nhận ra nhà văn đến và ngồi cạnh mà là nhận ra nhà văn là ai. Lúc đấy thì cậu mới hối hận vì những tổn thương đã đem lại cho anh và gia đình. Nhưng nó cũng chỉ có một chút. Trong một thoáng chốc rồi An lại dửng dưng vì chẳng còn tâm trí để quan tâm quá khứ. Con người không tốt đẹp hết như hình tượng ta vẽ nên, họ luôn có mặt tối. Mặt tối của An là sự ích kỉ chỉ nghĩ cho riêng mình nhiều hơn hết.
Có những lúc nó bộc lộ bản ngã này trong hành động. Dù An đã cố kìm nèn, thu mình trước hoàn cảnh nhưng không thể che giấu hoàn toàn tính cách. Khi cậu nghĩ về bệnh tình của mình, An đã mong nhà văn không quá yêu cậu và dễ dàng yêu người mới. Nhưng rồi nó lại không thể chấp nhận điều đó. Đỉnh điểm là khi nhà văn hẹn ăn với Kim và về muộn trong sinh nhật An. Trần An đã tuyệt vọng dốc hết túi thuốc vào thùng rác và trút giận lên cái cốc thủy tinh. Tiếng thét thể hiện sự đau đớn khôn cùng. Rõ ràng cậu đã đưa ra quyết định buông xuôi nhưng vẫn ràng buộc trong cảm xúc, muốn được có mặt trong cuộc đời anh. Tình cảm đó xuất hiện cả trong hình ảnh bức tranh hoa lưu ly An định dành tặng nhà văn nghĩa là " Don't forget me".
Mọi người thấy nhà văn đã sai cách khi trả thù An và cảm thương cho cậu, cảm thấy An đã trải qua đủ đau khổ, áp lực, cô đơn. Nhưng lại quên đi nhà văn cũng phải trải qua sự tan vỡ của gia đình, sự xa cách anh em. Và bạo lực học đường thì không phải một trò chơi, nỗi đau của nó vẫn hằn in trong kí ức của em gái anh. Nếu bạn đã xem qua "Bi thương ngược dòng thành sông" ắt hẳn biết nó có thể giết chết cả một con người. Sao có thể phủ nhận sự tổn thương An đã gây ra cho gia đình nhà văn? Vì vậy ta khó mà bênh vực được người đúng và người sai trong câu chuyện này.
Cuộc sống chính là như vậy. Có một số người cùng ta ăn, khi ngủ ôm ta vào lòng, để ta gối tê rần cả tay, cầu hôn ta trang trọng nhưng chưa chắc anh ta đã yêu bạn thật lòng.
Vì sao Trần An chỉ nói với nhà văn là "em thích anh" mà không phải "em yêu anh"? Trên đời có vô vàn cách thổ lộ. Nhưng quan trọng cái đích cuối cùng là là thể hiện được tình yêu. "Em thích anh" quá nhẹ nhưng "em yêu anh" quá nặng. "Thích" có thể là cảm giác của riêng em nhưng "yêu" thì phải là hai người. Chính Trần An cũng không thể chắc chắn được tình yêu của nhà văn nên không dám nói rằng đó là "yêu". Sau cùng cậu dùng hành động của mình để thể hiện "muốn bên anh tới cuối cùng". Thật đáng tiếc đó chỉ là cuối đời của An.
Chi tiết khác tôi rất thích trong truyện là khi An định rửa bát sau khi liên hoan ở văn phòng. Và vài lần sau nữa cậu định quét dọn nhà cho nhà văn. Hay cả trong hành động cầu hôn nhà văn bằng chiếc nhẫn bạc. Có lẽ đó chỉ là những chi tiết lặt vặt, nhỏ nhặt trong truyện nhưng ẩn sâu nó lại khắc họa con người Trần An. Đó là một con người thiếu yêu thương nên khi nhận được từ người khác, luôn cố tìm cách đáp trả.
Xuyên suốt truyện, nhà văn đã tặng cho cậu hai chiếc nhẫn. Nếu Trần An không mất, liệu họ có kết hôn không?
Người ta nói "yêu thì sẽ buông bỏ quá khứ của đối phương" nhưng quá khứ dễ buông bỏ vậy sao? Thế bạn đã quên được người năm nào tổn thương bạn chưa, quên được người cũ tồi tệ đó chưa? Chúng ta vẫn đang đi tìm chìa khóa để mở ra quá khứ ghìm đôi chân đó thôi.
Từ đầu tới cuối đám tang, tôi chưa từng thấy nhà văn khóc. Anh ấy chỉ trầm ngầm, yên lặng và chua xót. Anh ấy cũng không nói, hỏi, trả lời bất cứ câu nào. Sau cùng chỉ xoay người rời đi. Bởi vì căn bản nhà văn không dám đối mặt với An lần nữa sau tất cả tổn thương anh cho cậu. Không phải bao giờ nỗi đau cũng được cụ thể hóa nhưng bước chân rời đi đó chắc chắn rất bi thương.
Cậu đã ở bên anh để cảm nhận được lời hứa, tiếng yêu, sự nỗ lực, mệt mỏi, sự tỉ mỉ, lời nói dối, tình yêu tự nhiên biến chất. Quá nhiều cảm xúc, đè nặng trong lòng. Xuất hiện trong cả giấc mộng và cơn mê khiến An suy sụp.
Mong rằng cuộc đời có thể đối xử dịu dàng hơn với những người khổ cực.
Nếu nhà văn và Trần An gặp nhau sớm hơn thì họ đã có kết cục tốt đẹp hơn.
----------------
Nếu bạn đã đọc hết thì có thể like hộ mình và bình luận góp ý, nhận xét gì cũng được.
Mình đã hoàn thêm một truyện ngắn tiếp theo rồi. Thậm chí là truyện thứ 3 cũng được lên ý tưởng. Mong mọi người ủng hộ nhiệt tình và hết mình.