Năm 1308, sau nhiều năm xuất gia tu ở núi Yên Tử, Thượng hoàng Trần Nhân Tông (Trúc Lâm Đại sĩ) viên tịch tại am Ngọa Vân, là một vị minh quân, một thiền sư đắc pháp, sự qua đời kỳ lạ của Trần Nhân Tông đã để lại niềm tiếc thương sâu sắc đối với triều đình nhà Trần và dân chúng Đại Việt.
chùa hoa Yên (Yên Tử-Quảng Ninh)
Thượng hoàng Trần Nhân Tông ngồi tụng kinh đột nhiên chuỗi hạt trên tay đứt rời.
Thượng Hoàng Trần Nhân Tông
*lẩm bẩm*/ Vậy là thời gian của ta không còn nhiều nữa.
Sư thầy
Bẩm sư phụ! Người từ hoàng cung lên chùa báo công chúa Thiên Thụy bệnh nặng, công chúa muốn được gặp sư phụ ạ.
Thượng Hoàng Trần Nhân Tông
A Di Đà Phật!
tại phủ công chúa Thiên Thụy (chị gái Trần Nhân Tông)
Công chúa Thiên Thụy
ta đã mơ thấy phụ hoàng, chắc là người đến đón ta.
Thượng Hoàng Trần Nhân Tông
Nếu hoàng tỷ cảm thấy đã đến ngày đến giờ thì cứ yên lòng ra đi, xuống suối vàng có ai hỏi thì thưa rằng xin đợi một chút em tôi là Trúc Lâm đạo sĩ sẽ tới.
Công chúa Thiên Thụy
sao đệ lại nói vậy?
Thượng Hoàng Trần Nhân Tông
Phật Tổ đã sắp đặt sẵn mọi chuyện hoàng tỷ chúng ta sẽ còn gặp lại, kiếp này coi như đã trọn vẹn nghĩa tình rồi.
Thượng Hoàng Trần Nhân Tông
Sau khi gặp Công chúa Thiên Thụy trở về.
Sư thầy
A Di Đà Phật! thầy đã trở về
Sư thầy
Tại am Ngọa Vân (Yên Tử-Quảng Ninh)
Sư thầy
Thượng hoàng Trần Nhân Tông cho tập trung các sư thầy.
Thượng Hoàng Trần Nhân Tông
Sắp tới giờ của ta rồi.
Sư thầy
*buồn bã*/ sư phụ người muốn đi đâu hay sao ạ?
Thượng Hoàng Trần Nhân Tông
Phật Tổ mách bảo đã đến lúc ta phải giã từ nhân gian nhập cõi niết bàn.
Sư thầy
con biết mọi vật trên đời đều là vô thường có sinh có diệt nhưng thầy nói như vậy con thấy trong lòng có một nỗi mất mát lớn.
Thượng Hoàng Trần Nhân Tông
Cuộc đời có ai không phải trải qua mất mát, sợ hãi, buồn khổ không ai từng nếm trải bài được mất nhưng may mắn thay cuộc đời đã trao cho chúng ta cơ hội lớn. Được tu học Phật pháp để thấu rõ phép vô thường trên đời, sau khi ta đi rồi Pháp Loa hãy làm lễ hỏa táng sau đó lấy cho đưa về sáng ở hoàng cung, một số hãy táng ở vườn Huệ Quang để ta được ở lại Yên Tử, những việc cần làm đối với tiền phái Trúc Lâm ta đã ghi chép lại con hãy thay ta tiếp tục gánh vác sứ mệnh mà Phật tổ giao phó. Bây giờ các con hãy ra ngoài ta muốn được tĩnh lặng một lát.
Ngày mùng 3 tháng 1 năm Mậu Thân 1308, Thượng hoàng Trần Nhân Tông (Trúc Lâm Đại sỹ) viên tịch, cả cuộc đời dành trọn cho dân tộc và Phật pháp Trần Nhân Tông đã có những công lao trong bảo vệ đất nước và xây dựng thiền pháp Trúc Lâm, truyền bá đạo Phật. Nhận xét về ông Đại Việt sử ký toàn thư nhận định:
" vua nhân từ, hòa nhã cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng, sáng ngời thuở trước thực là bậc vua Hiền của nhà Trần"
Comments