Tiếng Việt
NovelToon NovelToon
KIẾN THỨC NHẬP MÔN KHÔNG THỂ BỎ QUA

Làm thế nào để xây dựng cấu trúc và nhịp truyện?

Số người tham gia 782
Một bộ tiểu thuyết hay, phải có nội dung thăng trầm hấp dẫn, chứ không phẳng lặng như dòng nước lững lờ trôi. Kết cấu có thể chia thành các phần: mâu thuẫn, phát triển, cao trào nhỏ, bước đệm và cao trào lớn.

Một bộ tiểu thuyết hay, phải có nội dung thăng trầm hấp dẫn, chứ không phẳng lặng như dòng nước lững lờ trôi. Kết cấu có thể chia thành các phần: mâu thuẫn, phát triển, cao trào nhỏ, bước đệm và cao trào lớn.

1. Mở đầu

Phần mở đầu thường là ba chương đầu của cuốn sách. Nếu phần mở đầu không hấp dẫn được độc giả, thì không có lý do gì để độc giả kiên nhẫn tiếp tục xem và phát hiện nội dung đặc sắc trong tác phẩm của bạn. Vậy, làm thế nào để viết được một phần mở đầu hay, cần phải chú ý những điểm sau:

1.1 Tập trung vào nhân vật chính ngay từ đầu

Tập trung góc nhìn vào nhân vật chính, giống như một ống kính luôn xoay quanh nhân vật chính, lấy nhân vật chính làm trung tâm để phát triển nhân vật và sự việc khác, phải để người đọc nhận ra ngay ai là nhân vật chính ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Đồng thời thông qua tình tiết phần mở đầy, người đọc hiểu được hoàn cảnh hiện tại của nhân vật chính, mục đích cũng như bối cảnh phát triển câu chuyện.

Chúng ta có thể thông qua tình tiết mâu thuẫn cơ bản, lấy nữ chính làm trung tâm để mở ra câu chuyện, ví dụ chương đầu viết nữ chính và nam chính ly hôn, hoặc nữ chính chứng kiến nam chính phản bội, rất rõ ràng, từ góc độ của độc giả chúng ta có thể đi khai thác lý do tại sao ly hôn, nam chính tại sao lại phản bội, và phản ứng của các nhân vật sau sự kiện đó.

Ví dụ: trong chương đầu tiên của tác phẩm "Mẹ hợp đồng của con gái tôi", chương 1 nhân vật nữ chính muốn xin việc làm nhân viên của một công ty, nhưng phát hiện ra đây là công việc làm bảo mẫu; và nam chính là một ông bố đơn thân bị vợ cũ phản bội, vì anh ta rất giàu có nên rất nhiều phụ nữ muốn đeo bám anh, nhưng nữ chính đến xin việc lại tỏ ra không có hứng thú với anh, có thể thấy rằng mặc dù đầu chương chỉ giới thiệu hiện trạng hoàn cảnh nam chính và nữ chính, và chỉ viết về việc nữ chính đang tìm việc, nhưng mở đầu có thể khiến độc giả muốn quan tâm đến diễn biến tiếp theo của nam nữ chính.

1.2 Mở đầu rõ ràng, hạn chế nội dung không liên quan

Đối với tác giả mới, phần mở đầu thực sự quan trọng.

Nội dung ở phần mở đầu càng ít càng tốt, chỉ cần giới thiệu sơ qua về bối cảnh câu chuyện là được, đừng đem tất cả ra giải thích hết trong phần mở đầu.

Ví dụ: Nhân vật chính ly hôn, nhưng chúng ta lại viết rất nhiều về các sự việc xảy ra khi mới kết hôn, có thể mục đích của chúng ta là làm nổi bật lên sự thay đổi của người chồng nhưng trong phần mở đầu chúng ta nên viết về kết quả ly hôn giữa hai người, không viết chi tiết nhân quả trong đó, những điều đó hãy dùng để triển khai tình tiết sau này.

1.3 Đừng mắc những lỗi thông thường ngay ở phần mở đầu

Lỗi thông thường nghĩa là lỗi sai chính tả, ngữ pháp và dấu câu... Ngay phần mở đầu đã sai những lỗi này thì ấn tượng về cả câu chuyện sẽ rất tệ.

Đối với các đoạn hội thoại, đừng quên để trong ngoặc kép hoặc xuống dòng gạch đầu dòng, đồng thời cho độc giả biết lời thoại thuộc về nhân vật nào. Các dấu câu mang ngữ khí cũng rất quan trọng, ví dụ như dấu hỏi, chấm than... Một câu nói không kèm theo ngữ khí sẽ khiến nhân vật mất đi linh hồn, độc giả cũng sẽ khó hiểu tâm trạng của nhân vật.

