Cuộc hôn nhân giữa công chúa Huyền Trân và Quốc vương Chế Mân
Năm 1301, trong chuyến thăm Chiêm Thành, Thượng hoàng Trần Nhân Tông quyết định hứa gả con gái là công chúa Huyền Trân cho Quốc vương Chế Mân, với mong muốn ổn định tình hình biên giới phía Nam và mở rộng bờ cõi đất nước. Sự kiện này có ảnh hưởng rất lớn tới lịch sử Đại Việt và Chiêm Thành về sau.
Chùa Hoa Yên (Yên Tử - Quảng Ninh)
Công chúa Huyền Trân (VH Paramecvari)
Con kính chào phụ hoàng.
Trần Anh Tông (Trần Thuyên)
Phụ hoàng mạnh khỏe.
Thượng Hoàng Trần Nhân Tông
Nào! Ngồi xuống cùng nói chuyện.
Sau khi mọi người ngồi xuống
Thượng Hoàng Trần Nhân Tông
Lần này ta trở về chùa Hoa Yên trước là muốn cùng họp bàn với các sư sãi sau là có chuyện vô cùng hệ trọng muốn thông báo với các con, đặc biệt là với Huyền Trân.
Công chúa Huyền Trân (VH Paramecvari)
Là con sao, Phụ hoàng?
Thượng Hoàng Trần Nhân Tông
Đúng vậy, trong chuyến vi hành về phương Nam thăm Quốc vương Chiêm Thành, ta đã gặp qua Quốc vương Chế Mân.
Trần Anh Tông (Trần Thuyên)
Chính là Thái tử Bổ Đích trước đây đã cùng triều đình ta đánh đuổi quân Nguyên ạ?
Thượng Hoàng Trần Nhân Tông
Đúng vậy, trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên triều đình ta từng cử binh mã ứng viện giúp Thái tử Bổ Đích đánh thắng Toa Đô, nay đất nước độc lập, Thái tử trở thành anh hùng dân tộc và lên ngôi vua ta đã hứa với Quốc vương Chế Mân khi Huyền Trân đến tuổi trưởng thành ta sẽ gả công chúa cho Quốc vương.
Công chúa Huyền Trân (VH Paramecvari)
Phụ hoàng! Tại sao phụ hoàng lại làm như thế?
Thượng Hoàng Trần Nhân Tông
Từ khi nhà Trần lên ngôi, việc ngoại giao đối với Chiêm Thành diễn ra rất tốt đẹp, ta đồng ý gả con cho Chế Mân là muốn thắt chặt thêm tình bang giao giữa hai nước, tạo mối thâm tình để chống lại kẻ thù chung là quân Nguyên, con thân là công chúa hôn sự của con sẽ ảnh hưởng tới sự an nguy của xã tắc.
Công chúa Huyền Trân (VH Paramecvari)
Con...Con...
Viên Quan
Công chúa! Người Chiêm Thành đặc biệt thích thưởng thức âm nhạc và ca múa
Viên Quan
Đây là trống braner và trống Jineng còn đây là chiếc kèn Sanai.
Công chúa Huyền Trân (VH Paramecvari)
Chiêm thành có nền nghệ thuật rực rỡ, càng tìm hiểu và học hỏi ta càng cảm thấy yêu mến và gắn bó với dân tộc này.
Viên Quan
Công chúa đã đến tuổi trưởng thành, chỉ không lâu nữa, người sẽ trở thành người của vua Chiêm Thành, ta nghe nói vua Chế Mân là vị vua anh minh, hiếu hòa lại rất thương dân nên người dân Chiêm Thành rất kính trọng ông ấy.
Công chúa Huyền Trân (VH Paramecvari)
Nếu đó là sự thật thì việc được gả cho một bậc anh hùng như vậy xem ra cũng là phúc phận của nữ nhi.
Thị nữ
*Hớt hải*/ công chúa! công chúa! tới rồi! Tới rồi kìa! người Chiêm Thành đã mang lễ vật tới Thăng Long để xin cưới công chúa rồi kìa.
Công chúa Huyền Trân (VH Paramecvari)
*ngạc nhiên*/ Đến rồi sao?
Dân chúng
Người Chiêm Thành đấy!
Dân chúng
Nhiều lễ vật thật đấy!
Dân chúng
Lần đầu tiên tôi được nhìn thấy người Chiêm Thành.
Trần Anh Tông (Trần Thuyên)
Các ái khanh, Đợt này sứ giả Chiêm Thành tới Thăng Long để cầu hôn công chúa Huyền Trân. Hôn ước này là chủ ý của Thượng hoàng cách đây nhiều năm.
Trần Anh Tông (Trần Thuyên)
Tuy nhiên, đây là việc hệ trọng nên trẫm vẫn chưa quyết định mà muốn hỏi ý kiến của các quần thần.
