Quan điểm của tôi là: Hoà hợp cả hai. Chỉ Đức thì vô dụng. Chỉ Trí thì bất nhân.
Dù hòa hợp hai thứ đối lập sẽ sinh ra mâu thuẫn. Nhưng con người sẽ phải chấp nhận mâu thuẫn, vì nó là một phần của bản chất.
Theo Thánh Thomas Aquinas, tri thức vừa là vật chất vừa phi vật chất.
Thật ra con người cũng vậy. Con người không phải thần thánh hay quái vật, ta tồn tại giữa hai thứ đó.
Cơ thể hữu hình của chúng ta, những nhu cầu sinh học, sự tồn tại vật lý trong thế giới, những hành động cụ thể có thể quan sát được.
Nó cũng có thể bao gồm những khía cạnh thực tế, lý trí tính toán, những mối quan tâm đến lợi ích hữu hình – những điều mà Trí đại diện rõ nét.
Tâm trí, ý thức, tinh thần, tình cảm, các giá trị đạo đức, niềm tin, khả năng tư duy trừu tượng, sự sáng tạo, lòng trắc ẩn, khát vọng tâm linh – những điều mà Đức biểu hiện mạnh mẽ hơn.
Nếu tri thức, có cả hai chiều kích này, thì con người – chủ thể tạo ra, tiếp nhận và mang trong mình tri thức – cũng mang trong mình sự phức hợp tương tự.
Sự thật thì, mâu thuẫn như phép màu vậy. Mọi thứ, dù là vật chất hay phi vật chất đều là phép màu.
Bởi vì, phép màu là cái ngẫu nhiên xảy ra giữa cái tất yếu. Đồng thời, cũng là cái tất yếu xảy ra giữa cái ngẫu nhiên.
Một "mâu thuẫn" có thể được xem là "phép màu" vì nó là điểm giao thoa, nơi những "tất yếu" khác nhau (như những hệ giá trị riêng biệt của Đức và Trí) va chạm và tạo ra một tình huống "ngẫu nhiên" mới, một không gian cho sự suy tư, cho khả năng vượt lên trên những gì đã có.
Mâu thuẫn, hay phép màu sẽ cho ta khoảng nghỉ giữa cuộc sống.
Mâu thuẫn không phải điều cần loại bỏ, mà là điều cần cân bằng. Sự hiện diện của mâu thuẫn chính là cơ hội hình thành nhân cách.
Đó là nơi đức hạnh sinh ra: khi lý trí biết nhường chỗ cho lòng trắc ẩn, và khi lòng trắc ẩn biết lắng nghe lý trí.
Người có đức hạnh sẽ dùng lý trí để chọn hành động đúng trong hoàn cảnh cụ thể, không máy móc theo quy tắc hay theo lợi ích.
Đây là một mô hình cân bằng: Lý trí không bị gạt bỏ – mà trở thành công cụ để phân định điều gì là tốt, đúng trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Aristotle gọi đây là phronesis – trí tuệ thực hành. Người có đức hạnh không chỉ biết điều tốt mà còn biết làm điều tốt như thế nào, khi nào, ở mức độ nào.
Đạo đức không máy móc hay duy kết quả – nó được đặt trong đời sống thực, với những mâu thuẫn, lựa chọn khó khăn, và sự phát triển của cá nhân.
Không tách con người thành lý trí vs. cảm xúc – người có đức hạnh là người thống nhất bản thân, cảm xúc và lý trí cùng hướng tới điều thiện.
Không phủ nhận thực dụng, nhưng đặt nó vào giới hạn của nhân cách và mục tiêu sống tốt (eudaimonia) – một đời sống đáng sống, chứ không chỉ có lợi.
Nói cách khác, triết học đức hạnh không "gộp" lý trí và đạo đức, mà nuôi dưỡng một con người trưởng thành, hòa hợp nội tại, biết dùng lý trí để sống có phẩm cách.
Giữa Trí và Đức – nên có một thứ không nghiêng hẳn về ai, mà chính là người học cách hiểu cả hai.
Tôi... Từng nghĩ, và đã từng chọn một trong hai: sống tốt, hoặc sống đúng.
Nhưng rồi nhận ra, cả hai đều khó và đều không đủ.
Có những lúc, lòng trắc ẩn khiến ta yếu mềm trước những quyết định cần dứt khoát. Có những lúc, lý trí làm ta lạnh lùng, dù biết phía trước là một con người đang cần một ánh mắt.
Chúng ta lảo đảo giữa lợi ích và lương tâm. Nguyên tắc và tình cảm. Lý lẽ và cảm nhận.
Vì nếu chỉ có một hướng, thì cuộc đời sẽ sớm hóa phẳng mà chết.
Còn khi có hai hướng đối nghịch, ta buộc phải di chuyển, buộc phải lạc lối.
Dù lạc lối cũng không sao. Vì lạc lối là cách con người tìm thấy điều đúng đắn.
Vậy nên nếu bạn đang mâu thuẫn, đang lạc lối... – có lẽ bạn đang đi đúng hướng.
...
Giờ thì, cũng đến lúc kết rồi. Tôi sẽ nói vài lời cuối nhé.
Có thể bạn sẽ nghiêng về Trí. Cũng có thể bạn cảm thông với Đức.
Nhưng theo tôi, không cần chọn ai cả.
Đôi khi, chỉ cần ngồi lại, thở chậm, và hiểu rằng: con người – suy cho cùng – không sống để thắng lý lẽ, mà để hiểu nhau.
Con người – như Aristotle từng nói – là sinh vật có tính xã hội.
Đồng thời, không chỉ để hiểu nhau, mà để hiểu mình.
Comments
.z.v.
Đọc điên đảo luôn
2025-05-13
0