Đầu thế kỷ 21, giữa góc phố nhộn nhịp, tiếng loa từ thiện vang vọng khi hai người bạn đang trên đường về nhà.
Đức
Ê, chỗ kia đang có từ thiện kìa. Tao qua góp tí.
Trí
Từ thiện? Haizzz... Lại nữa à?
Đức
Sao mỗi lần tao từ thiện là mày khó chịu thế?
Trí
Vốn dĩ, nếu bản thân không phải loại đại gia hay gì thì từ thiện là việc làm ngu nhất chỉ sau tự sát.
Trí
Và mày không thuộc loại đại gia.
Đức
Mày nói gì cực đoan vậy? Giờ tao đang dư và có người cần thì giúp thôi.
Đức
Vừa giúp người vừa tích đức cho ta.
Trí
Mày đúng là ngu ngốc. Từ thiện là việc làm vô nghĩa. Nghĩ rằng bố thí cho người nghèo sẽ tích đức là một niềm tin lố bịch.
Đức
Mày nói hơi quá rồi.
Trí
Kẻ ăn xin đôi khi còn chả đống thuế. Chả đáng để được nhận tiền.
Trí
Mày có bao giờ nghĩ “Tại sao những kẻ không làm gì đó lại được xem là khổ, còn mình có làm nhưng bị xem là sung túc?”
Trí
Và những kẻ từ thiện cũng chả tốt lành gì. Đánh bóng tên tuổi, trốn thuế, tạo hình ảnh đẹp giả tạo.
Đức
Mày đang đánh đồng! Đâu thể lấy vài cá nhân ra áp đặt lên mọi người.
Trí
Chả phải đánh đồng và áp đặt là điều bình thường của xã hội à? Tao chỉ đang sống bình thường.
Đức
Không lẽ... Mày nghĩ nếu không có từ thiện thì mọi người sẽ tốt hơn?
Trí
Hừ. Những kẻ ăn xin là những tội nhân lớn nhất. Đó là số phận mà "Chúa thực tế" đã ban cho.
Trí
Vậy nên mất từ thiện chỉ khiến những kẻ đó sống thật với số phận.
Đức
Tao nghĩ mày không nên bãi bỏ việc làm đạo đức như vậy. Vì họ có hoàn cảnh riêng mà.
Trí
“Bãi bỏ”? “Hoàn cảnh”?
Đức
Ừ. Nhiều người như vậy vì họ không còn lựa chọn nào khác.
Đức
Khuyết tật, bệnh hiểm nghèo khiến họ không thể làm việc để kiếm tiền lo thuốc men nữa chứ đừng nói đống thuế.
Đức
Còn có những người mất nhà do thiên tai hay rạn nứt gia đình. Họ chỉ có thể lang thang, ăn xin và sống nhờ từ thiện.
Trí
Tao còn chưa đề cập đến cái gì khiến nghèo khổ, tao đang nói dựa trên gốc rễ thì đó là vấn đề của chính họ.
Đức
Vậy rốt cuộc từ thiện có vấn đề gì?
Trí
Mất thời gian và tiền bạc.
Đức
Hả?
Trí
Một buổi từ thiện tùy vào nhiều yếu tố mà có thể mất tới vài giờ, thậm chí cả ngày. Còn một năm chỉ có đâu đó hơn 31.500.000 giây.
Trí
Giả sử 12 giờ cho buổi từ thiện thì đã mất hơn 43.000 giây, nó chiếm tận 0,1365% thời gian của cả năm.
Đức
Đó là mày đang nói thời gian của người làm từ thiện. Những người đóng góp đâu mất bao lâu?
Trí
Vậy vì từ thiện mà bỏ ra bao nhiêu tiền trong khi có thể làm việc có ích hơn? Từ thiện vài đồng cũng đã là phí phạm.
Trí
Ví dụ, thay vì từ thiện 5.000đ, hãy thử tích góp cá nhân mỗi tuần với số đó xem.
Trí
52 tuần sẽ có 260.000đ. Và trong thời gian tích góp, không thể tránh khả năng có tuần tích 10.000 hay 20.000đ.
Trí
Tức là có thể lên 500.000 – 1.000.000đ/năm.
Trí
Khoản này nếu đầu tư, gửi tiết kiệm lãi kép kiệm 8%/năm hoặc dùng để khởi sự một hoạt động nhỏ, sẽ sinh lời thực tế, không bị mất trắng như từ thiện.
Đức
Mày quá ích kỷ! Nhiêu đó thì có đáng là bao so với lợi ích tinh thần nó mang lại?
Trí
Có thể nhỏ nếu tính cả năm, nhưng lớn nếu tính thời điểm cụ thể.
Đức
Dù gì thì bãi bỏ từ thiện là không nên. Khi không còn từ thiện, họ có thể sẽ không còn lựa chọn mà phạm tội.
Trí
Tao chả nói bãi bỏ từ thiện bao giờ, đừng nhét chữ.
Trí
Và không còn từ thiện sẽ khiến nhiều người phạm tội? Vốn dĩ luật pháp là quy ước của loài người. Luật sinh ra để giữ, nhưng cũng có thể hiểu là để phá.
Trí
Giờ thử nhìn nhận từ góc độ rộng hơn, là Trái Đất. Mấy cái đó chả phải tội.
Đức
Nhưng xã hội lại không chỉ là tự nhiên. Nó có khái niệm giá trị, đạo đức, nhân quyền,...— Những thứ không tồn tại trong rừng rậm hay hệ sinh thái vi mô.
Trí
Vậy thì nói chuyện kết thúc. Mày muốn làm gì thì làm. Tao muốn nói gì thì nói. Tiếp tục chỉ mang lại sự vô nghĩa.
Đức
Ừ. Tao cũng không muốn nói những thứ bất đồng quan điểm với tao.
Trí
Tao sẽ nói quan điểm của tao lần cuối.
Đức
Ừm.
Trí
Tao luôn nhìn nhận mọi thứ ở góc nhìn rộng hơn, không chỉ trong tầm góc nhìn loài người.
Trí
Nhưng nếu là gia đình thì tao sẽ nhìn gần hơn.
Đức
Nghe tiêu chuẩn kép thật.
Trí
Có thể đó là tiêu chuẩn kép, nhưng ai không có tiêu chuẩn kép?
Comments