(Rhycap) Phác Thảo Một Người
Chap 1 – Gặp Gỡ
Cuối buổi chiều, ánh nắng xiên nghiêng đổ qua vách kính trong suốt của trung tâm triển lãm nội thất. Những dải sáng lấp lánh rơi lên nền gạch xám, lên các mô hình trưng bày được đặt dọc theo hai bên lối đi. Không khí bên trong vừa sang trọng vừa yên tĩnh, lẫn mùi hương gỗ nhẹ và tiếng gót giày vọng trên nền đá.
Ở giữa không gian đó, có một chàng trai mặc áo sơ mi trắng đang đứng nghiêng người cạnh mô hình lớn nhất – một bản phối cảnh khách sạn bằng kính và gỗ, phối màu tông xám – nâu – trắng, tối giản nhưng tinh tế đến từng chi tiết.
Hoàng Đức Duy
Hoàng Đức Duy.
Người ta gọi cậu là “kẻ tái định nghĩa không gian”, nhà thiết kế trẻ có phong cách lạnh mà không khô, mềm mà không yếu. Không ai nghĩ người đứng sau những thiết kế khiến cả giới bất động sản thèm khát lại là một cậu trai chỉ mới hơn hai mươi.
Cậu còn là “X.Duy”, họa sĩ ẩn danh làm mưa làm gió trên các diễn đàn nghệ thuật số. Những bức vẽ chân dung siêu thực, không màu, không tên, không ánh mắt – cứ như thể người vẽ cố tình xoá đi phần hồn trong mỗi con người
Duy chưa từng công khai danh tính thật. Cậu vẽ ban đêm, vẽ trong những lúc lòng không yên, và vẽ để xoa dịu một phần của mình đã từng nát vụn.
Cậu đang cúi xuống, chỉnh lại ánh sáng phản chiếu trên mặt kính mô hình, hoàn toàn không để ý đến đám đông phía xa vừa rẽ ra thành một khoảng trống.
Một người đàn ông cao lớn, dáng điềm đạm, ánh mắt sắc lạnh như cắt ngang không khí. Quần tây đen, áo sơ mi đen, vest không cài khuy, bước chân trầm ổn.
Nguyễn Quang Anh
Nguyễn Quang Anh.
Tổng giám đốc tập đoàn Bách Hưng. Người đàn ông giàu nhất cả nước, và cũng là một trong những người quyền lực nhất giới tài chính – bất động sản. Anh hơn Đức Duy gần mười tuổi, từng trải, bản lĩnh, và luôn biết mình muốn gì.
Lúc này, thứ anh muốn, là cậu.
Anh dừng lại cách cậu chừng hai mét. Người xung quanh nín thở, nhưng Đức Duy vẫn chưa ngẩng đầu.
Nguyễn Quang Anh
Tôi muốn một không gian như thế này cho khách sạn ở Đà Lạt // giọng trầm, rõ, dứt khoát //
Giọng anh không cao, không vội, nhưng đủ để mọi người xung quanh im lặng tuyệt đối.
Đức Duy lúc ấy mới ngẩng lên. Ánh nắng hắt nghiêng chiếu vào khóe mắt cậu. Một đôi mắt sáng, sâu và có phần kiêu kỳ.
Hoàng Đức Duy
Ồ? Nhưng tôi không bán thiết kế // đưa tay chỉnh lại cổ tay áo, bình tĩnh //
Cậu ngẩng cao cằm, nói như thể đang trả lời một câu hỏi đã lặp lại nhiều lần.
Quang Anh không bất ngờ. Đáp án đó nằm trong dự đoán của anh.
Nguyễn Quang Anh
Tôi không cần mua. Tôi muốn cậu thiết kế riêng cho tôi // đút tay vào túi quần, ánh mắt không rời cậu //
Chữ “riêng” được anh nhấn rất nhẹ, đủ để những người đứng gần phải rùng mình.
Hoàng Đức Duy
Tôi không thiết kế cho người mà tôi chưa cảm được // cười nhạt, giọng không cao cũng không thấp //
Cậu bước chậm về phía bảng thiết kế bên cạnh, dáng đi thoải mái nhưng ánh mắt vẫn đặt nơi anh.
Khoảng cách giữa họ chưa đầy ba mét, nhưng lại như cách biệt cả thế giới.
Quang Anh nghiêng đầu. Đã lâu rồi, không ai dám từ chối anh. Đặc biệt là theo cách… đầy thẩm mỹ thế này.
Nguyễn Quang Anh
Vậy cậu cần bao lâu để cảm tôi? // môi hơi nhếch nhẹ, ánh mắt thú vị //
Đức Duy dừng lại, quay người lại đối diện anh.
Hoàng Đức Duy
Còn tùy, anh có đứng yên để tôi phác thảo không? // ngẩng đầu, nửa trêu nửa thật //
Quang Anh im lặng một nhịp, rồi bước lên một bước. Khoảng cách giữa họ giờ chỉ còn đúng một cánh tay.
Nguyễn Quang Anh
Tôi sẽ đứng yên, nhưng cậu phải bắt đầu ngay bây giờ // giọng thấp hơn, mắt nhìn không rời //
Sự nghiêm túc trong giọng nói của anh khiến không khí xung quanh trở nên đặc lại.
Đức Duy hơi nghiêng đầu, mắt khẽ nheo lại.
Hoàng Đức Duy
Vậy thì đừng trách nếu tôi vẽ ra một tổng tài quá cô đơn // cười nhẹ, giọng lặng đi //
Lời nói nhẹ như gió, nhưng lọt vào tai Quang Anh lại như một mũi kim chạm vào chỗ sâu nhất.
Không ai nói gì nữa. Chỉ còn lại ánh sáng cuối chiều đang trải dài lên sàn đá lạnh, và bóng hai người đổ dài trên mặt kính – không chạm vào nhau, nhưng cũng chẳng còn cách biệt.
Một người từng quen với việc không ai dám từ chối.
Một người đã quen với việc không ai đủ tinh tế để chạm đến.
Lần đầu tiên, họ đứng yên… để được “vẽ ra”
Comments