Ngoài ra, công đoạn trình bày cũng rất quan trọng. Đây là lỗi mà rất nhiều cây bút mới mắc phải. Họ viết những đoạn rất dài, một đoạn có đến 8, 9 dòng. Điều này mang đến cảm giác rất khó chịu đối với các độc giả đọc truyện bằng điện thoại. Cho nên bạn nhất định phải chú ý đến công đoạn trình bày, đừng viết 1 đoạn quá dài mà chia thành các đoạn nhỏ, mỗi đoạn cách nhau một dòng.

Trần thuật, miêu tả, đối thoại... đan xen lẫn nhau.

2. Phát triển

Phát triển để chỉ một loạt sự kiện xảy ra bắt nguồn từ xung đột ở phần mở đầu, các sự kiện xoay quanh nhân vật chính, giúp họ khắc phục khó khăn hoặc tiến đến mục tiêu. Trong tiểu thuyết ngôn tình, thường để chỉ nữ chính và nam chính sau khi trải qua một loạt sự kiện thì từ người xa lạ biến thành người yêu.

Ví dụ:

Mở đầu: Nữ chính và nam chính xảy ra tình một đêm, nữ chính mang thai và bỏ ra nước ngoài nuôi con một mình.

Phát triển: Bốn năm sau nữ chính đem con về nước, tình cờ gặp lại nam chính. Vì đứa trẻ mắc bênh máu trắng cần thay tủy, nữ chính không thể không tiếp cận nam chính. Nam chính giàu có, nghĩ rằng nữ chính tiếp cận mình vì tiền nên mặc dù đưa nữ chính tham gia nhiều hoạt động sự kiện nhưng cũng chỉ vì mục đích chơi bời. Trong quá trình này, nam chính nhận ra nữ chính lương thiện, đồng thời biết được quá khứ bi thảm của nữ chính, dần dần yêu cô, bảo vệ nữ chính khỏi bị ức hiếp.

3. Cao trào

Có thể nói, cao trào là phần hấp dẫn nhất của cuốn tiểu thuyết, và là phần khiến độc giả thích thú nhất.

Tình tiết của tiểu thuyết mạng giống như cái lò xo vậy, ấn xuống càng mạnh, bật lên càng cao. Những khó khăn mà nhân vật gặp phải trước cao trào càng khốc liệt thì độc giả càng cảm thấy sung sướng khi khó khăn được giải quyết.

Phần "thắt nút" của câu chuyện sẽ được sáng tác theo nhu cầu của nhân vật. Ví dụ, nhân vật chính muốn thống trị thiên hạ, thì phần thắt nút chính là những khó khăn anh ta gặp phải trong quá trình thực hiện điều này, như kẻ thù quá mạnh, gián điệp xung quanh.... Khi những khó khăn này lên tới đỉnh điểm, độc giả sẽ vô cùng lo lắng cho nhân vật chính. Khi độc giả lo rằng nhân vật chính sẽ thất bại mà anh ta lại vượt qua được muôn vàn khó khăn, hoàn thành mục tiêu của mình, thì đó chính là cao trào câu chuyện.

Nếu như không có những khó khăn trước đó, thì tình tiết này cũng chẳng được coi là cao trào.

Cao trào là cảm giác thành công, sung sướng sau khi tâm lý ức chế, hụt hẫng trong lòng người đọc được giải quyết. Người đọc có thể tìm thấy trong tiểu thuyết mạng một cảm giác thành công không thể có trong hiện thực; người đọc có thể giải tỏa và trút bỏ nỗi ấm ức, khổ đau trong hiện thực khi theo dõi tiểu thuyết mạng... Đây chính là ý nghĩa đích thực của "cao trào" câu chuyện. Bởi vậy, khi thiết kế những khó khăn cho nhân vật chính, tác giả cần cân nhắc sao cho phù hợp với tư tưởng và suy nghĩ của người đọc. Hiện tại, hầu hết mọi người đều có thể đạt được cảm giác sung sướng, thành công từ các khía cạnh như tiền bạc, quyền lực, nhân phẩm, sự tôn nghiêm...Vì vậy, cao trào của cốt truyện phải cho phép nhân vật chính đạt được cảm giác thành công ở một hoặc nhiều khía cạnh trên, để khi người đọc hòa mình với tác phẩm, họ sẽ có được cảm giác thành công, sung sướng y như nhân vật. Đó mới chính là một "cao trào" thành công.

4. Kết thúc

Kết thúc là lúc nhân vật giải quyết xong mâu thuẫn, mỗi nhân vật đều có kết cục của riêng mình.

Ở giai đoạn này, xung đột được giải quyết, sự kiện có kết quả cuối cùng, tư tưởng chủ đề của tác phẩm được thể hiện đầy đủ. Trong tiểu thuyết ngôn tình, điều này thường thể hiện bằng việc nam nữ chính khắc phục được một số khó khăn lớn và yêu nhau. Đương nhiên cũng có những kết thúc bi thảm, quan trọng vẫn là ở ý tưởng của tác giả.

NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play