Mạc Đĩnh Chi (Nội lệnh Thư gia)
Bẩm bệ hạ! theo thần triều đình không nên nhận sính lễ của Chiêm Thành.
Đoàn Nhữ Hài (Hành khiển)
Thần cũng đồng tình với Mạc đại nhân, xưa kia biên cương bất ổn triều đình mới phải mang các công chúa gả đi nơi xa để thu phục dân chúng vùng biên ải, nay đất nước thái bình thì không lý gì công chúa phải thân gái dặm trường tới Chiêm Thành xa xôi lấy người không cùng dòng giống với mình.
Trần Thì Kiến (Tả bộc xạ)
Đúng vậy ạ, vả lại thần nghe quốc vương Chế Mân đã có hoàng hậu chính thất, nay công chúa đến Chiêm Thành chỉ là Thứ phi thì chẳng phải quá là thiệt thòi hay sao?
Trần Đạo Tái (Văn Túc Vương)
Những điều các ngài nói đều đúng.
Trần Đạo Tái (Văn Túc Vương)
Tuy nhiên đó chỉ là những chuyện trước mắt thôi, hiện nay tuy biên giới Bắc Nam đã yên, nhưng dã tâm của giặc Nguyên thì không lường trước được.
Trần Đạo Tái (Văn Túc Vương)
Nếu Chiêm Thành và Đại Việt liên kết với nhau xây dựng một nền hòa bình lâu dài thì phương Bắc sẽ phải dè chừng.
Trần Anh Tông (Trần Thuyên)
Phải! về lâu dài không sợ này sẽ khiến mối quan hệ giữa Đại Việt và Chiêm Thành trở lên gắn bó hơn.
Trần Khắc Chung-Nhập nội đại hành khiển
Bệ hạ! Thượng hoàng là người rất cẩn trọng lại có tầm nhìn lớn, công chúa Huyền Trân nhất định sẽ trở thành sứ giả mang tới hòa bình cho hai dân tộc.
Phạm Ngũ Lão (Điện úy)
Đại Việt ta từng đánh đuổi quân Nguyên, triều đình có biết bao tướng giỏi binh tài mà nay lại phải dựa vào việc gả bán một nàng công chúa sao?
Nội giám
Bẩm bệ hạ! sứ giả Chế Bồ Đài cho người gửi quốc thư của quốc vương Chế Mân tới dâng bệ hạ.
Trần Anh tông sau khi đọc xong thư
Trần Anh Tông (Trần Thuyên)
để bày tỏ sự thiện chí, hòa hảo ngoài những lễ vật quý đã dâng, Chiêm Thành sẽ tiếp tục dâng hai vùng đất là Châu Ô và Châu Lý làm lễ vật để cưới công chúa.
Mạc Đĩnh Chi (Nội lệnh Thư gia)
Chiêm Thành dâng vùng đất lớn như vậy để xin cưới công chúa ư?
Mạc Đĩnh Chi (Nội lệnh Thư gia)
Có chuyện như vậy sao?
Trần Đạo Tái (Văn Túc Vương)
Bệ hạ! bao đời nay dân chúng hai nước nếu có xung đột thì cũng vì tranh chấp đất đai, nơi biên giới nay nhiều hôm sự của công chúa Huyền Trân, Đại Việt có thể mở rộng bờ cõi về phía Nam mà không cần động đến binh đao cơ hội này có lẽ sẽ không đến lần thứ hai đâu.
Hôn sự của công chúa Huyền Trân không nhận được sự đồng tình của quần thần nhà Trần, duy chỉ có Văn Túc Vương Trần Đạo Tái và Trần Khắc Chung tán thành.
Tuy nhiên Thượng hoàng Trần Nhân Tông và vua Trần Anh Tông đã quyết định gả Huyền Trân công chúa sang Chiêm Thành với hy vọng sẽ tạo ra một bước ngoặt mới trong mối quan hệ ngoại giao hai nước.
Năm Bính Ngọ-1306, vua Trần Anh tông quyết định gả em gái là công chúa Huyền Trân sang Chiêm Thành. Tháng 6 năm 1306, công chúa tuân theo lời vua cha, vì tình hòa hiếu giữa hai nước mà vào kinh đô của Chiêm Thành kết hôn với quốc vương Chế Mân. Đây là cuộc hôn nhân mang ý nghĩa hết sức trọng đại trong lịch sử Việt Nam.
Chùa Hoa Yên (Yên Tử-Quảng Ninh)
Trần Anh Tông (Trần Thuyên)
Thời gian trôi thật nhanh, mới ngày nào tiểu muội Huyền Trân còn nhỏ tuổi, leo Từng bậc thang lên chùa Hoa Yên vẫn thường bám vào tay ta vì sợ ngã.
