Việc sáp nhập Châu Ô, Châu Lý vào lãnh thổ Đại Việt
Sau của hôn nhân mang tính lịch sử của công chúa Huyền Trân và Quốc vương Chế Mân, Chiêm Thành đem dâng Châu Ô, Châu Lý cho Đại Việt theo đúng như giao ước. Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiến hành đổi tên châu Ô và châu Lý thành Châu Thuận và Châu Hóa chính thức sáp nhập hai vùng đất này vào lãnh thổ của Đại Việt.
Châu Thuận (Quảng Trị)
Dân chúng Chiêm Thành
*Tức giận hô hào*/ Người Đại Việt hãy rời khỏi Chiêm Thành rời khỏi châu Ô và Châu Lý.
Binh lính Đại Việt
Châu Ô, Châu Lý đã được vua Chế Mân trao cho Đại Việt, nay đổi tên thành Châu Thuận và Châu Hóa, nơi đây đã là đất của Đại Việt, người dân sinh sống trên đất Châu Thuận và Châu Hóa sẽ là người của Đại Việt. Mọi người hãy trở về yên nghiệp làm ăn chơ có nổi loạn nữa.
Dân chúng Chiêm Thành
*La lớn*/ Ta không tin, mọi người hãy xông lên đốt hết doanh trại của bọn họ.
Hai bên giao tranh dân Chiêm Thành yếu thế đành phải rút lui lúc này tại Thăng Long.
Quần thần
Bẩm bệ hạ! vua Chế Mân đã dâng cho Đại Việt đất hai Châu là Châu Ô và Châu Lý, triều tình ta đã cho đổi tên đưa người về phủ dụ, nhưng người ở La Thủy, Tác Hồng, Đà Bông vẫn không chịu thuần phục thường xuyên rấy loạn ạ.
Quần thần
Bẩm bệ hạ! triều đình nên dùng biện pháp mạnh cho tàn phá hết dấu vết của người Chiêm Thành.
Trần Nhật Duật (Thái úy Quốc công)
Không thể được! để làm chủ một vùng đất được lâu dài chúng ta phải biết thu phục nhân tâm mà muốn thu phục nhân tâm thì phải dùng lời hay lẽ phải và những việc làm nhân nghĩa chứ không thể thi hành nghĩa chính sách tàn bạo được.
Trần Anh Tông (Trần Thuyên)
Quốc công nói rất đúng ta mới nắm quyền cai trị một xứ tránh sao được phản ứng chống đối của một bộ phận dân chúng nơi đó.
Trần Anh Tông (Trần Thuyên)
Nhất là Chiêm Thành lại là vùng đất có tiếng nói và phong tục khác hẳn thì triều đình phải thật khéo léo và bỏ nhiều công sức mới có thể thuần phục được chúng dân.
Trần Nhật Duật (Thái úy Quốc công)
Châu Thuận, Châu Hóa ở nơi xa xôi nên cuộc sống dân chúng mới bị xáo trộn bệ hạ nên cử một vị quan giỏi trên triều đình đích thân vào Châu Thuận, Châu Hóa một chuyến để minh xét ý nguyện của dân chúng.
Đoàn Nhữ Hài (Hành khiển)
Bẩm bệ hạ nhiệm vụ này bệ hạ hãy giao cho thần, thần xin đến Châu Thuận, Châu Hóa tuyên dương đức ý chí của thiên tử, thu lòng tin của chúng dân để vùng đất mới này sớm hòa hợp với đất đai của Đại Việt ạ.
Trần Anh Tông (Trần Thuyên)
Được! Đoàn Nhữ Hài là người hay chữ lại có tài ngoại giao cũng đã từng có công lớn trong chuyến đi sứ Chiêm Thành trước kia, để Nhữ Hài đi chuyến này trẫm rất tin tưởng giao phó.
Đoàn Nhữ Hài (Hành khiển)
Đội ơn bệ hạ.
Trần Anh Tông (Trần Thuyên)
Vậy khanh hãy tới Châu Thuận, Châu Hóa chọn lấy một người tài giỏi trong những người Chiêm để bổ nhiệm chức quan và vỗ về dân chúng an cư lạc nghiệp, ta sẽ viết chiếu chỉ xóa tô thuế cho hai Châu trong ba năm và cấp ruộng đất cho dân như cũ, người dân vẫn có thể sống với tập tục của mình.
Đoàn Nhữ Hài (Hành khiển)
Thần tuân mệnh bệ hạ.
Mùa xuân năm Đinh Mùi-1307, vua Trần Anh Tông cử hành khiển Đoàn Nhữ Hài đến Châu Thuận, Châu Hóa để phủ dụ dân chúng Chiêm Thành. Là người có tài ngoại giao lại am hiểu về văn hóa Chiêm Thành Đoàn Nhữ Hài đã góp công lớn trong việc sáp nhập châu Ô, Châu Lý vào lãnh thổ của Đại Việt.
Comments