Tư Cách Của Một Con Đĩ
Chương 1
- Cái loại không tông ti\, không gốc gác khác gì cái giẻ lau chân mà ông muốn tôi phải coi như cái áo đi tiệc hay sao?
Tiếng mẹ chồng chị Ngân cất lên the thé giữa không trung. Tôi đang cầm túi quần áo định ra bến xe còn chưa kịp hiểu chuyện gì đã thấy tiếng ba chồng chị thở dài:
- Em gái nó đến chơi\, bà cũng nể nang người ta chút chứ? Con Ngân thì nó làm sao mà bà cả ngày chì chiết nó?
- Em gái? Ông biết con em gái nó làm gì không? Cái thứ phò phạch đĩ điếm như vậy mà ông cũng bênh được à? Này đừng nói với tôi hay ông lại bị nó bỏ bùa mê thuốc lú rồi đấy? Cái giống nhà chúng nó có cha mẹ dạy dỗ gì đâu nên từ con chị đến con em cũng chẳng tử tế gì.
Nghe đến đây, toàn thân tôi bỗng run lên, cả người nóng bừng, vừa cay đắng lại xen tủi hổ lẫn tức giận. Chị Ngân nhìn tôi, tôi đã mong chờ chị mở miệng ra bênh tôi lấy một câu thế nhưng cuối cùng chị chỉ im lặng, một giọt nước mắt lăn dài trên má khẽ nói:
- Để chị đưa em ra bến xe.
Sáng sớm bắt xe từ Hà Nội đến tận đất Thái Bình này thăm chị, dẫu bản thân biết chị về đây làm dâu chẳng sung sướng gì, tôi đã từng nghe người ta nói chị bị đối xử như con osin, nhưng không dám nghĩ chị lại khổ cực, nhục nhã đến vậy. Tôi nhìn chị bặm chặt môi, uất ức nói:
- Nếu không sống được thì bỏ đi\, để em ra nói chuyện với bà ấy!
Còn chưa nói hết câu chị đã ngắt lời:
- Duyên! Đừng làm thế chị xin em. Các cháu cũng cần có cha... vả lại thực sự mẹ chồng chị nói mồm thế thôi chứ cũng không đến mức tệ như em nghĩ.
Coi khinh chị không bằng miếng giẻ lau chân mà không tệ? Tôi muốn gào thét ra mà nói lý với bà ta một trận nhưng rồi nhìn chị tôi lại nuốt cơn tức vào trong. Bản thân tôi lúc này cũng đâu có gì, lựa chọn chị đã chọn tôi có can dự chỉ e mọi thứ càng thêm rối rắm, tôi nói vào e rằng chị lại không sống nổi. Vả lại bản thân tôi còn chưa lo nổi cho tôi, cho thằng Hiếu, chị Ngân còn hai đứa nhỏ tôi làm sao có thể giúp chị nổi việc gì? Khi ra đến ngoài, mẹ chồng chị Ngân hất cặp kính lên nhìn tôi chằm chằm. Tôi thở dài, cố gắng chào lấy lệ rồi xin phép đi ra ngoài. Vừa ra đến cổng bà ta đã tru tréo lên:
- Con Ngân đi đâu vậy? Cơm trưa định không nấu à?
- Dạ\, con đưa em ra bến xe rồi về con nấu.
- Nó bị liệt à? Không có chân tự đi nữa hả?
Tôi thấy vậy liền nói với chị:
- Thôi chị vào đi\, em tự đi được.
Chị Ngân nhìn tôi, mắt mũi đỏ hoe nghẹn ngào nói:
- Duyên...
- Thôi chị vào đi.
- Vậy... vậy em đi nhé. Đi đường cẩn thận một chút. Có gì về gọi chị nhé\, mà hay em đừng làm ở vũ trường nữa.
- Không làm ở đó thì lấy đâu ra tiền? Thằng Hiếu bệnh tật như vậy\, chị nghĩ xem...
- Nhưng...
- Nhưng người ta dị nghị chứ gì? - Tôi cười nhạt - Dị nghị thì người ta cũng cho được em xu nào không?