Công chúa Huyền Trân (VH Paramecvari)
Bây giờ muội đã trưởng thành, không lâu nữa sẽ xuất giá rồi không thể sống mãi trong vòng tay che chở của huynh được nữa.
Trần Quốc Chẩn (Hoàng Tử)
Huyền Trân của chúng ta sẽ còn phải gánh vác những việc trọng đại của đất nước, sau này muội sang Chiêm Thành rồi Không biết bao giờ chúng ta mới được gặp lại.
Lên đến nơi Huyền Trân vừa khóc vừa chạy nhanh đến chỗ Thượng hoàng Trần Nhân Tông rồi quỳ xuống nức nở.
Công chúa Huyền Trân (VH Paramecvari)
Phụ hoàng, không bao lâu nữa con sẽ sang làm dâu Chiêm Thành, con đến để từ biệt người phụ hoàng!
Thượng Hoàng Trần Nhân Tông
Ta nghe quần thần trong triều không đồng tình với việc gả công chúa?
Trần Quốc Chẩn (Hoàng Tử)
Dạ phải thưa phụ hoàng, trong triều mọi người đều không thuận, duy chỉ có Văn Túc Vương Trần Đạo Tái và quan nội hành khiển Trần Khắc Chung là tán thành ạ.
Trần Anh Tông (Trần Thuyên)
Tuy nhiên sau buổi tranh luận căng thẳng thì mọi người đã hiểu ra ý nghĩa trọng đại của hôn ước này.
Trần Anh Tông (Trần Thuyên)
Cuối cùng thì con đã quyết định sẽ đặt lợi ích quốc gia và hòa bình dân tộc lên trên hết.
Thượng Hoàng Trần Nhân Tông
Ừ! * quay sang nhìn Huyền Trân*/ Huyền Trân rồi đây con sẽ phải rời xa những gì mình yêu quý nhất không được bao bọc trong vòng tay của Hoàng Tộc thậm chí phải hi sinh thật nhiều.
Thượng Hoàng Trần Nhân Tông
Nhưng là người của Hoàng gia, từ khi sinh ra đã có trách nhiệm lớn nào đối với dân tộc, từ hôm nay trở đi con hãy gánh vác lấy vận mệnh của mình.
Công chúa Huyền Trân (VH Paramecvari)
Con hiểu thưa phụ hoàng, việc con được gả sang Chiêm Thành dẫu là hạnh phúc hay là khổ đau thì đó cũng là vận mệnh của con rồi.
Thượng Hoàng Trần Nhân Tông
Con hãy coi người dân Chiêm Thành cũng như người dân Đại Việt để mang tới trái tim và tình thương của mình mà đối đãi với họ.
Thượng Hoàng Trần Nhân Tông
cuộc sống thái bình của người dân Chiêm thành sẽ đảm bảo liền hòa bình giữa hai đất nước con sẽ trở thành sứ giả mang tới hòa bình cho cả hai dân tộc chúng ta.
Công chúa Huyền Trân (VH Paramecvari)
Con sẽ cố gắng để không làm phụ lòng phụ hoàng vào hoàng huynh đâu ạ.
Thượng Hoàng Trần Nhân Tông
Ừm! Ta có thứ này cho con. Con hãy nhớ mang nó theo bên mình
lấy ra cuốn kinh Phật đưa cho Huyền Trân
Thượng Hoàng Trần Nhân Tông
Phật Tổ sẽ giúp con vượt qua mọi khó khăn và thử thách, con hãy nhớ rằng con ở đâu thì ta ở đó chỉ cần con vững tin vào bản thân mình.
Tháng 6 năm 1306, công chúa Huyền Trân kết hôn với quốc vương Chế Mân và được phong làm Hoàng Hậu với tên Chiêm là Paramecvari. nhờ cuộc hôn nhân này cương vực Đại Việt được mở rộng thêm hai vùng là Châu Ô, Châu Lý tức vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ngày nay.
Comments
Celia
góp ý nha.
Cậu viết câu từ có hơi cứng nhắc một chút. Một số chỗ tui không hiểu sao có nhân vật đó xuất hiện (Vd: chỗ dân xuất hiện và bàn tán về người Chiêm). Câu từ quá dài, chưa rõ mạch cảm xúc nhân vật. Thời gian trôi quá nhanh, không đủ để độc giả có cái gì đó động lại về câu chuyện. Nhân vật thì cậu có thể lấy từ các tranh vẽ khác để trông bắt mắt hơn. Với lại cậu nên tìm hiểu về cách xưng hô thời đó, cách gọi một số từ khi đó để tránh lặp từ. (Vd: phụ hoàng - người, con - nữ nhi). Ngoài ra, một số chỗ nên miêu tả rõ không gian để người đọc dễ hình dung.
2025-04-23
0