Thiền sư Pháp Loa và sự qua đời của thượng hoàng Trần Nhân Tông
Tháng 11 năm Mậu Thân 1308, Điều Ngự Giáo Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử, theo lời căn dặn đệ tử Pháp Loa làm lễ hỏa táng, thu được hơn 3.000 hạt xá lị mang về chùa Tư Phúc ở kinh sư. Sự việc này đã khiến một số quần thần trong triều dấy lên nỗi nghi ngờ, cho rằng thiền sư pháp loa cần phải bị trách tội.
Sau khi hỏa táng Thượng hoàng Trần Nhân Tông.
Thiền sư Pháp Loa
Đây chính là những viên xá lị từ tro cốt của sư phụ. Sư phụ! Vậy là người đã gặp Phật Tổ rồi sao? A Di Đà Phật.
Tất cả sư thầy đưa tro cốt Thượng hoàng Trần Nhân Tông cũng như những viên xá lị về chùa Tư Phúc ở kinh sư.
chùa Từ Phúc (Thăng Long)
Nội giám
Bệ hạ! sư Pháp Loa đã đưa thượng hoàng về cung ạ.
mọi người nghe vậy vội vã chạy ra.
Trần Anh Tông (Trần Thuyên)
*nhìn ngó xung quanh*/ phụ hoàng ta đâu?
Thiền sư Pháp Loa
Bẩm bệ hạ! Thể theo duy nguyện của Trúc Lâm Đại sĩ, sau khi ngài viên tịch, bần tăng đã rước ngọc thể lên đàn hỏa thiêu và thu được ngọc cốt là 3.000 viên xá lị.
Trần Anh Tông (Trần Thuyên)
Không thể nào, tại sao lại như vậy? Trẫm còn chưa được nhìn mặt phụ hoàng lần cuối, những viên xá lị này có phải là phụ hoàng của trẫm thật không? Ai cho phép ngươi được hỏa táng mà chưa được phép của trẫm.
Thiền sư Pháp Loa
A Di Đà Phật đó là di nguyện cuối cùng của Đại sư, bần tăng chỉ biết làm theo.
Quần thần
bẩm bệ hạ chuyện hoang đường này nhất định phải điều tra cho rõ, sao lại có chuyện thiền sư Pháp Loa được thì tự ý hỏa táng thượng hoàng như vậy?
Thiền sư Pháp Loa
A Di Đà Phật, Trúc Lâm Đại sĩ sẽ luôn chứng giám cho bần tăng.
Thiền sư Pháp Loa
Dứt lời những viên xá lị từ trong hũ như có phép mà bay tới chỗ tiểu hoàng tử khiến mọi người không khỏi cảm thấy kinh ngạc.
Tiểu Hoàng Tử
*ngạc nhiên*/ A! Đẹp quá! Đẹp quá!
Trần Anh Tông (Trần Thuyên)
*rưng rưng*/ phụ hoàng ơi! Đúng là phụ hoàng rồi, người đã ra đi thật sao?
Thiền sư Pháp Loa
Bệ hạ! Xin bệ hạ đừng quá đau buồn, ngọc xá lị là thành tựu công đức tu hành chỉ xuất hiện ở những cao tăng có tấm lòng đại đức, đại bi, bệ hạ hãy mang ngọc cốt của Đại sư an trí tại lăng Quý Đức, còn xá lị của ngài xin bệ hạ hãy phân phát tới các chùa chiền để nhân dân cả nước được hương khói, thờ phụng.
Ngày 16 tháng 9 năm Canh Tuất-1310, linh cữu Trần Nhân Tông được đưa về chôn ở lăng Quý Đức phủ Long Hưng, xá lị được đưa về chôn ở bảo tháp am Ngọa Vân. Tiếp nối Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa lên trụ trì ở núi Yên Tử, được vua Trần Anh Tông, ban tôn hiệu là phổ chí tôn giả và trở thành tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Comments