- Ừ ừ chị hiểu\, em về đi.
Tôi gật đầu, giục chị Ngân vào rồi mới lững thững đón xe ôm. Trong nhà lại có tiếng the thé:
- Tôi phải xem xem nhà có mất gì không. Trông cái tướng con em nó gian manh lắm.
- Bà vừa phải thôi\, sống cũng phải biết điều tí chứ.
- Ông nói thế là sao? Ông nói tôi không biết điều? Vậy cái thứ làm đĩ ông muốn tôi phải nghĩ thế nào cho phải.
- Con Ngân nó nói rồi\, em nó làm phục vụ cho vũ trường chứ đĩ thoã gì?
- Cái nghề đấy khác gì mấy con đĩ đi khách\, hay phải gọi là gái gọi cao cấp tiếp đại gia mới đúng?
Những lời này tôi nghe đã quá nhiều lần, nhưng lần đầu nghe từ miệng mẹ chồng chị gái ruột lại thấy chua xót. Thế nhưng tôi đã quá mệt mỏi để phải thanh minh, hay nói đúng hơn... tôi làm gì có tư cách mà thanh với chả minh. Nhìn chị Ngân đang lụi cụi quét nhà, nghe tiếng mẹ chồng chị sỉ vả tôi nhắm nghiền mắt đi bộ thẳng một mạch lên mấy trăm mét rồi mới lên một chiếc xe ôm gần đó ra bến xe sau đó trở về Hà Nội.
Trời hôm nay nắng gay gắt, tôi tắm táp xong tranh thủ vào viện. Ánh nắng chiều tà chiếu qua mấy lớp lá rọi vào tôi khiến trong lòng càng bức bối. Thằng Hiếu nằm trên giường trắng lạnh lẽo, thấy tôi liền cười tươi hỏi:
- Chị Duyên... chị về rồi ạ? Chị Ngân không xuống hả?
Tôi nhìn em trai, lắc đầu gượng cười đáp:
- Hai đứa nhà chị ý đi học\, nhà chẳng có ai trông nom nên chị ý không xuống được.
- Thế ạ? Vâng vậy thôi\, tí chị có đi làm không?
- Chị có chứ.
- Chị đi làm rồi về nghỉ sớm đi nhé\, đừng làm khuya nữa. Em thấy chị gầy quá
Tôi nghe Hiếu nói tự dưng lại cay cay sống mũi. Thằng bé năm nay mười lăm tuổi mà nhìn chẳng khác gì đứa trẻ học cấp một. Thăm em một lát tôi đi gặp bác sĩ đóng tiền viện phí. Anh Hùng, bác sĩ trực tiếp điều trị cho thằng Hiếu nhìn tôi thở dài:
- Tiền viện phí nợ bốn tháng rồi\, đóng luôn hết chứ?
Tôi bất giác đưa tay vào túi, vo viên mấy tờ tiền, thật sự xấu hổ nhưng tôi không còn cách nào mà mặt dày đáp lại:
- Em... em đóng tháng này. Mấy tháng trước vẫn cho em khất tạm được không? Em... chưa có...
- Tôi cũng không phải muốn làm khó gì cô nhưng tôi thân cũng chỉ là bác sĩ. Lương của tôi còn lo cho mẹ già với vợ con ở nhà nữa\, ở viện thì không cho nợ lâu\, hai tháng kia vì trích tiền đóng giúp cô mà nhà tôi cũng khó khăn bao nhiêu thứ dồn hết lên vai vợ tôi\, còn hai tháng này tôi cũng chưa đóng đâu\, bên thu ngân người ta cũng hỏi suốt đấy. Mà tình hình em trai cô cô cũng biết rồi đấy\, việc chạy thận rất tốn kém... cô nên nói với người nhà hoặc có người thân nào thì nhờ người ta để cùng giúp đỡ chứ mình cô tôi cũng sợ không kham nổi.
Cảm giác bất lực, áy náy cộng thêm chua xót nhục nhã khiến tôi cúi gằm mặt mãi một lúc mới trả lời:
- Em sẽ thu xếp trả sớm cho anh.
- Ừm! Tôi sợ không đóng sớm thì bên viện người ta không điều trị cho nữa đâu. Cái này tôi cũng thu hộ thôi nên hoá đơn mai cô đến thì tôi đưa nhé.
- Vâng em hiểu rồi ạ.
Nói rồi tôi lôi hết đống tiền trong túi xách ra xếp lại đưa cho anh Hùng sau đó trở lại thăm thằng Hiếu. Nó đưa tay xoa xoa bụng thấy tôi thì dừng lại. Thấy vậy tôi liền hỏi:
- Em ăn cơm chưa?
- Em chưa...
- Sao giờ này còn chưa ăn?
- Em... em hết tiền rồi. Tiền chị đưa lần trước... hết sạch từ hôm qua rồi.
Nghe Hiếu nói tôi lặng cả người, mắt cũng đỏ hoe. Thằng bé này thế mà cũng không chịu nói với tôi, bình thường ở đây có chị y tá, cơm ăn của Hiếu đều là thằng bé đưa tiền nhờ chị ấy mua vì khẩu phần ăn của người chạy thận khác với người bình thường nên tiền ăn hằng ngày cũng đắt hơn chút. Tôi bặm chặt môi hỏi lại:
- Vậy hai hôm nay em ăn gì?
- Hôm qua em ăn cùng với thằng Tường\, sáng nay nó cũng cho em ăn cùng mà chiều nay nó ra viện rồi.
- Thế nằm đấy chị đi mua cơm cho nhé. Hai chị em mình cùng ăn luôn.
- Chị... còn tiền không?
Tôi cười cười đáp:
- Chị còn\, chị thiếu gì tiền chứ?
Mua cơm về tôi ngồi ăn với em, đưa lại cho nó số tiền ít ỏi rồi mới trở về nhà trọ. Căn phòng trọ nhỏ, tồi tàn ẩm thấp nằm giữa thành phố xa hoa tráng lệ. Tôi ngồi tính mãi, cả mấy chục triệu của mấy tháng thật không biết kiếm đâu. Khoảng thời gian này giống như muốn bức tôi vào đường cùng, bế tắc không một lối thoát. Thằng Hiếu đổ bệnh hơn một năm nay, trước kia nó chưa phải chạy thận, khi ấy tôi còn làm nhân viên nhà hàng, tiền lương cũng coi như tạm đủ sống cho hai chị em. Dù vậy Hiếu nó cũng yếu ớt từ nhỏ, thường xuyên phải đi viện nên cũng chẳng dư giả ra đồng nào. Nhưng so với giờ ít nhất cũng còn hơn, tuổi mười lăm đã bị suy thận nặng, đối với tôi căn bệnh ấy giống như bóng ma ám ảnh cả chị lẫn em đến tận bây giờ. Tiền nợ anh Hùng, nợ anh Thanh quản lý quán bar cũng ngót cả trăm triệu. Người ta cho mình vay, thương hại hoàn cảnh của mình nhưng bản thân mình lại không có khả năng mà trả. Làm ở quán bar lương không thấp, có điều viện phí quá lớn, cứ tháng này đắp tháng kia rồi thành ra vay mượn lung tung hết cả.
Updated 44 Episodes
Comments
Jasmine Hoangkim
Có một câu nói "tôi không thể chọn nơi mình sinh ra nhưng có thể quyết định cách sống của mình". Ai chẳng muốn sống tốt đẹp, ai lại muốn bị cười chê? Thế nhưng cuộc sống nghiệt ngã cứ đẩy họ đến đường cùng, còn lựa chọn nào khác?
2024-04-08
1
Lima(灬º‿º灬)♡
Số bình luận là 111, đẹp vl, để t phá🙂
2023-08-30
0
Đôi Mi Em Đang U Sầu
Mới zô mà thấy tức cái lồng ngực với bà mẹ ck của chị gái nữ9 rồi nha . Chắc phải khẩu nghiệp với cái truyện này rồi haha 🤣🤣🤣
2023-07-05
0